ĐỀ CƯƠNG
CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
CHƯƠNG 1
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật xây dựng ngày 16 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải.
79 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Công tác tư vấn giám sát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG
CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG Trang 2
I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ Trang 2
II. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG Trang 2
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA KỸ SƯ TVGS Trang 4
I. TỔ CHỨC - TRÁCH NHIỆM - QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC TVGS Trang 4
II. QUAN HỆ LÀM VIỆC GIƯÃ TỔ CHỨC TVGS VÀ CHỦ ĐẦU TƯ Trang 5
CHƯƠNG 3 CÁC NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TVGS Trang 5
I. NỘI DUNG CÔNG TÁC TVGS Trang 5
II. CÔNG TÁC TVGS KỸ THUẬT THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC Trang 6
CHƯƠNG 4: HỒ SƠ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH Trang 18
A. YÊU CẦU CHUNG CỦA HỒ SƠ HOÀN CÔNG Trang 18
B. LẬP HỒ SƠ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH Trang 18
C. SỐ LƯỢNG BỘ HỒ SƠ HOÀN CÔNG Trang 19
D. TRÁCH NHIỆM LẬP HỒ SƠ HOÀN CÔNG Trang 19
E. QUY CÁC Trang 20
CHƯƠNG 5 : NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý - KIẾN NGHỊ Trang 20
A. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Trang 20
B. KIẾN NGHỊ Trang 20
ĐỀ CƯƠNG
CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
CHƯƠNG 1
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật xây dựng ngày 16 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải.
1.2 CÁC QUI ĐỊNH CHUNG
1.2.1. Để cương này được áp dụng cho tất cả các phần việc liên quan đến công tác giám sát thi công các hạng mục trên công trình Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Tri Phương – thị xã Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương.
1.2.2. Nội dung của văn bản này nhằm thống nhất phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình trong quá trình thi công, tiêu chuẩn nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác cho các giai đoạn thi công chính cho từn phần cũng như cho hạng mục đã hoàn tất.
1.2.3. Căn cứ được dùng khi tiến hành công tác TVGS, kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình bao gồm:
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được các cấp có thẩm quyền phê duyêt.
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
+ Tiến độ thi công hàng tuần, tháng và biện pháp tổ chức thi công từng hạng mục do nhà thầu lập đã được TVGS và Chủ đầu tư chấp thuận.
+ Các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm kỹ thuật thi công của Nhà Nước và của ngành. Các văn bản được xác lập trong quá trình thi công đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Các văn bản pháp qui của Nhà nước và ngành về chế độ quản lý chất lượng, về nghiệm thu và bàn giao công trình.
* Công tác giám sát, nghiệm thu kỹ thuật phải tuân thủ nguyên tắc:
+ Thiết kế theo tiêu chuẩn - qui trình nào thì tư vấn giám sát phải giám sát và nghiệm thu theo tiêu chuẩn - qui trình đó.
+ Các tiêu chuẩn - qui trình áp dụng phải nằm trong hệ thống Qui chuẩn xây dựng Việt Nam hoặc đã được Bộ Giao thông Vận tải ban hành hoặc cho phép áp dụng.
Ngoài ra trong nhiệm vụ cụ thể của công trình, có thể coi các “Chỉ dẫn Kỹ thuật “ của mỗi hạng mục do cơ quan thiết kế lập là tài liệu cơ sở khi tiến hành công tác giám sát và nghiệm thu trên công trường.
1.2.4. Các biện pháp kiểm tra chất lượng phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn của qui trình và qui phạm có liên quan, trong đó phải nêu rõ đối tượng kiểm tra, phần việc đã thực hiện, nội dung và khối lượng đã kiểm tra, kết quả kiểm tra và kết luận. Không thể chấp nhận các loại văn bản kiểm tra chỉ nêu một cách chung chung hoặc khái quát mà không có số liệu dẫn chứng cụ thể để làm căn cứ cho việc kết luận.
