Với chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trong đó công nghiệp làng nghề là một trong những mục tiêu đóng vai trò qua trọng. Từ chủ trương đó những năm qua Nhà nước cũng như các tỉnh, các địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngành nghề ở nông thôn phát triển, đặc biệt là sự khôi phục và phát triển của các làng nghề truyền thống đã tạo sức cuốn hút riêng và tạo ra nhiều giá trị.
7 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án tổ chức Hội thảo "Liên kết vùng" phát triển nghề thủ công mỹ nghệ các tỉnh phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN, ĐƠN VỊ PHỐI HỢP, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI
1. Đơn vị thực hiện đề án:
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1
Người đại diện: Ông Nguyễn Toàn Thắng, Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: 173 Trần Hưng Đạo - thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định
Mã ĐVQHNS: 1103287
Tài khoản: 8123 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định
2. Đơn vị phối hợp thực hiện: Trung tâm Khuyến công các tỉnh phía Bắc, Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng TCMN (tre, nứa ghép - mây, giang đan),...
3. Địa điểm triển khai thực hiện đề án:
- Tại Tỉnh Nam Định
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Với chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trong đó công nghiệp làng nghề là một trong những mục tiêu đóng vai trò qua trọng. Từ chủ trương đó những năm qua Nhà nước cũng như các tỉnh, các địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngành nghề ở nông thôn phát triển, đặc biệt là sự khôi phục và phát triển của các làng nghề truyền thống đã tạo sức cuốn hút riêng và tạo ra nhiều giá trị.
Cả nước hiện có khoảng 2.790 làng nghề, trong đó có hơn 2.000 làng nghề truyền thống, các làng nghề này đã thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ làng nghề lớn nhất cả nước, với hơn 1.000 làng nghề truyền thống, trong đó có các làng nghề nổi tiếng từ lâu đời như: Làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc (Hà Đông), tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), gỗ mỹ nghệ La Xuyên (Nam Định), nghề sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ từ mây, tre, giang đan (Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hòa Bình,...), nghề đúc đồng Tống Xá (Nam Định),...
Kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề không ngừng tăng lên qua các năm, khoảng 750 triệu USD vào năm 2007, gần 1 tỷ USD vào năm 2008, xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống thông qua việc bán cho khách du lịch đã mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ. Tuy nhiên, trong vài ba năm gần đây, do suy giảm kinh tế toàn cầu đã dẫn đến sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu và phát triển của các làng nghề. Vì vậy, cần có sự quan tâm, đầu tư thích đáng của Nhà nước về cơ chế chính sách, vốn,và những giải pháp "liên kết vùng" hiệu quả để các sản phẩm làng nghề Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng bền vững.
Ngoài đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, công nghiệp làng nghề góp phần quan trọng để giải phóng các nguồn lực sẵn có trong nội tại của các địa phương mà trước đó chưa được khai, sử dụng đúng với tiềm năng, trong đó nguồn lực lao động được khai thác, phát huy một cách hiệu quả nhất. Ở những địa phương thuần nông có tốc độ chuyển đổi lao động tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp nhanh hơn những vùng vốn có nhiều nghề phụ. Điều này chứng minh một thực tế là qúa trình chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề, lao động ngày càng rõ rệt từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Cùng với lao động, các nguồn lực khác như: đất đai, tiềm năng vốn, tay nghề, kỹ thuật, được phát huy với mọi khả năng có thể. Điều này được thể hiện ở việc hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, các cơ sở sản xuất có quy mô được đầu tư mở rộng, những lao động có tay nghề cao được phát huy khả năng và được hưởng những quyền lợi chính đáng, nhiều lao động mới được qua các lớp đào tạo, học nghề,
Hiện nay, công nghiệp làng nghề không chỉ là bài toán đơn thuần về giải quyết vần đề lao động mà bây giờ đòi hỏi cần phải nâng cao lên một nấc thang mới đó là sự liên kết chặt chẽ không chỉ về tổ chức sản xuất mà cả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đào tạo tay nghề, nguồn vốn, giữa các cơ sở trong các làng nghề, để tạo nên chuỗi liên kết bền vững, dễ dàng ứng phó, thích nghi với những biến động của thị trường.
