Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục và tăng cường công cuộc Đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế.
Tuy giành lại được độc lập từ ngày 2/9/1945, nhưng Việt Nam phải trải qua 30 năm kháng chiến, đến năm 1975 đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh quá nặng nề cùng với những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo kinh tế, duy trì quá lâu cơ chế tập trung bao cấp nên đến năm 1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối Đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả Đổi Mới và tiếp tục thực hiện đường lối Đổi Mới, đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế lớn của thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế để tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế quốc dân và hội nhập vào nền kinh tế thị trường
Những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội trong thời gian này đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và đặt nền móng cho giai đoạn phát triển mới. Đại hội lần thứ VIII (tháng 6/1996) khẳng định quyết tâm tiếp tục và phát triển hơn nữa đường lối Đổi mới kinh tế toàn diện, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
34 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vai trò nông thôn, nông nghiệp và các giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU :…………………………………………………………………….2 :
CHƯƠNG I . Vai trò nông thôn, nông nghiệp và các giai đoạn
phát triển kinh tế Việt Nam
I Vai trò nông thôn, nông nghiệp
II. Các giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam từ 1945
2.1 Từ 1945-1975: Nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh……………….6
2.2 Từ 1975-1986: Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.7
2.3 Từ 1986 đến nay: Đổi mới kinh tế…………………………………….7
CHƯƠNG II. Những kết quả đạt được và phát triển nông thôn
I -Phải coi phát triển nông nghiệp là chủ yếu làm cơ sở để phát triển công nghiệp và các ngành khác, tạo điều kiện để công nghiệp hoá nước nhà.
1.1 công nghiệp……………………………………………………………13
1.2 Nông nghiêp
1.3 .Thương nghiệp………………………………………………………..14
1.4 .Sự giuùp đỡ từ beân ngoaøi …………………………………………………………………………………..15
II Nhưững thành tựu và khó khăn để phát triển nông thôn
2.1.Thành tựu đạt được…………………………………………………….16
2.2.Những khó khăn…………………………………………………………….17
I - Thực hiện chính sách kích cầu, phát triển nông thôn bền vững
CHƯƠNG III.Những giải pháp của nhà nước về phát triển nông thôn….20
II- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
III- Giải pháp đối với vốn đầu tư và chương trình phát triển
IV- Sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã
V- Vấn đề ngân sách, tài chính, tiền tệ và tín dụng
VI- Những vấn đề bức xúc về xã hội
.
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục và tăng cường công cuộc Đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế.
Tuy giành lại được độc lập từ ngày 2/9/1945, nhưng Việt Nam phải trải qua 30 năm kháng chiến, đến năm 1975 đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh quá nặng nề cùng với những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo kinh tế, duy trì quá lâu cơ chế tập trung bao cấp nên đến năm 1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối Đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả Đổi Mới và tiếp tục thực hiện đường lối Đổi Mới, đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế lớn của thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế để tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế quốc dân và hội nhập vào nền kinh tế thị trường
Những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội trong thời gian này đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và đặt nền móng cho giai đoạn phát triển mới. Đại hội lần thứ VIII (tháng 6/1996) khẳng định quyết tâm tiếp tục và phát triển hơn nữa đường lối Đổi mới kinh tế toàn diện, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 4/2001) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 nhằm xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong đó: kinh tế nông thôn là một phức tạp hợp thành nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông-lâm-ngư nghiệp cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp chế biến vàphục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ…tất cả có quan hệ hửu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ trong và trong toàn nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế nông thôn có nội dung rất rộng, bao gồm các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau.
CHƯƠNG I : VAI TRÒ NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1945
I Vai trò nông thôn, nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào vào quy lật sinh trương của cây trồng ,vật nuôi để tạo ra sản phẩn như lương thực ,thực phẩn… để thoả mãn nhu cầu của mình .Nông nghiệp còn theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Như vậy: nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên .Những điều kiện tự nhiên như đất đai,nhiệt độ độ ẩm lượng mưa , bức xạ măt trời … trực tiếp ảnh hưởng đến cây trồng , vật nuôi…Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng sất rất thấp. Vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, mà việc áp dụng những tiến bộ khoa học -công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác lề thói , tập quán… đã có từ hàng nghìn năm nay.
Nông nghiệp có thể xem xét trên nhiều gốc độ:kinh tế ,chính tri, văn hoá , xã hội… kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn.
