. Tên học phần: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Mã số:
- Số tín chỉ: 3
- Học phần thay thế, tương đương: Không
- Tính chất của học phần: Bắt buộc
- Ngành: Bảo tồn Đa dạng sinh học
2. Phân bổ thời gian
- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 30 tiết
- Số tiết làm bài tập, thảo luận trên lớp: 30 tiết
- Số tiết thí nghiệm, thực hành: 0 tiết
- Số tiết sinh viên tự học: 45 tiết
3. Đánh giá học phần
- Điểm chuyên cần: trọng số 0,2
- Điểm kiểm tra giữa kỳ: trọng số 0,3
- Điểm thi kết thúc học phần: trọng số 0,5
4. Điều kiện học
- Học phần học trước: Đa dạng sinh học, Khí tượng, Thực vật học
- Học phần song hành: Kỹ thuật lâm sinh, Cây rừng, Động vật rừng
5. Giới thiệu môn học
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang được toàn nhân loại quan tâm. BĐKH đã và đang trở thành thách thức với toàn nhân loại trong thế kỉ 21. BĐKH đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và môi trường trong đó có tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do tác động của BĐKH. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân của BĐKH chủ yếu là do con người gây ra thông qua việc phát thải khí nhà kính trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Do đó trong bối cảnh BĐKH được dự báo sẽ ngày càng trầm trọng hơn sẽ đòi hỏi những thay đổi trong quản lý và sử dụng tài nguyên nhiên nhiên nhằm thích ứng với điều kiện khí hậu biến đổi. Mặt khác việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu BĐKH, ví dụ việc bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế suy thoái đa dạng sinh học sẽ vừa góp phần giảm thiểu khí nhà kính vừa tăng hấp thụ khí nhà kính và do đó giảm thiểu BĐKH. Môn học BĐKH sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về BĐKH, nguyên nhân, tác động của BĐKH đến các lĩnh vực trong đó có tài nguyên thiên nhiên, các giải pháp ứng phó BĐKH, vai trò của quản lý tài nguyên thiên nhiên trong giảm thiểu và thích ứng BĐKH. Từ đó học viên có khả năng phân tích đánh giá những tác động của BĐKH và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch và giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên thích ứng với BDKH.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương chi tiết học phần Biến đổi khí hậu - Hồ Ngọc Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA LÂM NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số tín chỉ: 3
Mã số: CCH221
Giảng viên: TS. Hồ Ngọc Sơn
Thái Nguyên, 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA LÂM NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Mã số:
- Số tín chỉ: 3
- Học phần thay thế, tương đương: Không
- Tính chất của học phần: Bắt buộc
- Ngành: Bảo tồn Đa dạng sinh học
2. Phân bổ thời gian
- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 30 tiết
- Số tiết làm bài tập, thảo luận trên lớp: 30 tiết
- Số tiết thí nghiệm, thực hành: 0 tiết
- Số tiết sinh viên tự học: 45 tiết
3. Đánh giá học phần
- Điểm chuyên cần: trọng số 0,2
- Điểm kiểm tra giữa kỳ: trọng số 0,3
- Điểm thi kết thúc học phần: trọng số 0,5
4. Điều kiện học
- Học phần học trước: Đa dạng sinh học, Khí tượng, Thực vật học
- Học phần song hành: Kỹ thuật lâm sinh, Cây rừng, Động vật rừng
5. Giới thiệu môn học
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang được toàn nhân loại quan tâm. BĐKH đã và đang trở thành thách thức với toàn nhân loại trong thế kỉ 21. BĐKH đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và môi trường trong đó có tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do tác động của BĐKH. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân của BĐKH chủ yếu là do con người gây ra thông qua việc phát thải khí nhà kính trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Do đó trong bối cảnh BĐKH được dự báo sẽ ngày càng trầm trọng hơn sẽ đòi hỏi những thay đổi trong quản lý và sử dụng tài nguyên nhiên nhiên nhằm thích ứng với điều kiện khí hậu biến đổi. Mặt khác việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu BĐKH, ví dụ việc bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế suy thoái đa dạng sinh học sẽ vừa góp phần giảm thiểu khí nhà kính vừa tăng hấp thụ khí nhà kính và do đó giảm thiểu BĐKH. Môn học BĐKH sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về BĐKH, nguyên nhân, tác động của BĐKH đến các lĩnh vực trong đó có tài nguyên thiên nhiên, các giải pháp ứng phó BĐKH, vai trò của quản lý tài nguyên thiên nhiên trong giảm thiểu và thích ứng BĐKH. Từ đó học viên có khả năng phân tích đánh giá những tác động của BĐKH và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch và giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên thích ứng với BDKH.
