Đề cưong chi tiết môn học phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Khoa học: 1.1.1. Định nghĩa: - Là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên , xã hội, tư duy. - Là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật và hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. - Là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác (ở đối tượng và hình thức và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt).

pdf37 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cưong chi tiết môn học phương pháp luận nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. ********* *********** ĐỀ CƯONG CHI TIẾT MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Khoa học 1.1.1. Định nghĩa 1.1.2. Quy luật hình thành và phát triển khoa học 1.1.3. Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học 1.1.4. Phân loại khoa học 1.2. Công nghệ 1.2.1. Khái niệm công nghệ 1.2.2. Phân biệt giữa khoa học và công nghệ 1.3. Nghiên cứu khoa học 1.3.1. Chức năng cơ bản của NCKH: 1.3.2. Nhận thức khoa học (tri thức khoa học) 1.3.3. Các đặc điểm của NCKH 1.3.4. Các loại hình NCKH 1.4. Đề tài NCKH: 1.4.1. Khái niệm 1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.4.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.4. Mục tiêu nghiên cứu 1.4.5. Đặt tên đề tài 1.4.6. Tổ chức đề tài Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1. Thiết lập sự kiện 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Phát hiện vấn đề nghiên cứu: 2.1.3. Ý tưởng nghiên cứu 2.2. Xây dựng khái niệm 2.2.1. Định nghĩa 2.2.2 Cấu trúc của khái niệm: 2.2.3. Định nghĩa một khái niệm. 2.2.4. Các thao tác trên khái niệm 2.3. Xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu: 2.3.1. Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu 2.3.2. Chức năng cơ bản của giả thuyết khoa học là tiên đoán 2.3.3. Nội dung khoa học của giả thuyết nghiên cứu 2.3.4. Cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu 2.3.5. Cách kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2.4.1.1. Xây dựng khái niệm và lựa chọn thuật ngữ 2.4.1.2. Nghiên cứu tư liệu 2.4.1.3. Nhận dạng sơ bộ các qui luật của sự vật 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 2.4.2.1. Khái niệm: 2.4.2.2. Phân loại các phương pháp thực nghiệm: 2.4.2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 2.4.2.4. Nơi tiến hành thực nghiệm 2.4.2.5. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm 2.5. Trình tự nghiên cứu khoa học 2.5.1. Lựa chọn đề tài 2.5.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu 2.5.3. Tiến hành nghiên cứu Chương 4. VIẾT VÀ CÔNG BỐ KÊT QUẢ NCKH 4.1. Viết báo cáo 4.1.1. Mục đích: 4.1.2. Nội dung: 4.1.3. Kết cấu chung của báo cáo 4.1.4. Cách đánh số chương, mục của báo cáo 4.1.5. Kết luận 4.2. Công bố kết quả nghiên cứu 4.3. Các loại sản phẩm công bố 4.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu NỘI DUNG MÔN HỌC CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Khoa học là gì? Công nghệ là gì? NCKH là gì? 1.1. Khoa học: 1.1.1. Định nghĩa: - Là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên , xã hội, tư duy. - Là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật và hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. - Là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác (ở đối tượng và hình thức và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt). 1.1.2. Quy luật hình thành và phát triển khoa học: Trong nghiên cứu, người nghiên cứu có thể xuất hiện nhiều loại ý tưởng: - Hình thành một phương hướng khoa học mới - Đề xướng một trường phái khoa học mới - Xây dựng một bộ môn khoa học mới Quy luật về sự phân lập các khoa học Chúng được sinh ra từ những quy luật nội tạng: Quy luật về sự tích hợp các khoa học Các khái niệm cơ bản Nội dung cơ bản của NCKH Viết và công bố các kết quả NCKH Viết luận văn tốt nghiệp thạc sĩ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NCKH a, Sự phân lập khoa học là gì? Là sự tách một bộ môn khoa học mới ra khỏi một bộ môn khoa học đang tồn tại. Bản chất của quá trình phân lập các khoa học là đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học để hình thành một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn. Hoá học  Hoá vô cơ, Hữu cơ, Phân tích... Toán học  Số học, Đại số, Hình học, Lượng giác... b, Sự tích hợp các khoa học là gì? Là sự tích hợp phương pháp luận của hai bộ môn khoa học riêng lẻ để hình thành một bộ môn khoa học mới. Hoá học + Vật lý  Hoá lý Hoá học + Sinh vật  Hoá sinh Hoá học + Nông nghiệp  Hoá nông Hoá học + Công nghiệp  Hoá công nghiệp 1.1.3.. Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học: Tiêu chí 1: Có một đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là gì? Là bản thân sự vật hoặc hiện tượng được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học. Tiêu chí 2: Có một hệ thống lý thuyết Bao gồm: Những khái niệm, phạm trù, qui luật, định luật, định lý... Hệ thống lý thuyết của một bộ môn Khoa học bao gồm: - Bộ phận riêng có (đặc trưng) - Những cơ sở lý thuyết kế thừa từ các bộ môn khoa học khác Tiêu chí 3: Có hệ thống phương pháp luận Gồm 2 bộ phận - Phương pháp luận riêng có - Phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn khoa học khác Tiêu chí 4: Có mục đích ứng dụng 1.1.4. Phân loại khoa học: Các quan điểm tiếp cận phân loại khoa học - Phân loại theo nguồn gốc hình thành khoa học - Phân loại theo mục đích ứng dụng khoa học - Phân loại theo mức độ khái quát hoá của khoa học - Phân loại theo tính tương liên giữa các khoa học - Phân loại theo kết quả hoạt động chủ quan của con người - Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hay chương trình đào tạo - Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học 2.. Công nghệ là gì? - Là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề kỹ thuật - Công nghệ là một cơ thể kiến thức + Một hoặc một số giải pháp để quyết một số vấn đề kỹ thuật + Con đường để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật + Toàn bộ kiến thức được chuyển vào hệ thống, bất kể từ nguồn nào để luận cứ cho sự phát triển - Công nghệ là một phương tiện - Công nghệ gồm bốn phần + Phần kỹ thuật + Phần thông tin + Phần con người + Phần tổ chức Khái niệm công nghệ hiện được dùng không chỉ trong công nghiệp mà đã thâm nhập vào hàng loạt bộ môn khoa học và lĩnh vực hoạt động khác nhau như: công nghệ dạy học, công nghệ quản lý, công nghệ kiểm tra...  Phân biệt giữa khoa học và công nghệ Khoa học - NCKH mang tính xác suất - Hoạt động khoa học luôn đổi mới, không lặp lại - Sản phẩm khó được định hình trước - Sản phẩm mang đặc trưng thông tin - Lao động linh hoạt và tính sáng tạo cao - Có thể mang mục đích tự thân - Phát minh khoa học tồn tại mãi với thời gian Công nghệ - Điều hành công nghệ mang tính xác định - Hoạt động công nghệ được lập theo chu kỳ - Sản phẩm được định hình theo thiết kế - Đặc trưng sản phẩm tuỳ thuộc đầu vào - Lao động bị định khuôn theo qui định - Không mang mục đích tự thân - Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật 3. Nghiên cứu khoa học là gì? 3.1. Chức năng cơ bản của NCKH: Mục đích của NCKH: - Nhận thức thế giới - Cải tạo thế giới Thông qua các chức năng cụ thể: a, Mô tả: - Là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật - Mục đích: đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật, giúp cho con người một công cụ nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác biệt về bản chất giữa một sự vật này với một sự vật khác. Bao gồm: + Mô tả định tính (chỉ rõ các đặc trung về chất) + Mô tả định lượng (chỉ rõ các đặc trưng về lượng) b, Giải thích: - Là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. - Mục đích: đưa ra những thông tin thuộc về thuộc tính bản chất của sự vật để có thể nhận dạng không chỉ những biểu hiện bên ngoài mà còn cả những thuộc tính bên trong của sự vật. Bao gồm: + Giải thích nguồn gốc + Giải thích quan hệ + Giải thích tác nhân + Giải thích mối liên hệ + Giải thích hậu quả + Giải thích quy luật chung c, Tiên đoán: Là sự nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và những biểu hiện của sự vật trong tương lai. d, Sáng tạo: Là sự làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại 3.2. Nhận thức khoa học (tri thức khoa học) a, Nhận thức thông thường: - Được tích luỹ thông qua công việc, hoạt động hàng ngày - Kết quả: kinh nghiệm, riêng lẻ, phỏng đoán, là cái mới nhưng mang tính chủ quan  Tri thức thông thường chỉ giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn hẹp và trực tiếp b, Nhận thức khoa học; - Được tích luỹ từ quá trình NCKH - Được biểu hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, tiền đề, quy luật, định luật, định lý, lý thuyết, học thuyết...  Nhận thức thông thường là cơ sở, là tiền đề để nhận thức khoa học. Nhận thức thông thjường càng sâu sắc, phong phú là điều kiện quan trọng để có nhận thức khoa học đúng đắn. 3..3. Các đặc điểm của NCKH a, Tính mới NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật mà con người chưa biết. Vì vậy, quá trình NCKH luôn là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học b, Tính tin cậy Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khã năng kiểm chứng lại nhiều lần, do nhiều người khác nhau thực hiện trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau. c, Tính thông tin Sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin sản phẩm của NCKH được thể hiện: một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm... d, Tính khách quan Vừa là một đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chuẩn của người NCKH. e, Tính rủi ro Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên nhân với các mức độ khác nhau: - Do thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu. - Do trình độ, kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm không đủ đáp ứng nhu cầu kiểm chứng giả thuyết. - Do khã năng của người nghiên cứu chưa đủ tầm xử lý vấn đề - Do giả thuyết nghiên cứu đặt sai - Do những tác nhân bất khả kháng g, Tính kế thừa Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong trong các lĩnh vực khoa học rất khác xa nhau. Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu. h, Tính cá nhân Vai trò cá nhân trong sáng tạo mang tính quýêt định i, Tính phi kinh tế - Lao động NCKH rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất. - Những thiết bị chuyên dụng trong NCKH hầu như không thể khấu hao nếu được đặt trong Labo của các nhà nghiên cứu - Hiệu quả kinh tế của NCKH hầu như không thể xác định 3.4. Các loại hình NCKH a. Nghiên cứu cơ bản - Là nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và qui luật của sự vật hoặc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người. - Hình thức: + Nghiên cứu thuần tuý lý thuyết + Nghiên cứu thực nghiệm (nghiên cứu một quy luật chưa biết nào đó) Nghiên cứu cơ bản thuần tuý Chia làm 2 loại Nghiên cứu cơ bản định hướng - Sản phẩm: các phát hiện, phát kiến, công thức, phát minh và thường dẫn đến việc hình thành 1 hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Trong nghiên cứu cơ bản cần làm rõ một khái niệm sau: - Phát minh là sự phát hiện ra những qui luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giối vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi nhận thức của con người - Phát minh chỉ mới là những phát hiện về qui luật, không thể áp dụng ngay vào sản xuất hoặc đời sống và vì vậy phát minh không có giá trị thương mại, không có quốc gia nào bảo hộ pháp lí đối với phát minh. - Nghiên cứu cơ bản thuần tuý: là những nghiên cứu chỉ mới nhằm mục đích duy nhất là tìm ra bản chất và qui luật của tự nhiên và xã hội để nâng cao nhận thức, chưa có sự vận dụng nào vào một hoạt động cụ thể của con người. - Nghiên cứu cơ bản định hướng: là nghiên cứu đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Chia làm 2 loại: + Nghiên cứu nền tảng: là những nghiên cứu dựa trên các quan sát, đo đạc để thu thập số liệu và dữ kiện nhằm mục đích tìm hiểu và khám phá qui luật của tự nhiên (điều tra cơ bản) + Nghiên cứu