Tuy công nghiệp làng nghề bước đầu có sự chuyển biến theo hướng chuyên ngành, sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề đã được hình thành song vẫn còn rất lỏng lẻo, dễ bị tổn thương bởi những tác động của nội cảnh và ngoại cảnh. Sản xuất mang tính cá thể vẫn phổ biến, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thiệt hại chung về kinh tế. Vì vậy để có sự liên kết bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp địa phương cần lựa chọn mô hình quản lý phù hợp để đủ sức liên kết các doanh nghiệp theo hướng phân công lao động, nhằm hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và canh tranh lành mạnh. Từ đó đưa công nghệ cao, kỹ thuật tinh xảo vào từng công đoạn để thúc đẩy sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Bên cạnh đó là sự quan tâm chăm sóc, nâng cao chất lượng các nguồn lực (lao động, vốn, đất đai, tay nghề,) và điều kiện sống, điều kiện tái tạo sức lao động của con người. Và nhằm giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tạo mối quan hệ liên kết, liên doanh thì cần phải khuyến khích hình thành các mối liên kết giữa các làng nghề và các doanh nghiệp trên cả nước.
Như vậy, việc tổ chức hội thảo "Liên kết vùng" về phát triển nghề thủ công mỹ nghệ các tỉnh khu vực phía Bắc là hết sức cần thiết.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Đề án tổ chức “Hội thảo "Liên kết vùng" phát triển nghề thủ công mỹ nghệ các tỉnh phía Bắc” nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Nêu lên thực trạng, những hạn chế, những tồn tại, kém hiệu quả trong việc phát triển các sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây, tre, giang đan khu vực các tỉnh phía Bắc nói riêng.
2. Đưa ra những giải pháp, những định hướng nhằm tạo sự gắn kết giữa phát triển sản xuất hàng TCMN tre nứa ghép, mây giang đan với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những giải pháp cụ thể nhằm tạo ra những "Chuỗi giá trị khuyến công" đối với nghề sản xuất hàng TCMN trong tương lai .
3. Hội thảo còn là cơ hội để các nghệ nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
III - QUY MÔ CỦA ĐỀ ÁN
1. Số lượng: 01 hội thảo
2. Thời lượng: 02 ngày
3. Số lượng đại biểu: 200 đại biểu
4. Thời gian: Tháng 7 năm 2014
5. Địa điểm: Tại tỉnh Nam Định
IV – THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ
- Cục Công nghiệp địa phương;
- Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1;
- Hiệp hội các làng nghề Việt Nam;
- Trung tâm Khuyến công các tỉnh phía Bắc;
- Các chuyên gia kinh tế, họa sỹ thiết kế, các nghệ nhân
- Các Trường (ĐH Mỹ thuật Công nghiệp), Trung tâm tạo mẫu, cơ sở dạy nghề Thủ công mỹ nghệ;
- Các Doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tre nứa ghép, mây giang đan,..
V. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ tre nứa ghép, mây giang đan hiện nay đang rất được khách hàng nước ngoài ưa chuộng, tin dùng. Đây chính là điều kiện và cơ hội thuận lợi để các làng nghề, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (tre nứa ghép, mây giang đan) phát triển. Tuy nhiên các doanh nghiệp, các làng nghề chưa có sự liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh chung, khẳng định vị thế thương hiệu trên thế giới.
Hiện nay, bắt nhịp được thị hiếu thị trường, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động bài bản, chuyên nghiệp, thường xuyên thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm bên cạnh những kiểu dáng, mẫu mã khách hàng đặt nên hiệu quả kinh tế đem lại cao. Bên cạnh đó còn có rất nhiều doanh nghiệp lại còn rất bỡ ngỡ trong việc đáp ứng thị hiếu của khách hàng, hoạt động kém hiệu quả và kéo theo đó là thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp.