Xét về mặt kinh tế -kỹ thuật , kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp ,như nghiệp là ngànnh kinh tế chủ yếu .Xét về mặ kinh tế xã hội,kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế:kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể,kinh tế cá thể …Xét về không gian và lãnh thổ,kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như :vùng chuyên canh lúa,cùng chuyên canh cây màu,vùng trồng cây ăn quả
II. Các giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam từ 1945
2.1 Từ 1945-1975: Nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công giữa lúc giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm vẫn còn rình rập. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cả dân tộc lại phải đứng lên dốc sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài 9 năm. Với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, hoà bình được lập lại nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Bắc bắt đầu thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh thông qua khôi phục nhanh nông nghiệp và giao thông vận tải. Nền kinh tế có nhiều thành phần tham gia. Từ năm 1958, miền Bắc thực hiện cải tạo XHCN về kinh tế, hình thành mô hình phát triển kinh tế tập trung và công hữu hoá tư liệu sản xuất, kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân từ trung ương. Nhà nước thực hiện chế độ phân phối sản phẩm bằng tiền lương định mức và bao cấp qua tem phiếu. Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng. Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục, y tế và xây dựng nhiều công trình công cộng. Tính ưu việt của chế độ mới được phát huy mạnh mẽ, nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng và nhiều cơ sở công nghiệp nặng đầu tiên được xây dựng..., nhưng từ năm 1964 bắt đầu bộc lộ các nhược điểm của mô hình kinh tế. Từ năm 1964, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Nhân dân miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu và vừa chi viện cho miền Nam. Tình hình này kéo dài trong suốt 10 năm (1965-1975).
Trong khi đó, cũng từ 1954, nền kinh tế miền Nam Việt Nam tiến theo mô hình thị trường, nhưng chủ yếu là mô hình kinh tế phục vụ chiến tranh.
2.2 Từ 1975-1986: Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.
Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) và đất nước thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt. Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng.
Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn. Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 %. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc Đổi mới.
2.3 Từ 1986 đến nay: Đổi mới kinh tế.
a .Giai đoạn 1986-1990: Giai đoạn đầu đổi mới.
Đây là giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới với việc chủ yếu là đổi mới cơ chế quản lý. Trong thời gian này đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định của Đảng và Chính phủ nhằm cải tiến quản lý kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách nông nghiệp... Tuy nhiên trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm này cơ chế cũ chưa mất đi, cơ chế mới chưa hình thành nên Đổi mới chưa có hiệu quả đáng kể. Trung bình trong 5 năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 3,9%/năm.
Vào những năm cuối của thập kỷ 80, tình hình bắt đầu biến chuyển rõ rệt. Riêng lĩnh vực nông nghiệp có sự tiến bộ đột biến. Năm 1988, Việt Nam đưa ra chế độ khoán nông nghiệp, giao đất cho nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế. Kết quả là nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lương thực thì năm 1989 trở thành nước xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn và năm 1990 thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Một số ngành công nghiệp then chốt như điện, thép cán, xi măng, dầu thô đạt mức tăng trưởng khá.
Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28,0%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm nhanh. Nếu trong các năm 1976-1980 tỷ lệ giữa xuất và nhập là 1/4,0 thì những năm 1986-90 chỉ còn 1/1,8. Một thành công lớn là siêu lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi (năm 1986 lạm phát là 774,7 %, thì năm 1987 là 223,1 %, 1989 là 34,7% và 1990 là 67,4 %).
Tóm lại, thành công của Đổi mới trong các năm 1986-90 là sản xuất được phục hồi, kinh tế tăng trưởng, lạm phát bị đẩy lùi. Điều quan trọng hơn là đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới.Thành công này càng có ý nghĩa hơn bởi Đổi mới được thực hiện trước khi các nước Đông Ấu và Liên Xô cũ bị khủng hoảng toàn diện.
b. Giai đoạn 1991-1996: Đổi mới đạt kết quả quan trọng.
Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1991 đã đưa ra chiến lược "Ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000" đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm 1991-95. Khó khăn lớn lúc này là nền kinh tế vẫn bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh các nước Đông Ấu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam với khu vực này giảm sút đột ngột, năm 1991 chỉ bằng 15,1% năm 1990. Song, thuận lợi lúc này là Đổi mới đã phát huy tác dụng, các cơ sở kinh tế thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Những thành tựu nổi bật là:
1.Cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi căn bản:
Trong nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần: quốc doanh, tư bản nhà nước, tư bản tư doanh, hợp tác xã, cá thể... trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước. Các thành phần kinh tế được trao quyền sử dụng đất và xuất nhập khẩu. Kinh tế quốc doanh tiếp tục được chú trọng và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
2. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao :
Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 8,2%. Năm 1996 tăng 9,5%. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực phát triển liên tục và vững chắc mỗi năm tăng thêm 1 triệu tấn lương thực. Sản xuất công nghiệp đã từng bước thích nghi với cơ chế quản lý mới, bình quân mỗi năm tăng 13,5%, là mức tăng cao nhất từ trước tới lúc đó. Sản xuất trong nước đã có tích luỹ, đảm bảo trên 90 % quĩ tích luỹ và quĩ tiêu dùng hàng năm.
Từ 1991- 1995 có 1401 dự án FDI với 20,413 tỷ USD vốn đăng ký. Đây là thời kỳ vốn FDI vào Việt Nam tăng cao nhất, khoảng 50%/năm. Về xuất khẩu, trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng 27%, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP.
