Xã hội càng đi lên, con người ngày càng bận rộn, những gia đình với các ông bốbà mẹ
tất bật cảngày với công việc và con nhỏ, với quỹthời gian eo hẹp, những bữa ăn sáng
chất lượng và dinh dưỡng ngày càng trởthành một vấn đềnan giải. Hiểu được nhu cầu
đó, bánh sandwich Momo được ra đời để đáp ứng nhu cầu bữa sáng vừa nhanh chóng
vừa tiện lợi, đầy đủchất dinh dưỡng thích hợp cho trẻem với những thành phần dễ
tiêu hóa và giàu chất xơ. Bánh sandwich Momo đặc biệt quan tâm đến vấn đềvệsinh
an toàn thực phẩm, quy trình làm bánh và đóng gói đều được chuẩn bịkỹlưỡng với
mức độvệsinh tối đa, ngoài ra, vấn đềmôi trường cũng được Momo quan tâm triệt để
với những thiết kếbao bì giấy dễphân hủy, dễtái sửdụng, thân thiện với môi trường.
20 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Chuỗi thức ăn sáng nhanh cho trẻ em: Bánh Sandwich Momo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
i
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ SẢN PHẨM
Tên đề tài: CHUỖI THỨC ĂN SÁNG NHANH CHO TRẺ EM –
BÁNH SANDWICH MOMO
GVHD: thầy Trần Bảo Thành
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
ii
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ SẢN PHẨM
Tên đề tài: CHUỖI THỨC ĂN SÁNG NHANH CHO TRẺ EM –
BÁNH SANDWICH MOMO
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn: thầy Trần Bảo Thành
Danh sách sinh viên thực hiện
STT Họ và Tên MSSV
1 080481
2
3
4
5
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
iii
TRÍCH YẾU
Đề án phát triển chuỗi thức ăn sáng nhanh cho trẻ em – bánh sandwich Momo là đề án
cuối kỳ thuộc bộ môn Quản trị sản phẩm, ngành Marketing trường Đại Học Hoa Sen.
Để thực hiện đề án, bắt buộc sinh viên phải có kiến thức trong các môn Marketing căn
bản, quản trị Marketing và chiến lược định giá.
Đề án xoay quanh việc ra đời một sản phẩm mới và lên các chiến lược phát triển sản
phẩm cũng như dự đoán được tình hình phát triển của sản phẩm trong tương lai; Bên
cạnh đó cũng bắt buộc sinh viên phải phân tích tình hình thị trường hiện tại và xu
hướng của thị trường để giúp sản phẩm mang tính thực tiễn cao.
Dựa vào những kiến thức nền đã được học, chúng tôi đã ứng dụng vào đề án này nhằm
đưa sản phẩm ra thị trường hợp lý và hiệu quả; Bao gồm việc phân tích tình hình thị
trường vi mô và vĩ mô, các yếu tố cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, từ đó
đưa ra các chiến lược chiêu thị cũng như phát triển sản phẩm hợp lý, cuối cùng là đánh
giá tình hình tài chính và khả năng mở rộng hệ thống phân phối của sản phẩm trong
tương lai. Với những phân tích rõ ràng, nhóm chúng tôi đã cố gắng đưa vào đề án
những kiến thức gần với thực tiễn nhất có thể, hy vọng đề án sẽ được đánh giá cao về
tính khả thi và có khả năng áp dụng trên thực tế.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
iv
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Bảo Thành - giảng viên
bộ môn Quản trị sản phẩm đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích cho đề án cũng như
luôn quan tâm theo dõi tiến độ thực hiện xuyên suốt quá trình thực hiện đề án, một lần
nữa xin chân thành cảm ơn thầy.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
v
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU ........................................................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................................ v
I. Tổng quan ..................................................................................................................................... 1
1. Mô tả ý tưởng kinh doanh ........................................................................................................ 1
2. Tầm nhìn, sứ mệnh ................................................................................................................... 1
II. Phân tích ....................................................................................................................................... 1
1. Đánh giá môi trường Marketing ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu Marketing .................................................................................................................. 4
