Đề cương chi tiết môn học tư pháp quốc tế

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC TƯ PHÁP QUỐC TẾ I. TÊN MÔN HỌC VÀ SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH (tín chỉ) 1. Tên môn học: Tư pháp quốc tế 2. Số đơn vị học trình: 04 (60 tiết) II. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1. Vai trò của môn học đối với ngành đào tạo: Tư pháp quốc tế là một trong những môn học quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân luật vì: Thứ nhất, đây là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành theo quy định khung của Bộ GD-ĐT về chương trình đào tạo cử nhân luật. Thứ hai, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, quan hệ nhiều mặt giữa công dân, cơ quan tổ chức của các nước khác nhau, thậm chí giữa quốc gia và công dân, cơ quan tổ chức của nước khác phát triển rất đa dạng và phức tạp. Giải quyết tốt mối quan hệ này không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, thúc đẩy một cách bền vững quan hệ hợp tác giữa các nước mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tư pháp quốc tế cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn về các vấn đề pháp lý cơ bản có thể phát sinh và cách thức giải quyết chúng trong giao lưu dân sự quốc tế - những kiến thức mà các cử nhân luật kinh doanh cần phải nắm vững.

pdf20 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương chi tiết môn học tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư Pháp Quốc Tế - 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC TƯ PHÁP QUỐC TẾ I. TÊN MÔN HỌC VÀ SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH (tín chỉ) 1. Tên môn học: Tư pháp quốc tế 2. Số đơn vị học trình: 04 (60 tiết) II. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1. Vai trò của môn học đối với ngành đào tạo: Tư pháp quốc tế là một trong những môn học quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân luật vì: Thứ nhất, đây là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành theo quy định khung của Bộ GD-ĐT về chương trình đào tạo cử nhân luật. Thứ hai, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, quan hệ nhiều mặt giữa công dân, cơ quan tổ chức của các nước khác nhau, thậm chí giữa quốc gia và công dân, cơ quan tổ chức của nước khác phát triển rất đa dạng và phức tạp. Giải quyết tốt mối quan hệ này không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, thúc đẩy một cách bền vững quan hệ hợp tác giữa các nước mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tư pháp quốc tế cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn về các vấn đề pháp lý cơ bản có thể phát sinh và cách thức giải quyết chúng trong giao lưu dân sự quốc tế - những kiến thức mà các cử nhân luật kinh doanh cần phải nắm vững. 2. Đối tượng nghiên cứu của môn học Đối tượng nghiên cứu của Tư pháp quốc tế là các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn pháp lý về điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: - Thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. - Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật - Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết dịnh của trọng tài nước ngoài. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 3. Yêu cầu về các kiến thức tiên quyết Trước khi học môn này, học viên phải được trang bị các kiến thức của các môn học sau: - Luật dân sự Tư Pháp Quốc Tế - 2 - - Luật Tố tụng dân sự - Công pháp quốc tế III. NỘI DUNG TÓM LƯỢC CỦA TỪNG CHƯƠNG Tư Pháp Quốc Tế - 3 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ (8 TIẾT) I. MỤC TIÊU Mục tiêu của chương này là nhằm giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tư pháp quốc tế (TPQT) với tính chất là một môn khoa học pháp lý và một ngành luật. Do đó nội dung của chương 1 tập trung vào phân tích các vấn đề: - Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của TPQT, tên gọi của TPQT. Sau khi học xong, học viên phải nhận diện được đặc điểm và bản chất các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế từ đó phân biệt được các quan hệ này với các quan hệ của Luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, , quan hệ công pháp quốc tế. Học viên cũng phải lý giải được tại sao các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế chứ không thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật tư trong nước. - Các loại nguồn của tư pháp quốc tế, vị trí, vai trò và cách thức áp dụng các loại nguồn này - Quan điểm của các nước về ngành khoa học pháp lý này trong điều kiện hiện nay. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Đối tượng điều chỉnh của TPQT: Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Các quan hệ này có hai dấu hiệu cơ bản: Thứ nhất, quan hệ dân sự ( phân tích quy định tại Điều 1 BLDS 2005, Điều 3 NĐ 138/CP). Thứ hai, yếu tố nước ngoài. ( phân tích căn cứ để xác định yếu tố nước ngoài theo Điều 758 BLDS 2005) Bên cạnh đó, Tư pháp quốc tế còn điều chỉnh một số quan hệ tố tụng như xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài, 2. Phạm vi điều chỉnh của TPQT: Phạm vi điều chỉnh của TPQT tập trung vào ba vấn đề cơ bản: - Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. - Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật - Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, trọng tài nước ngoài. So sánh quan điểm của VN và các nước về phạm vi điều chỉnh của TPQT 3. Phương pháp điều chỉnh của TPQT: 3.1. Phương pháp thực chất (Phương pháp điều chỉnh trực tiếp): - Khái niệm Tư Pháp Quốc Tế - 4 - - Quy phạm thực chất với tính chất là công cụ của phương pháp thực chất - Giải thích tại sao phương pháp này là phương pháp điều chỉnh trực tiếp - Ưu điểm, hạn chế của phương pháp thực chất. 3.2. Phương pháp xung đột (Phương pháp điều chỉnh gián tiếp): - Khái niệm phương pháp xung đột - Quy phạm xung đột với tính chất là công cụ của phương pháp xung đột - Giải thích tại sao phương pháp này là phương pháp điều chỉnh gián tiếp - Ưu điểm, hạn chế của phương pháp xung đột - Phân tích vai trò của hai phương pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ của TPQT, mối liên hệ giữa chúng. 4. Tên gọi của TPQT: Hai tên gọi được sử dụng phổ biến tại các nước: - Conflict of Laws – Luật xung đột - Private International Law – Luật quốc tế tư Giải thích tại sao tồn tại song song hai tên gọi đó và phân tích ưu và nhược điểm của từng thuật ngữ 5. Nguồn của Tư pháp quốc tế: 5.1. Điều ước quốc tế - nguồn của tư pháp quốc tế: - Bao gồm các điều ước quốc tế đa phương và song phương (liệt kê một số điều ước quốc tế điển hình). - Vai trò của Điều ước quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế - Điều kiện để Điều ước quốc tế được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế Việt Nam - Phân biệt điều ước quốc tế - nguồn của tư pháp quốc tế với điều ước quốc tế - nguồn của công pháp quốc tế. 5.2. Pháp luật quốc gia: - Khái niệm - Quan điểm của các nước về các hình thức pháp lý cấu thành pháp luật quốc gia - Vai trò của PLQG trong việc điều chỉnh quan hệ của TPQT - Giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là nguồn của TPQT VN 5.3. Tập quán quốc tế: - Vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế Giới thiệu một số tập quán quốc tế trong lĩnh vực TPQT Tư Pháp Quốc Tế - 5 - - Điều kiện để tập quán quốc tế được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 6. Vị trí của TPQT trong hệ thống pháp luật: - Các quan điển khác nhau về vị trí của TPQT trong hệ thống pháp luật - Quan điểm tại Việt Nam Tư Pháp Quốc Tế - 6 - CHƯƠNG 2 CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ (4 tiết) I. MỤC TIÊU Mục tiêu của chương này là phân tích quy chế pháp lý của các chủ thể cơ bản của TPQT, đặc biệt tập trung vào vấn đề xung đột pháp luật về tư cách chủ thể và cách thức giải quyết. Bên cạnh đó, kiến thức của chương này còn tập trung vào phân tích quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia khi tham gia vào quan hệ TPQT II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Khái quát về chủ thể của tư pháp quốc tế: Chủ thể của Tư pháp quốc tế bao gồm: - Cơ quan, tổ chức nước ngoài - Người nước ngoài - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Công dân Việt Nam - Tổ chức Việt Nam - Quốc gia 2. Người nước ngoài 2.1. Khái niệm 2.2. Quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài: - Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài: + Đặc điểm cơ bản trong quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài khi cư trú tại quốc gia sở tại là chịu sự điều chỉnh đồng thời của hai hệ thống pháp luật: pháp luật nước sở tại và pháp luật của nước mà họ là công dân. Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài. + Người nước ngoài luôn được nhà nước mà họ mang quốc tịch bảo h ộ về mặt ngoại giao. - Cơ sở xây dựng quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài: + Nguyên tắc " đối xử quốc gia "(National Treatment):  Khái niệm  Về tên gọi: Đối xử quốc gia, Đãi ngộ quốc dân, Đối xử như công dân.  Mục đích  Ý nghĩa  Cơ sở pháp lý  Phạm vi áp dụng Tư Pháp Quốc Tế - 7 -  Các ngoại lệ của nguyên tắc NT + Nguyên tắc "Tối huệ quốc" (Most The Favoured Nation Treatment)  Khái niệm  Mục đích  Ý nghĩa  Phạm vi áp dụng  Cơ sở pháp lý  Các ngoại lệ của MFN + Nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt  Khái niệm  Ý nghĩa  Cơ sở pháp lý + Nguyên tắc có đi có lại  Khái niệm  Ý nghĩa  Cơ sở pháp lý 2.3. Quy chế pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam và của công dân Việt Nam ở nước ngoài: - Quy chế pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam + PLVN chưa có một văn bản pháp lý riêng biệt quy định về địa vị pháp lý của người nước ngoài khi cư trú làm ăn sinh sống tại VN. Việc xem xét quy chế pháp lý của người nước ngoài hiện nay dựa trên nhiều văn bản pháp luật hiện hành như Hiến pháp CHXHCNVN, Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004; Bộ luật lao động 1994; Bộ luật hàng hải 2005; Luật sở hữu trí tuệ 2005; Luật giáo dục; Luật thương mại 2005; Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000; Luật đầu tư 2005; Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác. - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nước ngoài tại VN 2.4. Pháp nhân nước ngoài: - Khái niệm pháp