Dạy nghề trình độ sơ cấp: Ren thủ công (Phần 1)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. - Kiến thức: + Trình bày được phương pháp chuẩn bị nguyên liệu ren thủ công; + Trình bày được công dụng, cách sử dụng các dụng cụ thông thường dùng trong nghề ren thủ công; + Mô tả được phương pháp ren các kiểu cơ bản; + Nắm được quy trình kỹ thuật ren hoa lá; + Hiểu được quy trình kỹ thuật ren con giống; + Mô tả được quy trình kỹ thuật ren các vật dụng đơn giản. - Kỹ năng: + Chuẩn bị được nguyên liệu ren thủ công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; + Sử dụng được các dụng cụ thông thường dùng trong nghề ren thủ công; + Ren được các mũi ren cơ bản; + Ren được các kiểu ren hoa lá đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật; + Ren được con giống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật; + Ren được các vật dụng đơn giản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy nghề trình độ sơ cấp: Ren thủ công (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC- DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP REN THỦ CÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 783 /QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Hà Nội- Năm 2011 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 783 /QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Tên nghề: Ren thủ công Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Ren thủ công; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề; I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. - Kiến thức: + Trình bày được phương pháp chuẩn bị nguyên liệu ren thủ công; + Trình bày được công dụng, cách sử dụng các dụng cụ thông thường dùng trong nghề ren thủ công; + Mô tả được phương pháp ren các kiểu cơ bản; + Nắm được quy trình kỹ thuật ren hoa lá; + Hiểu được quy trình kỹ thuật ren con giống; + Mô tả được quy trình kỹ thuật ren các vật dụng đơn giản. - Kỹ năng: + Chuẩn bị được nguyên liệu ren thủ công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; + Sử dụng được các dụng cụ thông thường dùng trong nghề ren thủ công; + Ren được các mũi ren cơ bản; + Ren được các kiểu ren hoa lá đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật; + Ren được con giống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật; + Ren được các vật dụng đơn giản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. - Thái độ: + Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật; + Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, kiên trì đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp người học làm việc ở các vị trí sau đây: - Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp thêu ren; - Làm công nhân sản xuất trong các xưởng, hợp tác xã thêu ren tại các địa phương hoặc tại các làng nghề; - Tự tổ chức sản xuất thêu ren tại các gia đình, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 03 tháng - Thời gian học tập: 11 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 39 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 10 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ - Thời gian học lý thuyết: 49 giờ; Thời gian học thực hành: 351 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH,MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Các môn học, mô đun đào tạo nghề MĐ 01 Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu. 40 06 32 02 MĐ 02 Thao tác ren cơ bản 100 12 77 11 MĐ 03 Ren hoa lá 100 14 79 07 MĐ 04 Ren con giống 64 08 51 05 MĐ 05 Ren vật dụng đơn giản 96 12 80 04 Tổng cộng 400 49 322 29 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề: - Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Ren thủ công đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết:49 giờ; Thực hành: 351 giờ); Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề ren thủ công gồm 5 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 5 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cở sở dạy nghề đều phải thực hiện; - Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cở sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp. Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi 1 Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề Viết Không quá 30 phút Vấn đáp Chuẩn bị không quá: 20 phút; Trả lời không quá: 10 phút Trắc nghiệm Không quá: 30 phút - Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ 2 *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 05 giờ 3. Các chú ý khác: Hoạt động ngoại khoá phục vụ chuyên môn nghề: - Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề Thêu ren tại Thanh Hà (Thanh Liêm – Hà Nam), Văn Lâm (Ninh Hải – Hoa Lư – Ninh Bình); Quất Động (Thường Tín, Hà Nội), Ngọc Kiên (Cổ Đông-Sơn Tây – Hà Nội); - Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề thêu ren. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá; - Mời một số nghệ nhân thêu ren về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề; - Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề Ren thủ công do các nghệ nhân Thêu ren là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học; - Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ; - Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp học./. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ. Mã số mô đun: MĐ 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ- TCDN Ngày 19 tháng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 40 giờ; ( Lý thuyết: 06 giờ; Thực hành: 34 giờ) I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Là mô đun được bố trí giảng dạy đầu tiên trong chương trình. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc phải học ở trình độ đào tạo sơ cấp nghề Ren thủ công. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Trình bày được phương pháp chuẩn bị mẫu, kim, kéo, đê, chỉ ren, vải, dụng cụ làm cúc đủ tiêu chuẩn để ren; - Mô tả được công dụng và cách sử dụng các loại kim, chỉ được dùng trong nghề ren thủ công. - Chuẩn bị được nguyên liệu, vật liệu dùng trong nghề ren thủ công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; - Sử dụng được các dụng cụ dùng trong nghề ren thủ công. - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ, gọn gàng, ngăn nắp, chính xác; - Tuân thủ quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Chuẩn bị nguyên liệu 16 03 12 01 2 Chuẩn bị dụng cụ 24 03 20 01 Cộng 40 06 32 02 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Chuẩn bị nguyên liệu ren Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Mô tả được công dụng các loại nguyên vật liệu dùng trong nghề ren thủ công; - Trình bày được quy trình chuẩn bị nguyên vật liệu ren thủ công; - Chuẩn bị được các loại nguyên liệu ren thủ công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Chuẩn bị mẫu ren: 1.1.Công dụng 1.2.Quy trình chuẩn bị mẫu ren. 2. Chuẩn bị vải nền: 2.1. Công dụng 2.2. Quy trình chuẩn bị vải nền. 3. Chuẩn bị chỉ: 3.1. Công dụng 3.2. Chọn chỉ phù hợp với mẫu ren. 3.3. Tính chất các loại chỉ khác nhau. * Kiểm tra Bài 2: Chuẩn bị, sử dụng dụng cụ Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo, công dụng của kim, đê, kéo, dụng cụ làm cúc; - Trình bày được quy trình kỹ thuật sử dụng kim, đê, kéo, dụng cụ làm cúc; - Sử dụng được kim, đê, kéo, dụng cụ làm cúc đảm bảo kỹ thuật, an toàn; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, thao tác chính xác. 1. Kim: 1.1. Công dụng của kim 1.2. Cấu tạo của kim. 1.3. Phương pháp sử dụng 1.4. Chọn kim phù hợp với chỉ ren. 2. Kéo: 2.1. Công dụng 2.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động 2.3. Phương pháp sử dụng kéo. 3. Đê: 3.1 Công dụng. 3.2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động. 3.3 Phương pháp sử dụng đê. 4. Dụng cụ làm cúc: 4.1 Công dụng. 4.2 Cấu tạo. 4.3 Phương pháp sử dụng. * Kiểm tra IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: Vật liệu + Chỉ các loại; + Vải cô-tông; + Giấy than; + Giấy; + Giẻ lau; - Dụng cụ và trang thiết bị: + Bút vẽ; + Mẫu vẽ; + Bút đánh dấu; + Đá mài; + Thau nước; + Cườm, kim sa, các vật trang trí. + Thanh tròn các loại; + Kim các loại; + Đê; + Kéo bấm; - Học liệu: + Phòng học; + Bảng phân tích công việc; + Sách hướng dẫn giáo viên; + Giáo trình mô đun chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ dùng trong nghề Ren thủ công - Nguồn lực khác: Phòng học lý thuyết, xưởng thực hành. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: Được đánh giá qua kiểm tra vấn đáp, làm bài tập, quá trình thực hành chuẩn bị nguyên, dụng cụ. 2. Nội dung đánh giá: 2.1. Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết - Hiểu phương pháp chuẩn bị nguyên vật liệu ren thủ công; - Trình bày được công dụng, cấu tạo, phương pháp sử dụng các loại dụng cụ ren thủ công. 2.2. Về kỹ năng: - Chọn được nguyên liệu vật liệu ren thủ công; - Sử dụng được các dụng cụ thủ công, dùng trong nghề ren thủ công. 3. Thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập: Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình : Mô đun này được dùng cho tất cả các cơ sở dạy nghề trên phạm vi toàn quốc đào tạo trình độ sơ cấp nghề ren thủ công 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Số giờ lý thuyết được bố trí tại phòng học chuyên môn và thực hiện ở thời gian hướng dẫn ban đầu; - Phần thực hành bố trí tại phòng thực hành và thực hiện ở thời gian hướng dẫn thường xuyên. * Giảng viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học. - Phương pháp giảng dạy: + Phần lý thuyết: thuyết trình, giảng giải, trực quan; + Phần thực hành: giảng giải, thao tác mẫu, hướng dẫn thực hành. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Tăng cường thực hành sử dụng dụng cụ, nguyên vật liệu để người học thao tác thành thục, đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn; - Dụng cụ phải hoạt động tốt; - Chú ý đảm bảo an toàn khi hướng dẫn người học sử dụng dụng cụ. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thao tác ren cơ bản Mã số mô đun: MĐ 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ- TCDN Ngày 19 tháng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THAO TÁC REN CƠ BẢN Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 100 giờ; ( Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 88 giờ) I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Là mô đun được bố trí giảng dạy sau mô đun chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc phải học ở trình độ đào tạo sơ cấp nghề Ren thủ công. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Mô tả được phương pháp lược định hình mẫu; - Hiểu được công dụng của các mũi ren cơ bản; - Trình bày được phương pháp ren cơ bản. - Hiểu được công dụng của làm chân bọ; - Nắm được phương pháp làm chân bọ; - Hiểu được công dụng của bấm chân chỉ; - Mô tả được phương pháp bấm chân chỉ; - Trình bày được công dụng của tách, đính, nối, chèn sản phẩm; - Hiểu được phương pháp tách, đính, nối, chèn sản phẩm; - Ren được các mũi ren cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật; - Lược đình hình mẫu đúng yêu cầu kỹ thuật; - Tách, đính, nối, chèn sản phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ. - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ, gọn gàng, ngăn nắp và chính xác. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Lược định hình mẫu 8 1 7 0 2 Ren mạng đặc 8 1 6 1 3 Ren mạng rỗng (mũi đôi) 8 1 6 1 4 Ren mũi hạt đậu 8 1 6 1 5 Làm chân bọ 8 1 6 1 6 Ren đường hoa dâu 8 1 6 1 7 Làm bô đê 8 1 6 1 8 Làm cúc 8 1 6 1 9 Bấm chân chỉ 8 1 6 1 10 Tách sản phẩm 8 1 6 1 11 Đính, nối sản phẩm 12 1 10 1 12 Chèn rem 8 1 6 1 Cộng 100 12 77 11 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Lược định hình mẫu Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Hiểu được công dụng của việc lược định hình mẫu; - Trình bày được phương pháp lược định hình mẫu; - Lược được định hình mẫu ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Công dụng lược định hình mẫu: 1.1. Công dụng 1.2. Phương pháp lược định hình mẫu. 2. Khâu mẫu: 2.1. Khâu mẫu với mảnh vải - Chon mẫu - Cắt vải - Đặt mẫu trên vải - Áp vải lên - Khâu cố định vải và mẫu 2.2. Chạy đường viền quanh mẫu - Chạy chỉ to viền quanh mẫu - Khâu cố định chỉ với mẫu *Kiểm tra Bài 2: Ren mạng đặc Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp khâu; - Trình bày được phương pháp ren cơ bản; - Ren được mũi ren mạng đặc đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Dùng mũi khuyết áo tạo hàng đầu tiên: 1.1. Khâu mũi khuyết áo - Vòng kim lên, đưa kim xuống luồn qua chỉ. - Chỉnh sửa 1.2. Khâu hàng đầu tiên - Khâu hàng mũi khuyết áo kết nối viền - Kiểm tra chỉnh sửa. 2. Kéo dây chỉ từ điểm đầu về điểm cuối: - Kéo chỉ từ điểm cuối cùng về điểm đầu - Kiểm tra chỉnh sửa 3. Khâu hàng trên với dây chỉ vừa kéo - Vòng kim lên đưa qua mũi khuyết áo hàng trên và dây chỉ kéo hàng dưới, luồn qua chỉ của kim (mũi khuyết áo) - Khâu theo cách trên cho đến hết hàng. - Kiểm tra chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 3: Ren mạng rỗng Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Nắm được phương pháp ren mạng rỗng - Ren được mũi ren mạng rỗng đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Khâu mũi đầu tiên - Kim được đưa từ dưới lên, vòng xuống ôm lấy đường viền, đi lên, khi đi lên thì chỉ ở trên đường chỉ vửa vòng (xuyên qua lố hổng). - Chỉnh sửa. 2. Tạo vòng rỗng - Chỉ được vòng lên tạo thành một vòng rỗng nhỏ nối điểm cuối của chỉ với đường viền hoặc chân đường rỗng bên trên. - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. Khâu hai mũi khuyết áo - Đưa kim lên, vòng xuống, khâu liên tiếp 02 mũi khuyết áo bám lấy đường viền hoặc đáy của vòng rỗng hàng trên (kỹ thuật khâu giống mũi đầu tiên) - Chỉnh sửa 4. Tiếp tục các hàng tiếp theo - Thực hiên bước 2 và bước 3 cho các hàng và mũi mạng rỗng tiếp theo. - Kiểm tra chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 4: Ren mũi hạt đậu Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Nắm được phương pháp ren mạng mũi hạt đậu - Ren được mũi ren mũi hạt đậu đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Khâu hàng đầu tiên - Khâu các mũi khuyết áo khít nhau - Chỉnh sửa 2. Khâu ngược lại tạo khoảng rỗng ở hàng thứ hai - Tạo khoảng rỗng bằng cách cứ cách một mũi