PHẦN I. Câu hỏi 3 điểm
Câu 1. Khám bệnh là gì? Các yêu cầu khi khám bệnh và ý nghĩa trong thực tiễn?
- Khám bệnh là quá trình tìm kiếm những dấu hiệu bất thường (triệu chứng, bệnh tích) xuất
hiện trên cơ thể gia súc nghi mắc bệnh.
- Các yêu cầu khi khám bệnh là:
+ Phải trực tiếp khám bệnh: Để thu được thông tin khách quan hơn, chính xác hơn, điều này sẽ
không thể đạt được nếu chỉ nghe mà không khám trực tiếp vì đối tượng hỏi bệnh là người chăm
sóc con vật không có chuyên môn nên mô tả không đúng chuyên môn.
+ Tỷ mỷ: Kiểm tra (khám) kỹ càng nhằm thu thập đầy đủ nhất các triệu chứng bệnh tích trên con vật
66 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cƣơng chẩn đoán bệnh thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
1
ĐỀ CƢƠNG CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y
PHẦN I. Câu hỏi 3 điểm
Câu 1. Khám bệnh là gì? Các yêu cầu khi khám bệnh và ý nghĩa trong thực tiễn?
- Khám bệnh là quá trình tìm kiếm những dấu hiệu bất thường (triệu chứng, bệnh tích) xuất
hiện trên cơ thể gia súc nghi mắc bệnh.
- Các yêu cầu khi khám bệnh là:
+ Phải trực tiếp khám bệnh: Để thu được thông tin khách quan hơn, chính xác hơn, điều này sẽ
không thể đạt được nếu chỉ nghe mà không khám trực tiếp vì đối tượng hỏi bệnh là người chăm
sóc con vật không có chuyên môn nên mô tả không đúng chuyên môn.
+ Tỷ mỷ: Kiểm tra (khám) kỹ càng nhằm thu thập đầy đủ nhất các triệu chứng bệnh tích trên con
vật
+ Toàn diện: Phải khám toàn diện cơ tể để đánh giá đầy đủ tình trạng của các cơ quan, hệ cơ
quan trên cơ thể
+ Khách quan: Phản ánh đúng tình trạng diễn biến trên con bệnh.
+ Khoa học: Đúng và đủ (người khám đưa ra các chỉ định khám, xét nghiệm đúng đủ phù hợp
với tình trạng củ bệnh súc, điều kiện của cơ sở bệnh súc và điều kiện của khám chữa bệnh.
- Ý nghĩa: Tự liên hệ
-
Câu 2. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc? Trình bày hiểu
biết của mình về nội dung và ý nghĩa của khâu đăng ký bệnh súc?
- Tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc
+ Đăng ký bệnh súc và điều tra bệnh súc
+Hỏi bệnh
- Nội dung và ý nghĩa của khâu đăng ký bệnh súc
+ Mục đích:
Quản lý tốt hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
2
Là nguồn dữ liệu quan trọng cho việc theo dõi tiến triển của bệnh và nghiên cứu: dich tễ,
chẩn đoán, điều trị.
+ Đăng kí bệnh súc cần có các nội dung:
Họ, tên và địa chỉ của chủ gia súc hoặc bất kì thông tin nào có thể giúp cho cơ sởkhams
chữa bệnh liên lạc được với chủ bệnh súc nhânh nhất và hiệu quả nhất. điều này rất quan
trọng trong điều trị các ca nội trú. VD
Loại gia súc, số hiệu, nguồn gốc, giống, tính biệt, tuổi, màu lông, cân nặng Để xác định
rõ con vật đó là con nàokhông nhầm lẫn, VD có số tai ghi số tai, số chíp,
Nguồn gốc giúp định hướng khám chữa bệnh; những con mua ở chợ nổi rất nguy hiểm vì không
có nguồn gốc rõ ràng
- Ý nghĩa
+ Gợi ý trong khám và chẩn đoán bệnh.
VD: Trâu, bò cày kéo bị vỡ vai do chọn vai không phù hợp cho trâu, bò,
+ Định hướng trên lựa chọn phương pháp can thiệp hiệu quả nhất.