3. Chiến lược cốt lõi ..................................................................................................................... 4
4. Marketing mix .......................................................................................................................... 6
5. SWOT .................................................................................................................................... 10
III. Tổ chức và thực hiện .............................................................................................................. 11
1. Kế hoạch thực hiện (phụ lục) ................................................................................................. 11
2. Dự thảo ngân sách .................................................................................................................. 11
3. Quản lý và điều chỉnh ngân sách: ........................................................................................... 13
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. v
(Action plan -tài liệu đính kèm) ............................................................................................................... v
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ vi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
1
I. Tổng quan
1. Mô tả ý tưởng kinh doanh
Xã hội càng đi lên, con người ngày càng bận rộn, những gia đình với các ông bố bà mẹ
tất bật cả ngày với công việc và con nhỏ, với quỹ thời gian eo hẹp, những bữa ăn sáng
chất lượng và dinh dưỡng ngày càng trở thành một vấn đề nan giải. Hiểu được nhu cầu
đó, bánh sandwich Momo được ra đời để đáp ứng nhu cầu bữa sáng vừa nhanh chóng
vừa tiện lợi, đầy đủ chất dinh dưỡng thích hợp cho trẻ em với những thành phần dễ
tiêu hóa và giàu chất xơ. Bánh sandwich Momo đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm, quy trình làm bánh và đóng gói đều được chuẩn bị kỹ lưỡng với
mức độ vệ sinh tối đa, ngoài ra, vấn đề môi trường cũng được Momo quan tâm triệt để
với những thiết kế bao bì giấy dễ phân hủy, dễ tái sử dụng, thân thiện với môi trường.
2. Tầm nhìn, sứ mệnh
- Sứ mệnh: Cam kết mang đến cho trẻ em những bữa sáng an toàn, tươi vui và đầy
dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho một ngày vui chơi và học tập.
- Tầm nhìn: Mong muốn mở rộng quy mô và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của
các bậc phụ huynh về một bữa sáng an toàn và dinh dưỡng cho bữa sáng của con
em mình.
II. Phân tích
1. Đánh giá môi trường Marketing
1.1. Môi trường vĩ mô:
- Trước tiên, tại Việt Nam hiện nay, ngành kinh doanh thực phẩm, về phần luật
pháp, bị chi phối bởi Luật an toàn thực phẩm 2010, số 55/2010 QH12. Văn bản
luật này gồm 11 chương có những quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của những cá nhân và tổ chức kinh doanh hay làm việc liên quan đến thực
phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, và đây cũng là cơ sở rõ ràng nhất
giúp quản lý và điều hành việc kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.
- Về yếu tố kinh tế - xã hội, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được
định hình là đang phát triển, xu hướng của phân bổ dân số ở thành thị để có thể tìm
kiếm nhiều cơ hội và việc làm tốt hơn, vì lẽ đó mà quỹ thời gian của người dân
ngày càng thu hẹp. Yếu tố thời gian cũng là nguyên nhân khiến họ nhắm đến
những sản phẩm, dịch vụ giản tiện nhất có thể. Người Việt Nam không quá coi
trọng bữa ăn sáng như một số quốc gia khác, họ có thể bỏ hoặc chỉ ăn qua loa,
những thói quen này từ người lớn có những ảnh hưởng không tốt đến trẻ em, vì
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
2
thế, trong nhiều năm trở lại đây, truyền thông Việt Nam cũng đã quan tâm nhiều
hơn đến việc truyền đi thông điệp về tầm quan trọng của bữa sáng đến với mọi đối
tượng, nhằm giáo dục ý thức người dân về vấn đề này.
- Xuyên suốt văn hoá của người Việt, bữa ăn sáng nếu có thường gắn liền với những
món ăn truyền thống, có độ cân bằng cao về hương vị và màu sắc bởi các nguyên
liệu cơ bản từ tinh bột, rau xanh … Bên cạnh đó hình thức trình bày món ăn cũng
rất được xem trọng, các món ăn khi dọn lên đa phần có rất nhiều màu sắc hài hoà,
cân đối và đẹp mắt.
