Đểthực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế, thì vấn đềquan trọng nhất là phải cần có vốn.
Vốn có hai loại chủyếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài.
Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đềthu hút vốn nước ngoài đểthúc
đẩy tăng trưởng kinh tếlà yếu tốvô cùng quan trọng và được nhiều nước quan
tâm, trong đó có nước ta.
Trong thời đại ngày nay, xu hướng hoà nhập, liên kết giữa các nước trên
thếgiới ngày càng cao.Do đó trong hợp tác đầu tưquốc tếthường có nhiều
nguồn vốn khác nhau. Nhìn chung, vốn nước ngoài đầu tưvào trong nước bằng
hai con đưòng chính là đường công cộng và đường tưnhân hoặc thương mại.
Hình thức đầu tưquôc tếchủyếu là đầu tưtrực tiếp (FDI: Foreign Direct
Investment); đầu tưqua thịtrường chứng khoán;cho vay của các định chếkinh tế
và ngân hàng nước ngoài (vay thương mại) và nguồn viện trợphát triển chính
thức (ODA).
Trong đềán môn học này,em xin đi vào vấn đềtrọng tâm là:
“Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài ởmột sốnước
và vận dụng vào Việt Nam”
50 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN: “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào
Việt Nam”
LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế, thì vấn đề quan trọng nhất là phải cần có vốn.
Vốn có hai loại chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài.
Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đề thu hút vốn nước ngoài để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng và được nhiều nước quan
tâm, trong đó có nước ta.
Trong thời đại ngày nay, xu hướng hoà nhập, liên kết giữa các nước trên
thế giới ngày càng cao.Do đó trong hợp tác đầu tư quốc tế thường có nhiều
nguồn vốn khác nhau. Nhìn chung, vốn nước ngoài đầu tư vào trong nước bằng
hai con đưòng chính là đường công cộng và đường tư nhân hoặc thương mại.
Hình thức đầu tư quôc tế chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct
Investment); đầu tư qua thị trường chứng khoán;cho vay của các định chế kinh tế
và ngân hàng nước ngoài (vay thương mại) và nguồn viện trợ phát triển chính
thức (ODA).
Trong đề án môn học này,em xin đi vào vấn đề trọng tâm là:
“Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước
và vận dụng vào Việt Nam”
Trong quá trình thực hiện đề án nay,em đã được sự góp ý và chỉ bảo tận
tình của GS.TS Nguyễn Thành Độ. Tuy nhiên vì còn giới hạn về kiến thức
cũng như thời gian nên bài viết này của em không tránh được thiếu sót. Kính
mong sự góp ý của thầy!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Đỗ văn Thắng
1
CHƯƠNG I:
Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI:Foreign Direct Investment)
I. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế.
1.1 Quan điểm của Lê Nin và các nhà kinh tế về FDI.
1.1.1 Quan điểm của Lê Nin về FDI
Theo Lê Nin, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, đặc điểm của chủ nghĩa tư
bản là xuất khẩu hàng hoá, còn trong giai đoạn hiện đại là xuất khẩu tư bản. Ông
cho rằng: xuất khẩu tư bản là một đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện
đại. Do tư bản tài chính trong quá trình phát triển đã xuất hiện hiện tượng “ tư
bản thừa “, thừa so vơí tỉ suất lợi nhuận thấp nếu phải đầu tư trong nước, còn
nếu đầu tư ra bên ngoài thì tỉ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Theo ông: “Chừng nào
chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa không phải dùng để
nâng cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như thế sẽ làm giảm bớt
lợi nhuận của bọn tư bản- mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư
bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợi
nhuận thường cao vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ,
nguyên liệu rẻ”(1) . Xuất khẩu tư bản có ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư của các
nước xuất khẩu tư bản, nhưng lại giúp cho những tổ chức độc quyền thu được
lợi nhuận cao ở nước ngoài. Ngoài ra xuất khẩu tư bản còn bảo vệ chế độ chính
trị ở các nước nhập khẩu tư bản và ít nhiều có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh
tế, kỹ thuật. Nhưng thực tế nhân dân ở các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột
nhiều hơn, sự lệ thuộc về kinh tế và kỹ thuật tăng lên và từ đó sự phụ thuộc về
chính trị là khó tránh khỏi.