VD: Chó quý làm giống bị viêm dịch hoàn cấp thì chữa tốn kém và thời gian chữa kéo dài.
Câu 3. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc? Trình bày hiểu
biết của mình về nội dung và ý nghĩa của khâu điều tra bệnh sử (hỏi bệnh)?
Ý 1 giống câu 2
- Nội dung và ý nghĩa của khâu điều tra bệnh sử (hỏi bệnh)
+ Mục đích
Biết được tình hình diễn biến của bệnh: bệnh súc bị bệnh lâu chưa? Triệu chứng như thế
nào? Biểu hiện của bệnh từ lúc bị cho đến bây giờ.
Nắm được thông tin về hoàn cảnh xuất hiện bệnh. VD.
Định hướng khám và chẩn đoán bệnh
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
3
+ Nội dung hỏi bệnh
Thời gian nuôi gia súc? Nuôi lâu? Nguồn gốc từ đâu?
Tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng gia súc?
o Tình trạng thức ăn, nước uống: số lượng, chất lượng, nguồn cung cấp, cách bảo
quản, chế biến,.?
o Số bữa cho ăn trong ngày, thời gian cho ăn, số lượng thức ăn
o Tình hình vệ sinh và điều kiện chuồng trại
o Chế độ khai thác, sử dụng gia súc trước khi gia súc bị bệnh?
o Các loại vacxin và quy trình đã sử dụng?
Hoàn cảnh xuất hiện và nguyên nhân của bệnh (nếu biết)?
Thời gian mắc bệnh? Mắc lâu? Ddanhs giá mức độ nặng nhẹ của bệnh? Xác định thể bệnh
(cấp tính,)
Tình hình dịch bệnh tại chỗ và các khu vực lân cận: số lượng, loại gia súc mắc bệnh, triệu
chứng, diễn biến, số lượng gia súc bị chếtkhu vực lân cận ở đây là xác định trong ô chuồng,
trang trại, làng, xã, để xác định bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm
Đã điều trị hay chưa? Điều trị như thế nào?dùng thuốc gì? Liệu trình? Liều lượng như thế
nào? Dùng thuốc gì? Đường đưa thuốc ra sao?
+ Khi hỏi bệnh cần lưu ý
Hỏi bệnh kỹ càng, càng chi tiết càng tốt và khoa học
Các câu hỏi đưa ra nên ở dạng câu hỏi mở, hạn chế câu hỏi dạng có hay không vì
câu hỏi dạng có không không cho ta thu thập thêm được thông tin gì.
Chú ý so sánh với các thông tin thu được từ quá trình hỏi bệnh với quan sát thực tế
để loại bỏ thông tin thiếu chính xác.
Câu 4. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về
nội dung, phương pháp và ý nghĩa củakhám dung thái khi khám bệnh cho gia súc?
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
4
Tên các khâu trong khám chung (5):
+ Khám dung thái + Khám lông và da
+ Khám niêm mạc + Kiểm tra thân nhiệt
+ Khám hạch lâm ba vùng nông
- Nội dung, phƣơng pháp và ý nghĩa của khám dung thái là:
+ Dung thái là những yếu tố cấu thành diện mạo bên ngoài của con vật. Khám dung thái
bao gồm khám thể cốt; khám dinh dưỡng, khám tư thế và khám thể trạng
Khám thể cốt
o Khám thể cốt nhằm để kiểm tra tình trạng phát triển của hệ xương và cơ hay toàn bộ
khung xươg và hệ cơ.
o Phương pháp khám: Nhìn, sờ, nắn, cân, đo
o Thể cốt tốt: là kích thước cơ thể đạt hoặc vượt ngưỡng tiêu chuẩn của giống, có bộ khung
xương phát triển cân đối, các khớp xương liên kết với nhau chắc chắn, khe sườn hẹp. có bộ cơ
phát triển săn chắc và lieen kết chắc chắn với bộ khung xương
o Thể cốt kém là kích thước cơ thể dưới chuẩn hoặc có bộ khung xương phát triển không
cân đối, các khớp xương liên kết lỏng lẻo, khe sườn thưa, hệ cơ kém phát triển.
