Trong xã hội ngày naythì phân phối là một khâu không thểthiếu được củaquá
trình taí sản xuất , phân phối là khâu quan trọng nối liền sản xuất và tiêu
dùng.Phân phối phụthuộc vào sản xuất nhưng phân phối tốt hay không tốt lại ảnh
hưởng đến sản xuất, đến trao đổi tiêu dùng và đời sống nhân dân.
Khi mà nền kinh tếcủa nước ta chuyển từnền kinh tếtựcung tựcấp sang
nền kinh tếthịtrường thì phân phối giữmột vịtrí hết sức quan trọng.Phân phối
nối liền sản xuất với sản xuất,sản xuất với tiêu dùng ,nối liền thịtrường hàng tiêu
dùng ,dịch vụthịtrường yếu tốsản xuất ,làm cho sựvận động của kịnh tếthị
trương diễn ra thông suốt.
Tuy nhiên,khichuyển sang kinh tếthịtrường , hàng loạt các vấn đềthuộc lĩnh
vực phân phối thu nhập nhưtiền lương,lợi nhuận,lợi tức ,địa tô và phân phối lao
động ,các hình thúc phân phối khác phù hợp với nguyên lý kinh tếthịtrường
cũng nhưcác tác đọng của chúng đối với sựphát triển kinhtế- xã hội ởnước
tađang đòi hỏi có sưnghiên cứu nghiêm túc công phu. Vì vậy việc nghiên cứu
vấn đềquan hệphân phối ởviệt nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách .
Kết cấu đềtài này gồm hai chương
Chương 1: Một sốvấn đềcơbản vềquan hệphân phối ởnứoc ta hiện nay
Chương 2: Thực trạng quan hệphân phối ởnứoc ta hiện nay và những giải
pháp hoàn thiện quan hệphân phối ởnứoc ta hiện nay
30 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nghiên cứu vấn đề quan hệ phân phối ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN :" NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở VIỆT
NAM "
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội ngày naythì phân phối là một khâu không thể thiếu được củaquá
trình taí sản xuất , phân phối là khâu quan trọng nối liền sản xuất và tiêu
dùng.Phân phối phụ thuộc vào sản xuất nhưng phân phối tốt hay không tốt lại ảnh
hưởng đến sản xuất, đến trao đổi tiêu dùng và đời sống nhân dân.
Khi mà nền kinh tế của nước ta chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang
nền kinh tế thị trường thì phân phối giữ một vị trí hết sức quan trọng.Phân phối
nối liền sản xuất với sản xuất,sản xuất với tiêu dùng ,nối liền thị trường hàng tiêu
dùng ,dịch vụ thị trường yếu tố sản xuất ,làm cho sự vận động của kịnh tế thị
trương diễn ra thông suốt.
Tuy nhiên,khichuyển sang kinh tế thị trường , hàng loạt các vấn đề thuộc lĩnh
vực phân phối thu nhập như tiền lương,lợi nhuận,lợi tức ,địa tô và phân phối lao
động ,các hình thúc phân phối khác phù hợp với nguyên lý kinh tế thị trường
cũng như các tác đọng của chúng đối với sự phát triển kinhtế - xã hội ở nước
tađang đòi hỏi có sư nghiên cứu nghiêm túc công phu. Vì vậy việc nghiên cứu
vấn đề quan hệ phân phối ở việt nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách .
Kết cấu đề tài này gồm hai chương
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quan hệ phân phối ở nứoc ta hiện nay
Chương 2: Thực trạng quan hệ phân phối ở nứoc ta hiện nay và những giải
pháp hoàn thiện quan hệ phân phối ở nứoc ta hiện nay
Em xin chân thành cảm ơn thâỳ Trần Việt Tiến đã tận tình hướng dẫn,tạo điều
kiện ,giúp đỡ cho em hoàn thành đề tài này .
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
1.1. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUANCỦA QUAN HỆ PHÂN PHỐỈ Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
Trong nền kinh tế thị trường thì phân phối giữ vi trí hết sức quan trọng .Trong
quá trình tái sản xuất thi phân phối làm khâu trung gian nối liền giũa sản xuất với
sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, nó phục vụ và thúc đẩy sản xuất, phục vụ tiêu
dùng. Nhưng sản xuất lại đóng vai trò quyết định đối với phân phối ,sản xất tao
ra đối tượng và vật liệu cho phân phối ,quyết định quy mô và cơ cấu của cải để
phân phối .
