Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yêu cầu hình thành sản phẩm riêng biệt đang là mục tiêu được nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam theo đuổi và “chìa khóa” để triển khai kế hoạch này là các giải pháp về công nghệ thông tin (CNTT), trong đó phần mềm đóng vai trò chủ đạo.
Phần mềm, giải pháp để cạnh tranh
Theo ông Subra, Giám đốc Nhóm giải pháp phần mềm của IBM Việt Nam, Việt Nam đang phát triển nhanh về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm, nhưng việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực này còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong đó, ứng dụng CNTT trong ngành bảo hiểm còn tụt hậu so với nhiều lĩnh vực khác và so với nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù nhận thức về đầu tư CNTT cho hoạt động bảo hiểm đã được nâng cao, song đầu tư cho lĩnh vực này vẫn chưa thỏa đáng.
Ông Lê Văn Nghĩa, Phó tổng giám đốc CTCP Bảo hiểm Viễn Đông cho rằng, thách thức đặt ra đối với các công ty bảo hiểm là yêu cầu tạo ra sự khác biệt bằng việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới nhằm phát triển thêm các phân đoạn thị trường và thu hút thêm các nhóm khách hàng, gia tăng hiệu quả quản lý mạng lưới đại lý, giảm thiểu chi phí. Nói cách khác, việc đẩy mạnh ứng dụng phần mềm trong quản lý sẽ giúp công ty bảo hiểm quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc đầu tư phát triển sản phẩm mới.
2 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh ứng dụng phần mềm trong bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đẩy mạnh ứng dụng phần mềm trong bảo hiểm
Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yêu cầu hình thành sản phẩm riêng biệt đang là mục tiêu được nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam theo đuổi và “chìa khóa” để triển khai kế hoạch này là các giải pháp về công nghệ thông tin (CNTT), trong đó phần mềm đóng vai trò chủ đạo.
Phần mềm, giải pháp để cạnh tranh
Theo ông Subra, Giám đốc Nhóm giải pháp phần mềm của IBM Việt Nam, Việt Nam đang phát triển nhanh về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm, nhưng việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực này còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong đó, ứng dụng CNTT trong ngành bảo hiểm còn tụt hậu so với nhiều lĩnh vực khác và so với nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù nhận thức về đầu tư CNTT cho hoạt động bảo hiểm đã được nâng cao, song đầu tư cho lĩnh vực này vẫn chưa thỏa đáng. Ông Lê Văn Nghĩa, Phó tổng giám đốc CTCP Bảo hiểm Viễn Đông cho rằng, thách thức đặt ra đối với các công ty bảo hiểm là yêu cầu tạo ra sự khác biệt bằng việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới nhằm phát triển thêm các phân đoạn thị trường và thu hút thêm các nhóm khách hàng, gia tăng hiệu quả quản lý mạng lưới đại lý, giảm thiểu chi phí... Nói cách khác, việc đẩy mạnh ứng dụng phần mềm trong quản lý sẽ giúp công ty bảo hiểm quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc đầu tư phát triển sản phẩm mới.Cơ hội lớn cho các nhà cung cấp
Thực tế ứng dụng CNTT trong ngành bảo hiểm còn thấp hiện nay tạo ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp các giải pháp. Bên cạnh đó, thị trường này còn nhiều tiềm năng, bởi thời gian tới, lĩnh vực tài chính - bảo hiểm sẽ còn phát triển mạnh. Theo ông Lê Văn Nghĩa, việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là một trong những đòi hỏi cấp bách nhằm hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, mà trong đó, ứng dụng CNTT là yếu tố quan trọng. Trong môi trường cạnh tranh, ngoài việc đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới, các công ty bảo hiểm còn cần chú ý đến việc nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Nói cách khác, thông tin theo yêu cầu là tâm điểm của kiến trúc hướng dịch vụ. Các giải pháp thông tin theo yêu cầu kết nối trực tiếp đến hầu hết các nhân tố tác động tới hoạt động của công ty bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm tự động, quản lý dữ liệu, phản ứng và giải quyết thảm họa; kiểm soát doanh nghiệp tự động; tích hợp và thay thế các hệ thống cũ; an ninh, bảo mật...
Nhận thấy cơ hội này, Công ty IBM Việt Nam đã đưa ra các sản phẩm công nghệ cho phép các công ty bảo hiểm xây dựng và duy trì một hạ tầng công nghệ linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu luôn thay đổi của thị trường bảo hiểm. Hạ tầng thông tin theo yêu cầu giúp các công ty xác định, phát triển, bảo vệ và tăng trưởng số khách hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cũng như các nhà phân phối có hiệu quả kinh doanh cao. Gói công nghệ này sẽ giảm được chi phí xử lý, đưa sản phẩm mới ra thị trường với tốc độ nhanh hơn, đồng thời tăng hiệu suất hoạt động và khả năng linh hoạt của bộ phận bảo lưu dữ liệu
Một giải pháp khác được Công ty CMC Soft đưa ra là hệ thống phần mềm quản lý bảo hiểm phi nhân thọ. TS. Nguyễn Kim Cương, Phó tổng giám đốc CMC Soft cho biết, Công ty đã làm việc với một số công ty bảo hiểm để hợp tác cung cấp sản phẩm. Đa số doanh nghiệp bảo hiểm đều quan tâm đến giải pháp hệ thống phần mềm quản lý kinh doanh, mạng lưới đại lý, và quản lý luân chuyển chứng từ nghiệp vụ, dự phòng rủi ro...Những thách thức còn lại
Thách thức lớn đối với ngành bảo hiểm Việt Nam hiện nay là, trình độ CNTT giữa các DN chưa đồng đều và năng lực của đội ngũ nhân lực còn hạn chế. Theo các chuyên gia, do quy mô và tính chất hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, nên mỗi doanh nghiệp cần có phương thức tổ chức mạng lưới riêng của mình. Do vậy, mức độ sử dụng vốn đầu tư và trang bị kỹ thuật cũng rất khác nhau. Có doanh nghiệp đầu tư theo hướng tập trung, có doanh nghiệp đầu tư theo hướng phân tán. Công nghệ cũng được áp dụng rất khác nhau: nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, nhưng nhiều doanh nghiệp khác lại đang dùng các sản phẩm phần mềm đã lạc hậu... Như vậy, để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và kinh doanh trong môi trường bình đẳng, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có lộ trình đầu tư công nghệ hợp lý. Hợp lý đến đâu và đầu tư thế nào lại phụ thuộc chính vào sự nhìn nhận của các công ty bảo hiểm Việt Nam.
Bảo Giang