o Ý nghĩa: thể cốt của gia súc phản ánh: cơ địa của con vật(liên quan đến kiểu gen); tình
trạng chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng gia súc (yếu tố môi trường); tình trạng bệnh tật
và sức khỏe của con vậtphòng bệnh
Khám dinh dưỡng
o Kiểm tra hay đánh giá khả năng đồng hóa của con vật (quá trình chuyển hóa các chất dinh
dưỡng trong thức ăn, đây chính là yếu tố cấu thành cơ thể).
o Phương pháp khám: quan sát qua thể cốt, da, lông
o Con vật có dinh dưỡng tốt khi thể cốt tốt + da lông căng, phẳng, bóng, mượt và đạt được
đầy đủ các tiêu chuẩn của giống. Ngược lại, con vật có dinh dưỡng kém khi thể cốt kém + da
khô, lông xù xì và không đạt các tiêu chuẩn của giống.
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
5
Khám tư thế
o Khám cách thức con vật đi dứng và thực hiện các hoạt động hàng ngày. VD: tư thế tiểu,
tư thế nằm, tư thế ngồi,
o Phương pháp khám: quan sát
o CSKH: Trong trạng thái sinh lý bình thường, loài khác nhau, tính biệt khác nhau thì có
những tư thế đặc trưng riêng và ổn định. Khi bị bệnh con vật thay đổi tư thế. Dựa vào tư thế
mắc bệnh.
VD: Khi bị tổn thương trong xoang bụng con chó thì ngồi hóp bụng, cong lưng, tai cụp vì
đau
o Con vật có thể có các tư thế bất thường như:
Đứng co cứng: do tất cả các cơ co đều bị co. VD: tetanos, trúng độc schychnin,
Đứng không vững: thường do các tổn thương ở hệ vận động hay TKTW: VD gãy
chân, tổn thương cơ, sốc, choáng, vỡ tạng, tụt P, mất máu,
Chuyển động với quỹ đạo bất thường do trung khu vận động TKTW bị tổn thương:
con vật đi quay tròn hoặc chạy lao lung tung không tự chủ
Con vật chạy lao về phía trước với tư thế đầu ngẩng cao ngửa về phía lưng hoặc cúi
xuống, có lúc lại ngã lăn ra, trong bệnh tăng áp lực nội sọ, xung huyết não (cảm nóng, cảm
nắng), viêm màng não hoặc tổn thương làm con vật đau đớn
Khám thể trạng
o Khám Thể trạng là khám trạng thái của cơ thể, tổng hòa tương tác của các yếu tố
kiểu gen, kiểu hình, môi trường và loại hình thần kinh, tình trạng sức khỏe trong đó kiểu hình
thần kinh là quan trọng số 1.
o Khám thể tạng giúp xác định tiên lượng bệnh định hướng sử dụng vật nuôi cho
phù hợp
o Con vật có thẩ có một trong các loại hình thể trạng sau đây:
Loại hình thô: những cá thể có kích thước cơ thể to lớn thường trên ngưỡng tiêu
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
6
chuẩn của giống, có loại hình thần kinh chậm nhưng không vững, thường có sức sản xuất, sức đề
kháng ở mức độ trung bình, không phù hợp cho công việc cần sử dụng sự khéo léo
Loại hình thon nhẹ: Những cá thể có kích thước cơ thể đạt xung quanh tiêu chuẩn
trung bình của giống, có loại thần kinh nhanh nhẹn, linh hoạt thường có sức sản xuất, sức đề
kháng khá tốt phù hợp vào sử dụng công việc có độkhéo léo cao.
Loại hình chắc nịch: Những cá thể cốt tốt, thần kinh lì và rất vững, nhóm này có sức
sản xuất và sức đề kháng rất tốt.
Loại hình bệu: có hệ mỡ phát triển, thần kinh không vững, sức sản xuất không tốt.