1.2.5. Nhà thầu có thể tự làm các thí nghiệm, đo đạc kiểm tra nếu như có đầy đủ tư cách pháp nhân, thiết bị kiểm tra phải được cơ quan Nhà nước có chức năng cấp giấy phép, người làm thí nghiệm phải có chứng chỉ thí nghiệm viên. Nhà thầu có thể đi thuê tổ chức có tư cách pháp nhân, có đầy đủ các điều kiện nêu trên thực hiện đánh giá chất lượng vật liệu. Mọi công tác kiểm tra thí nghiệm, đo đạc lấy mẫu tại hiện trường đều phải có sự giám sát và chứng kiến của TVGS, được thể hiện bằng biên bản xác nhận công tác tại hiện trường.
1.2.6. Khi chuyển giai đoạn các phần đã thi công thuộc hạng mục của công trình, kỹ sư tư vấn giám sát ký vào biên bản đánh giá chất lượng công trình và báo cáo kết quả cho Ban QLDA để tiến hành phúc tra trước khi cho phép chuyển giai đoạn.
1.2.7. Chỉ được phép thi công chuyển giai đoạn cho các phần việc và hạng mục tiếp theo, hoặc tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình khi chất lượng thi công của các phần việc hoặc hạng mục công trình đã thi công được kiểm tra đầy đủ, nghiêm túc, đúng thủ tục và chất lượng được đánh giá là đạt yêu cầu bằng văn bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của các đơn vị có liên quan.
- Đối với những khiếm khuyết không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật cho công trình nhất thiết phải được sửa chữa hoặc làm lại theo đúng nội dung đã quy định trong "Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải”. Sau đó phải được tiến hành kiểm tra đánh giá lại chất lượng cho các hạng mục đó.
1.2.8. Các tài liệu và biên bản về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng từng bộ phận công trình là các văn bản pháp lý không thể thiếu trong hồ sơ hoàn công và là căn cứ để tiến hành thanh quyết toán công trình. Bắt buộc áp dung các biểu bảng trong phụ lục của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004.
1.2.9. Trong báo cáo đánh giá chất lượng công trình với chủ đầu tư, tổ chức TVGS có trách nhiệm báo cáo đầy đủ đúng thứ tự các hạng mục công tác kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, các sai số đo đạt được so với yêu cầu, đối chiếu với qui trình, qui phạm và đồ án thiết kế dùng đánh giá kết luận về chất lượng của công trình.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
CỦA KỸ SƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT
Để đảm bảo chất lượng cho công trình, công tác giám sát kỹ thuật được thực hiện trong suốt quá trình thi công công trình do một tổ chức tư vấn giám sát kỹ thuật bao gồm các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ, năng lực và kinh nghiệm được tổ chức và trang bị đầy đủ thực hiện trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa tổ giám sát với chủ đầu tư, cũng như giữa tổ chức giám sát với nhà thầu.
2.1 TỔ CHỨC - TRÁCH NHIỆM - QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC TVGS
2.1.1. Tổ chức tư vấn giám sát:
Giám sát chất lượng thi công công trình và các thí nghiệm kiểm tra chất lượng, cùng Chủ đầu tư và các bên liên quan tiến hành nghiệm thu khối lượng, chất lượng ...các cấu kiện vật tư, vật liệu xây dựng, hạng mục công trình và toàn bộ công trình. Giám sát tiến độ thi công và công tác đảm bảo giao thông,vệ sinh môi trường của nhà thầu trên công trường. Thay mặt hoặc cùng chủ đầu tư giải quyết và xử lý các sự cố về chất lượng, kiểm tra xác nhận các khối lượng phát sinh hợp lý của nhà thầu khi tiến hành thi công công trình.
2.1.2. Trách nhiệm - Quyền hạn của tư vấn giám sát:
- Có trách nhiệm thường trực hàng ngày giám sát việc thi công xây dựng tại hiện trường về các mặt :
+ Giám sát việc thi công xây dựng theo đúng đồ án thiết kế, đúng tiến độ.