nhân nước ngoài – quốc tịch của PN + Khái niệm + Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch của pháp nhân trong quan hệ tư pháp quốc tế. + Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân + Xung đột về nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân được giải quyết thông qua các Điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia. Tư Pháp Quốc Tế - 8 - - Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài + Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của PNNN  Chịu sự điều chỉnh của 2 hệ thống pháp luật (pháp luật của nước mà PN mang quốc tịch và PL của nước nơi PN hoạt động). + Các căn cứ pháp lý xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho pháp nhân nước ngoài Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc đối xử quốc gia hay tối huệ quốc, đãi ngộ đặc biệt, có đi có lại. Việc áp dụng nguyên tắc nào trong từng lĩnh vực cụ thể phụ thuộc vào quy định của pháp luật các nước và các điều ước quốc tế mà các nước này tham gia. + Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam  Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định theo pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.  Phân tích Điều 765 Bộ luật dân sự, Luật đầu tư năm 2005; Luật doanh nghiệp năm 2005; Luật thương mại năm 2005 và các văn bản pháp luật khác.  Các pháp nhân nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu (bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ) và các quyền, lợi ích hợp pháp. 2.4. Quốc gia trong quan hệ Tư pháp quốc tế: - Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia + Cơ sở xây dựng quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia: nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. + Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia:  CƯ Viên 1961 và CƯ Viên 1963 về quan hệ ngoại giao và lãnh sự.  Pháp luật quốc gia. + Quan điểm của các nước về quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ TPT:  Thuyết miễn trừ tương đối  Thuyết miễn trừ tuyệt đối - Nội dung các quyền miễn trừ của quốc gia Quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm: + Quyền miễn trừ khỏi sự chi phối của pháp luật nước ngoài + Quyền miễn trừ về xét xử + Quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện + Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế thi hành án + Quyền miễn trừ về tài sản của quốc gia Tư Pháp Quốc Tế - 9 - CHƯƠNG 3 XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (12 TIẾT) I. MỤC TIÊU Cung cấp các kiến thức lý luận về xung đột pháp luật, nguyên tắc, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, khái niệm, đặc điểm, cơ cấu của quy phạm xung đột, các quy phạm xung đột trog pháp luật Việt Nam. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Khái quát về xung đột pháp luật: 1.1. Khái niệm xung đột pháp luật - Là hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 1.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật Hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh từ các nguyên nhân: - Thứ nhất, xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. - Thứ hai, có sự khác nhau trong pháp luật các nước khi giải quyết các vấn đề cụ thể. 1.3. Phạm vi của xung đột pháp luật - Phạm vi của xung đột pháp luật trong các ngành luật - Phạm vi của xung đột pháp luật trong các quan hệ tư pháp quốc tế. 2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật - Xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất. - Xây dựng áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột. 3. Quy phạm xung đột 3.1. Khái niệm - Khái niệm - Đặc điểm 3.2. Cơ cấu quy phạm xung đột: Bao gồm 2 phần: - Phần phạm vi và phần hệ thuộc 3.3. Phân loại quy phạm xung đột: - Căn cứ vào tính chất của quy phạm xung đột - Căn cứ vào hình thức dẫn chiếu - Căn cứ vào nguồn - Căn cứ vào các quy tắc chọn luật được quy định trong phần hệ thuộc của quy phạm xung đột 4. Một số kiểu hệ thuộc luật cơ bản của TPQT Tư Pháp Quốc Tế - 10 - CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI (4 tiết) I. MỤC TIÊU Mục tiêu của chương này là cung cấp những kiến thức cơ bản về sự cần thiết áp dụng pháp luật nước ngoài, nguyên tắc và cách thức áp dụng, cách xác định nội dung pháp luật nước ngoài cũng như các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài như bảo lưu trật tự công; renvoi I và renvoi II, thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Khái quát về áp dụng pháp luật nươc ngoài - Sự cần thiết áp dụng pháp luật nước ngoài - Căn cứ áp dụng pháp luật nước ngoài - Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài 2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài Thứ nhất, hệ thống pháp luật nước ngoài cần được giải thích và áp dụng theo đúng cách thức mà nó được giải thích và áp dụng tại quốc gia có hệ thống pháp luật đó. Thứ hai, hệ thống pháp luật nước ngoài cần được áp dụng một cách đầy đủ, toàn diện. 3. Một số vấn đề phát sinh khi áp dụng pháp luậtt nước ngoài 3.1. Bảo lưu trật tự công cộng - Khái niệm - Cơ sở pháp lý - Nguyên tắc áp dụng bảo lưu trật tự công cộng. - Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lưu trật