Câu 5. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về
nội dung, phương pháp và ý nghĩa củakhám niêm mạc khi khám bệnh cho gia súc?
- Ý 1: câu trên
Nội dung
- Niêm mạc là những vùng biệt hóa cao độ của da để thực hiện những chức năng chuyên biệt.
Mức độ hồng của niêm mạc đặc trưng cho từng loài.
VD: niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, niêm mạc âm hộ, niêm mạc âm đạo. Trong thú y thường
khám niêm mạc mắt, niêm mạc miệng
- Những thay đổi bệnh lý khi khám niêm mạc
+ Niêm mạc nhợt nhạt: do con vật bị thiếu máu: tổng thể tích máu ít hơn bình thường hoặc có
hàm lượng hemoglobin (hồng cầu) thấp hơn bình thường. Thiếu máu biểu hiện ở 2 thể:
Thiếu máu cấp tính: do hậu quả quá trình mất máu câp tính. Khi bị thiếu máu ở thể này
niêm mạc con vật nhợt nhạt nhưng con vật vẫn béo.
VD: con vật nôn mửa, tiêu chảy cấp hoặc xuất huyết ngoại (nội)
Thiếu máu mạn tính: do mất máu với số lượng ít nhưng thời gian dài. Con vật nhợt nhạt,
da khô, lông xù, cơ thể gầy.
VD: con vật bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh mạn tính hay chăm sóc không tốt
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
7
+ Niêm mạc đỏ ửng: do vùng niêm mạc đó đang bị xung huyết động mạch, thường gặp ở giai
đoạn đầu của thể viêm cấp tính.
Niêm mạc đỏ ửng ở cục bộ: viêm cấp tính
Niêm mạc đỏ ửng lan tràn: sốt cao, cảm nóng, cảm nắng
Niêm mạc đỏ ửng lan tràn kèm lấm tấm xuất huyết: do bị 1 số bệnh truyền nhiễm cấp
tính
+ Niêm mạc vàng(hội chứng hoàng đản):
Do bị bệnh gan: viêm gan, ung thư gan, vỡ gan làm cho lượng tế bào gan bị tổn thương
thường ≥ 40% (số lượng thay đổi vào mức độ mắc bệnh)
Do bị tắc mật: có u tụy, sán lá gan, sỏi mật,..
Hồng cầu bị vỡ nhiều: bị KST đường máu (biên trùng); trúng độc asen, thủy ngân,
+ Niêm mạc tím bầm: là biểu hiện của xung huyết tĩnh mạch, trong máu chứa nhiều CO2
Do bị các bệnh ở hệ hô hấp: xuất huyết phổi, phù phổi,trong trường hợp này ngoài niêm
mạc bị tím bầm thì da cũng bị tím bầm.
Do các bệnh làm cản trở hoạt động của phổi: tắc dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ cấp tính,
Do các bệnh gây cản trở hoạt động của tuần hoàn: phù nề, mạch máu bị chèn ép
Do các bệnh gây cản trở sợ liên kết của O2 với hồng cầu: trúng độc CO,
+ Niêm mạc bị viêm loét hoặc sưng:
Do bị viêm cục bộ
Do 1 số bệnh truyền nhiễm: dịch tả, care,..
Phƣơng pháp khám: trong thú y thường khám niêm mạc mắt và niêm mạc
miệng
+ Khám niêm mạc mắt: có thể dùng ngón trỏ và ngón cái trên 1 bàn tay hoặc 2 ngón cái
Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái đặt vào mi trên và mi dưới của mắt khép mi trên và mi
dưới lại với nhaudùng ngón tay trỏ đẩy cầu mắt vào bên trong hốc mắt, đồng thời dùng ngón
tay cái kéo phần da ở dưới khoang mắt xuống để bộc lộ niêm mạc
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
8
+ Khám niêm mạc miệng: giống phần khám chung mục niêm mạc
Ý nghĩa
o Biết được tình trạng cục bộ của niêm mạc
o Biết được tình trạng hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, gan, mật.