Phân phối không thể vượt qúa khả năng cho phép của sản xuất,thu nhập thực
tế chỉ có thể tăng lên theo đà phát triển của sản xuất nhưng tốc độ tăng của thu
nhập thực tế phải chậm hơn tốc độ tăng lên của sản xuất ,có như thế mới đảm bảo
tái sản xuất mở rộng . Hiện nay nứoc ta đang thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất
nước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội . Chế độ xã hội chủ
nghĩa là chế độ làm chủc tập thể của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực
trong đó làm chủ tập thể về kinh tế là cơ sở .Trong chế độ làm chủ tập thể về kinh
tế thì làm chủ về tư liệu sản xuất là cơ sở ,điều kiên để đảm bảo làm chủtập thể về
phân phối. Một khi tư liệu sản xuất la thuộc sở hữu chung của nhân dân lao động
thì của cải làm ra cũng thuộc sở hữu chung của họ và việc phân phối của cải làm
ra chỉ có thể nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân lao động .Trong điều
kiện của nước ta hiện nay nền kinh tế vẫn còn ở tình trạng lạc hậu , nghèo nàn
chưa đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu .Vì thế việc thực hiện phân phối
theo thu nhập trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mộ vấn đề vô cùng
quan trọng đẻ tạo ra đọng lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát
triển ,ổn định tình hình kinh tế -xã hội nâng cao đời sống nhân dân thực hiện mục
tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng ,dân chủ ,văn minh .
1.1.1.Bản chất và vị trí của phân phối.
Quá trình tái sản xuất xã hội gồm bốn khâu:sản xuất, phân phối ,trao đổi,
tiêu dùng.Cáckhâu này có quan hệ chặt chẽ với nhau,trong đó sản xuất là khâu cơ
bản đóng vai trò quyết định;các khâu khác phụ thuộc vào sản xuất,nhưng chúng
có quan hệ trở lại đối với sản xuất cũng như ảnh hưởng lẫn nhau chính vi có quá
trinh phân phối này mới có sự tác động qua lại giữa sản xuất và tiêu dùngvà từ đó
thúc đẩy sản xuất phát triển ,tăng quy mô tiêu dùng .
Tính chất của quan hệ phân phối do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
quyết định. Khi ta xét về quan hệ giữa người và người thì phân phối do quan hệ
sản xuất quyết định. Quan hệ trong sản xuất như thế nào thì quan hệ trong phân
phối như thế ấy. Xã hội luôn tồn tại mối quan hệ sản xuất và sản phẩm. Bản thân
phân phối là sản phẩm của sản xuất không chỉ về nội dung mà cả về hình thức.
Phân phối không phải là một lĩnh vực độc lập đứng bên cạnh sản xuất. Bản chất
của quan hệ phân phối hoàn toàn do quan hệ sản xuất quyết định.
Mặt khác ta thấy rằng phân phối không chỉ đơn thuần là một kết quả tiêu cực
của sản xuất và trao đổi mà nó còn tác động mạnh mẽ ngược trở lại trao đổi và
sản xuất. Phân phối có tính độc lập tương đối của nó,nó có chức năng cụ thể ,có
những quy luật đặc thù tác động tích cực đến cáckhâu của quá trình tái sản xuất.
Trước khi phân phối sản phẩm thì nó là: phân phối những công cụ sản xuất và
điều này là một tính qui định nữa cũng của một mối quan hệ ấy - phân phối các
thành viên xã hội theo những loại sản xuất khác nhau. Rõ ràng phân phối sản
phẩm chỉ là kết quả của sự phân phối đó, sự phân phối này đã bao hàm trong bản
thân quá trình sản xuất và quyết định trong cơ cấu sản xuất. Xem xét sản xuất một
cách độc lập với sự phân phối đó, sự phân phối bao hàm trong sản xuất, thì rõ
ràng là một sự trừu tượng trống rỗng, còn sự phân phối sản phẩm thì trái lại, đã
bao hàm trong sự phân phối này là sự phân phối ngay từ đầu đã là một yếu tố của
sản xuất.
