Đề án Dự án kinh doanh quán cơm làm từ hoa

Từkhi con người xuất hiện trên trái đất, ăn uống đã là 1 nhu cầu cấp thiết và không thểthiếu. Trải qua quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu đó mỗi lúc một thay đổi và ngày càng đòi hỏi cao hơn. Khi kinh tếnước ta còn yếu, người dân vẫn còn nghèo thì nhu cầu ăn uống chỉdừng lại ởmức ăn no, ăn đủ. Song, đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống ngày một nâng cao, vì thếcon người cũng đòi hỏi nhiều hơn trong việc ăn uống. Ngày nay, ăn uống không chỉcòn là ăn no, ăn đủmà phải là ăn ngon, ăn lạ, cách thưởng thức món ăn cũng được quan tâm đặc biệt. Chúng ta thường nghĩhoa chỉlà vật đểtrang trí, nhưng ít ai nghĩrằng hoa lại là nguyên liệu chính cho các món ăn bổdưỡng. Từnhững bông hoa dân dã của làng quê Việt Nam nhưhoa bí, hoa điên điển, hoa mướp, hoa chuối đến những loại hoa sang trọng nhưhoa đào, hoa hồng, hoa ban đều chứa đựng rất nhiều vitamin. Trong nghệthuật ẩm thực Việt Nam, các loài hoa rất phong phú. Những người nội trợ đảm đang đều biết tới câu ca dao: “Thương chồng nấu cháo le le, nấu canh hoa lý nấu chè hạt sen”. Đó là những món ăn ngon và bổdưỡng. Với hương thơm dịu nhẹ, không chứa nhiều chất béo các món ăn từhoa rất dân dã và đang được ưa chuộng. Để đơm bông kết trái, cần phải tích lũy dưỡng chất và khoáng chất nên hoa chứa nhiều dinh dưỡng hơn nhiều lần so với các bộphận khác của cây, cảnhững hoạt chất sinh học có tác dụng tăng thểchất và chữa bệnh Bởi vậy, hoa không chỉlà một tặng phẩm đẹp của tạo hóa đểthưởng lãm mà còn là nguồn thực phẩm, dược phẩm thiên nhiên vô cùng da đạng và phong phú.

pdf23 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Dự án kinh doanh quán cơm làm từ hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÀI LUẬN Đề Tài Dự án kinh doanh quán cơm làm từ hoa 2 MỤC LỤC (NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN KINH DOANH) I. TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG 1. Khởi nguồn ý tưởng 2. Lý do lựa chọn ý tưởng 3. Nét độc đáo của ý tưởng 4. Giá trị của ý tưởng 5. Logo và Slogan II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG 1. Nghiên cứu khách hàng 2. Đánh giá môi trường ngành III. PHÂN TÍCH SWOT VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN 1. Phân tích SWOT 2. Mô tả sản phẩm, dịch vụ 3. Mô tả hình thức kinh doanh 4. Mô tả địa điểm kinh doanh IV. CÁC KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT 1. Kế hoạch tổ chức-nhân sự 2. Kế hoạch tài chính 3. Kế hoạch Marketing 4. kế hoạch sản xuất, kinh doanh V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 1. Hiệu quả kinh tế 2. Hiệu quả xã hội 3. Kết luận 3 I.TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG 1. KHỞI NGUỒN Ý TƯỞNG Từ khi con người xuất hiện trên trái đất, ăn uống đã là 1 nhu cầu cấp thiết và không thể thiếu. Trải qua quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu đó mỗi lúc một thay đổi và ngày càng đòi hỏi cao hơn. Khi kinh tế nước ta còn yếu, người dân vẫn còn nghèo thì nhu cầu ăn uống chỉ dừng lại ở mức ăn no, ăn đủ. Song, đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống ngày một nâng cao, vì thế con người