- Cuối cùng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên nhức nhối hơn bao giờ
hết. Hàng quán kinh doanh thức ăn mọc lên rất nhiều, tuy nhiên lại chưa có đủ lực
lượng quản lý để giám sát hoạt động của họ, vì thế, người tiêu dùng bị đặt trong
tình thế tiến thoái lưỡng nan, ăn ở ngoài thì tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi đó lại
quá thiếu quỹ thời gian để chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là vào bữa sáng.
1.2. Môi trường vi mô
1.2.1. Thị trường
Thị trường kinh doanh các mặt hàng thức ăn sáng hiện nay tại Việt Nam rất đa dạng về
chủng loại và đối tuợng sử dụng. Tuy nhiên, riêng với thị trường đồ ăn sáng dành cho
trẻ em vẫn chưa có những ranh giới rõ ràng. Đa số các em ăn sáng chung với bố mẹ,
người lớn ở những hàng quán quanh trường, gần nhà, các món ăn hầu như không có sự
tính toán nghiêm túc về khẩu phần và dinh dưỡng, cũng không bắt mắt, và có 1 thực tế
rằng, phần nhiều trẻ em hiện nay xem bữa ăn sáng như một gánh nặng. Có thể do
nhiều lý do khách quan từ việc ăn ngủ học chơi của các em, nhưng cũng không thể phủ
nhận việc có thể xem ăn sáng như một niềm vui là điều hiếm thấy với đối tượng học
sinh tiểu học, và yếu tố đó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hiện nay tại TP HCM có 469 trường tiểu học đang hoạt động với số lượng học sinh
vào khoảng 200 ngàn em, cộng thêm tầm quan trọng của việc ăn sáng và hoạt động
này diễn ra hằng ngày có thể thấy đây là một thị trường có tiềm năng lớn như chưa
được khai thác nghiêm túc.
Như đã nói ở trên, xu hướng tham công tiếc việc của những công dân trẻ ở Việt Nam
và TPHCM nói riêng đã khiến các bậc cha mẹ trẻ có ít thời gian hơn để chăm sóc gia
đình và chuẩn bị bữa sáng, vì thế họ có thường dẫn con ăn ở ngoài để tiết kiệm thời
gian cho cả cha mẹ và bé. Lựa chọn phổ biến cho bữa ăn sáng nhanh thường là bánh
mì, hoặc các quán ăn gần trường với các món truyền thống như bún, phở, cháo v…v…
Vậy nhìn khái quát vào thị trường, ta có thể thấy được cơ bản một vài phân khúc và
hành vi sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
3
• Phụ huynh có thu nhập khá cao: dẫn con đi ăn sáng ở ngoài/ cho tiền con ăn
sáng ở ngoài
• Phụ huynh có thu nhập trung bình khá: thay đổi luân phiên giữa ăn sáng ở ngoài
và ở nhà
• Phụ huynh có thu nhập trung bình: con ăn sáng ở nhà/ ăn qua loa/ bỏ qua bữa
sáng.
Như vậy, vấn đề của thị trường này nằm ở thu nhập trung bình của phụ huynh và quỹ
thời gian hạn hẹp của họ vào buổi sáng. Những tác nhân vĩ mô như môi trường hay
việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cùng nỗi lo về bão giá và cân đối chi tiêu thời
kỳ lạm phát bị cân đo đong đếm với những lo toan về vệc chăm sóc sức khoẻ toàn diện
cho con mình đã khiến rất nhiều phụ huynh đau đầu mà vẫn chưa có những giải pháp
tối ưu.