Cơ sở kinh tế của sự phân phối bao gồm cả sự phân phối cho sản xuất và phân
phối cho tiêu dùng do đó tổng sản phẩm xã hội vừa được phân phối để tiêu dùng
cho sản xuất, vừa được phân phối để tiêu dùng cho cá nhân mỗi thành viên trong
xã hội . Nhưng vì sự phân phối bao giờ cũng gồm cả sự phân phối cho sản xuất
xem là yếu tố của sản xuất và phân phối cho tiêu dùng xem là kết quả của quá
trình sản xuất,cho nên không phải toàn bộ sản phẩm xã hội tạo ra đều được phân
phối cho tiêu dùng cá nhân mà cần trích ra để bù đắp những tư liệu sản xuất hao
phí, mở rộng sản xuất lập quỹ dự phòng, chi phí về quản lý hành chính tổ chức...
Phần còn lại phù hợp với số lượng và chất lượng lao động. Như vậy,phân phối là
tổng sản phẩm xã hội và phân phối để tiêu dùng cho sản xuất, vừa được phân phối
để tiêu dùng cho cá nhân.
I.2 VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ PHÂN PHỐI
Bàn về vai trò của phân phối trong nền sản xuất xã hội, F.Ăngghen cho
rằng:‘’ Sự phân phối chừng nào mà còn bị những lý do thuần tuý kinh tế chi phối,
thì nó sẽ được điều tiết bởi lợi ích của sản xuất, rằng sản xuất sẽ được thuận lợi
trên hết trong mọi phương thức phân phối mà mọi thành viên trong xã hội có thể
phát triển, duy trì và thực hiện những năng khiếu của họ một cách toàn diện nhất.,,
(1)
Ta thấy rằng mỗi một hình thái kinh tế xã hội đều bao gồm cả một hệ
thống phức tạp các lợi ích mà trong đó lợi ích kinh tế đóng vai trò quyết định.
Các lợi ích kinh tế được quy định bởi quan hệ sản xuất cua mỗi chế độ xã hội,
trong đó quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất có vai trò chi phối hệ thống lợi ích
kinh tế.
Bản chất của quan hệ sản xuất trong mối phương thức sản xuất được thể
hiện qua hình thức sở hữu - đó không phải là quan hệ đơn thuần như mọi sự việc
tồn tại trong xã hội mà nó là mối quan hệ phức tạp giữa con người với con người.
Trong lịch sử không hề có một hình thái sở hữu nào mà không phản ánh những
quan hệ trong sản xuất. ‘’Nơi nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì ở đó
không tồn tại một nên sản xuất nào cả, do đó cũng không một xã hội nào cả.,, (2)
Sở hữu - đó là những quan hệ về các điều kiện khách quan của sản xuất, phân
phối, trao đổi và tiêu dùng những của cải vật chất.
Sở hữu với tư cách là những quan hệ sản xuất, nó là cơ sở của các lợi ích.
Hệ thống các quan hệ sản xuất của mỗi chế độ xã hội sẽ quy định hệ thống các
lợi ích vốn có trong giai đoạn phát triển của nó. Trong hệ thống các lợi ích thì
lợi ích kinh tế giữ vai trò chủ đạo. Lợi ích kinh tế được hiểu là những quan hệ
kinh tế phản ánh những nhu cầu, những động cơ khách quan về sự hoạt động của
các gia cấp, những nhóm xã hội hoặc của từng người làm viêc riêng biệt do quan
hệ sản xuất quyết định. Nói lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của những quan
hệ kinh tế của mỗi xã hội nhất định nghĩa là lợi ích kinh tế là phạm trù kinh tế
khách quan, nó chỉ xuất hiện khi giưa những người sản xuất có những mối quan
hệ kinh tế khác nhau. Lợi ích kinh tế vừa mang tính chất khách quan vừa mang
tính chủ quan. Nó mang màu sắc khách quan bởi vì nó luôn tồn tại và vận động.
Thông qua sự vận động của các quy luật kinh tế do nó trực tiếp sinh ra mà quan
hệ sản xuất ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Còn nó mang màu sắc chủ quan là
ở chỗ nó biến các tác động khách quan của các quy luật kinh tế thành các động
cơ hành đọng kinh tế cử con người.