Vì khi hệ hô hấp đầy đủ oxi và hệ tuần hoàn có chất lượng máu tốt thì niêm mạc sẽ có màu
hồng. Gan, mật liên quan đến hội chứng hoàng đản, khi bị hoàng đản thì niêm mạc có màu
vàng.
o Là nơi biểu hiện triệu chứng của một số bệnh truyền nhiễm cấp tính: dịch tả, đậu,
và bệnh rối loạn trao đổi chất: thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng
Câu 6. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về
nội dung, phương pháp và ý nghĩa củakhám hạch lâm ba vùng nông khi khám bệnh cho gia
súc?
Nội dung
- Hạch lâm ba vùng nông là những nhóm hạch nằm ngay dưới da, là trạm barie ngăn
chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể.
- Vị trí khám
Trâu, bò: Hạch dưới hàm, Hạch trước vai, Hạch trước đùi , Hạch trên vú .Khi bị lao
hạch cổ, hạch bên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ.
Ngựa: Hạch dưới hàm , Hạch trước vai, Hạch trước đùi. Khi có bệnh hạch bên tai, hạch
cổ, hạch trước vai nổi rõ. Có thể sờ thấy được.
Lợn, chó, mèo: Hạch bẹn trong.
- Những thay đổi bệnh lý
Trạng thái sinh lý bình thường
+ Các hạch đều nhỏ, đàn hồi tốt, di động (trơn, trượt khi bị kéo, đẩy)
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
9
+ Con vật không có cảm giác đau khi sờ nắn.
+ Hạch không có hiện tượng chai cứng hoặc nóng đau.
Hạch viêm cấp tính: sưng, nóng, đỏ, đau , thể tích to, nóng, đau và cứng, , ít di đông.
Do bị viêm nhiễm cục bộ ở các cơ quan, vị trí gần hạch : như viêm mũi, viêm
thanh quản làm hạch lâm ba dưới hàm tăng
Do mắc 1 số bệnh truyền nhiễm cấp tính: tụ huyết trùng, nhiệt thán, dịch tả
Hạch bị viêm tăng sinh và biến dạng
+ Do bị một số bệnh ở thể mạn tính: lao, xạ khuẩn, viêm xoang, tỵ thư
+ Do viêm mạn tính, tổ chức tăng sinh dính với tổ chức xung quanh làm thể tích hạch to và
không di dộng đc. Ấn vào hạch ko đau.
Hạch bị hóa mủ : biểu hiện nghiêm trọng
+ Do quá trình viêm cấp tính chuyển sang: lúc đầu hạch sưng, cứng đau sau đó phần giữa nhũn,
phồng cao, bùng nhùng, lông rụng và thường hạch vỡ hoặc lấy kim chọc thì mủ chảy ra
+ Do bị lao hạch : ít mủ tổ chức xung quanh hạch bình thườngbiểu hiện viêm nhẹ
+ Do viêm hạch lâm ba truyền nhiễm ở ngựa : Hạch dưới hàm sưng to, hóa mủ xung quanh bị
thủy thũng
+ Do hạch bị nhiễm các loại vi khuẩn sinh mủ: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trong
trường hợp này làm sinh thiết, chọc dò không đảm bảo vệ sinh.
Phƣơng pháp khám
Quan sát: ở trạng thái sinh lý bình thường không nhìn thấy hạch do kích thước hạch nhỏ
khi quan sát sẽ không thấy, chỉ quan sát được trong những trường hợp bệnh lý.
Sờ nắn: khi sờ sẽ cảm nhận được nhiệt độ ở hạch (nóng hay lạnh); nắn sẽ kiểm tra được
tính mẫn cảm (con vật có đau khi nắn?), độ đàn hồi; độ trơn trượt và di động của hạch.
Chọc dò : chỉ tiến hành khi nghi ngờ bên trong hạch chứa dịch.
Sinh thiết: chẩn đoán xem con vật có bị ung thư hạch không? u lành tính hay ác tính?
