Mục tiêu của môn học
- Kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về tiết kiệm
năng lượng nói chung và điện năng nói riêng.
- Kỹ năng: Nắm được các giải pháp chính về tiết kiệm năng lượng trong các h ệ thống
năng lượng chính của các xí nghiệp công nghiệp.
- Thái độ, chuy ên cần: Đi học đầy đủ và đúng giờ, tích cực học tập ở lớp và ở nhà.
3. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về tiết kiệm năng lượng nói
chung và điện năng nói riêng. Sinh viên còn được tiếp cận những kiến thức như: kiểm
toán năng lượng, điều khiển tiết kiệm điện năng trong các nhà máy công nghiệp, dân
dụng. Ngoài ra, thông qua môn học này, sinh viên sẽ nghiên cứu về những đặc tính cơ
bản của các phụ tải động lực, chiếu sáng, nhiệt, lạnh cũng như những giải pháp tiết kiệm
năng lượng và các thiết bị ứng dụng tiết kiệm đặc trưng cho các dạng phụ tải này.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương chi tiết học phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA CƠ-ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
(Mẫu chương trình đào tạo tín chỉ)
1. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Mã môn học: 20262190
- Số tín chỉ: 2
- Thuộc chương trình đào tạo của khóa, bậc: Đại học
- Loại môn học:
Bắt buộc:
Lựa chọn:
- Các môn học tiên quyết: Hệ thống cung cấp điện
- Các môn học kế tiếp:
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lý thuyết : 20 tiết
Làm bài tập trên lớp : 10 tiết
Thảo luận : 15 tiết
Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): . tiết
Hoạt động theo nhóm : 15 tiết
Tự học : 30 giờ
- Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Điện công nghiệp, Khoa Cơ-Điện-Điện
tử.
2. Mục tiêu của môn học
- Kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về tiết kiệm
năng lượng nói chung và điện năng nói riêng.
- Kỹ năng: Nắm được các giải pháp chính về tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống
năng lượng chính của các xí nghiệp công nghiệp.
- Thái độ, chuyên cần: Đi học đầy đủ và đúng giờ, tích cực học tập ở lớp và ở nhà.
3. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về tiết kiệm năng lượng nói
chung và điện năng nói riêng. Sinh viên còn được tiếp cận những kiến thức như: kiểm
toán năng lượng, điều khiển tiết kiệm điện năng trong các nhà máy công nghiệp, dân
dụng. Ngoài ra, thông qua môn học này, sinh viên sẽ nghiên cứu về những đặc tính cơ
bản của các phụ tải động lực, chiếu sáng, nhiệt, lạnh cũng như những giải pháp tiết kiệm
năng lượng và các thiết bị ứng dụng tiết kiệm đặc trưng cho các dạng phụ tải này.
4. Tài liệu học tập
- Tài liệu liệu bắt buộc, tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác)
ghi theo thứ tự ưu tiên (tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài
liệu này, website, băng hình, ...):
[1] Kenedy William.J, “Energy management”, Prentice Hall, Inc 1984.
[2] “Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC”, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, 2001.
- (Giảng viên ghi rõ):
Những bài đọc chính: [1]
Những bài đọc thêm: [2]
Tài liệu trực tuyến: www.tietkiemnangluong.com.vn.
5. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học
- Nghe giảng trên lớp
- Làm bài tập
- Thảo luận
6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Các yêu cầu và kỳ vọng đối với môn học:
- Có khả năng chuẩn bị tài liệu (trên mạng, tài liệu nước ngoài)
- Có khả năng làm việc theo nhóm
- Có khả năng trình bày báo cáo
7. Thang điểm đánh giá
Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ
và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét
học vụ.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
8.1. Đối với môn học lý thuyết hoặc vừa lý thuyết vừa thực hành
8.1.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm
đánh giá bộ phận như sau (việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận, trọng số
của từng phần do giảng viên đề xuất, Tổ trưởng bộ môn thông qua):
- Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập: 10%
- Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận: 10%
- Điểm đánh giá phần thực hành;
- Điểm chuyên cần: 10%
- Điểm tiểu luận;
- Điểm thi giữa kỳ;
- Điểm đánh giá khối lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (hoàn thành tốt
nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm/ tháng;
bài tập cá nhân/ học kì,).