cũng đòi hỏi nhiều hơn trong việc ăn uống. Ngày nay, ăn uống không chỉ còn là ăn no, ăn đủ mà phải là ăn ngon, ăn lạ, cách thưởng thức món ăn cũng được quan tâm đặc biệt. Chúng ta thường nghĩ hoa chỉ là vật để trang trí, nhưng ít ai nghĩ rằng hoa lại là nguyên liệu chính cho các món ăn bổ dưỡng. Từ những bông hoa dân dã của làng quê Việt Nam như hoa bí, hoa điên điển, hoa mướp, hoa chuối… đến những loại hoa sang trọng như hoa đào, hoa hồng, hoa ban… đều chứa đựng rất nhiều vitamin. Trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, các loài hoa rất phong phú. Những người nội trợ đảm đang đều biết tới câu ca dao: “Thương chồng nấu cháo le le, nấu canh hoa lý nấu chè hạt sen”. Đó là những món ăn ngon và bổ dưỡng. Với hương thơm dịu nhẹ, không chứa nhiều chất béo các món ăn từ hoa rất dân dã và đang được ưa chuộng. Để đơm bông kết trái, cần phải tích lũy dưỡng chất và khoáng chất nên hoa chứa nhiều dinh dưỡng hơn nhiều lần so với các bộ phận khác của cây, cả những hoạt chất sinh học có tác dụng tăng thể chất và chữa bệnh… Bởi vậy, hoa không chỉ là một tặng phẩm đẹp của tạo hóa để thưởng lãm mà còn là nguồn thực phẩm, dược phẩm thiên nhiên vô cùng da đạng và phong phú. Một điều cũng rất quan trọng đó là các loại hoa của Việt Nam rất phong phú. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 4 mùa đều có các loại hoa trái. Với sự tiến bộ của khoa học dinh dưỡng và công nghệ chế biến, trên thế giới hiện nay có 4 hơn 500 loài hoa ( riêng ở Việt Nam có tới gần 100 loài ) được con người dùng vào công nghệ thực phẩm. 2.LÝ DO LỰA CHỌN Ý TƯỞNG 2.1. Lý do khách quan Càng ngày, xu hướng thưởng thức món ăn của con người càng thay đổi, Nhiều người không còn cảm thấy hứng thú với những món ăn có nguồn gốc từ động vật vì chứa quá nhiều chất béo và Cholesterol,… những chất có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, ngày càng có nhiều người tìm đến các món ăn có nguồn gốc từ thực vật, những món ăn gần gũi với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Hiện nay, trên thị trường, chưa có nhiều cửa hàng kinh doanh các món ăn được chế biến từ hoa. Muốn thưởng thức các món ăn từ hoa chúng ta phải tự chế biến. Như vậy sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, trong khi cuộc sống hiện đại ngày càng khiến chúng ta có ít thời gian cho việc đó. Thay bằng việc bỏ thời gian và công sức để tự chế biến, chúng ta sẽ có sự lựa chọn phong phú các món ăn từ hoa mà chỉ bỏ ra một khoản tiền nhỏ từ 30.000-45.000 VND. 2.2. Lý do khách quan Để xây dựng dự án này, các thành viên trong nhóm đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và tìm hiểu các món ăn làm từ hoa và cách chế biến chúng. Vì vậy, có thể nói nhóm có khả năng và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Các thành viên trong nhóm là những sinh viên rất nhiệt tình, năng động, sáng tạo và ham thích kinh doanh. 3. NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA Ý TƯỞNG Nét độc đáo của ý tưởng xuất phát từ chính các món ăn. Ai cũng nghĩ rằng rau, thịt, cá… là nguyên liệu chính cho bữa ăn, nhưng sẽ không có nhiều người nghĩ rằng hoa cũng có thể là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Các món ăn được chế biến từ hoa rất độc đáo với hương vị hấp dẫn. Ví dụ như các món ăn được chế 5 biến từ hoa đào, hoa hồng, hoa ban rất đẹp mắt, hương vị nhẹ nhàng, hay chả hoa bí là món ăn rất nổi tiếng của xứ Huế,…Đặc biệt hơn nữa các món ăn về hoa không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng mà còn là dược phẩm giúp ngăn ngừa một số bệnh. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn thực đơn cho bữa ăn hàng ngày. Nét độc đáo thứ hai trong ý tưởng này là tính dân tộc. Trong xu hướng hội nhập, các món ăn nước ngoài xuất hiện nhiều ở Việt Nam, mà ít ai nghĩ rằng nước ta có nguồn thực phẩm phong phú đó chính là hoa. 4. GIÁ TRỊ CỦA Ý TƯỞNG - Tạo ra lợi nhuận và thỏa mãn ham muốn kinh doanh của nhóm; - Có ý nghĩa đối với sức khỏe của khách hàng. Đặc biệt các món ăn từ hoa giúp chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp của người phụ nữ; - Góp phần làm đẹp thêm văn hóa ẩm thực của dân tộc. 5. LOGO VÀ SLOGAN Logo và slogan là sự cam kết về chất lượng của chúng em về các món ăn đối với khách hàng. Chúng em luôn hướng tới sức khỏe của khách hàng bằng những món ăn ngon, đủ dinh dưỡng và sự phục vụ nhiệt tình của nhân viên để tạo Dinh dưỡng của hoa là sức khỏe của bạn 6 cho khách hàng cảm giác thư thái nhất khi thưởng thức các món ăn của “Cơm hoa quan” II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG 1.NGHIÊN CỨU KHÁCH HÀNG Để biết được thị hiếu và phản ứng của khách hàng trước sản phẩm sắp tung ra thị trường, nhóm đã nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi gồm 8 câu hỏi liên quan đến nhu cầu của khách hàng và mức giá của sản phẩm. Bảng câu hỏi nghiên cứu khách hàng STT Câu hỏi Phản ứng của khách hàng 1 Bạn đã từng thưởng thức các món ăn được làm từ hoa bao giờ chưa? - 82% số người đã từng ăn các món làm từ hoa. - 18% số người chưa bao giờ ăn các món làm từ hoa. 2 Bạn có thích những món ăn làm từ hoa không? - 78% số người thích và khá thích. - 11% số người thích bình thường. - 11% số người không thích. 3 Bạn có nghĩ những món ăn làm từ hoa có thể gây dị ứng? - 53% số người nghĩ là không - 18% số người nghĩ là có - 29% số người cho là chỉ một số loài hoa mới gây dị ứng. 4 Theo bạn, các món ăn được chế biến từ hoa có đủ chất dinh dưỡng và ngăn ngừa một số bệnh không? - 65% số người nghĩ rằng các món ăn từ hoa đủ chất dinh dưỡng và ngăn ngừa một số bệnh. - 14% không biết - 21% cho là không đủ chất dinh dưỡng 5 Bạn có chấp nhận những món ăn được chế biến từ hoa khô thay cho hoa tươi không? - 54% số người chấp nhận - 23% số người không chấp nhận - 23% số người chấp nhận nếu hương vị và dinh dưỡng vẫn giữ được như khi dùng hoa tươi 6 Bạn có sẵn sàng thưởng thức những món ăn mới lạ được làm từ những loài hoa như hoa đào, ban, hồng,… - 65% số người rất muốn ăn thử món mới - 20% số người còn đang phân vân, đắn đo - 15% số người không muốn thử 7 Theo bạn, một món ăn làm từ hoa đảm bảo đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm có mức giá bao nhiêu là hợp lý? - 8% chọn mức giá 10.000-15.000 đồng - 38% chọn mức giá 15.000-20.000 đồng - 51% chọn mức giá 20.000-25.000 đồng - 3% chọn mức giá khác 