Lê Nin cho rằng : “ Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó trong những nước đã
được đầu tư . Cho nên nếu trên một mức độ nào đó việc xuất khẩu có thể gây ra
một sự ngưng trệ nào đó trong sự phát triển của các nước xuất khẩu tư bản..”(2)
1.1.2 Quan điểm của Samuelson về thu hút FDI
Samuelson cho rằng đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, mức thu
nhập thấp chỉ đủ sống ở mức tối thiểu do đó khả năng tích luỹ vốn hạn chế. Điều
đó được thể hiện trong lý thuyết “ cái vòng luẩn quẩn “ và “cú huých từ bên
ngoài”. Mặt khác ông cho rằng ,ở các nước đang phát
(1) V.I.LêNin: toàn tập, “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”,Nxb tiến bộ,
Matxcơva,1980,t27,tr456.
(2) Sđd, tr459.
2
triển, nguồn nhân lực đang bị hạn chế bởi tuổi thọ và dân chí thấp; tài nguyên
khan hiếm; kỹ thuật lạc hậu và gặp phải trở ngại trong việc kết hợp chúng.Do
vậy ở nhiều nước đang phát triển ngày càng khó khăn và tăng “cái vòng luẩn
quẩn”.Từ đó theo Samuelson: để phát triển kinh tế phải có “ cú huých từ bên
ngoài nhằm phá vỡ cái vòng luẩn quẩn “ . Đó là phải có đầu tư của nước ngoài
vào các nước đang phát triển.
1.1.3 Quan điểm của R.Nurke về FDI.
R.Nurke đã lấy vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói làm lý luận tạo vốn: xét
về lượng cung ,người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ
thu nhập thực tế thấp, mức thu nhập thấp phản ánh năng suất lao động thấp , đến
lượt mình năng suất lao động thấp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra.
Thiếu tư bản lại là kết quả của khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại.Và thế là cái vòng
được khép kín. Trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói đó, nguyên nhân cơ
bản là thiếu vốn. Do vậy, mở của cho đầu tư trực tiếp nước ngoài được ông
xem là giải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển. Theo ông , mở
cửa cho FDI có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có thể vươn đến
những thị trường mới cũng như khuyến khích việc mở rộng kỹ thuật hiện đại và
những phương pháp quản lý có hiệu quả .FDI giúp cho các nước đang phát triển
tránh được những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ.
Các nước có thu nhập thấp được chuyên môn hoá sản xuất nguyên liệu và thực
phẩm xuất khẩu, được chuyên môn hoá dựa trên nguyên tắc bât di bất dịch của
lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế , dù rằng FDI trước hết cho lợi ích các
nước xuất khẩu vốn chứ không phải của các nước nhận vốn , thế nhưng mở cửa
vẫn còn hơn là đóng cửa. R.Nurke cho rằng ,FDI mang lại lợi ích chung cho cả
hai bên , dù chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể làm khác được vì
nó là đòi hỏi tự nhiên , tất yếu của quá trình vận động thị trường
1.2 Bản chất của FDI.
Sự phát triển của đầu tư trực tíêp nước ngoài được quy đinh hoàn toàn bởi
quy luật kinh tế khách quan với những điều kiện cần và đủ chín muồi nhất định .
Sự thay đổi thái độ từ ban đầu là “chống lại” qua “chấp nhận” đến “hoan
nghênh” , đầu tư trực tíêp nước ngoài có thể xem là yếu tố tác động làm tạo ra
những bước thay đổi nhận thức theo hướng ngày càng đúng hơn và chủ động
hơn của con người đối với quy luật kinh tế khách quan về sự phát triển sức sản
xuất xã hội và phân công lao động xã hội đang mở ra một cach thực tế trên quy
mô quốc tế.Xu hướng này có ý nghĩa quyết định trong viêc chi phối các biểu
hịên khác nhau cuả đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành nên các dòng lưu chuyển vốn chủ
yếu:Dòng vốn từ các nước đang phát triển đổ vào các nước đang phát triển;
dòng vốn lưu chuyển trong nội bộ các nước phat triển.Sự lưu chuyển của các
dòng vốn diễn ra dưới nhiều hinh thức như : Tài trợ phát triển chính thức (gồm
viện trợ phát triển chính thức ODA và các hình thức khác),nguồn vay tư
3
nhân(tín dụng từ các ngân hàng thương mại) và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mỗi
nguồn vốn có đặc điểm riêng của nó.