Việt Nam có thế mạnh phát triển nghề thủ công mỹ nghệ tre nứa ghép, mây giang đan do có thế mạnh về nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào, cần cù, siêng năng, sáng tạo, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao tay nghề. Mặt khác, khi các cản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre nứa ghép, mây giang đan đưa ra thị trường đã đón nhận được những tín hiệu tích cực để mặt hàng này có cơ hội phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, mối liên hệ, sự liên kết giữa các làng nghề còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra được sức mạnh chung để khẳng định thương hiệu, vị thế của sản phẩm. Với Hội thảo "Liên kết vùng" phát triển nghề thủ công mỹ nghề tre nứa ghép, mây giang đan sẽ là cơ hội giúp tìm kiếm thông tin, tìm kiếm đối tác có tiềm năng, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại,...từ đó giúp doanh nghiệp có những quyết định, chiến lược đúng đắn, kịp thời để phát triển bền vững.
Thông qua hội thảo lần này, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 sẽ nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghề từ tre nứa ghép, mây giang đan, từ đó hình thành “Chuỗi giá trị Khuyến công” với nghề cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cá sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre nứa ghép, mây giang đan. Trong những năm vừa qua Trung tâm Khuyến công và TVPTCN 1 đã luôn gắn kết, đồng hành, quan tâm các doanh nghiệp, từng bước hỗ trợ những khó khăn phát sinh theo giai đoạn của doanh nghiệp. Và từ kết quả thu được của Hội thảo sẽ là cơ sở để Trung tâm 1 tác động hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
TT
Nội dung công việc
Thực hiện
Tiến độ
Ghi chú
1
Làm việc với Hiệp hội các làng nghề Việt Nam và các chuyên gia TCMN để bàn nội dung hội thảo
IPC1
Tháng 4/2014
2
Xây dựng nội dung, chuẩn bị tài liệu, liên hệ chuyên gia
IPC1
Tháng 5/2014
3
Thống nhất thời gian, địa điểm, nội dung hội thảo, phát hành tài liệu
IPC1
Tháng 6/2014
4
Giấy mời, tổ chức hội thảo
IPC1
Tháng 7/2014
VII. DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ KCQG HỖ TRỢ
(Có phụ lục dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sau khí được sự đồng ý của Cục CNĐP, Trung tâm 1 sẽ tham vấn các chuyên gia và các Công ty chuyên sản xuất thủ công mỹ nghệ để bàn về các chủ đề, nội dung các tham luận tại Hội thảo;
Tiến hành xây dựng báo cáo + tham luận tại Hội thảo;
Tập hợp, hoàn thiện nội dung báo cáo và các tham luận để xây dựng tài liệu của Hội thảo; in ấn tài liệu Hội thảo;
Lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức Hội thảo
Tổ chức Hội thảo.
VIII. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
Hội thảo "Liên kết vùng" phát triển nghề thủ công mỹ nghệ các tỉnh phía Bắc đưa ra những giải pháp và định hướng để nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ tre nứa ghép, mây giang đan từng bước phát triển bền vững và hội nhập thành công cũng như cách thức hợp tác nghiên cứu và định hướng phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào, đính hướng thị trường đầu ra, từ đó xây dựng thương hiệu, thị trường cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ (tre nứa ghép, mây giang đan) hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhằm bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ và hiệu quả để khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ tre nứa ghép, mây giang đan trong khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Thông qua hội thảo, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 sẽ nắm bắt được những nhu cầu thiết yếu của nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ mây, tre, giang đan từ đó lựa chọn các chương trình hỗ trợ tác động từ nguồn kinh phí Khuyến công quốc gia trong những năm tới và từng bước hình thành “Chuỗi giá trị Khuyến công” đối với lĩnh vực sản xuất thủ công mỹ nghệ (tre nứa ghép, mây giang đan).
TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG
VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1