30.000-35.000 đồng 8 Theo bạn, một xuất cơm với - 7% chọn mức giá 20.000-25.000 đồng 7 những món làm từ hoa đảm bảo đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm có mức giá bao nhiêu là hợp lý? - 15% chọn mức giá 25.000-30.000 đồng - 74% chọn mức giá 35.000-40.000 đồng - 4% chọn mức giá khác 50.000-60.000 đồng Từ những thông tin nghiên cứu về khách hàng, có thể thấy rằng nhu cầu đối với các món ăn về hoa là rất lớn. Họ tin tưởng vào chất lượng và giá trị dinh dưỡng mà các món ăn về hoa mang lại. Đây là một thị trường đầy tiềm năng. 2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NGÀNH Theo Micheal porter, đối với ngành sản xuất nào cũng bao gồm 5 yếu tố. MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA MICHEAL PORTER Đối với lĩnh vực kinh doanh các món ăn từ hoa, 5 yếu tố của môi trường ngành được thể hiện như sau 2.1. Sự cạnh tranh giữa các hãng trong ngành Như đã nói ở phần đầu, ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Nhu cầu càng lớn thì càng có nhiều nhà cung cấp nhảy vào thị trường để đáp ứng nhu cầu đó và tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì lẽ đó, lĩnh vực ăn uống có sự cạnh tranh rất gay gắt. Ta có thể bắt gặp rất nhiều quán ăn, nhà hàng tại khắp các đường phố Hà Cạnh tranh giữa các hãng trong ngành Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Sức ép từ nhà cung cấp Đe dọa của hàng hóa thay thế Sức ép từ khách hàng 8 Nội. Để kinh doanh tốt, chúng ta phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh. Qua tìm hiểu thị trường chúng em đã xác định được các đối thủ cạnh tranh là: - Các cửa hàng cơm văn phòng như: Cơm văn phòng 89, Cơm Obento - Các nhà hàng như quán ngon, nhà hàng táo đỏ Đây là những nhà hàng đã có uy tín và chiếm thị phần lớn trên thị trường. Vì vậy đã tạo ra rào cản lớn cho sự ra nhập thị trường của “Cơm hoa quán”. Tuy nhiên đứng trước khó khăn và thách thức đó, chúng em đã tìm ra khả năng thành công tại ngách thị trường mà chưa ai đặt chân tới đó là “các món ăn từ hoa”. 2.2. Nhà cung cấp Nhà cung cấp tạo ra những thuận lợi và khó khăn. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù, nguồn nguyên liệu chính là hoa. a. Thuận lợi: - Chúng em thấy rằng ở Hà Nội và các khu vực xung quanh có nhiều làng hoa nổi tiếng như làng hoa Quảng Bá,… Ở đây có rất nhiều loài hoa có thể dùng làm thực phẩm. Đó chính là nguồn cung ứng ổn định và lâu dài. - Hoa dùng làm thực phẩm không giống như hoa trang trí, không cần phải đẹp mà chỉ cần không dập nát và không chứa thuốc bảo quản. Vì thế mà giá của các loại hoa này rẻ hơn hoa trang trí và cũng rẻ hơn các thực phẩm khác. - Chúng em có thể thỏa thuận với nhà cung cấp để trả chậm tiền hàng. Có thể lấy hoa buổi sáng nhưng thanh toán vào cuối ngày. b. Khó khăn: - Các loại hoa dễ bị dập nát. Trong khi đó yêu cầu đầu tiên của hoa dùng làm thực phẩm là không được dập nát. Điều này gây ra khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản. - Một số loài hoa chỉ nở theo mùa như hoa sen, hoa đào,… 9 - Một số nhà cung cấp chạy theo lợi nhuận đã tiêm thuốc trừ sâu và thuốc kích thích vào hoa. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn hoa. Vì vậy phải cam kết với nhà cung cấp ngay từ đầu để họ cung cấp hoa sạch và đảm bảo chất lượng. 2.3.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn - Kinh doanh các sản phẩm ăn uống là lĩnh vực không đòi hỏi nhiều vốn và cũng là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn nên nhiều người khi khởi sự thường chọn lĩnh vực này. Nếu càng nhiều đối thủ cạnh tranh mới ra nhập thị trường thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn và thị phần của cửa hàng sẽ bị thu nhỏ. - Sau một thời gian xuất hiện trên thị trường, mô hình kinh doanh và các món ăn của cửa hàng có nguy cơ bị bắt chước. 2.4. Sức ép từ khách hàng - Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm ăn uống. Các món ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo dủ dinh dưỡng và ngon miệng. Không những thế các món ăn phải mới lạ và giá bán phải hợp lý. Chính vì lẽ đó cửa hàng luôn phải nghiên cứu và tìm ra các món ăn mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Không gian cửa hàng phải tạo sự thoải mái, chất lượng phục vụ phải tốt. 2.5. Sự đe dọa của hàng hóa thay thế Hàng hóa thay thế là các quán ăn nhanh, các cửa hàng bán đồ ăn nước ngoài. Chúng có ưu điểm là khách hàng được phục vụ nhanh, tiết kiệm thời gian và thường thu hút được giới trẻ. Song chúng cũng có nhược điểm là chứa quá nhiều chất béo-nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và giá cả cao. III. PHÂN TÍCH SWOT VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN 1.PHÂN TÍCH SWOT 1.1.Strengths-Điểm mạnh - Món ăn mới lạ,hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe 10 - Không gian tạo sự thoải mái, nghỉ ngơi cho khách hàng - Nhóm có kiến thức về các món ăn làm từ hoa - Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động => Những lợi thế trên đã tạo cho cửa hàng một phong cách hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc Việt 1.2. Weaknesses-Điểm yếu - Thiếu vốn - Chưa có nhiều mối quan hệ - Chế biến và bảo quản nguyên liệu phức tạp - Các thành viên trong nhóm đều là sinh viên mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm thực tế - Một số loài hoa chỉ có theo mùa Để có thể khác phục những điểm yếu trên chúng em đã đưa ra một số giải pháp: - Khi mới bắt đầu kinh doanh, các thành viên trong nhóm sẽ đóng góp, nếu thiếu sẽ vay thêm của người thân. - Trong quá trình kinh doanh, chúng em sẽ nghiên cứu, tìm hiểu để có thể chế biến các món ăn từ hoa khô đối với các loài hoa chỉ có theo mùa và phát triển nhiều hơn các món ăn. 1.3. Opportunities-Cơ hội - Nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao - Cửa hàng sẽ được đặt tại đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu giấy. Đây là nơi đông dân, có nhiều văn phòng, công ty. - Trên thị trường chưa có nhiều các cửa hàng cung cấp các món ăn về hoa 11 Những cơ hội trên sẽ tạo cho cửa hàng khả năng chiếm lĩnh thị phần và tăng doanh thu. Trong kế hoạch dài hạn sẽ tạo ra một chuỗi các cửa hàng cung cấp các món ăn về hoa. 1.4.Threatens-Nguy cơ - Các món ăn về hoa là những sản phẩm mới, đặc biệt các món ăn được chế biến từ hoa hồng, hoa đào hay hoa ban,… là những món rất lạ nên nhiều khách hàng còn