Đề cương bài giảng Kinh tế thương mại đại cương

Chương 1: chương mở đầu 1.1. Bản chất kinh tế của thương mại 1.1.1. Lịch sử về sự ra đời của thương mại Thương mại là một phạm trù kinh tế ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Kinh tế hàng hóa. Về mặt lịch sử, kinh tế loài người đã trải qua hai quá trình là Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. Xã hội loài người bắt đầu bằng kinh tế tự nhiên. Trong nền kinh tế tự nhiên con người sản xuất ra các sản phẩm với mục đích phục vụ cho nhu cầu của bản thân họ,vì thế chưa có trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

pdf88 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương bài giảng Kinh tế thương mại đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Bộ môn kinh tế thương mại --------***------- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNG Hà nội tháng 2/2006 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Bộ môn kinh tế thương mại --------***------- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNG Chủ biên: TS. Ngô Xuân Bình Tham gia biên soạn: TS. Ngô Xuân Bình TS. Thân Danh Phúc TS. Hà Văn Sự Hà nội tháng 2/2006 3 Chương 1: chương mở đầu 1.1. Bản chất kinh tế của thương mại 1.1.1. Lịch sử về sự ra đời của thương mại Thương mại là một phạm trù kinh tế ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Kinh tế hàng hóa. Về mặt lịch sử, kinh tế loài người đã trải qua hai quá trình là Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. Xã hội loài người bắt đầu bằng kinh tế tự nhiên. Trong nền kinh tế tự nhiên con người sản xuất ra các sản phẩm với mục đích phục vụ cho nhu cầu của bản thân họ,vì thế chưa có trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Trao đổi hàng hóa chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa khi phân công lao động xã hội đã tương đối phát triển và chế độ tư hữu hình thành. Trong lịch sử phát triển loài người trao đổi hàng hóa xuất hiện vào giai đoạn cuối của xã hội cộng đồng nguyên thủy và thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ. Lúc đầu trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được tiến hành trực tiếp theo hình thức hàng đổi hàng (H-H’). Khi xã hội xuất hiện tiền tệ thì từ đó trao đổi được tiến hành thông qua môi giới của tiến tệ (H- T – H’) và lưu thông hàng hóa ra đời. Lưu thông hàng hóa là hình thái phát triển của trao đổi hàng hóa, đó là sự trao đổi hàng hóa thông qua môi giới của tiền tệ. Lưu thông hàng hóa ra đời làm cho quá trình mua bán trao đổi dễ dàng hơn, thuận tiện , mở rộng hơn về không gian và thời gian. Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của trao đổi và đưa đến sự phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp. Tuy nhiên sự tách rời giữa quá trình mua bán cũng làm xuất hiện mầm mống của mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng. Do vậy cũng làm nảy sinh những điều kiện dẫn tới khủng hoảng sản xuất và tiêu thụ. Trong trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa, chủ thể của hoạt động trao đổi là những người sản xuất và những người tiêu dùng, không có sự tham gia của những người trung gian (thương nhân) . Mục đích của hoạt động trao đổi là giá trị sử dụng. Sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một tầng lớp xã hội mới, đó là những người thương gia. Khác với những người sản xuất trực tiếp và những người tiêu dùng trực tiếp, thương gia bỏ tiền ra mua hàng hóa của những người sản xuất, sau đó bán lại để kiếm lời trong hoạt động buôn bán. Hoạt động kinh tế của những người thương gia thông qua mua bán để kiếm lời chính là hoạt động thương mại (T - H - T'). 