Nguồn tài trợ phát triển chính thức là nguồn vốn do các tổ chức quốc tế,
chính phủ( hoặc cơ quan đại diện chính phủ) cung cấp. Loại vốn này có ưu điểm
là có sự ưu đãi nhất định về lãi suất, khối lượng cho vay lớn và thời hạn vay
tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển, trong loại vốn này đã giành
một lượng vốn chủ yếu cho vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, đây là
nguồn vốn có nhiều ưu đãi, trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại,
chiếm khoảng 25% tổng số vốn. Tuy vậy không phải khoản ODA nào cũng dễ
dàng, nhất là loại vốn do các chính phủ cung cấp, nó thường gắn với những
rằng buộc nào đó về chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí cả về quân sự.
Nguồn vay tư nhân: Đây là nguồn vốn không có những rằng buộc như
vốn ODA, tuy nhiên đây là loại vốn có thủ tục vay rất khắt khe, mức lãi suất
cao, thời hạn trả nợ rất nghiêm ngặt.
Nhìn chung sử dụng hai loại vốn trên đều để lại cho nền kinh tế các nước
đi vay gánh nặng nợ nần – một trong những yếu tố chứa đựng tiềm ẩn nguy cơ
dẫn đến khủng hoảng, nhất là khủng hoảng về tiền tệ.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại,đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại vốn
có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vốn kể trên. Nhất là đối với các nước đang
phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp thì hiệu quả càng
rõ rệt.
Về bản chất , FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên la nhà đầu tư và một
bên khác là nước nhận đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư:
Khi quá trình tích tụ tập trung vốn đạt tới trình độ mà “mảnh đất” sản xuất kinh
doanh truyền thống của họ đã trở nên chật hẹp đến mức cản trở khả năng hiệu
quả của đầu tư , nơi mà ở đó nếu đầu tư vào thì họ sẽ thu được lợi nhuận như
mong muốn . Trong khi ở một số quốc gia khác lại xuất hiện nhiều lợi thế mà họ
có thể khai thác để thu lợi nhuận cao hơn nơi mà họ đang đầu tư .Có thể nói đây
chính là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn của mình đầu tư
vào nước khác.Hay nói cách khác ,việc tìm kiếm , theo đuổi lợi nhuận cao hơn
và bảo toàn độc quyền hay lợi thế cạnh tranh là bản chất , là động cơ , là mục
tiêu cơ bản xuyên suốt của các nhà đầu tư .Đầu tư ra nước ngoài là phương thức
giải quyết có hiệu quả. Đây là loại hình mà bản thân nó rất có khả năng để thực
hiện việc kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản phẩm” , “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” mà vẫn
giữ được độc quyền kỹ thuật ,dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài mà
không bị cản trở bởi các rào chắn.
Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như giá nhân công rẻ của
nước nhận đầu tư…Phải nói rằng,đầu tư trực tiếp nước ngoài là “lối thoát lý
tưởng”trươc súc ép xảy ra “sự bùng nổ phá sản”do những mâu thuẫn tất yếu của
quá trình phat triển. Ta nói nó là lý tưởng vì chính lối thoát này đã tạo cho các
nhà đầu tư tiếp tục thu lợi và phát triển , có khi còn phát triển với tốc độ cao
4
hơn. Thậm chí khi nước nhận đàu tư có sự thay đổi chính sách thay thế nhập
khẩu sang chính sách hướng sang xuất khẩu thì nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục
đầu tư dưới dạng mở các chi nhánh sản xuất các bộ phận , phụ kiện …để xuất
khẩu trở lại để phục vụ cho công ty mẹ , cũng như các thị trường mới …Đối với
các nước đang phat triển , dưới con mắt của các nhà đầu tư , trong những năm
gần đây các nước này đã có những sự cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, điều kiện
kinh tế , trình độ và khả năng phát triển của người lao động, hệ thống luật pháp ,
dung lượng thị trường, một số nguồn tài nguyên … cũng như sự ổn định về
chính trị… Những cải thiện này đã tạo sự hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu
tư . Tước khi xảy ra khủng hoảng tài chính _tiền tệ , thế giới đánh giá Châu Á ,
và nhất là Đông Á và Đông Nam Á đang là khu vực xuất hiện nhiều nền kinh tế
năng động, nhiều tiềm năng phát triển và có sức hút đáng kể đối với các nhà đầu
tư.
Tóm lại :
Thực chất cơ bản bên trong của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài bao gồm:Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của chủ đầu tư ( vấn
đề vốn , kỹ thuật , sản phẩm …;Khai thác các nguồn lực và xâm nhập thị trường
của các nước nhận đầu tư ; Tranh thủ lợi dụng chính sách khuyến khích của các
nước nhận đầu tư ; Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp để thực hiện các ý đồ
kinh tế (hoặc phi kinh tế ) mà các hoạt đọng khác không thực hiện được.
