Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đềxã hội có tính
chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Việt Nam trong quá trình
chuyển sang nền kinh tếthịtrường có sự điều tiết của nhà nước đã đạt được
những kết quảnhất định trong phát triển kinh tếnhư: tốc độtăng trưởng kinh tế
cao trong một sốnăm, giải quyết tốt vấn đềvềlương thực.Tuy nhiên Việt Nam
cũng còn phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển.
Một trong những thách thức đó là tỷlệthất nghiệp cao, nhu cầu vềviệc làm đang
tạo lên sức ép to lớn đối với nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó việc chăm lo giải quyết việc làm đã trởthành nhiệm vụcơ
bản và cấp bách, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội phải
quan tâm.Chính vì vậy, việc xây dựng kếhoạch giải quyết việc làm là nhiệm vụ
hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là một bộphận quan trọng trong kếhoạch
phát triển kinh tếxã hội. Nó hỗtrợ, thúc đẩy, xây dựng các kếhoạch bộphận
khác trong tổng thểhệthống kếhoạch hoá quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta có được vịthếmới trên
trường quốc tế.
Qua bài viết này em muốn được tiếp cận sâu hơn vềvấn đềnày, góp
phần nhỏbé vào việc giải quyết việc làm cho đất nước.
Kết cấu của đềtài gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung vềkếhoạch giải quyết việc làm.
Chương II: Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm
đầu của kếhoạch 5 năm 2001-2005
Chương III: Các giải pháp chủyếu đểthực hiện kếhoạch lao động việc làm
thời kỳ2004-2005
32 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kế hoạch giải quyết việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN: " KẾ HOẠCH GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM "
Đề án môn học
LỜI NÓI ĐẦU
Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính
chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Việt Nam trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã đạt được
những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao trong một số năm, giải quyết tốt vấn đề về lương thực...Tuy nhiên Việt Nam
cũng còn phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển.
Một trong những thách thức đó là tỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu về việc làm đang
tạo lên sức ép to lớn đối với nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó việc chăm lo giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ
bản và cấp bách, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội phải
quan tâm.Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm là nhiệm vụ
hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội. Nó hỗ trợ, thúc đẩy, xây dựng các kế hoạch bộ phận
khác trong tổng thể hệ thống kế hoạch hoá quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta có được vị thế mới trên
trường quốc tế.
Qua bài viết này em muốn được tiếp cận sâu hơn về vấn đề này, góp
phần nhỏ bé vào việc giải quyết việc làm cho đất nước.
Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về kế hoạch giải quyết việc làm.
Chương II: Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm
đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005
Chương III: Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch lao động việc làm
thời kỳ 2004-2005
Kế hoạch 42B 1
Đề án môn học
Phần I : Lý luận chung về kế hoạch giải quyết việc làm
I . Một số khái niệm
1. Lao động .
Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động là hành động
diễn ra giữa con người và giới tự nhiên. Trong quá trình lao động, con người
vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác
động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi
những vật chất đó, làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Lao
động chính là việc sử dụng sức lao động. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất
hoạt động trong quá trình lao động. Nó tác động và đưa các tư liệu lao động
vào hoạt động để tạo ra sản phẩm. Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm ba
thành phần hợp thành (người lao động, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng
hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầu của sản xuất.
2. Lực lượng lao động
Dân số trong độ tuổi lao động của một nước thường được chia làm hai bộ
phận là: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt kinh tế.
Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượng lao
động là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc, hoặc không có
việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Như vậy, lực lượng lao động trong độ
tuổi lao bao gồm số người có việc làm và số người thất nghiệp là những người
không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc.
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác trong độ
tuổi lao động không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp. Bộ phận này
bao gồm: những người không có khả năng làm việc do tàn tật ốm đau, mất
sức kéo dài; những người chỉ làm việc nội trợ của chính gia đình mình và
được trả công; học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động; những nguời không
hoạt động kinh tế vì những lí do khác.