Lợi ích kinh tế có vai trò quan trọng là động lực mạnh mẽ đối với sự phát
triển của xã hội. Những hình thức chủ yếu của lợi ích kinh tế trong hệ thống này
luôn được đặc trưng bằng tính đại diện và tính thống nhất giữa ba nhóm lợi ích
cơ bản.
Đó là lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể lợi ích và lợi ích của bản thân người
lao động. Sự thống nhất giữa các hình thức lợi ích kinh tế khác nhau trong xã
hội sẽ dẫn đến sự liên hệ chặt chẽ và thâm nhập nhau giữa chúng. Trong đó lợi
ích cá nhân trực tiếp là động lực mạnh mẽ nhất đối với sự phát triển của xã hội.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ đã nói lên
sự không đồng nhất về lợi ích kinh tế xã hội. Tuy nhiên đây là một xu thế tất yếu
bởi điểm xuất phát đi lên là thấp trong khi đó yêu cầu hội nhập quốc tế là cách
duy nhất để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tương ứng với
quá trình đó, trong nền kinh tế sẽ có nhiều quy luật vận động. Các quy luật kinh
tế phát sinh trên cơ sở những quan hệ kinh tếa tương ứng và cũng trực tiếp quy
định sự hình thành các lợi ích kinh tế của từng giai cấp từng tầng lớp dân cư
trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh sự thống nhất giữa các lợi ích kinh tế cơ bản,
không loại trừ những mâu thuẫn giữa chúng cũng như trong phạm vi mỗi nhóm
lợi ích. Vì vậy cần phải phát hiện kịp thời các mâu thuẫn giữa các lợi ích và tìm
cách giải quyết các mâu thuẫn đó.
Việc giải quyết các quan hệ về lợi ích kinh tế được thực hiện thông qua
quan hệ phân phối. Khi phương thức sản xuất còn phù hợp (lợi ích của giai cấp
thống trị còn phù hợp với lợi ích của xã hội) thì người ta còn bằng lòng với sự
phân phối của xã hội. Nhưng khi nó thoái trào thì không còn điều kiện để tồn tại
phân phối bởi phân phối khi đó đã không còn là công cụ đẩm bảo cho sự công
bằng xã hội, bất công ngày càng sâu sắc đẫn đến đấu tranh xã hội và cuối cùng là
một phương thức sản xuất mới ra đời. Như vây quan hệ phân phối mang tính lịch
sử và thước đo mức độ tiến bộ của một hình thái xã hội. Nó chỉ có thể thay đổi
khi quan hệ sản xuất đẻ ra quan hệ phân phối đó mất đi - đó là thông qua cách
mạng xã hội.Bởi trong mỗi hình thái kinh tế thì quan hệ phân phối giải quyết
những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và đến khi nào nó không thể giải quyết được
nữa thì tất yếu sẽ bị thay thế bằng hình thức phân phối khác cho phù hợp.
1.3. CÁC HÌNH THỨC PHÂN PHỐI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định và Đại hội
Đảng lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá
độ là nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước ,tương ứng với
nó là nhiều hình thức phân phối nhưng lấy phân phối theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế là chủ yếu , đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp nguồn
lực khác vào kết quả sản xuất - kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã
hội.
Trong nền kinh tế này xuất hiện nhiều chủ thể kinh tế khác nhau với các
hình thức sở hữu khác nhau và cũng vì lẽ đó mà xuất hiện nhiều phương thức
phân phối khác nhau.Mỗi thành phần kinh tế có phương thức sản xuất –kinh
doanh khác nhau nên kết quả kinh doanh khác nhaudo đó cần các hình thức phân
phối khác nhau
Vì vậy ở nước ta hiện nay không thể tồn tại một hình thức phân phối duy
nhất
1.3.1. Phân phối theo lao động
Trong thời kỳ quá độ hiện nay ,hình thức phân phối theo lao động là hình
thức phân phối căn bản , là nguyên tắc phân phối chủ yếu và thích hợp nhất với
các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (kinh tế nhà
nước)hoặc các hợp tác xã cổ phần mà góp vốn của các thànhviên bằng nhau (kinh
tế hơp tác )
Phân phối theo lao động là hình thức phân phối căn bản, là nguyên tắc
phân phối chủ yếu thích hợp nhất với các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở
hữu công hữu về tư liệu sản xuất. Do đó dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất mà chế độ người bóc lột người bị xoá bỏ.Người lao động làm chủ
những tư liệu sản xuất nên tất yếu cũng làm chủ phân phối theo thu nhập . Lao
động đang trở thành cơ sở quyết định địa vị và phúc lợi vật chất của mỗi người.