- Đối với các nước nhận đầu tư :
Đây là những nước đang có một số lợi thế mà nó chưa có hoặc không có điều
kiện để khai thác. Các nước nhận đầu tư thuộc loại này thường là các nước có
nguồn tài nguyên tuơng đối phong phú, có nguồn lao động dồi dào và giá nhân
công rẻ, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến và ít có khả năng tổ
chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao… Số này phần lớn thuộc các nước
phát triển.
- Các nước nhận đầu tư dạng khác đó là các nước phát triển, đây các nước
có tiềm lực kinh tế cao, phần lớn là những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài.
Các nước này có đặc điểm là có cơ sở hạ tầng tốt, họ đă và đang tham gia có
hiệu quả vào qúa trình phân công lao động quốc tế hoặc là thành viên của các tổ
chức kinh tế hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Họ nhận đầu tư trong mối liên kết để
giữ quyền chi phối kinh tế thế giới.
Nói chung, đối với nước tiếp nhận đầu tư, cho dù ở trình độ phát triển
cao hay thấp, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là do sự khéo léo “mời chào”
hay do các nhà hay do các nhà đầu tư tự tìm đến mà có , thì đầu tư nước ngoài
cũng thường có sự đóng góp nhất định đối với sự phát triển của họ. Ở những
mức độ khác nhau , đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vài trò là nguồn vốn bổ
sung là điều kiện quyết định ( thậm chí quyết định) theo sự chuyển biến theo
chiều hướng tích cực của một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh , hay một số
ngành nghề , hoặc là những yếu tố xúc tác làm cho các tiềm năng nội tại của
nước nhận đầu tư phát huy một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.
5
Lịch sử phát triển trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ của các nước nhận
đầu tư là từ thái độ phản đối ( xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là công cụ cướp
bóc đối với thuộc địa ) đến thái độ buộc phải chấp nhận và đến thái độ hoan
nghênh …Trong điều kiện hiện nay , đầu tư trực tiếp nước ngoài được mời chào
, khuyến khích mãnh liệt đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận ,còn những ý kiến khác nhau về vai
trò , về mặt tích cực , tiêu cực …của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước
tiếp nhận đầu tư . Nhưng chỉ điểm qua nhu cầu , qua trào lưu cạnh tranh thu hút
cũng đủ cho ta khẳng định rằng : đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đối với
các nước nhận đầu tư có tác dụng tích cực là chủ yếu . Đa phần các dự án đầu tư
trực tíêp nước ngoài , khi thực hiện đều đưa lại lợi ích cho nước nhận đầu tư .
Đối với nhiều nước , đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đóng vai trò là điều
kiện , là cơ hội , là cửa ngõ giúp thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo ,
bước vào quỹ đạo của sự phat triển và thưc hiện công nghiệp hoá.
Tóm lại :
Đồng vốn ( tư bản ) của các tập đoàn , các công ty xuyên quốc gia lớn
xuất ra và hoạt đọng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, nhưng hiệu quả đưa lại
thường đạt ở mức cao hơn . Quan hệ của nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư
trong hoạt đọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tập đoàn , các công ty xuyên
quốc gia lớn thường tồn tại đan xen giữa hợp tác và đấu tranh ở mức độ ngày
càng cao hơn
1.3. Các hình thức chủ yếu của FDI
Luật quy định có ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là: hợp
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; xí nghiệp liên doanh ;
và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài .
1.3.1. Hình thức xí nghiệp liên doanh.
Hình thức này được áp dụng phổ biến hơn, nhưng có xu hướng bớt dần
về tỉ trọng . Các nhà đầu tư nước ngoài thích áp dụng hình thức liên doanh vì :
-Thấy được ưu thế giữa hình thức xí nghiệp liên doanh so với hình thức
xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là tranh thủ được sự hiểu biết và hỗ trợ của các
đối tác trong tất cả các khâu hình thành, thẩm định và thưc hiện dự án.
-Phạm vi , lĩnh vực và địa bàn hoạt động của xí nghiệp liên doanh rộng
hơn xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên có thể giải thích xu hướng hạn chế dần hình thức xí nghiệp
liên doanh ở Việt Nam bằng những nguyên nhân sau :
-Sau một thời gian tiếp cận với thị trường Việt Nam , các nhà đầu tư
nước ngoài , đặc biệt các nhà đầu tư Châu Á đã hiểu rõ hơn về luật pháp , chính
sách và thủ tục đầu tư tại Việt Nam .