4 Khác với trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa, hoạt động thương mại bắt đầu bằng tiền với hành vi mua và kết thúc cũng bằng tiền với hành vi bán. mục đích của hoạt động thương mại không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị cụ thể là nhằm vào lợi nhuận. Lưu thông hàng hóa ra đời đã phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, ngược lại thương mại ra đời không đưa đến sự phủ định lưu thông mà trái lại nó làm cho lưu thông hàng hóa phát triển ở một trình độ cao hơn. Như vậy, sự xuất hiện của hoạt động thương mại gắn liền với sự xuất hiện của thương gia. Về lịch sử, những người thương gia xuất hiện vào cuối chế độ công xã nguyên thủy và đầu chế độ phong kiến Những hoạt động thương mại lúc đầu chỉ giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực trao đổi các sản phẩm hữu hình (thương mại hàng hóa), sau đó được mở rộng sang các sản phẩm vô hình (thương mại dịch vụ), và trong nền kinh tế hiện đại, thương mại còn liên quan rất chặt chẽ với các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ. Những người thương gia ngày càng đông trong xã hội như là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội ngày càng mở rộng và chuyên sâu . Khi đó, một bộ phận lao động xã hội tách khỏi sản xuất, độc lập với sản xuất, chuyên làm chức năng lưu thông làm xuất hiện một ngành kinh tế mới đó là ngành Thương mại. Ngành thương mại ra đời như là kết quả tất yếu của sự phát triển trao đổi và phân công lao động xã hội. Phân công lao động lần thứ nhất bằng việc tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt đã thúc đẩy sự phát triển của trao đổi và tiền tệ xuất hiện trong giai đoạn này. Phân công lao động lần thứ hai bằng việc tách thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp, sản xuất hàng hóa hình thành. Phân công lao động lần thứ ba với việc tách riêng chức năng tiêu thụ khỏi chức năng sản xuất, đã làm xuất hiện một ngành kinh tế chuyên làm chức năng trao đổi, mua bán nhằm vào mục đích kiếm lời trong nền kinh tế đó là ngành thương mại. Phân công lao động xã hội vẫn tiếp tục phát triển và tạo ra nhiều ngành mới. Trong lĩnh vực thương mại, ngoài ngành phân phối là ngành chuyên cung cấp các dịch vụ mua bán hàng hóa hữu hình gồm bán buôn và bán lẻ, còn có các ngành thương mại dịch vụ chuyên đảm nhận việc cung ứng dịch vụ cho thị trường thông qua các hoạt động thương mại vì mục đích lợi nhuận (hiện nay theo phân loại của WTO, lĩnh vực thương mại dịch vụ được phân thành 12 ngành, trong đó có 155 tiểu ngành dịch vụ khác nhau). Ngành thương mại ra đời vừa là sự tiến bộ của lịch sử, vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát triển một bước cao hơn nữa của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là 2 yếu tố cơ bản hợp thành Kinh tế hàng hóa. Kinh tế hàng hóa tất nhiên sản sinh và hình thành thị trường. Vì thế, nói tới thương mại, nói đến kinh tế hàng hóa, không thể tách rời phạm trù thị trương và kinh tế thị 5 trường. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, cũng như thương mại và thị trường đó là những mặt không thể tách rời nhau của cùng một sự vật. 1.1.2. Bản chất kinh tế của thương mại 1.1.2.1. Một số cách tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của Thương mại Nghiên cứu bản chất kinh tế của Thương mại chúng ta có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong giáo trình này chúng tôi sẽ đề cập tới 3 cách tiếp cận cơ bản nhất: a. Thương mại - hoạt động kinh tế. Nếu nhìn dưới góc độ một hoạt động kinh tế thì thương mại là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động thương mại đều bắt đầu bằng hành vi mua hàng và kết thúc bằng hoạt động bán.Mục đích của hoạt động thương mại là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Có thể tóm tắt hoạt động thương mại bằng công thức sau: T - H - T' . Đối tượng của các hoạt động thương mại là các hàng hóa vá dịch vụ. Chủ thể của hoạt động thưong mại gồm những người bán (người sản xuất hàng hóa, người cung ứng dịch vụ, thương gia ) và những người mua( người sản xuất, thương gia, những người tiêu dùng).Tuy nhiên tham gia vào hoạt động thương mại còn có một số người khác như : người môi giới, người đại lý thương mại ... Hoạt động thương mại xảy ra trong khâu lưu thông, trên thị trường với những điều kiện kinh tế, xã hôi, luật pháp, chính tri, và môi trường vật chất cụ thể. Trong hành vi mua, người ta chuyển đổi hình thái giá trị của hàng hóa từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật và cùng với quá trình này là sự chuyển đổi về sở hữu, người mua đổi quyền sở hữu tiền tệ để có được quyền sở hữu hàng hóa. Nhờ vậy mà có được quyền sử dụng sản phẩm cho việc thỏa mãn nhu cầu. Trong hành vi bán hàng, quá trình diễn ra hoàn toàn ngược lại. Hoạt động thương mại là một quá trình bao gồm các hoạt động cơ bản là mua và bán. Ngoài các hoạt động cơ bản còn có các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động mua bán, người ta gọi chung các hoạt động này là dịch vụ thương mại. Dịch vụ thương mại gồm tất cả những hoạt động thương mại ngoài hoạt động thương mại cơ bản (hoạt động mua và bán ), chúng phát sinh gắn với mua bán, hỗ trợ cho mua bán được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả. Hoạt động thương mại được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận và cùng có lợi. Vì thế quá trình mua bán vừa là quá trình cạnh tranh vừa là quá trình hợp tác giữa người bán và người mua. Thông qua các hoạt động thương mại, người bán đạt được giá trị nhằm mục đích lợi nhuận, người mua có được giá trị sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng khác nhau. 6 Chính nhờ hoạt động thương mại mà sản xuất và tiêu dùng nối liền với nhau trong điều kiện của kinh tế hàng hóa. b. Thương mại - khâu trao đổi (lưu thông) của quá trình tái sản xuất xã hội Tái sản xuất xã hội gồm 4 khâu cơ bản: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Bốn khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất. Là hình thái phát triển của trao đổi và lưu thông hàng hóa, thương mại được coi là một khâu cơ bản của tái sản xuất. Thương mại chính là khâu trao đổi nằm trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện xã hội hóa sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày một phát triển, hàng hóa được tạo ra trong khâu sản xuất, sau đó được chuyển sang khâu lưu thông qua các giai đoạn khác nhau của khâu lưu thông: Mua ---> Vận chuyển ---> Dự trữ ---> Bán. Kết thúc khâu lưu thông, hàng hóa sẽ được chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa, đại bộ phận các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra đều phải trải qua khâu lưu thông, thông qua hoạt động mua bán bằng tiền mới có thể chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của xã hội. Vì thế khâu lưu thông rất quan trọng. Nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nền kinh tế hàng hóa giống như một cơ thể sống. Trong đó, lưu thông hàng hóa, thương mại được xem như hệ tuần hoàn. Thương mại phát triển, lưu thông hàng hóa thông suốt là biểu hiện của nền kinh tế lành mạnh, thịnh vượng. c. Thương mại - ngành kinh tế Nếu nhìn dưới giác độ phân công lao động xã hội thì thương mại được coi là một ngành kinh tế độc lập của nền kinh tế. Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi. 1.1.2.2. Bản chất kinh tế của Thương mại Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, khâu của quá trình tái sản xuất xã hội cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận. Từ đó có thể rút ra bản chất kinh tế chung của Thương mại là: Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằmi mục đích lợi nhuận. Thương mại, tiếng Anh là “Commerce” , ngoài ra còn có thuật ngữ khác là Trade, tiếng Pháp “Commerce”, tiếng Latinh “Commercium”, ... về cơ bản các từ này đều được hiểu là buôn bán hàng hóa với mục đích sinh lợi. Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi: 7 Hoạt động Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác. 1.1.3. Phân loại Thương mại 1.1.3.1. Theo phạm vi hoạt động thương mại Người ta phân thành Thương mại nội địa (nội thương) và Thương mại Quốc tế (ngoại thương) Thương mại nội địa có thể được phân thành: Thương mại thành thị và Thương mại nông thôn, Thương mại vùng đặc biệt,thương mại biên giới, thương mại vùng sâu, vùng xa, ... Thương mại nội địa phản ánh những quan hệ kinh tế thị trường của các chủ thể kinh tế của một quốc gia. Các hoạt động thương mại nội địa về cơ bản diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia. Thương mại Quốc tế bao gồm việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia có thể ở phạm vi toàn cầu (WTO), có thể ở phạm vi khu vực (EU, ASEAN ...) hoặc thương mại song phương giữa 2 quốc gia. Thương mại quốc tế phản ánh những mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các chủ thể kinh tế của các quốc gia với nhau. Chúng tuân thủ những luật lệ và những thông lệ buôn bán toàn cầu, khu vực và các hiệp định thương mại ký kết song phương giữa các quốc gia. Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài. Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ rất lâu, nhưng ngoại thương chỉ thực sự phát triển trong thời đại Tư bản chủ nghĩa. Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại là một xu hướng phổ biến, thì sự phát triển ngoại thương hết sức mạnh mẽ. Ngoại thương không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự trao đổi buôn bán với bên ngoài mà thực chất cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác ngoại thương tham gia vào phân công lao động quốc tế. Thương mại nội địa diễn ra trên thị trường nội địa, ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường quốc tế. Thị trường thế giới và thị trường nội địa là những thị trường khác nhau vì vậy thương mại nội địa và ngoại thương được thực hiện theo những hình thức và phương pháp hoàn toàn không giống nhau. 1.1.3.2. Theo các khâu của quá trình lưu thông Người ta phân thành Thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ. Thương mại bán buôn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực buôn bán các sản phẩm vật thể. Chủ thể của hoạt động thương mại bán buôn là những nhà sản xuất và thương gia. Chúng phản ánh các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa những nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với thương gia và giữa những người thương gia với nhau. Khi hoàn thành các hoạt động 8 mua bán buôn, hàng hóa vẫn chưa kết thúc quá trình lưu thông, chúng nằm lại trong khâu sản xuất để sau khi kết thúc sản xuất lại tiếp tục quay trở lại lưu thông hoặc vẫn nằm trong lưu thông để chờ bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thương mại bán lẻ: phản ánh mối quan hệ buôn bán hàng hóa và các dịch vụ giữa những nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ hoặc các thương gia với bên kia là những người tiêu dùng cuối cùng. Khi hoàn thành các hoạt động mua, bán lẻ hàng hóa sẽ kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của xã hội. Sự phân biệt giữa thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ dựa chủ yếu về sự khác biệt theo các khâu của quá trình lưu thông của sản phẩm. Bất kỳ mối quan hệ thương mại nào mà một bên có sự tham gia của người tiêu dùng cuối cùng quan hệ thương mại đó thuộc về thương mại bán lẻ và ngược lại thì đó là thương mại bán buôn. Các hoạt động bán buôn diễn ra ở các chợ đầu mối, thị trường với trung tâm buôn bán trong nước và quốc tế Ngược lại, hoạt động bán lẻ diễn ra ở các chợ, các cửa hàng chuyên doanh, tổng hợp, các siêu thị, hội chợ thương mại 1.1.3.3. Theo đối tượng của hoạt động thương mại Ngưới ta phân thành thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ. Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ là những khái niệm phân biệt với nhau chủ yếu dựa vào sự khác biệt về đối tượng của hoạt động trao đổi trong thương mại. Nếu thương mại hàng hóa về cơ bản là trao đổi các sản phẩm hữu hình thì Thương mại dịch vụ là lĩnh vực trao đổi, mua bán các sản phẩm “vô hình” . Thương mại dịch vụ là lĩnh vực rất rộng và phức tạp. Trong nền kinh tế hiện đại, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thương mại dịch vụ tồn tại song song cùng thương mại hàng hóa và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của xã hội hiện đại. Thương mại hàng hóa gồm thương mại hàng tư liệu sản xuất và thương mại hàng tiêu dùng. Người ta có thể phân chia thương mại theo từng nhóm hàng. Ví dụ: Thương mại về hàng công nghiệp, hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản,hay theo mặt hàng Ví dụ như: gạo, cà phê, chè hay sắt thép, máy nông nghiệp... 