khuyết áo lại có một mũi khuyết áo. - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. Khâu hàng thứ 3 - Khâu hai mũi khuyết áo trên một khoảng rỗng - Chỉnh sửa 4. Khâu hàng thứ tứ - Khâu một mũi khuyết áo trên đáy mỗi mũi ở hàng trên - Kiểm tra chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 5: Làm chân bọ Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Nắm được phương pháp làm chân bọ ; - Ren được mũi ren làm chân bọ đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Tạo chân bọ - Kéo chỉ để tạo các đường chân bọ. - Chỉnh sửa 2. Ren chân bọ - Khâu mũi khâu vắt sổ bao quanh đường chân bọ vừa kéo - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. Tạo chân bọ tiếp theo - Từ điểm cuối cùng của mũi khâu vắt sổ, kéo chỉ tạo thành các chân bọ tiếp theo - Chỉnh sửa 4. Trang trí chân bọ - Khâu các mũi khuyết áo trên chân bọ vừa tạo - Kiểm tra chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 6: Ren đường hoa dâu Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Nắm được phương pháp ren đường hoa dâu ; - Ren được mũi ren đường hoa dâu đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Tạo đường riềm hoa dâu - Kéo chỉ để tạo các đường hoa dâu - Chỉnh sửa 2. Khâu đường riềm - Khâu mũi khâu vắt sổ bao quanh đường riềm vừa kéo - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. Tạo đường viền - Khâu các mũi khuyết áo trên đường riềm vừa tạo - Kiểm tra chỉnh sửa 4. Định hình hoa dâu - Vòng chỉ tạo thành vòng rống - Cố định vòng rỗng bằng kim hoặc bằng chỉ - Kiểm tra, chỉnh sừa 5. Tạo hoa dâu - Khâu mũi khuyết áo trên hoa dâu vừa định hình - Rút kim hoặc chỉ dùng cố định ở trên ra - Kiểm tra, chỉnh sửa. *Kiểm tra Bài 7: Làm bô đê Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Nắm được phương pháp làm bô đê ; - Ren được mũi ren bô đê đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Tạo đường bô đê - Kéo chỉ dọc theo mẫu ren - Chỉnh sửa 2. Khâu chỉ vào mẫu - Khâu mũi khâu vắt sổ bao quanh đường chỉ vừa kéo cố định với mẫu - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. Cắt và giấu chỉ - Thắt nút các đường khuyết áo ; - Cắt và giấu chỉ. - Kiểm tra chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 8: Làm cúc Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Nắm được phương pháp làm cúc; - Ren được mũi ren làm cúc đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Quấn chỉ quanh thanh tròn - Quấn vài vòng chỉ quanh thanh tròn có sẵn - Kiểm tra, chỉnh sửa 2. Khâu cúc - Dùng mũi khuyết áo khâu xung quanh vòng chỉ vừa quấn - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. Hoàn thiện cúc. - Rút cúc ra khỏi thanh tròn - Kiểm tra chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 9: Bấm chân chỉ Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Nắm được phương pháp bấm chân chỉ; - Thực hiện được thao tác bấm chân chỉ đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Tạo mảng trống để ren - Đánh dấu chỗ cần ren - Cắt tách 2 cạnh phần vải ra khỏi chỗ sẽ ren - Kiểm tra, chỉnh sửa 2. Rút chỉ - Rút các sợi chỉ ngang và dọc của phần cần ren - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. May lược chỉ vừa rút vào với vải. - Dùng chỉ cùng màu với vải may lược chỉ với vải - Kiểm tra chỉnh sửa 4. Khâu mép vải - Khâu mũi vấn quanh mép vải. - Kiểm tra, chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 10: Tách sản phẩm ra khỏi mẫu Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Mô tả được phương pháp tách sản phẩm ra khỏi mẫu; - Thực hiện được thao tác tách sản phẩm ra khỏi mẫu đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Cắt các mũi khâu lược - Gỡ bỏ các mũi khâu đính mẫu và vải bằng kéo nhỏ hoặc dao lam - Kiểm tra, chỉnh sửa 2. Tách mẫu ra khỏi vải và sản phẩm - Cắt rời các mũi khâu của hai lớp vải - Gỡ bỏ mẫu ra khỏi sản phẩm - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. Hoàn thiện - Làm sạch sản phẩm. - Kiểm tra, chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 11: Đính nối sản phẩm Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Mô tả được phương pháp đính nối sản phẩm; - Thực hiện được thao tác đính nối sản phẩm ra khỏi mẫu đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 1. Mở đầu nối - Xác định điểm cần nối, để trống, không ren - Kiểm tra, chỉnh sửa 2. Nối hai sản phẩm - Tách một sản phẩm ra khỏi mẫu - Để hai sản phẩm mở đầu nối nhau - Làm bô đê nối hai sản phẩm lại - Kiểm tra chỉnh sửa. 3. Hoàn thiện - Tách phần còn lại của sản phẩm ra khỏi mẫu và vải - Làm sạch sản phẩm - Kiểm tra, chỉnh sửa *Kiểm tra Bài 12: Chèn rem/ Phủ ren Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp khâu; - Nắm được phương pháp ren cơ bản; - Hiểu được phương pháp đính chèn rem/ phủ
Tài liệu liên quan