Vì vậy, để có thể thu phục được thị trường đồ ăn sáng dành cho trẻ em, giải pháp đưa
ra nhất quyết phải có thể giải quyết những nhu cầu của bậc phụ huynh về thời gian, giá
cả, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.2.2. Khách hàng
Vì đối tượng nhắm đến tiêu thụ sản phẩm là trẻ em, nhưng người ra quyết định mua lại
là các bậc phụ huynh, nên việc lựa chọn ăn món gì vào bữa sáng trước tiên dựa trên
cảm quan của phụ huynh, sau đó mới đến cảm quan của trẻ.
Khi có quyết định ăn sáng ở ngoài, cha mẹ thường lựa chọn dẫn đến trường và vào các
hàng quán xung quanh trường, gần nhà, hoặc mua những món có thể mang đi đường ở
các xe bán dọc đường đi. Tiêu chí chọn mua thì đơn giản phụ huynh lựa chọn dựa trên
thói quen đã hình thành trước đó, vô tình hướng con mình theo lựa chọn đó, trẻ em,
nếu có đưa ra lựa chọn cũng chỉ chọn đến các món ăn chứ chưa có cơ sở để chọn địa
điểm những nơi sẽ bán món ăn đó.
Tất nhiên những món ăn sáng sẽ có xu hướng thay đổi hằng ngày chứ thường họ sẽ
không ăn chỉ 1 món lặp đi lặp lại hằng ngày, vì thế việc chen chân vào quá trình lựa
chọn của khách hàng cũng có thể khả thi vì đặc thù của các sản phẩm ăn sáng này. Và
cũng vì các yếu tố tác động đã có đề cập ở trên, khi quyết định ăn sáng thường phụ
huynh sẽ nhắm đến các lợi ích về thời gian, khẩu vị, giá cả, và sự an toàn.
1.2.3. Cạnh tranh
Tại thị trường thức ăn sáng cho trẻ em hiện nay, nhìn chung cũng đã có sự khai thác
của một vài doanh nghiệp, với hình thức xây dựng chuỗi cung cấp tại các trường học
hay xây các nhà hàng chuyên dụng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
4
- Những mặt hàng thức ăn nhanh, dinh dưỡng: cháo dinh dưỡng, hệ thống bánh mì
sạch (my mom’s bread, la famille,…)
- Các mặt hàng đồ ăn sáng quen thuộc ở Việt Nam (phở, bún, cơm tấm…)
- Những cửa hàng có bán mặt hàng bánh sandwich: Kinh Đô, Đức Phát, Hỷ Lâm
Môn…
2. Mục tiêu Marketing
Với mục tiêu khai thác hết tiềm năng của thị trường đồ ăn sáng dành cho trẻ em với
mô hình kinh doanh mới, các chiến lược marketing cho sản phẩm phải có được sự mới
lạ, thu hút được sự chú ý của các đối tượng khách hàng mục tiêu từ những ngày đầu ra
mắt , từ đó mới có thể phát triển bền vững.
Các mục tiêu cụ thể được đặt ra cho kế hoạch phát triển sản phẩm mới là:
• Xây dựng được nhận thức về thương hiệu và định vị được Bánh sandwich ăn
sáng MoMo trong tâm trí khách hàng. Nhận thức đó là: món ăn sáng nhanh, đầy
đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, hình thù bắt mắt, mỗi ngày ăn sáng với MoMo
là một niềm vui.
• Tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy lợi nhuận và rút ngắn thời gian hoà vốn.
• Trở thành sự lựa chọn được ưu tiên trong việc chọn lựa món ăn sáng của trẻ em.
3. Chiến lược cốt lõi
3.1. Định vị sản phẩm
- Slogan: ăn sáng cùng Momo – vui thiệt vui, ngon thiệt ngon, no thiệt no.
- Momo được định vị trong lòng khách hàng với hình ảnh một bữa sáng vui nhộn,
chất lượng, hình ảnh những chiếc bánh sandwich Momo đầy màu sắc và được
nhân cách hóa cho gần gũi với đối tượng khách hàng trẻ em.