Kế hoạch 42B 2
Đề án môn học
3. Việc làm.
Có ý kiến cho rằng, việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa
sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của
cải vật chất và tinh thần của xã hội. Như vậy theo quan điểm này khi và chỉ
khi có sự phù hợp về số lượng của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất
thì ở đó có việc làm. Với cách hiểu việc làm như khái niệm trên thì chưa thật
toàn diện. Bởi vì còn một yếu tố thư ba rất quan trọng đó là điều kiện lao
động. Nếu điêù kiện lao động không đảm bảo thì qúa trình lao động cũng
không thể diễn ra được .
Vì vậy, trong điều 13 Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam nêu rõ : “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật
cấm đều đuợc thừa nhận là việc làm.” Các hoạt động được xác định là việc
làm bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng tiền hặc hiện vật ;
công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình
mình nhưng không được trả công cho công việc đó.
Người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động
kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra : đang có việc làm để nhận tiền công ,
tiền lương; đang làm việc nhưng không được hưởng tiền trong các công việc
kinh doanh của hộ gia đình mình hoặc đã có công việc trước đó song tuần lễ
trước điều tra tạm thời nghỉ việc sau đó sẽ tiếp tục làm việc.
4. Thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng có sự tách rời , không phù hợp giữa sức lao động
với tư liệu sản xuất mà sức lao động lại gắn với từng con người cụ thể vì thế
nên người thất nghiệp là người không có phương tiện để sản xuất và đang
muốn tìm việc làm.
Trong cuộc tổng điều tra thực trạng lao động và việc làm năm 1996, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội đã quy định như sau : “Người thất nghiệp là
người từ độ tuổi từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong
thời kì điều tra không có vệc làm nhưng có nhu cầu tìm việc.”
Kế hoạch 42B 3
Đề án môn học
5. Kế hoạch việc làm
Kế hoạch việc làm là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh
tế xã hội, nó xác định tổng quy mô, cơ cấu và chất lượng của bộ phận dân số
hoạt động kinh tế cần có trong thời kì kế hoạch; xác định một số chỉ tiêu xã
hội của lao động như : nhu cầu làm việ mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm
đồng thời đưa ra các chính sách cần thiết nhằm khai thác, huy động và sử
dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lao động.
Trong hệ thống kế hoạch hoá quốc gia, kế hoạch hoá việc làm có ý nghĩa đặc
biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và kế hoạch mục tiêu. Là
kế hoạch biện pháp, kế hoạch việc làm nhằm vào mục tiêu tăng trưởng, kế
hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, tạo điều
kiện về việc làm để thực hiện mục tiêu này. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch
việc làm bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội như: giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế thất
nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
II.Vai trò của kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội
1. Vai trò của kế hoạch
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính chất đa thành phần sở hữu, nó tác
động mạnh mẽ tới mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội . Trong nền kinh
tế này kế hoạch thể hiện ý thức của chính phủ để đạt được tăng trưởng kinh tế
nhanh với mức việc làm cao và ổn định giá cả thông qua chính sách tài khoá
và tiền tệ. Có kế hoạch sẽ giúp phủ ngăn chặn được sự mất ổn định của nền
kinh tế, giúp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Thông qua kế hoạch trực
tiếp, chính phủ sử dụng có cân nhắc nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để
thực hiện dự án đầu tư và để huy động, chuyển các nguồn lực khan hiếm vào
các lĩnh vực có thể mong đợi là đóng góp lớn nhất vào việc thực hiện mục
tiêu kinh tế lâu dài. Kế hoạch gián tiếp giúp chính phủ đưa ra các chính sách
Kế hoạch 42B 4
Đề án môn học
để kích thích và hướng dẫn kiểm soát các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả
nhất.