1.1.3.4. Theo kỹ thuật trao đổi, buôn bán Người ta phân thành thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Sự phân biệt giữa hai khái niệm này dựa trên sự khác biệt về các phương thức mua bán trong thương mại. Các phương thức mua bán trong thương mại truyền thống được xẩy ra trong môi trường tự nhiên ở đó người mua, người bán thường tiếp xúc trực tiếp trên thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau.Trong thương mại truyền thống người 9 mua người bán gặp gỡ trực tiếp, tiến hành các giao dịch mua bán ở các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm... thương mại truyền thống đã có từ rất lâu cùng với sự ra đời của trao đổi . Ngược lại, thương mại điện tử là một phương thức trao đổi mua bán bằng phương pháp điện tử trong môi trường điện tử. Thương mại điện tử chỉ xuất hiện trong xã hội hiện đại. Hiện nay thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh chóng trên toàn thế giới và đó là xu hướng phát triển tất yếu vừa là yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hóa. Theo định nghĩa phổ biến hiện nay, thương mại điện tử là phương thức hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. Các phương tiện điện tử được sử dụng trong phương thức mua bán này rất đa dạng: điện thoại, máy fax, truyền hình,các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử, các mạng nội bộ (intranet), mạng ngoại bộ (extranet), mạng toàn cầu internet Cần lưu ý rằng “Thương mại điện tử” còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với cách hiểu thông thường chỉ là buôn bán các hàng hóa và dịch vụ. Trong thực tế, áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của gần như tất cả các hoạt động kinh tế. Thương mại điện tử sẽ trở thành phương thức thương mại phổ biến trong xã hội tương lai, tuy nhiên thương mại truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị về kinh tế và văn hóa, nó vẫn tồn tại song song cùng với thương mại điện tử mặc dù kinh tế thị trường và thương mại thế giới không ngừng mở rộng và phát triển. 1.1.3.5. Phân loại theo mức độ cản trở thương mại Người ta phân thành thương mại có bảo hộ và thương mại tự do hóa. Thương mại bảo hộ thường được các quốc gia áp dụng trong một số lĩnh vực nhạy cảm để bảo vệ các lợi ích quốc gia hoặc để bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là đối với những ngành công nghiệp non trẻ, mới hình thành. Các biện pháp thường được sử dụng trong thương mại bảo hộ là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan như: các biện pháp hành chính, cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép, các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn... đồng thời các quốc gia còn có thể áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đối với sản xuất trong nước. Thương mại tự do hóa được thể hiện qua việc xóa bỏ và giảm thiểu hàng rào thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các thương nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa trong nước và quốc tế lưu thông thông suốt. Thương mại tự do hóa có nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. 10 1.2. Những lý thuyết cơ bản và lợi thế so sánh trong thương mại 1.2.1. Lý thuyết của Adam Smith Lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối ra đời vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XIX. Người đề xướng đầu tiên là David Hume (1752) tiếp đến là Adam Smith (1723-1790) và sau đó được tiếp tục phát triển bởi những người kế tục của ông. Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất, khi sử dụng cùng một nguồn lực ở hai nước khác nhau. Lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại sản phẩm có thể do các lợi thế tự nhiên hoặc các lợi thế có được do kỹ thuật và sự lành nghề. Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối thì các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế hơn. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối cả hai quốc gia đều có lợi khi quan hệ thương mại với nhau. Ví dụ: Nước Mỹ có điều kiện tự
Tài liệu liên quan