- Bên cạnh đó, Momo được định vị là một sản phẩm xanh và sạch, các khâu chế
biến đến đóng gói đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì sản phẩm được
Momo sử dụng những chất liệu dễ tái sử dụng và dễ phân hủy, tạo độ tin cậy cho
các bậc phụ huynh về một Momo dinh dưỡng, an toàn và thân thiện với môi
trường.
3.2. Khách hàng mục tiêu
- Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc, khó khăn trong việc tổ chức một bữa
sáng an toàn dinh dưỡng cho con mình.
- Trẻ em từ 6 – 10 tuổi, thích những món đồ lạ lẫm, nhiều màu sắc và vui nhộn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
5
3.3. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Sản phẩm Cháo dinh dưỡng, có đối tượng khách hàng trải rộng đến đối tượng mục
tiêu mà chúng ta nhắm đến cũng có sự tham gia của hơn chục công ty lớn nhỏ như:
công ty TNHH Cây Thị, công ty CP Thiên Hương, công ty TNHH Vũ Trường Vi
v…v….
- Kế đến là các thương hiệu bánh mì, bánh ăn sáng nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam
như Như Lan, Đức Phát, Kinh Đô, Hỷ Lâm Môn, ABC v…v…
Tất cả những đơn vị này đều kinh doanh đa dạng nhiều sản phẩm thực phẩm cho nhiều
đối tượng khác nhau và thức ăn sáng cùng với trẻ em chỉ là một trong những đối tượng
khách hàng của họ chứ không phải đối tượng trọng tâm mà họ nhắm đến khai thác.
Ngoài ra, không kinh doanh hoành tráng dưới dạng một doanh nghiệp nhưng là lại là
những đối thủ cạnh tranh dàn trải đó là những hộ gia đình buôn bán hàng ăn đơn lẻ,
đặc biệt là xung quanh khu vực trường tiểu học nào cũng có những hàng ăn như vậy.
Thế mạnh của họ là về sự tiện lợi về khoảng cách với trường học, sự tiếp cận của họ
đến với trẻ em gần gũi hơn. Các sản phẩm cũng vô cùng đa dạng, đủ các loại bún, phở,
cháo, mì, v…v… các món ăn truyền thống đến các món ăn nhanh như hamburger,
bánh mì luôn xuất hiện đầy đủ và dày đặc tại các khu vực trường học.
Tuy cạnh tranh nhiều, nhưng đa phần các đối thủ này nhắm đến các phân khúc trải
rộng, không đặc thù và định vị dành cho trẻ em ngoại trừ Cháo dinh dưỡng. Tuy nhiên
sản phẩm này vài năm trở lại đây có nhiều điều tiếng xấu về chất lượng và quy trình
sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc tồn tại cũng ở trong tình
trạng rất phập phồng.
3.4. Lợi thế cạnh tranh
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 10 tuổi rất tò mò và thích khám phá, bị thu hút với
những món đồ mới, nhiều màu sắc và mang lại nhiều niềm vui cho chúng, hơn nữa
một đặc điểm của trẻ nhỏ ở độ tuổi này đó là lười ăn và nhàm chán với những món
ăn quá quen thuộc. Nắm bắt được đặc điểm này, bánh sandwich Momo được thiết
kế vui mắt với nhiều hình ảnh hoạt hình khác nhau, những tên gọi vui nhộn (mặt
trời, ngôi sao, bướm…) sẽ tạo được lợi thế đáng kể với những sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh đa số là đơn điệu và không chú trọng đến hình thức sản phẩm.
- Hình thức tặng quà đi kèm và khuyến mãi với những món đồ chơi nhiều màu sắc
được thay đổi liên tục sẽ thu hút và tạo nên sự quan tâm đặc biệt của trẻ đối với
Momo.
- An toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường là một đặc tính giúp Momo nổi
bật giữa thị trường ăn sáng đa dạng hiện nay; Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng được
định lượng chi tiết cho từng sản phẩm giúp phụ huynh khẳng định được chất lượng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
6
của Momo so với những bữa sáng tưởng chừng ngon miệng nhưng không đong
đếm được chất lượng của sản phẩm.