Chính vì vậy mà phân phối theo lao động là phù hợp với quan hệ sản xuất của các
thành phần kinh tế đang tồn tại ở nước ta.
Trước đây nước ta đã thực hiện sự phân phối bình quân là phân phối cho
mỗi người một lượng sản phẩm như nhau, không phân biệt mức đóng góp của
từng người vào sản xuất xã hội. Phân phối bình quân đã gây ra sự bất hợp lý
và tiêu cực trong xã hội.Trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay thì phân phối
theo lao động là hình thức thức căn bản, là nguyên tắc phân phối chủ yếu thích
hợp nhất với các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công hữu về tư liệu
sản xuất. Trong thành phần kinh tế này tất cả mọi người dều có quyền bình
đẳng đối với tư liệu sản xuất, thì chỉ có thể thực hiện phân phối giữa những
người lao động với nhau thông qua việc láy lao động làm thước đo. Đối với các
thành phần kinh tế thì việc phân phối theo lao động là một điều tất yếu. Bởi
nhiều nguyên nhân:
Nhờ dựa trên chế độ công hữu mà chế độ người bóc lột người bị xoá bỏ.
Quyền làm chủ về mặt kinh tế được xác lập. Lao động đang trở thành cơ sở
quyết định địa vị xã hội và phúc lợi vật chất của mỗi người.Chính vì vậy mà
phân phối theo lao động và phù hợp với các thành phần kinh tế đang tồn tại ở
nước ta hiện nay.
Lý do thứ hai khiến phân phối theo lao động là cần thiết là: trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất còn thấp, chưa có đủ sản phẩm để phân phối theo
nhu cầu. Tiếp đó là sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động .... Dẫn đến
mỗi người có cống hiến khác nhau đến kết quả lao động do đó phải căn cứ vào
lao động đã cống hiến cho xã hội để phân phối.
Thêm một nguyên nhân nữa cho thấy sự cần thiết phải phân phối theo lao
động là lao động chưa trở thành nhu cầu của cuộc sống, nó còn là phương tiện để
kiếm sống, còn là ‘’nghĩa vụ,, và quyền lợi của mỗi công dân. Hơn nữa còn những
tàn dư về tư tưởng của xã hội cũ như thái độ ‘’muốn trút bỏ gánh nặng cho người
khác, làm ít hưởng nhiều ,, . Do đó cần phải có hình thức phân phối để các thành
viên trong xã hội dựa vào đó là cơ sở, động lực trong các hoạt động của mình.
Như vậy việc phân phối theo lao động là một điều tất yếu và phù hợp với
hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay, phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Nguyên tắc thực hiện phân phối theo lao động là phải lấy kết quả lao
động làm thước đo để phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân. Lấy số lượng lao
động và chất lượng lao động của mỗi người làm căn cứ trả công. Tuy nhiên
nguyên tắc này phải gắn liền với yêu cầu đảm bảo công ăn việc làm cho những
người có năng lực lao động, và tất yếu không thể nằm ngoài yêu cầu đảm bảo
những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất tinh thần của người lao động.
Trong quá trình phân phối theo lao động cần chống hai sai lầm cơ bản
khi thực hiện, đó là chủ nghĩa bình quân tiểu tư sản trong việc trả công lao động,
vì nó gạt bỏ hoàn toàn nuyên tắc lợi ích vật chất, kìm hãm động lực lao động của
người lao động. Thứ hai là khuynh hướng đòi mở rộng quá mức khoảng cách
giữa các bậc lương, thang lương một cách không có căn cứ kinh tế và những đòi
hỏi có sự ưu đãi đặc biệt đối với một số người.