Ý nghĩa:
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
10
- Phân biệt bệnh viêm nhiễm với bệnh không nhiễm trùng. Khi cơ thể bị viêm (nhiễm) hạch
biến đổi.
- Phân biệt một số bệnh mạn tính hay cấp tính.
+Mạn tính: hạch chai cứng
+ Cấp tính: hạch xung huyết, xuất huyết
Câu 7. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về
nội dung, phương pháp và ý nghĩa của khám lông và da khi khám bệnh cho gia súc?
o Khám lông
Nội dung
Trạng thái lông: màu sắc, tính chất, độ che phủ, độ chắc, độ liên kết giữa lông và da
+Lông bóng, mềm, đều và bám chặt: gia súc khỏe mạnh
+ Lông xơ xác, thô (không đạt tiêu chuẩn của giống): thường là dấu hiệu bệnh mạn tính/suy dinh
dưỡng.
+ Rụng lông
Rụng lông cục bộ: xảy ra ở 1 số điểm trên cơ thể, thường do vùng da bên dưới bị tổn
thương (viêm da, nấm, ghẻ) đôi khi là tổn thương cơ giới (bỏng).
Rụng lông trên phạm vi rộng: thay lông không đúng mùa do con vật bị stress nặng.
+ Thay lông: Có sự thay đổi khác biệt về cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong
ngày. Miền bắc thường thay lông vào giữa mùa thu hết mùa thu hoặc cuối đông, đầu xuân.
Thay lông chậm: do bệnh mạn tính, rối loạn tiêu hóa, sau bệnh nặng, stress.
Thay lông ko đúng mùa, thay lông lốm đốm từng đám: ký sinh trùng ở da, bệnh gây suy
dinh dưỡng, trúng độc mạn tính, rối loạn thần kinh
Phương pháp: Quan sát
Ý nghĩa:
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
11
+ Biết được một số bệnh ở da và lông của gia súc.
+ Mức độ chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Phản ánh tình trạng sức khỏe của con vật
o Khám da
Nội dung
Màu sắc da
+ Nhợt nhạt:
+ Đỏ ửng: có ý nghĩa biến đổi tương tự như ở nội dung niêm mạc
+ Tím bầm
Mùi da
Tùy theo loài, giống, tính biệt, tuổi, thành phần thức ăn, nước uống của vật nuôi khác
nhau mà mùi da khác nhau.Trong 1 số trường hợp mà mùi của da thay đổi như:
+Mùi phân: do vùng da đó tiếp xúc với phân do chuồng trại kém hoặc khi con vật bị vỡ dạ dày
ruột (thủng dạ dày ruột) làm chất chứaxoang phúc mạcmồ hôi
+Mùi nước tiểu: con vật tiếp xúc nhiều với nước tiểu (nằm trên nước tiểu) hoặc con vật bị thủng
bàng quang (niệu quản) nên nước tiểu xoang phúc mạc (ngấm vào máu)mồ hôi
+Mùi axeton : do bị chứng xeton huyết.
+Mùi tanh, thối: da bị viêm nhiễm, hoại tử : phó hương hàn, đậu cừu, sài sốt chó con, chó ghẻ
Nhiệt dộ của da
+ Cách khám: Ở da mỏng: dùng mu bàn tay áp vào vùng da cần kiểm tra
+ Vị trí khám: Trâu bò, dê cừu ( sợ mũi, cuống sừng, mé ngực, 4 chân) , ngựa ( lỗ tai,
cuống mũi, mé cổ, mé bụng, 4 chân) lơn ( mũi. Tai, 4 chân ) , Gia cầm ( mào, cẳng chân)
+ Bệnh lý:
Nóng: Do mạch quản căng rộng, lượng máu chảy qua nhiều. do sốt cao, đau đớn
kịch liệt, quá hưng phấn. Trâu bò làm việc dưới trời nằng gay gắt da rất nóng. Một vùng
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
12
da nhỏ nóng do viêm. Hoặc do bị viêm cấp tính thời kỳ đầu.