4. Marketing mix
4.1. Sản phẩm
- Sản phẩm chủ đạo của Momo là bánh mỳ sandwiches với các loại nhân mặn và
ngọt ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ em. Với cách trang trí tạo hình
đơn giản nhưng bắt mắt, dễ thu hút trẻ em với các hình dáng đáng yêu. Sản phẩm
của Momo hứa hẹn sẽ mang lại thành công bất ngờ.
Momo sẽ đưa ra nhiều gói sản phẩm cho các em và phụ huynh lựa chọn như sau:
- Nhân ngọt:
• Bơ Đậu phộng, mứt dâu
• Mứt cam, mứt thơm
• Bơ mặn, đường.
- Nhân mặn:
• chà bông, phomai mềm
• phomai miếng, thịt nguội, pate, rau
• trứng chiên, pate, thịt gà xé sợi.
- Bánh sandwiches sẽ được tạo hình với nhiều hình dạng đáng yêu, bắt mắt và thu
hút trẻ em với các hình dạng như: trái tim, ngôi sao 5 cánh, ông mặt trời, con
bướm, cuộn sushi… Mỗi khẩu phần sẽ bao gồm 2 cặp sandwiches cùng loại, được
đóng gói sẵn và bọc trong giấy nilon bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm và tiện lợi cho các
em khi ăn không phải sợ dơ tay. Đặc biệt, với
tạo hình cuộn sushi, mỗi khẩu phần sẽ gồm 6
cuộn và mỗi cuộn sẽ là 1 mùi vị khác nhau.
- Thực đơn được phân chia cụ thể như sau:
• Cuộn Sushi: 6 cuộn/phần, mỗi cuộn 1 mùi vị
• Tròn ông mặt trời: phô mai miếng với thịt
nguội, pate và rau salad
• Ngôi sao: bơ đậu phộng với mứt dâu
• Trái tim: phô mai mềm kết hợp với chà bông
• Tam giác (cho người lớn): phô mai miếng, thịt nguội, pate, rau salad
• Con Bướm: mứt cam và mứt thơm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
7
• Vuông nhỏ: trứng chiên, pate, thịt gà xé sợi, rau salad
• Tròn nhỏ: bơ mặn rắc đường
- Ngoài ra, Momo sẽ thực hiện thêm dạng Combo để chất lượng bữa sáng của trẻ
được nâng cao hơn nữa. Các dạng Combo dự kiến sẽ được thực hiện như sau:
• Family (1 phần trẻ em + 1 phần cho người lớn hoặc 1 phần mặn + 1 phần ngọt)
• Full meal 1 (phần mặn + Sữa đậu nành/sữa bắp)
• Full meal 2 (phần ngọt + Sữa đậu nành/sữa bắp)
- Các thực phẩm uống dinh dưỡng như sữa đậu
nành và sữa Bắp sẽ được Momo đặt mua tại các
nhà cung cấp uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn
vệ sinh và dinh dưỡng cho bữa sáng của trẻ. Các
sản phẩm của Momo được bảo đảm luôn tươi
mới, bán trong ngày, cam kết không dùng lại các
thực phẩm qua ngày.
- Hưởng ứng xu hướng mới, Momo xác định sẽ trở
thành mô hình kinh doanh xanh, tham gia bảo vệ
môi trường. Do đó, Momo cam kết hạn chế tối đa
việc sử dụng các sản phẩm gây hại đến môi trường…
- Các sản phẩm của Momo sẽ được đựng trong các túi giấy, loại túi ít gây hại đến
môi trường, đồng thời mang lại phong cách riêng biệt, sang trọng cho Momo. Từ
đó, mang đến niềm tự hào cho khách hàng của Momo.
4.2. Chiêu thị
- Chương trình : Phát sản phẩm dùng thử và thăm dò ý kiến.
• Qui cách: sản phẩm dùng thử là những miếng sandwich đã được