nghi ngại về độ an toàn, mức dinh dưỡng và việc bị dị ứng khi dùng sản phẩm - Lĩnh vực ăn uống có nhiều hàng hóa thay thế như cơm chay, các quán ăn nhanh,… - Nhà cung cấp còn nhỏ lẻ, chưa có khu quy hoạch trồng hoa phục vụ cho chế biến các món ăn. 2. MÔ TẢ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Khách hàng có thể lựa chọn các món ăn theo thực đơn hoặc cơm xuất. Tất cả các món ăn cửa hàng cung cấp đều được chế biến từ hoa đảm bảo đủ dinh dưỡng và hấp dẫn. Ngoài sản phẩm hấp dẫn, cửa hàng còn có đội ngũ nhân viên nhiệt tình. Khách hàng sẽ được tư vấn về mức độ dinh dưỡng có trong mỗi món ăn => Đảm bảo đem đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. 3.MÔ TẢ HÌNH THỨC KINH DOANH Với quy mô vốn ban đầu còn nhỏ, và mới thâm nhập vào thị trường nên chúng em lựa chọn hình thức kinh doanh là quán ăn với tên quán là: “Cơm hoa quán”. Số vốn ban đầu là vốn góp của các thành viên trong nhóm Quán ăn có tổng diện tích là: 40m2 +Diện tích bếp: 12m2 +Diện tích cửa hàng: 28m2 Với 28 m2 diện tích cửa hàng sẽ sắp xếp được 10 bộ bàn ghế, mỗi bộ có 1 bàn và 4 ghế. 12 Cửa hàng sẽ được bày trí để tạo không gian thoáng mát và thư giãn cho khách hàng. 4.MÔ TẢ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH - Cửa hàng Nằm trên đường Nguyễn Phong Sắc-Quận Cầu Giấy. Đây là khu vực nhiều công ty, nhiều trường đại học, đông dân - Xu hướng phát triển đô thị của Hà Nội là mở rộng ra khu vực này và lân cận - Gần nguồn nguyên liệu: Các làng hoa như làng hoa Quảng Bá,… IV. CÁC KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT 1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC-NHÂN SỰ Cơ cấu bộ máy tổ chức Phân công, bố trí nhân sự STT Bộ phận Nhân sự Nhiệm vụ Chức vụ Số người 1 Quản lý Quản lý 01 - Lập kế hoạch, định hướng, xây dựng chiến lược phát triển của cửa hàng - Quản lý, điều phối, giải quyết công việc hàng ngày -Theo dõi thu chi hàng ngày 2 Sản xuất Bếp trưởng 01 Quản lý nguyên vật liệu, chế biến Quản lý Sản xuất Phục vụ Bảo vệ 13 món ăn, nghiên cứu món ăn mới Phụ bếp 01 Thực hiện các công đoạn chuẩn bị, vệ sinh phòng bếp, các dụng cụ nấu ăn 3 Phục vụ Bồi bàn 02 - Phục vụ khách hàng, bưng bê đồ ăn, vệ sinh cửa hàng - Giao hàng nếu có đơn đặt hàng 4 Bảo vệ Bảo vệ 01 Trông xe, trông coi cửa hàng 2.KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 2.1. Kế hoạch vốn và cơ sở vật chất Khoản mục Giá trị (VND) Vốn đầu tư ban đầu 47.600.000 Vốn hoạt động kinh doanh 70.800.000 Vốn dự phòng 11.600.000 Tổng 130.000.000 Phương án huy động: Các thành viên trong nhóm đóng góp 13.000.000 VNĐ/Người 2.2 Kế hoạch chi phí Chi phí đầu tư ban đầu STT Khoản mục Giá trị(VNĐ) 1 Giấy phép đăng ký kinh doanh, thương hiệu 2.000.000 2 Sửa, trang trí cửa hàng,biển hiệu 5.000.000 14 3 Đầu tư dụng cụ nấu bếp, bát đũa 15.000.000 4 Đầu tư bàn ghế 20.000.000 5 Điện thoại 200.000 6 Đồng phục nhân viên 400.000 7 Chi phí quảng cáo 5.000.000 Tổng 47.600.000 Chi phí thường xuyên hàng tháng STT Khoản mục Giá trị(VNĐ) 1 Thuê cửa hàng 8.000.000 2 Tiền lương 11.500.000 3 Ăn trưa nhân viên 1.800.000 4 Điện, nước, ga, điện thoại 4.000.000 5 Tăm, giấy ăn 500.000 6 Quảng cáo 2.000.000 7 