Thực hiện tốt phân phối theo lao động sẽ có nhiều tác dụng to lớn đối với
xã hội và bản thân người lao động. Bởi lẽ nó đáp ứng được những đòi hỏi cấp
bách của sự công bằng xã hội đang đặt ra ở nước ta, nó kết hợp chặt chẽ lợi ích
của sản xuất xã hội với lợi ích của từng cá nhân lao động. Nó khuyến khích người
lao động đi sâu vào nghề nghiệp chuyên môn làm cho đội ngũ lao động lành nghề
ngày càng đông đảo. Điều đó còn thúc đẩy người lao động ra sức học tập văn hoá
kỹ thuật, góp phần làm cho sự khác biệt giữa lao động trí óc và lao động bằng
chân tay bị xoá bỏ dần. Tạo điều kiện cho việc phân bổ và sử dụng nguồn sức lao
động được ổn định trong cả nước đảm cho sản xuất xã hội cân bằng và có kế
hoạch. Thêm vào đó nó góp phần giáo dục về quan điểm, thái độ và kỷ luật lao
động đối với mỗi thành viên xã hội. Nó làm cho bản thân người lao động vì lợi
ích vật chất của mình mà quan tâm đến kết quả lao động của mình , từ đó ra sức
mà đẩy mạnh sản xuất.
Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu ‘’làm theo năng lực hưởng theo nhu
cầu,, thì còn nhiều việc phải làm. Bởi theo Mac phân phối theo lao động vẫn là
một thứ pháp quyền tư sản, quyền bình đẳng vẫn nằm trong khuôn khổ tư sản, tức
là trong xã hội sản xuất hàng hoá được thực hiện theo nguyên tắc trao đổi ngang
giá và quyền của người lao động tỷ lệ với lao động người ấy cung cấp thì điều đó
vẫn còn thiếu xót. Bởi vởi với một công việc ngang nhau một phần tham dự như
vào quỹ tiêu dùng xã hội nhưng trên thực tế người này vẫn được hưởng nhiều hơn
người kia.
Chế độ phân phối theo lao động vẫn còn những thiếu xót nhưng đó là
những thiếu xót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa công sản.
Nếu như trong xã hội tư bản phân phối dựa trên cơ sở ‘’người có của, kẻ có công,,
thì trong xã hội XHCN được dựa trên nguyên tắc ‘’ người làm nhiều hưởng nhiều,
người làm ít hưởng ít, không làm kong hưởng,, đó là bình đẳng. Mặc dù còn tồn
tại thiếu xót nhưng với tác dụng của mình thì phân phối theo lao động vẫn là hình
thức phân phối phù hợp nhất trong điều kiện vừa thực hiện công nghiệp hoá - hiện
đại hoá vừa đảm bảo công bằng cho các thành viên trong nền kinh tế hoạt động có
hiệu quả.
1.3.2. Phân phối theo tài sản hay vốn và những đóng góp khác
Bên cạnh việc thực hiện phân phối theo lao động thì nước ta còn sử dụng
hình thức phân phối theo tài sản hay vốn và những đóng góp khác. Nền kinh tế
nước ta trong bước quá độ định hướng lên chủ nghĩa xã hội . Với cơ cấu nhiều
thành phần ,nên tất yếu co nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và cũng sẽ
xuất hiện nhiều hình thức sản xuất kinh doanh khác nhau
Một đặc điểm rõ nét của nước ta trong quá độ định hướng lên CNXH từ
một nền sản xuất nhỏ là tình trạng thiếu vốn phân tán vốn. Quá trình sản xuất, tích
tụ và tập trung vốn chưa cao, một phần tương đối lớn vốn vốn sản xuất hiện nay
còn nằm rải rác ,phân tán trong tay người tư hữu nhỏ ,tư sản nhỏ ,trong đó có cả
dưới dang jtư liệu sản xuất , vàng bạc ngoại hối và tiền mặt vv…. Để sử dụng
nguồn vốn đó cho sản xuất thì không thể sử dụng cá chính sách ắp đặt như trưng
thu, trưng mua hoặc đóng góp cổ phần một cách bình quân. Từ sau nghị quyết
hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương (khoá VI) thì ở nước ta đã xuất
hiện các biện pháp huy động vốn của dân cư dưới các hình thức vay vốn, hùn vốn
và góp cổ phần không hạn chế, với mức lãi suất hợp lý. Cách làm như vậy có tác
dụng đưa được vốn nhàn rỗi đi vào chu chuyển. Qua đó kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể nắm quyền sử dụng một nguồn vốn to lớn hơn nhiều nguồn vốn tự
có. Như vậy mặc dù sở hữu vốn là tư nhân, nhưng việc sử dụng