tự công cộng 3.2. Dẫn chiếu ngược trở lại (Renvoi I) và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba (Renvoi II) - Khái niệm - Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng dẫn chiếu - Quan điểm của các nước về hiện tượng dẫn chiếu ngược. - Quy định của pháp luật Việt Nam về dẫn chiếu Tư Pháp Quốc Tế - 11 - CHƯƠNG 5 THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (8 tiết) I. MỤC TIÊU Cung cấp kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, phân tích thực tiễn xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Khái quát về thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài - Phân tích lý do tại sao cần xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Ý nghĩa của việc xác định đó. - Nguyên tắc xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài - Xung đột thẩm quyền xét xử và cách thức giải quyết - Những điểm cần lưu ý 2. Xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 2.1. Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam theo các Hiệp định TTTP Hai phương pháp được sử dụng: - Liệt kê các căn cứ xác định thẩm quyền đối với từng vụ việc dân sự cụ thể - Chỉ đưa ra nguyên tắc chung cho việc xác định 2.2. Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam - Thẩm quyền chung + Phân tích nguyên tắc xác định + Phân tích các quy định tại điều 410 BLTTDS - Thẩm quyền riêng biệt Phân tích các quy định tại điều 411 BLTTDS 3. Pháp luật áp dụng trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 3.1. Pháp luật tố tụng 3.2. Pháp luật nội dung Tư Pháp Quốc Tế - 12 - CHƯƠNG 6 CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI (4 tiết) I. MỤC TIÊU Cung cấp những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Khái niệm - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. - Khái niệm công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. - Các vấn đề cần lưu ý 2. Công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam - Khái niệm bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài - Nguyên tắc công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài - Trình tự, thủ tục công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài theo pháp luật VN 3. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài 3.1. Công Ước Newyork 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài - Giới thiệu nội dung CƯ - Vai trò của CƯ 3.2 Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam - Khái niệm quyết định của trọng tài nước ngoài - Nguyên tắc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài - Trình tự, thủ tục công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài theo pháp luật VN Tư Pháp Quốc Tế - 13 - CHƯƠNG 7 QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ (4 tiết) I. MỤC TIÊU Nội dung tập trung vào phân tích các quy định của pháp luật VN và ĐƯQT mà VN là thành viên về giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Bên cạnh đó, cung cấp những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam, tập trung vào quyền sở hữu bất động sản. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Khái niệm quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế - Xác định phạm vi nghiên cứu của tư pháp quốc tế về quyền sở hữu từ đó phân biệt được nội dung nghiên cứu của Luật dân sự và tư pháp quốc tế về chế định sở hữu. - Phân tích yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu theo quy định tại Điều 758 BLDS. 2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu - Nguyên tắc chung được các quốc gia thừa nhận là áp dụng “Luật nơi có tài sản” - Nội dung của nguyên tắc “luật nơi có tài sản”: Điều 766 BLDS - Một số trường hợp ngoại lệ không áp dụng Luật nơi có tài sản: 3. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam 3.1. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam - Phân tích quy định của Điều 81 Hiến pháp 1992, Điều 761(2), 766 Bộ luật dân sự , Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước về bảo hộ quyền sở hữu của người nước ngoài - Lưu ý: Các quy định này chỉ được áp dụng đối với quyền sở hữu tài sản là động sản, còn đối với bất động sản vẫn còn những hạn chế nhất định. 3.2. Quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Phân tích quy định của Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Tư Pháp Quốc Tế - 14 - CHƯƠNG 8 HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (8 tiết) I. MỤC TIÊU Phân tích các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật VN và ĐƯQT mà VN là thành viên về xung đột pháp luật về hợp đồng và giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, cung cấp một số kỹ năng để phòng tránh tranh chấp và giải quyết tranh chấp về hợp đồng II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Khái niệm hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài - Căn cứ xác định yếu tố nước ngoài trong các hợp đồng dân sự (Phân tích, so sánh theo Điều 758 BLDS) - Các loại hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài 2. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng 1.1. Giải quyết xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của các bên ký k
Tài liệu liên quan