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới 2.000.000 8 Chi phí khác 1.000.000 Tổng 30.800.000 Chi phí nguyên vật liệu hàng tháng (đơn vị: VND ) Tháng Chi phí nguyên vật liệu 1 32.000.000 2 32.000.000 3 29.000.000 4 30.000.000 15 5 31.000.000 6 40.000.000 7 45.000.000 8 45.000.000 9 47.000.000 10 33.000.000 11 37.000.000 12 34.000.000 2.3.Kế hoạch doanh thu Doanh thu dựa trên khả năng cung ứng của cửa hàng Ước tính doanh thu hàng tháng Tháng Doanh thu 1 73.000.000 2 75.000.000 3 76.000.000 4 80.000.000 5 80.000.000 6 92.000.000 7 95.000.000 Dự tính doanh thu/1 tháng - Lượt khách/1bàn/1 ngày: 10 lượt khách - Doanh thu TB/1 lượt khách: 30.000 VNĐ - Số lượng bàn: 10 bàn - Số ngày: 30 ngày => Doanh thu/1 tháng: 10*30.000*10*30=90.000.000 16 8 95.000.000 9 100.000.000 10 80.000.000 11 85.000.000 12 80.000.000 2.4.Kế hoạch lợi nhuận Ước tính lợi nhuận hàng tháng Chỉ tiêu Tháng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Thường xuyên hàng tháng Nguyên vật liệu 1 73.000.000 30.800.000 32.000.000 10.200.000 2 75.000.000 30.800.000 32.000.000 12.200.000 3 76.000.000 30.800.000 29.000.000 16.200.000 4 80.000.000 30.800.000 30.000.000 19.200.000 5 80.000.000 30.800.000 31.000.000 18.200.000 6 92.000.000 30.800.000 40.000.000 21.200.000 7 95.000.000 30.800.000 45.000.000 19.200.000 8 95.000.000 30.800.000 45.000.000 19.200.000 9 100.000.000 30.800.000 47.000.000 22.200.000 10 80.000.000 30.800.000 33.000.000 16.200.000 11 85.000.000 30.800.000 37.000.000 17.200.000 12 80.000.000 30.800.000 34.000.000 15.200.000 17 Doanh thu và chi phí nguyên vật liệu được ước tính dựa trên cơ sở: - Giá của các loài hoa thay đổi theo mùa - Trong những tháng đầu mới thành lập cửa hàng, khách hàng chưa biết nhiều, và còn có sự nghi ngại về sản phẩm mới - Quý 2 và 3 doanh thu tăng mạnh vì đây là giai đoạn mùa hè, có rất nhiều loại hoa và khách hàng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn - Quý 1 và 4 khách hàng có xu hướng tiêu dùng ít hơn vì giai đoạn này có nhiều dịp lễ tết, người tiêu dùng có xu hướng đi du lịch. - Ngoài ra còn một số lý do khách như thời tiết, sự cạnh tranh,… 3. KẾ HOẠCH MARKETING 3.1.Product-sản phẩm MARKETING-MIX 18 - Khi mới thâm nhập vào thị trường: Chúng em đưa ra các món ăn được chế biến từ các loài hoa quen thuộc, gần gũi để tạo sự chấp nhận của khách hàng. - Tất cả các món ăn đểu phải được chế biến từ nguyên liệu chính là hoa => xây dựng thương hiệu cho cửa hàng - Đưa ra một số sản phẩm được chế biến từ các loài hoa đặc biệt như hoa hồng, hoa lục bình,… - Nghiên cứu mở rộng các món ăn bằng cách nhập các loài hoa của các vùng miền khác và nhập hoa nước ngoài 3.2.Price-giá Kết quả nghiên cứu khách hàng Từ những nghiên cứu khách hàng và dựa trên việc tính toán giá thành thực tế, mức giá dự kiến ban đầu là: - Giá của 1 món ăn: 15.000-25.000 đồng - Giá của 1 xuất cơm: 35.000-40.000 đồng 3.3.Place-phân phối hàng hóa - Giai đoạn đầu: Tập trung vào khách hàng khu vực quận Cầu Giấy - Giao hàng đến tận nơi trong phạm vi bán kính 5km, với các phiếu đặt hàng có trị giá từ 50.000 VND trở lên. Giá hợp lý của 1 món ăn làm từ hoa giá khác 3% 15k- 20k 38% 20k- 25k 51% 10k-