chuyên đề: là những nghiên cứu có hệ thống một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên (gen di truyền) b. Nghiên cứu ứng dụng: - Là sự vận dụng các qui luật từ nghiên cứu cơ bản (thường là nghiên cứu cơ bản định hướng) để đưa ra nguyên lý về các giải pháp có thể bao gồm công nghệ, sản phẩm, vật liệu thiết bị, nghiên cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào trong một môi trường mới của sự vật và hiện tượng. - Sản phẩm; có thể là một giải pháp mới về tổ chức, quản lý, xã hội hoặc công nghệ, vật liệu, sản phẩm... * Cần lưu ý: mặc dù gọi là nghiên cứu ứng dụng nhưng kết quả của nó thì chua ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả của nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng trong thực tế thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác tên gọi là triển khai. - Triển khai là sự vận dụng các qui luật (thu được từ trong nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được trong nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra ccá hình mẫu với những tham số đủ mang tính khã thi về kỹ thuật. Cần lưu ý: kết quả triển khai thì chưa triển khai được vì sản phẩm của hoạt động triển khai mới chỉ là những vật mẫu, hình mẫu có tính khã thi về kỹ thuật nghĩa là chỉ mới được khẵng định không còn xác suất rủi ro về mặt kỹ thuật trong áp dụng. Điều này chưa hoàn toàn có nghĩa đã có thể áp dụng vào một địa chỉ cụ thể nào đó, bởi vì, để áp dụng được vào một điều kiện kinh tế hoặc xã hội nào đó, người ta áp dụng còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khã thi về tài chính, khã thi về kinh tế, khã thi về môi trường, khã thi về xã hội và chính trị... Hoạt động triển khai được phân chia thành các loại hình sau: - Triển khai trong phòng thí nghiệm - Triển khai bán đại trà (pilot) - Triển khai đại trà 4. Đề tài NCKH: 4.1.Thế nào là một đề tài NCKH? Là một nhiệm vụ nghiên cứu do một người hoặc một nhóm người thực hiện. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Là cơ sở để xây dựng kế hoạch Có các nguồn nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia - Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên - Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác - Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình 4.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là sự vật, hiện tượng được lựa chọn để xem xét trong nhiệm vụ nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu là giới hạn nghiên cứu của đề tài 4.4. Mục tiêu nghiên cứu Là cái đích nghiên cứu mà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, để định hướng nổ lực nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm  Cần lưu ý: trong mối liên hệ giữa nhiệm vụ, vấn đề, đối tượng, mục tiêu thì nhiệm vụ, vấn đề, đối tượng là sự vật tồn tại khách quan trước người nghiên cứu, còn mục tiêu là sự lựa chọn mang tính chủ quan của người nghiên cứu.  Xây dựng cây mục tiêu: Cây mục tiêu là gi/ Là phạm trù của lý thuyết hệ thống được vận dụng như một hướng tiếp cận trong phương pháp luận NCKH. Cây mục tiêu bao gồm 1 mục tiêu gốc và các mục tiêu nhánh  Mỗi mục tiêu nhánh lại được phân chia thành các mục tiêu phân nhánh. CÂY MỤC TIÊU  Mục tiêu cấp 1  Mục tiêu cấp 2  Mục tiêu cấp 3 4.5. Đặt tên đề tài Phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu đề tài  Nên tránh đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin như: Vấn đề về Thử bàn về Vài suy nghĩ về Góp phần vào việc nghiên cứu về 4. 