Lạnh: do lượng máu đến ít, các bệnh có triệu trứng thần kinh ức chế( liệt sau để.).
một vùng da lạnh do liệt thần kinh hoặc do tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong thời gian dài
+ Da 4 chân lạnh do suy tim
+ Da vùng nóng vùng lạnh: bên này nóng bên kia lạnh do các bệnh gây đau đớn kịch
liệt, thần kinh rối loạn như đau bụng ngựa.
Độ ẩm
+ Phụ thuộc vào mức độ phát triển tuyến mồ hôi ở từng loài:
Sinh lý: Ngựa > bò > trâu > lợn, gia cầm (không có), chó (kém phát triển). Lúc yên tĩnh
gia súc ko có mồ hôi, nhìn kỹ vẫn có lớp mồ hôi mịn như sương, làm việc nặng, hưng phấn ra
nhiều mồ hôi.
Bệnh lý:
+ Da khô: Do bị sốt cao (đặc biệt ở giai đoạn sốt đứng), Do cơ thể bị mất nhiều nước: nôn
mửa nhiều, ỉa chảy nặng. Do gia súc đã quá già hoặc do cơ thể bị suy nhược làm tuyến mồ
hôi bị lão hóa.
+ Da ướt (do quá nhiều mồ hôi) nếu không có lý do sinh lý đặc biệt (nhiệt độ môi trường
tăng cao, vận động nhièu, làm việc nhiều,) thì thường do: gia súc bị đau đớn nặng do các
chấn thương (VD: giun chui túi mật, vỡ tạng,..); gia súc bị sốc, choáng (tụt P, cảm lạnh, mồ
hôi thường nhờn và lạnh chứ không nóng); gia súc đang trong giai đoạn hạ sốt.
+ Da có nhiều mồ hôi nhầy và lạnh: gia súc bị vỡ tạng (ở giai đoạn sốc); gia súc sắp chết
Đàn tính của da
+ Ý nghĩa: đánh giá dinh dưỡng và tính tỷ lệ mất nước
+ PP kiểm tra: dùng tay kéo dúm da lại rồi thả ra và quan sát hoặc dùng tay ấn mạnh lên
da để kiểm tra. ở trâu, bò thường beo da ở cổ, ở chó thường beo da ở lưng.
+ Phân loại đàn tính của da: có 2 loại
Da có đàn tính tốt, da mềm, mỏng, bóng căng phẳng: khó kéo da, da căng phẳng
VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1
13
nhanh sau khi kéo
Đàn tính kém: da dày, khô, mốc và nhăn nheo: khi kéo xa cơ thể hơn, khi thả tay ra khó
(lâu) về trạng thái ban đầu (>0.2 giây)
Da bị sưng
+ Do bị thủy thũng, huyết thũng, khí thũng (ít thấy).
Nếu da bị sưng do bị khí thũng: do viêm hoại thư tổ chức dưới da hoặc nơi bị khí thũng ở
vùng cổ gần với khí quản thì con vật bị viêm sinh khídùng tay ấn vào thì khí sinh ra.
Nếu da bị sưng do thủy thũng (phù):
Do bị bệnh suy tim(hẹp, hở van tim, viêm bao tim); suy dinh dưỡng( hàm lượng protein huyết
tương giảm); thận bị bệnh( viêm thận cấp, hội chứng thận hư); gan bị bệnh(viêm gan, sơ gan,
ung thư gan,), bị bệnh ở hệ thần kinh(bại liệt,)
Da nổi mẩn
+ Phát ban: suy giảm chức năng gan,bệnh sốt xuất huyết, dịch tả lợn, đóng dấu lợn,thường sốt
và kèm theo các điểm lấm tấm như đầu đinh ghim.
+ Nốt sần: thường ở bệnh mạn tính kéo dài; có hình tròn đỏ to băng hạt gạo thấy trong bệnh cúm
ngựa, dịch tả trâu, bò, do bị côn trùng đốt.
+ Nổi mẩn đay: nốt to bằng hạt đậu, có khi bằng nắm tay do dị ứng thời tiết; dị ứng với