3. Đổi mới cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vu, giảm dần của khu vực nông, lâm ngư nghiệp. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp.
4. Lạm phát tiếp tục bị kiềm chế và đẩy lùi:
Thời kỳ này nhờ sản xuất phát triển, lưu thông hàng hoá thông thoáng lại có thêm kinh nghiêm chống lạm phát mấy năm trước nên giá cả ổn định dần. Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1991 tăng 67,5 %; năm 1993 chỉ tăng 5,2 %; năm 1996 xuống 4,5%.
5. Tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại:
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các nước và trung tâm kinh tế- chính trị lớn trên thế giới. Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). Cũng trong tháng 7/1995, Việt Nam và Liên minh Châu Ấu đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Việt Nam cũng đã nộp đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đến cuối năm 1996, Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại chính thức với trên 120 nước, kim ngạch ngoại thương gia tăng nhanh chóng, bình quân trên 20%/năm. Nhiều nước và tổ chức quốc
tế đã dành cho Việt Nam viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Đời sống của nhân dân đã dần dần được cải thiện. Giáo dục, y tế được củng cố và tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Mỗi năm thêm hơn một triệu lao động có việc làm. Công tác nghiên cứu khoa học- công nghệ được đẩy mạnh.
c. Giai đoạn từ 1996 đến nay tiếp tục tăng cường đổi mới.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996) đã đưa ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa Việt Nam "trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh."
Trong 2 năm 1996- 1997, nền kinh tế phát triển tốt, GDP bình quân đạt hơn 9%, cao hơn cả mức trung bình của 5 năm trước. Nhiều ngành sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể. Giá trị sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,4%/năm, nhập khẩu tăng 20%/năm. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, năm 1996 là 4,5% và năm 1997 là 4,3%. Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh đạt khoảng 14- 15 tỷ USD, bằng 35% mức kế hoạch 5 năm 1996- 2000, trong đó vốn huy động trong nước chiếm 51% còn lại là vốn từ nước ngoài.
Tuy nhiên, từ giữa năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục suy giảm: năm 1996 đạt 9,34%; năm 1997 đạt 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83% và năm 1999 chỉ đạt 4,8%. Tốc độ tăng trưởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu: ngành công nghiệp- xây dựng đạt tốc độ tăng 13,5% năm 1996, đã giảm xuống 12,6% năm 1997, 10,3% năm 1998 và giảm mạnh xuống còn 7,7% năm 1999. Ngành dịch vụ đạt mức 8,9% năm 1996, giảm xuống còn 7,1% năm 1997, 4,2% năm 1998 và chỉ còn 2,3% năm 1999. Ngành nông nghiệp cũng có suy giảm: từ 4,4% năm 1996 xuống 4,3% năm 1997 và chỉ còn 2,7% năm 1998. Sang năm 1999, nông nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng 5,2%.
Sự sút giảm cũng được bộc lộ nhiều trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Về ngoại thương, năm 1998 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,9% so với năm 1997. Mặc dù năm 1999, xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 11,52 tỷ USD, tăng
23,1% so với năm 1998 nhưng thiếu vững chắc, tỷ lệ xuất khẩu nông sản, nguyên liệu thô còn cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm sút nghiêm trọng. Năm 1999, chỉ có 298 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,548 tỷ USD. Chính phủ đã và đang nỗ lực điều chỉnh các chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài vì đây là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội (khu vực có FDI đóng góp gần 10% GDP, 21% xuất khẩu tạo ra hơn 300.000 việc làm).
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Công tác thu hút và giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ dần qua các năm. Từ năm 1993-1999 Việt Nam đã giải ngân được 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% so với nguồn ODA đã được cam kết. Ngành du lịch cũng đạt được nhiều thành tựu với lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng, các dịch vụ của ngành cũng có chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, lĩnh vực hợp tác lao động nước ngoài đã có nhiều tiến bộ, mở ra một hướng quan trọng góp phần tăng thu nhập ngoại tệ, giải quyết việc làm. Hiện Việt Nam có hơn 54.000 lao động ở ngoài nước, thị trường được mở rộng từ 15 nước năm 1995 lên 38 nước năm 1999. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội vẫn duy trì được đà phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh nhằm từng bước nâng cao công bằng xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Trong những năm qua, tình trạng nghèo khổ ở Việt Nam đã giảm đi đáng kể. Chính phủ đã và đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế như ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, thông qua Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, cải cách tài chính, tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực...
Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Phương hướng, Nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng phát triển xã hội của đất nước.
Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta
trên trường quốc tế được nâng cao” theo quan điểm phát triển gồm 5 nội dung chính: (i) phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; (ii) coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết; (iii) đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực; (iv) gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; và (v) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng - an ninh.
Trên tinh thần đó, bản Phương hướng, Nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 đã xác định mục tiêu tổng quát là tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Cụ thể hoá mục tiêu đó, chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Để được như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5