+ Giám sát việc thực hiện của đơn vị thi công về bố trí xe máy, thiết bị, nhân lực đúng hợp đồng, số lượng và chủng loại, và tổ chức thi công đã được chấp thuận.
+ Nghiệm thu chất lượng, khối lượng...trên khu vực được phân công. Ký tên vào các văn bản quy định chức danh trách nhiệm giám sát của mình.
- Quan hệ, làm việc với Chủ đầu tư Nhà thầu và chính quyền địa phương trên công trình.
- Kiểm tra năng lực và cơ sở pháp lý hành nghề của các nhà thầu
- Kiểm tra thẩm tra Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công trước khi cho nhà thầu triển khai thi công.
- Xây dựng và tổ chức qui chế cho tổ giám sát về công tác chuyên môn và sinh hoạt.
- Có trách nhiệm theo dõi, nhận báo cáo, tổng hợp báo cáo của các thành viên trong tổ hàng ngày về các mặt : khối lượng - chất lượng - tiến độ thi công trên công trường. Có quyền đình chỉ thi công khi nhà thầu không thực hiện đúng đồ án thiết kế, không đúng với dây chuyền công nghệ thi công đã thống nhất với tổ TVGS và chủ đầu tư , sau đó báo cáo với chủ đầu tư (bằng văn bản) lý do đình chỉ và có biện pháp yêu cầu nhà thầu khắc phục mới cho tiếp tục thi công.
- Có trách nhiệm tổng hợp lập báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, hàng năm cho chủ đầu tư về các mặt : khối lương - chất lượng - tiến độ thực hiện trên công trình.
- Có trách nhiệm tổng hợp và ký các hồ sơ, chứng chỉ chất lượng... báo cáo chủ đầu tư tổ chức các công tác nghiệm thu chuyển giai đoạn cho các hạng mục xây dựng.
- Giám sát công tác đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường trên công trường
- Lưu trữ các chứng chỉ, tài liệu ,số liệu kiểm tra...khi thực hiện công tác giám sát.
- Có trách nhiệm kiểm tra các công việc đo lường liên quan đến khối lượng các công việc xây dựng của nhà thầu đã thực hiện được và đảm bảo yêu cầu chất lương.
Chịu trách nhiệm thiết lập các biểu đồ theo dõi so sánh khối lượng thiết kế và khối lượng đã thi công.
- Có trách nhiệm ký tên vào các văn bản qui định chức danh trách nhiệm của mình.
- Hàng ngày, hàng tuần, hành tháng, hàng năm phải tổng hợp và báo cáo kết quả đo đạc kiểm tra khối lượng.
- Lưu trữ các chứng chỉ, tài liệu ,số liệu kiểm tra...khi thực hiện công tác giám sát về khối lương.
- Có trách nhiệm trực tiếp giám sát,kiểm tra, đánh giá và xác nhận về công tác lấy mẫu và thí nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của các hạng mục công trình và toàn bộ công trình : Các chỉ tiêu kỹ thuật của các vật tư, vật liệu xây dựng,đất đắp ,tính chất cơ lý của bê tông - nền móng...đề xuất các giải pháp xử lý kỹ thuật liên quan.
- Tiếp nhận yêu cầu của đơn vị thi công và lập kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng ngày.
- Lưu trữ các chứng chỉ, tài liệu ,số liệu kiểm tra...khi thực hiện công tác giám sát về chất lương.
* Nội dung kiểm tra năng lực và cơ sở pháp lý hành nghề của nhà thầu thí nghiệm kiểm tra chất lượng:
- Chứng chỉ hành nghề.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm do Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Xây dựng cấp và danh sách các phép thử được phép kèm theo.