6
-Thực tiễn phát sinh nhiều tranh chấp trong việc quản lý điều hành mà
một phần do sự yếu kém về trình độ của người Việt Nam . Bên nước ngoài
thường góp vốn nhiều hơn nhưng không quýêt định những vấn đề chủ chốt của
xí nghiệp vì nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị.
-Khả năng tham gia liên doanh của bên Việt Nam là có hạn vì thiếu cán
bộ , thiếu vốn đóng góp .
- Nhiều trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đã tác động quá sâu vào
quá trình sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp
7
1.3.2.Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài theo hình thức này ngày càng tăng . Nguyên nhân
giảm sút tỉ trọng xí nghiệp liên doanh cũng chính là nguyên nhân tăng tỉ lệ các
xí nghiệp 100% vốn nước ngoài .Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư trước
đây đã từ chối cấp giấy phép cho nhiều dự án 100% vốn nước ngoài trong những
ngành ,lĩnh vực quan trọng hoặc có tính đặc thù như : Bưu chính viễn thông ,
xây dựng kinh doanh khách sạn , văn phòng cho thuê , sản xuất xi măng , dịch
vụ xuất nhập khẩu , du
lịch…Tuy nhiên trong những năm gần đây , các địa phương phía Nam , đặc biệt
là các tỉnh Đồng Nai , Sông Bé, Bà Rịa _Vũng Tàu đã ủng hộ mạnh các dự án
100% vốn nước ngoài với lập luận rằng cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất
lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài có lợi hơn việc giao đất cho bên Việt Nam
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia liên doanh
1.3.3.Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu
khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông .Hai lĩnh vực này chiếm 30% số dự
án hợp đồng hợp tác kinh doanh , nhưng chiếm tới 90% tổng vốn cam kết thưc
hiện . Phân còn lại chủ yếu thuộc về lĩnh vực công nghiệp , gia công , dịch vụ
1.3.4 Các hình thức đầu tư và phương thức tổ chức thu hút đầu tư khác .
- Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài :
Đây là hình thức tổ chức khá phổ biến trên thế giới . Theo quan điểm của các
nhà đầu tư nước ngoài , so với các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn ,
công ty cổ phần có lợi thế trong việc huy động vốn ngay từ đầu của doanh
nghiệp .
- Cổ phần hoá các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , việc chuển
nhượng phần góp vốn trong xí nghiệp liên doanh phải được sự chấp thuận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Xí nghiệp liên doanh không được phép huy
động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc bán lại chứng khoán . Vì vậy , một
số nhà đầu tư nước ngoài cho rằng quy định của Luật hiện hành là “cứng” và đề
nghị cho cổ phần hoá xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
- Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam .
Luật đầu tư hiện hành không có quy định về hình thức chi nhánh công ty nước
ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm qua, một số ngân hàng nước
ngoài ,các công ty tài chính, thương mại quốc tế đã làm đơn xin mở chi nhánh
tại Việt Nam.
- Phương thức đổi đất lấy công trình.
Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn xây dựng một hoặc một số dự án cơ sở hạ tầng
như cầu, đường, hoặc khu phố mới theo phương thức chìa khoá trao tay hoặc BT
( xây dựng – chuyển giao). Đổi lại, Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho nhà đầu tư
nước ngoài quyền sử dụng một diện tích đất trong một thời gian xác định để xây
dựng, kinh doanh hoặc một số dự án cụ thể.
8
- Hình thức thuê mua
Một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là xí nghiệp 100% vốn của
các công ty Nhật Bản đề nghị được thuê mua hoặc thuê miễn phí máy móc thiết
bị. Vì đây là vấn đề mới và máy móc thiết bị vẫn thuộc sở hữu của xí nghiệp tại
Việt Nam nên Bộ Thương mại đã không chấp nhận đề nghị miễn thuế nhập khẩu
đối với máy móc thiết bị leasing.
1.4 Đặc điểm chủ yếu của FDI
Đến nay xét về bản chất, FDI có những đặc điểm chủ yếu:
* FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài.
Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất
lượng trong nền kinh té thế giới. Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp,
tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở
của sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên
quốc tế
* FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển
Có nhiều lý do giải thích mức độ đầu tư cao giữa các nước công nghiệp
phát triển với nhau nhưng có thể thấy được hai