2. Vai trò của kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch quốc gia
2.1. Kế hoạch việc làm là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Kế hoạch việc làm là bộ phận rất quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát
triển nền kinh tế quốc dân. Để thực hiên các mục tiêu phát triển không những
cần phải đảm bảo các nguồn lực về tài chính mà còn cả các nguồn lực về con
người (lao động). Kế hoạch giải quyết việc làm nhằm xác định nhu cầu về
nguồn lao động trong tương lai. Nhu cầu sử dụng lao động có sự khác biệt rất
lớn về kỹ năng, kiến thức, giới tính, lứa tuổi và phụ thuộc vào mức trả công
lao động. Không giống như nguồn lực về tài chính, nguồn lao động không
phải lúc nào cũng sử dụng được ngay. Một trong những nội dung rất quan
trọng của kế hoạch việc làm là phải bao gồm kế hoạch về đào tạo và kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực.
Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, kế hoạch giải quyết việc làm có vai
trò khác nhau. Trong thời kỳ những năm 60, kế hoạch giải quyết việc làm chỉ
được xem như là một trong những biện pháp để có số lao động cần thiết hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ trước mắt mà không chú trọng đến xu
hướng và các biện pháp phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Đa số các
nỗ lực của nhà hoạch định chính sách chỉ tập trung xây dựng chiến lược lao
động kèm theo. Từ những năm 80 đến nay, kế hoạch giải quyết việc làm được
đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động việc làm với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của đất nước trên tầm vĩ mô. Trong trường hợp này,
kế hoạch giải quyết việc làm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là điều
kiện tiên quyết của các chiến lược phát triển kinh tế.
2.2. Kế hoạch việc làm có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch tăng trưởng
kinh tế, kế hoạch vốn đầu tư và kế hoạch nguồn lao động.
2.2.1. Kế hoạch việc làm và kế hoạch tăng trưởng kinh tế
Kế hoạch 42B 5
Đề án môn học
Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch tăng trưởng kinh
tế là bộ phận quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết
định sự phát triển của đất nước. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ
sở để xác định các kế hoạch mục tiêu quan trọng khác trong đó có cả kế hoạch
việc làm. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng còn sử dụng làm cơ sở cho
việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xây dựng các cân dối chủ yếu
cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua
lại với kế hoạch giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý
luận, nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết được việc
làm cho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra. Vì vậy,
thông thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thường
phải gắn liền với thực trạng của nền kinh tế. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng
trưởng kinh tế phải xác định các mục tiêu về việc làm và tìm ra các giải pháp,
chính sách thực hiện.
2.2.2. Kế hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầu tư
Lao động và vốn đầu tư là hai yếu tố nguồn lực chủ yếu của tăng trưởng kinh
tế. Vốn đầu tư giúp bù đắp tài sản cố định, đảm bảo yêu cầu mở rộng quy mô,
dung lượng của nền kinh tế và yêu cầu cải tiến, hiện đại hoá phù hợp với yêu
cầu của sự phát triển. Nó còn giúp cho các nhà đầu tư tăng, giảm mức dự trữ
hàng hoá tồn kho theo sự biến động của giá cả. Kế hoạch khối lượng vốn đầu
tư là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển, nó xác định quy mô cơ
cấu tổng nhu cầu đầu tư xã hội cần có và cân đối các nguồn bảo đảm nhằm
thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.
Có việc làm là một trong những điều kiện hình thành quá trình lao động, cũng
là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Có việc làm là điều
kiện tiền đề cơ bản khiến người lao động có tư liệu tiêu dùng, từ đó bắt đầu
quá trình tiêu dùng, đây là biện pháp mưu sinh của người lao động. Lưu
chuyển sức lao động là yêu cầu tất yếu của xã hội hoá nền sản xuất lớn, là
điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá. Quá trình đầu tư về khoa học
Kế hoạch 42B 6
Đề án môn học
công nghệ gia tăng góp phần không ngừng nâng cao trình độ sức sản xuất kết
cấu sản phẩm, tất nhiên đòi hỏi phải có sự lưu chuyển tương ứng sức lao
động. Ngoài ra, sự diễn biến của kết cấu tự thân sức lao động cũng là một
nhân tố không thể bỏ qua. Vì vậy đảm bảo việc làm cho người lao động đồng
thời phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất đó là yêu cầu cơ bản của kế
hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầu tư trong quá trình thực hiện kế hoạch
tăng trưởng kinh tế.