2.2 QUAN HỆ LÀM VIỆC GIƯÃ TỔ CHỨC TVGS VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
- Tổ chức TVGS phải tuân thủ chế độ lập báo cáo thường kỳ về chất lượng, khối lượng, tiến độ cho Chủ đầu tư hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư thông báo quyết định và nhiệm vụ,quyền hạn của Tổ chức TVGS thi công xây dựng cho các Nhà thầu biết để phối hợp thực hiện.
- Tổ chức TVGS cùng Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính yếu về chất lượng công trình do đó trong công việc phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau :
+ Tổ chức TVGS và các tổ TVGS phải chịu trách nhiệm trước pháp lý và Chủ đầu tư trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
+ Các chỉ thị, yêu cầu giửa các bên có liên quan ( Chủ đầu tư, Tổ giám sát, Nhà thầu...) phải bằng văn bản và được lưu giữ cẩn thận.
+ Tổ chức TVGS và các tổ TVGS phải hoạt động một cách vô tư, khách quan, căn cứ vào nội dung qui trình qui phạm và đồ án thiết kế được duyệt để quản lý chất lượng và khối lượng thi công công trình .
+ Các biên bản, chứng chỉ nghiệm thu chất lượng phải thực hiện theo mẫu được qui định trong phụ lục của "Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng" và các qui định của quy trình quy phạm hiện hành cũng như các biểu,bảng đã thống nhất với Chủ đầu tư trước khi áp dụng.
CHƯƠNG 3
CÁC NỘI CUNG CỦA CÔNG TÁC TVGS
3.1 NỘI DUNG CÔNG TÁC TVGS
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình.
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng với hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng gồm:
+ Kiểm tra về nhân lực,thiết bị thi công của Nhà thầu đưa vào công trình.
+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu trên công trình.
+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc thiết bị, vật tư có yêu cầu về an toàn trên công trình.
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu,cấu kiện,sản phẩm xây dựng phục vụ thi công công trình của Nhà thầu.
+ Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công cung cấp gồm:
. Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phóng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
. Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình thì cùng Chủ đầu tư tiến hành phúc tra lại chất lượng vật liệu, thiết bị
Trong quá trình thi công công trình thực hiện :
+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu.
+ Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình thi công của nhà thầu. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
+ Xác nhận bản vẽ hoàn công.
+ Tập hợp, kiểm tra tài liệu để cùng chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu khi có Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu về nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng,nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục và hoàn thành công trình.
+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu Nhà thầu thiết kế điều chỉnh.
+ Báo cáo và cùng Chủ đầu tư tiến hành phúc tra kiểm định lại chất lượng bộ phận, hạng mục và công trình khi có nghi ngờ về chất lượng.
3.2 CÔNG TÁC TVGS KỸ THUẬT THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC
3.2.1 Công tác phát quang và dọn dẹp mặt bằng:
3.2.1.1. Kiểm tra mặt bằng sau khi Ban giải phóng mặt bằng bàn giao.
3.2.1.2. Thống kê số lượng cây nằm trong phạm vi mặt bằng.
3.2.1.3. Kiểm tra khối lượng xà bần trong quá trình giải phóng mặt bằng tạo ra.
Đơn vị thi công thông báo cho TVGS các số liệu kiểm tra trên trước khi tiến hành công tác phát quang và dọn dẹp mặt bằng.
3.2.2 công tác đào lớp đất hữu cơ nền thiên nhiên (nếu có)
3.2.2.1 Kiểm tra mặt bằng nền thiên nhiên trước khi bóc bỏ lớp đất hữu cơ (cao độ, mặt bằng ...).
3.2.2.2 Nền thiên nhiên sau khi bóc lớp đất hữu cơ phải kiểm tra cao độ, độ chặt. Độ chặt của nền thiên hiên đạt yêu cầu K ³ 90. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng rót cát, thí nghiệm trong phòng xác định gmax bằng cối Proctor tiêu cải tiến.