6. Tổ chức đề tài Đề tài có thể do một người hoặc một nhóm thực hiện. Nếu là một nhóm người thực hiện thì gồm có: - Chủ nhiệm đề tài - Thư ký đề tài - Các thành viên của đề tài (mỗi thành viên phụ trách một mục tiêu) Mục tiêu gốc Mục tiêu nhánh 1 Mục tiêu nhánh 2 Mục tiêu nhánh 3 Mục tiêu phân nhánh 1a Mục tiêu phân nhánh 1b CHƯƠNG 2. . NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NCKH Thiết lập sự kiện Xây dựng khái niệm XD & kiểm chứng giả thuyết N/cứu lý thuyết N/cứu thực nghiệm N/cứu phi thực nghiệm Trình tự NCKH: - Bước 1: lựa chọn đề tài - Bước 2: xây dựng đề cương nghiên cứu - Bước 3: tiến hành nghiên cứu 2.1. Thiết lập sự kiện 2.1.1. Thiết lập sự kiện là một phần của đối tượng nghiên cứu, được bóc tách ra từ đối tượng nghiên cứu để quan sát Sự kiện tồn tại trong tự nhiên, trong đời sống xá hội Người nghiên cứu có thể thiết lập theo 1 trong 2 trường hợp sau đây: + Chọn những sự kiện tồn tại vốn tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội để quan sát + Người nghiên cứu phải chủ động tạo ra sự kiện nhờ thực nghiệm Việc chọn sự kiện vốn đã tồn tại hoặc thực nghiệm suy cho cùng là để quan sát. Quan sát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong NCKH bởi vì: - Quan sát để phát hiện vấn đề nghiên cứu - Quan sát để xây dựng khái niệm - Quan sát để đặt giả thuyết - Quan sát để kiểm chứng giả thuyết 2.1.2. Phát hiện vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là gì? Là những điều chưa biết hoặc chưa biết thấu đáo về bản chất hoặc hiện tượng, cần được làm rõ trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi cần được giải đáp trong nghiên cứu. Khi đã phát hiện được một vấn đề trong nghiên cứu, ở người nghiên cứu tất yếu sẽ nãy sinh hàng loạt ý tưởng giải quyết vấn đề. Ý tưởng đó được gọi là ý tưởng nghiên cứu (ý tưởng khoa học). Đây chính là cơ sở ban đầu đi đến những giải quyết nghiên cứu. * Cần phân biệt vấn đề và giả vấn đề: Khi nhận một nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu trước hết phải xem xét có những vấn đề nghiên cứu nào cần được đặt ra. Có thể có một số tình huống: - Sau khi xem xét sơ bộ nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu phát hiện thấy “có vấn” để nghiên cứu. Trong trường hợp này công việc của nghiên cứu được thực hiện. - Cũng có trường hợp người ta tưởng có vấn đề nghiên cứu trong một nhiệm vụ nghiên cứu nào đó, nhưng sau khi phân tích kỹ lại nhận ra không có vấn đề gì phải xử lý. Trường hợp này gọi là “giả vấn đề”, nếu sớm phát hiện không chỉ tiết kiệm những khoản chi phí lơn, mà trong một số trường hợp còn tránh được những hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn, nhất là trong các nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội. 2.1.3. Ý tưởng nghiên cứu a. Ý tưởng: - Là một giai đoạn tiền - giả thuyết - Là những phán đoán trực cảm về bản chất sự vật hoặc hiện tượng - Ý tưởng nghiên cứu xuất hiện theo cảm nhận, chưa được tổng kết đầy đủ về mặt phương pháp luận nhận thức b. Một số loại ý tưởng nghiên cứu: - Ý tưởng về qui luật: Những phán đoán trực cảm về mô tả hoặc giải thích sự vật hoặc hiện tượng, về qui luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng đều thuộc phạm trù của loại ý tưởng này. - Ý tưởng về giải pháp: Đây là ý tưởng về những biện pháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng. - Ý tưởng về hình mẫu: Đây là ý tưởng được phát triển từ ý tưởng về giải pháp với một sự hình dung đến một mô hình cụ thể với qui mô và hình mẫu với các tham số đủ mang tính khả thi (về kỹ thuật) của sự vật hoặc hiện tượng được hình thành do kết quả nghiên cứu. c. Con đường hình thành ý tưởng nghiên cứu - Phát hiện những kẽ hở trong khoa h ọc - Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học - Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường - Sự nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế - Sự kêu ca phàn nàn của những người không am hiểu - Những ý tưởng khoa học bất chợt xuất hiện 2.2. Xây dựng khái niệm - Là công việc đầu tiên của người nghiên cứu - Trong bất kỳ nghiên cứu nào, người nghiên cứu cũng cần phải chuẫn xác hoá những khái niệm vốn đã được sử dụng trong các lĩnh vực khác. + Thống nhất hoá những khái niệm được hiểu khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau + Xây dựng những khái niệm hoàn toàn mới để đáp ứng cho sự đòi hỏi của nhiệm vụ nghiên cứu mới - Khái niệm là gì? Là một hình thức tư duy, có phương án những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của sự vật. 2.2.1. Cấu trúc của khái niệm: Gồm 2
Tài liệu liên quan