8.1.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70%
- Hình thức thi: tự luận
- Thời lượng thi: 60 phút
- Sinh viên được tham khảo tài liệu
8.2. Đối với môn học thực hành:
- Tiêu chí đánh giá các bài thực hành:
- Số lượng và trọng số của từng bài thực hành:
8.3. Đối với môn học dồ án hoặc bài tập lớn:
- Tiêu chí đánh giá, cách tính điểm cụ thể:
9. Nội dung chi tiết môn học (ghi tên các phần, chương, mục, tiểu mụcvào cột (1)) và
phân bổ thời gian (ghi số tiết hoặc giờ trong các cột (2), (3, (4), (5), (6) và (7))
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp Thực
hành, thí
nghiệm,
thực tập,
rèn nghề,...
Tự
học,
tự
nghiên
cứu
Lý
thuyết Bài tập
Thảo
luận
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Chương 1: Tổng quan về tiết kiệm
năng lượng
1.1 Khái niệm cơ bản về năng lượng,
những dạng năng lượng chính.
1.2 Năng lượng tái tạo
1.3 Mục đích ý nghĩa tiết kiệm năng
lượng
1.4 Tổng quan tình hình tiết kiệm năng
lượng ở Việt Nam và trên thế giới
3 0 0 5 8
Chương 2: Tiết kiệm năng lượng hệ
thống NL chính của XN
2.1 Tổng quan
2.2 TKNL trong hệ thống chiếu sáng
2.3 TKNL trong hệ thống nhiệt
2.4 TKNL trong HVAC
2.5 TKNL trong hệ thống điện
2.6 TKNL trong motor, lò sấy điện
4
6
(BT+TL)
3 10 23
2.7 TKNL trong hệ khí nén
Chương 3: Tiết kiệm điện năng
trong xí nghiệp công
nghiệp và dân dụng
3.1 Tổng quan
3.2 Dự báo mức tiêu thụ và tiêu hao
điện năng
3.3 Điều khiển tiêu thụ điện
3.4 Tòa nhà thông minh
3.5 Một số giải pháp công nghệ
4 2 3 10 19
Chương 4: Kiểm toán năng lượng xí
nghiệp công nghiệp và
dân dụng
4.1 Tổng quan về kiểm toán năng
lượng
4.2 Phân tích các cơ hội TKNL
4.3 Cân bằng năng lượng trong nhà
máy công nghiệp
4.4 Một vài ví dụ
3 2 3 10 18
Chương 5: Hệ thống tự động hóa đo
lường, giám sát và điều
khiển NL
5.1 Những yêu cầu cơ bản đối với hệ
thống tự động hóa đo lường và
điều khiển
5.2 Hệ thống tự động đo lường
5.3 Hệ thống tự động hiệu chỉnh và
điều khiển
5.4 Hệ thống Scada
3 0 3 5 11
Chương 6: Chất lượng điện năng và
độ tin cậy cung cấp điện
6.1 Độ tin cậy trong hệ thống năng
lượng
6.2 Các đại lượng đánh giá chất lượng
điện năng
6.3 Các biện pháp nâng cao chất lượng
điện năng trong lưới điện công
nghiệp và dân dụng
6.4 Các thiết bị ứng dụng để nâng cao
chất lượng điện năng
6.5 Đánh giá kinh tế thiệt hại do chất
3 0 3 5 11
lượng điện năng và lợi ích của việc
ứng dụng các thiết bị nâng cao chất
lượng điện năng
10. Ngày phê duyệt
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tổ trưởng Bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trưởng khoa
(Ký và ghi rõ họ tên)
PGS-TS. Phan Thị Thanh Bình TS. Nguyễn Hùng PGS-TS. Phan Thị Thanh Bình