3.2.2.3 Nếu thiết kế không qui định đặc biệt ở những chỗ không đào không đắp, đắp mỏng dưới 30cm trên nền đào phải kiểm tra độ chặt của đất thiên nhiên trước khi đắp đất chọn lọc. Độ chặt yêu cầu K ³ 95. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng rót cát, thí nghiệm trong phòng xác định gmax bằng cối Proctor tiêu chuẩn cải tiến.
3.2.2.4 Khối lượng kiểm tra 500m2/ 01 điểm, mỗi lô diện tích nền thiên nhiên nếu < 500m2 kiểm tra tối thiểu 01 điểm. Nhất thiết không được đắp lớp trên khi chưa kiểm tra độ chặt của nền (nếu không đạt yêu cầu phải lu lèn thêm).
3.2.2.5 Các gốc rễ cây trong khu vực nền đường phải bóc lên hết trước khi tiến hành các công tác tiếp theo.
3.2.2.6 Trường hợp bóc lớp hữu cơ gặp nền đất yếu, hoặc hố rác thì đơn vị thi công báo cho TVGS, TVTK, Chủ đầu tư để đưa ra giải pháp thi công thích hợp và khối lượng chỉ được thanh toán theo đúng qui định về xác định khối lượng phát sinh được duyệt.
3.2.2.6 Kiểm tra kích thước hình học đáy nền sau khi bóc lớp đất hữu cơ.
Khi công tác đào bóc lớp hữu cơ nền thiên nhiên được tiến hành kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu thì mơí tiến hành công tác đắp.
3.3 CÔNG TÁC ĐẮP NỀN VÀ LỀ ĐƯỜNG BẰNG ĐẤT CHỌN LỌC
Trước khi tiến hành đắp nền đường đơn vị thi công phải báo cho TVGS và kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư chứng chỉ chất lượng vật liệu, địa chỉ mỏ vật liệu, khoảng cách từ mỏ vật liệu về công trường... Khi Chủ đầu tư, TVGS kiểm tra xác minh lại hiện trường mỏ vật liệu và có văn bản chấp thuận thì đơn vị thi công mới vận chuyển vật liệu về công trường.
- Khi đắp nền và lề đường bằng đất cấp 3 (sỏi đỏ) phải theo quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên theo tiêu chuẩn 22 TCN – 304 – 03, bao gồm:
3.3.1 Yêu cầu về cật liệu:
+ Thành phần hạt:
Thành phần hạt lọt qua mắt sàng vuông
50,0mm
25,0mm
9,5mm
4,75mm
2,0mm
0,425mm
0,075mm
100
75-95
40-75
30-60
20-45
15-30
5-20
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật: giới hạn chảy W1 30%; Losangeles LA < 35%; tỷ lệ lọt qua sàng N0200/N040 < 0,67; hàm lượng hạt thoi dẹt max < 15%, Id < 20%.
3.3.2 Yêu cầu kiểm tra nghiệm thu:
· Kích thước hình học: sai số chiều rộng ± 10cm; sai số chiều dài ± 0,5m; sai số độ dốc ngang ± 0,5%o.
· Hệ số đầm lèn K >= 0,98.
· Mô đun đàn hồi E >= 850kG/cm².
· Xác định dung trọng thực tế hiện trường bằng phương pháp rót cát.
· Kiểm tra kích thước hình học 03 mặt cắt/1Km, mỗi mặt cắt đo bề dầy 02 chỗ.
Ghi chú: Trong thi công cứ 200m3 lấy 01 mẫu thí nghiệm đầy đủ các tiêu chuẩn cơ lý theo qui định. Nếu TVGS và kỹ sư giám sát của chủ đầu tư nghi ngờ mẫu vật liệu đắp không đạt chất lượng thì Nhà thầu phải lấy mẫu kiểm tra theo yêu cầu của TVGS và kỹ sư giám sát của chủ đầu tư.
- Trung bình 800m² kiểm tra 01 vị trí độ chặt.
- Trung bình 350m² kiểm tra 01 vị trí môduyn đàn hồi.