6. Nội dung và thời lượng
STT
Nội dung kiến thức
Mục tiêu
Số tiết
Phần 1 Biến đổi khí hậu toàn cầu
Giới thiệu về BĐKH toàn cầu
25
1
Khái niệm và biểu hiện của BĐKH
Trình bày khái niệm và biểu hiện của BĐKH trên thế giới
4
1.1
Một số thuật ngữ về BĐKH
Giới thiệu một số thuật ngữ về BĐKH
1
1.2
Khái niệm BĐKH
Khái niệm BĐKH, phân biệt khái niệm thời tiết, khí hậu và BĐKH
1
1.3
Biểu hiện của BĐKH
Các biểu hiện của BĐKH như nhiệt độ ấm lên, nước biển dâng, thay đổi lượng mưa, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan
2
2
Nguyên nhân của BĐKH
Tìm hiểu nguyên nhân của BĐKH
6
2.1
Nguồn gốc khí nhà kính
Nguồn gốc của khí nhà kính gây ra BĐKH, tỉ trọng giữa các ngành (năng lượng, nông nghiệp, giao thông, lâm nghiệp)
3
2.2
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu
Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu theo thời gian (nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng)
3
3
Tác động của BĐKH
Tìm hiểu tác động của BĐKH đến các mặt của đời sống xã hội, các khu vực, lĩnh vực bị tác động
4
3.1
Tác động của BĐKH theo vùng địa lý
Vùng nào bị ảnh hưởng nhiều và tại sao
2
3.2
Tác động của BĐKH theo ngành kinh tế
Lĩnh vực nào bị ảnh hưởng, tại sao
2
4
Các giải pháp ứng phó BBĐKH
Tìm hiểu về các giải pháp giảm thiểu, thích ứng với BĐKH; các khái niệm giảm thiểu, thích ứng
4
4.1
Giảm thiểu BĐKH
Các giải pháp giảm thiểu BĐKH: Giảm lượng phát thải, công nghệ xanh/sạch, REDD
2
4.2
Thích ứng BĐKH
Các giải pháp thích ứng BĐKH trong các lĩnh vực nhấn mạnh trong lĩnh vực quản lý tài nguyên
2
Phần 2 BĐKH và tác động ở Việt Nam
20
5
Biểu hiện và tác động của BĐKH ở Việt Nam
Tìm hiểu về các biểu hiện và tác động của BĐKH ở Việt Nam
6
5.1
Biểu hiện
Các biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam: nhiệt độ tăng, nước biển dâng, thay đổi lượng mưa, rủi ro thiên tai và thời tiết cực đoan
3
5.2
Tác động
Tác động của BĐKH đến các mặt của đời sống xã hội (sinh kế, sức khỏe), lĩnh vực (nông nghiệp, tài nguyên nước, đa dạng sinh học), vùng (ven biển, miền núi), nhóm (dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ)
3
6
Chính sách và hoạt động ứng phó BĐKH ở Việt Nam
Tìm hiểu về các chính sách và hoạt động ứng phó BĐKH ở Việt Nam
6
6.1
Chính sách BĐKH
Giới thiệu hệ thống chính sách, chương trình quốc gia liên quan đến BĐKH
3
6.2
Hoạt động ứng phó
Các hoạt động ứng phó BĐKH ở Việt Nam (giảm thiểu, thích ứng), vai trò của kiến thức bản địa và sáng kiến địa phương
3
7
BĐKH và quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa BĐKH và quản lý tài nguyên thiên nhiên
6
7.1
BĐKH và quản lý tài nguyên thiên nhiên
Tìm hiểu BĐKH ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, nước, đa dạng sinh học)
3
7.2
Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển bền vững và tầm quan trọng của phát triển bền vững trong chính sách ứng phó với BĐKH
3
7. Tài liệu học tập
1. Hồ Ngọc Sơn, 2015. Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
8. Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Bùi Đức Luận,2014. Biến đổi khí hậu, NXB Dân trí, Hà Nội.
Lê Đức Ngoan, Lê Thị Hoa Sen, 2014. Biến đổi khí hậu trong nông lâm nghiệp, NXB Đại học Huể.
Nguyễn Văn Thắng, 2011. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật.
Nguyễn Đình Bồng, 2014. Quản lý bền vững tài nguyên đất đai ứng phó với biến đổi khí hậu. NXB Chính trị Quốc Gia.
Bộ TNMT, 2012. Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp ứng phó. NXB Tài Nguyên Môi trường, Hà Nội.
Tiếng Anh
IPCC, 2007. Climate change 2007. Synthesis report.
IISD, 2002. Adapting to Climate Change: Natural Resource Management and Vulnerability Reduction.
9. Cán bộ giảng dạy
STT
Họ và tên giảng viên
Thuộc đơn vị quản lý
Học vị, học hàm
1
Hồ Ngọc Sơn
Khoa LN
Tiến sĩ
2
Trương Quốc Hưng
Khoa LN
Thạc sĩ
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Trưởng khoa Trưởng Bộ môn
Giảng viên
Hồ Ngọc Sơn