2.2.3. Kế hoạch việc làm và kế hoạch nguồn lao động
Kế hoạch việc làm chủ động đặt ra yêu cầu cần thiết cho kế hoạch nguồn lao
động. Từ nguồn lực lao động sẵn có xác định khả năng hiện tại về việc làm
cho người lao động để quyết định xây dựng các kế hoạch biện pháp khác
trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp. Kế hoạch việc
làm chủ động đưa ra các chính sách, giải pháp để phát triển nguồn lao động
đất nước.
Căn cứ vào số lao động có việc làm ở kỳ kế hoạch là cơ sở để đảm bảo đời
sống vật chất, tinh thần, môi trường xã hội, thu nhập bình quân đầu người...
Người lao động có việc làm thì đời sống của họ được nâng cao. Vấn đề quan
trọng là việc làm đó có phù hợp với nguyện vọng, khả năng người lao động,
có phát huy sáng tạo đem lại thu nhập cho người lao động hay không? Sự lựa
chọn từ cả hai phía người lao động và người sử dụng lao động, vì mục tiêu
hiệu quả sẽ đưa đến khả năng tăng nhanh hiệu quả toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Như vậy kế hoạch giải quyết việc làm là bộ phận kế hoạch biện pháp quan
trọng của kế hoạch nguồn lao động.
Tóm lại, bên cạch việc thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm cần kết hợp với
kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch nguồn lao động
để có một bức tranh hoàn thiện về phát triển kinh tế xã hội.
Kế hoạch 42B 7
Đề án môn học
Phần II : Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm
trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005
I.Quan điểm của đảng và nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc
làm
Trong thời kỳ kế hoạch 10 năm 2001-2010, quan điểm của Đảng và nhà nước
Việt Nam về việc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam
là đặt con người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân
và cả cộng đồng dân tộc; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển
văn hoá xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, coi
phát triển kinh tế là cơ sở, là phương tiện và tiền đề để thực hiện các chính
sách xẫ hội, vừa là động lực, vừa tạo sự ổn định về chính trị xã hội làm cơ sở
cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững.
Từ quan điểm giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước và chỉ làm việc
trong hai thành phần kinh tế cơ bản: Quốc doanh và Hợp tác xã trong thời kỳ
kế hoạch hoá tập trung, thì nay quan điểm của Đảng và Nhà nước ta có nhận
thức hoàn toàn mới: Cùng với Nhà nước, mỗi công dân, mỗi gia đình, mỗi tổ
chức đều có thể và được phép tạo mở việc làm, được làm việc trong các thành
phần kinh tế bao gồm mọi hình thức tổ chức kinh doanh từ các doanh nghiệp
lớn đến các loại quy mô vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, các hoạt động trong
khu vực phi kết cấu.
Nhà nước có định hướng rõ ràng chính sách phát triển nguồn nhân lực. Sự
phát triển nhanh và bền vững phải bao trùm mọi mặt đời sống xã hội trong đó
kinh tế là trung tâm, tăng trưởng kinh tế phải gắn với thực hiện công bằng và
tiến bộ xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là
một trọng điểm trong thập kỷ tới, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá khai
thác phát triển lợi thế về điều kiện sinh thái phù hợp với nhu cầu thị trường
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử
dụng thời gian lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Phát
Kế hoạch 42B 8
Đề án môn học
huy trí tuệ con người thông qua phát triển giáo dục đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của cả nước và khu vực, đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự nghiệp đổi mới, hội
nhập quốc tế.
II. Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm của kế hoạch
5 năm 2001-2005 ở Việt Nam
1/Mục tiêu
a.Mục tiêu cơ bản lâu dài :tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao
động có khả năng lao động có yêu cầu việc làm. Thực hiện các biện pháp để
trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm có
đủ việc làm, đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượng yếu thế trong
thị trường lao động. Thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm cho người
lao động, nhằm từng bước nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải
thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
b. Mục tiêu cụ thể : mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu lao động có chỗ làm
việc,giải quyết việc làm mới cho 7,5 triệu lao động , giảm tỉ lệ thất nghiệp ở
thành thị xuống 5,4% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên
80% vào năm 2005. Đạt cơ cấu lao động nông nghiệp 56%, công nghệp và
xây dựng 21%, dịch vụ 23% vào năm 2005. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt
30% ( trong đó đào tạo nghề là 18,6% ) vào năm 2005. Tốc độ tăng năng suất
lao động xã hội 45%/ năm.
2/Phương hướng
2.1. Thực hiện sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng việc làm thu
hút lao động với những nét đặc trưng chủ yếu sau:
Ở khu vực nông thôn: Thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn làm cơ
sở cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao
động ở nông thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách hỗ trợ xây
dựng các công trìmh cấu trúc hạ tầng: cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc,
Kế hoạch 42B 9
Đề án môn học
các trung tâm thương mại dịch vụ... khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo
việc làm ngay tại quê hương mình. Ngoài ra, khuyến khích phát triển các
ngành nghề đặc biệt là những ngành nghề truyền thống nhằm thu hút lao động
nhàn rỗi ở nông thôn.
Ở khu vực thành thị: Phát triển những ngành công nghiệp có khả năng phát
huy lợi thế cạnh tranh để hướng xuất khẩu, những ngành công nghiệp đòi hỏi
phải sử dụng lao động có chất lượng chuyên môn cao. Tăng tỉ trọng của các
khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông
nghiệp nhằm tạo cơ cấu của một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc
làm mới và thu hút ngày càng nhiều lao động.
2.2. Cải tiến và đổi mới cơ cấu đầu tư
Sử dụng nguồn vốn đầu tư của khu vực Nhà nước theo hướng chủ yếu dành
để xây dựng cấu trúc hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần
kinh tế khác đầu tư phát triển vào các khu vực, các ngành kinh tế có khả năng
tạo thêm được nhiều chỗ làm việc hơn, khả năng sinh lời và quay vòng vốn
nhanh hơn.
Tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt ở nông
thôn trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Chuẩn bị tốt các điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực kết hợp với
đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại cởi mở, thông thoáng. Tập trung và đổi mới
công nghệ, nâng cao kỹ năng lao động, hình thành và phát triển các ngành
nghề chế biến nhằm tăng quy mô, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế
biến, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu
nhưng cần tập trung vào các sản phẩm có dung lượng lớn như: dệt may, giày
dép, chế biến lương thực thực phẩm, gia công cơ khí điện tử... tìm kiếm và
mở rộng thị trường đồng thời làm tốt các công tác đào tạo nghề để đẩy mạnh
xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Kế hoạch 42B 10
Đề án môn học
III. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2003
Tổng số lao động có việc làm mới trong 2 năm 2001-2002 là 2,82 triệu
người,đạt 101,4% kế hoạch,trong đó các chương trình phát triển kinh tế xã
hội thu hút 2,064 triệu người(bằng 22,8%) Xuất khẩu lao động đạt 8,2 vạn
người (bằng 3,9%)so với tổng số chỗ làm việc mới .
Hệ thống các trung tâm dịch vụ làm hàng năm đã tư vấn nghề và tư vấn đào
tạo cho 30 vạn lượt người ,đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho 10 vạn người
,giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 8 vạn người .Vốn vay giải
quyết việc làm thông qua hệ thống kho bạc