- Các vật liệu không đạt yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu đơn vị thi công chuyển ra khỏi phạm vi công trường.
3.3.2 Yêu cầu về chất lượng thi công:
3.3.2.1 Nền đường được đắp từng lớp chiều dày mỗi lớp £ 30cm. Riêng đắp qua các khu vực phức tạp thì đơn vị thi công phải có biện pháp thi công công trình cho TVGS, Chủ đầu tư và được sự chấp thuận mới tiến hành đắp.
3.3.2.2 Nền đường phải được kiểm tra độ chặt theo từng lớp (mỗi lớp £ 30cm). Độ chặt 50cm đất ngay dưới đáy móng đường yêu cầu K ³ 98. Phương pháp thí nghiệm g hiện trường: rót cát đối với đất chọn lọc và dao vòng đối với cát. Xác định gmax trong phòng thí nghiệm bằng cối Proctor cải tiến.
3.3.2.3 Qui định về khối lượng kiểm tra độ chặt (đối với mỗi lớp đắp)
- Mỗi lớp đất đắp hai bên cống 01 điểm, các lớp tiếp theo từ đỉnh cống trở đi mỗi lớp 01 điểm.
- Trung bình 800m2/01 điểm, đối với những đoạn thi công riêng lẻ có diện tích < 300m2 phải kiểm tra 03 điểm.
- Không được phép đắp lớp trên khi chưa kiểm tra độ chặt của lớp dưới (nếu không đạt yêu cầu phải lu lèn thêm và phúc tra lại).
3.3.2.4 Đối với mỗi lớp đất đắp phải kiểm tra cao độ, kích thước hình học để xác định khối lượng thi công.
3.3.2.5 Qui định về sai số độ chặt:
Độ chặt nền đường được coi là đạt yêu cầu khi có 90% số mẫu kiểm tra đạt được giá trị qui định về độ chặt, 10% số mẫu còn lại sai lệch không quá 0,01 so với trị số yêu cầu và phân bố rải rác.
3.3.2.6 Kiểm tra chất lượng đường khi hoàn thành:
Khi nền đường đắp đủ cao độ thiết kế phải thực hiện kiểm tra những nội dung sau.
+ Bình đồ hướng tuyến (tim tuyến).
+ Cao độ mặt cắt dọc, cắt ngang, kiểm tra theo mặt cắt thiết kế.
+ Các kích thước hình học khác: chiều rộng nền đắp, độ dốc taluy kiểm tra
+ Công tác trồng cỏ, lát đá hoặc xây kè bảo vệ.
Sai số cho phép trong thi công nền đường
Loại kết cấu và chỉ tiêu kiểm tra
Giá trị sai số cho phép
- Hướng tuyến theo tim đường
- Cao độ trắc dọc theo tim đường (nhưng không được làm tăng thêm độ dốc dọc 0,5% và chỉ được thiếu hụt cục bộ); cao độ hai bên vai đường.
- Bề rộng nền đường không hụt quá tính từ tim đường ra mỗi bên.
- Độ dốc ngang không vượt quá độ dốc ngang thiết kế (tính theo % so với độ dốc ngang thiết kế).
± 5cm
+2; -3cm
5cm
3%
- Mức tăng độ dốc taluy (tính % so với độ dốc taluy thiết kế).
+ Khi chiều cao đắp dưới 02m.
+ Khi chiều cao đắp từ 02 đến 06m.
+ Khi chiều cao đắp trên 06m.
- Các kích thước của rãnh dọc.
- Độ dốc dọc của rãnh dọc tính bằng % so với độ dốc dọc thiết kế.
- Mức độ giảm độ chặt tính theo % giá trị tuyệt đối.
7%
4%
2%
± 5cm
10%
1%
3.4 CÔNG TÁC THI CÔNG LỚP MÓNG ĐƯỜNG ĐÁ DĂM CẤP PHỐI
3.4.1 Yêu cầu về