Đề cương đáp án nhà máy điện

Câu 1 : nêu cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý làm việc, đặc điểm của nhà máy thủy điện Nhà máy thủy điện là các nhà máy điện làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng các dòng nước thành điện năng. Động cơ sơ cấp dùng để quay các máy phát điện trong nhà máy TĐ là các tuabin thủy lực, trong nó động năng và thế năng của nước được biến đổi thành cơ năng để làm quay máy phát điện. Công suất cơ trên trục tuabin phụ thuộc vào lưu lượng nước chảy qua tuabin và chiều cao cột nước hiệu dụng. Công suất của nhà máy thủy điện được xác định bởi lưu lượng nước và chiều cao cột nước hiệu dụng . Mức nước của hồ chứa trước đập 3 gọi là mức nước thượng lưu 1 và mức nước phía dưới đập gọi là mức nước hạ lưu 2. Hồ chứa về phía thượng lưu phục vụ cho việc tích nước, điều tiết dòng chảy khi phát điện. Cùng với việc tăng chiều cao của đập, thể tích hồ chứa sẽ tăng lên, tăng công suất của nhà máy. Song việc tạo ra các hồ chứa lớn có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế và xã hội khá phức tạp, như việc di dời dân, dâng nước làm ngập một vùng rộng lớn, xây dựng nhiều đập, giao thông vận tải. Nhà máy TĐ được chia thành 2 loại chính: nhà máy TĐ kiểu đập, nhà máy TĐ kiêu kênh dẫn.

doc32 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương đáp án nhà máy điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Table of Contents Câu 1 : nêu cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý làm việc, đặc điểm của nhà máy thủy điện Nhà máy thủy điện là các nhà máy điện làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng các dòng nước thành điện năng. Động cơ sơ cấp dùng để quay các máy phát điện trong nhà máy TĐ là các tuabin thủy lực, trong nó động năng và thế năng của nước được biến đổi thành cơ năng để làm quay máy phát điện. Công suất cơ trên trục tuabin phụ thuộc vào lưu lượng nước chảy qua tuabin và chiều cao cột nước hiệu dụng. Công suất của nhà máy thủy điện được xác định bởi lưu lượng nước và chiều cao cột nước hiệu dụng . Mức nước của hồ chứa trước đập 3 gọi là mức nước thượng lưu 1 và mức nước phía dưới đập gọi là mức nước hạ lưu 2. Hồ chứa về phía thượng lưu phục vụ cho việc tích nước, điều tiết dòng chảy khi phát điện. Cùng với việc tăng chiều cao của đập, thể tích hồ chứa sẽ tăng lên, tăng công suất của nhà máy. Song việc tạo ra các hồ chứa lớn có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế và xã hội khá phức tạp, như việc di dời dân, dâng nước làm ngập một vùng rộng lớn, xây dựng nhiều đập, giao thông vận tải.... Nhà máy TĐ được chia thành 2 loại chính: nhà máy TĐ kiểu đập, nhà máy TĐ kiêu kênh dẫn. a) NHÀ MÁY TĐ KIỂU DẬP Các nhà máy TĐ kiểu dập thường được xây dựng trên các con sông có độ dốc không lớn. Để tạo cột nước cần thiết H, người ta xây dựng đập ngăn giữa dòng sông , gian máy được đặt sau đập. Nước được dẫn vào tuabin qua ống dẫn đầu vào và xả xuống hạ lưu qua ống dẫn. Để phục vụ vho giao thông vận tải, người ta xây dựng âu thuyền cùng các kênh dẫn . Máy phát được đặt trong gian máy. Do các tuabin thủy lực có tốc độ quay chậm, nên các máy phát thuỷ điện chế tạo theo kiểu cực lồi, nhiều cực. Năng lượng điện do máy phát phát ra được đưa vào thiết bị phân phối điện trong nhà ở điện áp máy phát và từ đây được tiệp tục đưa lên máy biến áp đặt ngoài trời. từ máy biến áp, theo dây dẫn trên không, năng lượng điện được đưa tới thiết bị phân phối điện ngoài trời điện áp cao (ở đây không thể hiện ) để được tải đến các phụ tải ở xa hoặc hệ thống. Dây cáp là các dây chống sét, bảo vệ chống sét đánh trực tiếp và dây dẫn. b) NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN KÊNH DẪN Nhà máy TĐ kiểu ống dẫn thường được xây dựng trên các sông miền núi, cột nước hiệu dụng cần thiết được tạo ra bằng cách sử dụng đọ dốc lớn tự nhiên của các con sông. Tại đầu ống dẫn là cửa nhân nước , qua cửa nước chảy vào ống dẫn để vào bể áp lực . Đập chắn ngang sông để tập trung nước vào ống dẫn . Ống dẫn có độ nghiêng lớn so với độ nghiêng của đoạn sông . Do vậy cột nước hiệu dụng của nhà máy nhỏ hơn một chút so với cột nước có độ nghiêng tự nhiên Htn của đoạn sông. Từ bể áp lực nước theo ống dẫn áp lực đi vào tuabin trong gian máy. Từ tuabin thủy lực nước theo kênh xả để trở lại dòng sông . Như vậy, nhờ đập có thể tạo ra bể chứa nước nhân tạo để có độ dự trữ nước nhất định và nâng cao thêm mức nước, tăng áp lực trong tuabin. c) NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TÍCH NĂNG Ở các nhà máy TĐ tích năng, người ta xây dựng 2 hồ chứa: hồ chứa thượng lưu và hồ chứa hạ lưu. Do vậy, nhà máy có thể làm việc ở 2 chế đọ ngược nhau : chế đọ sản xuất điện năng và chế độ tiêu thụ điện năng , nhằm góp phần san bằng đò thị phụ tải của hệ thống nâng cao hiệu quả kinh tế và phủ kín phụ tải vao những giờ cao điểm. Khi phụ tải của hệ thống nhỏ, các máy phát làm việc ở chế độ động cơ, tiêu thụ công suất của hệ thống để bơm nước từ hồ chứa hạ lưu lên hồ chứa thượng lưu. Chế độ làm việc như vậy gọi là chế độ làm việc tích năng. Khi phụ tải của hệ thống lớn, các máy phát lại sử dụng nước vừa tích được hồ chứa thượng lưu để phát điện, góp phần cùng với các nhà máy điện khác phủ kín phụ tải của hệ thống. Ở nước ta , cả ba miền đều có tiềm năng khá lớn về TĐ. Nhiều nhà máy đã và đang được xây dựng như TĐ Hòa Bình(1920 MW) ; Trị An ( 400 MW) ; Yaly (720 MW ) , trong tương lai có các nhà máy thủy điện lớn đáng kể là Sơn La (3600 MW ) ; Mê Kông – Nhơn Trạch ( 1200- 2400 MW ) ; Sê San 3 và 4 ( 260 và 340 MW ) Câu 2: Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của nhà máy nhiệt điện rút hơi (NDR) Nhà máy NĐR là các nhà máy NĐ vừa sản xuất nhiệt năng vừa sản xuất điện năng. Hơi nước hay nước nóng từ nhà máy được truyền đến các hộ tiêu thụ nhiệt công nghệp hay sinh hoạt bằng hệ thống ống dẫn với bán kính trung bình 1 đến 2 km đối với lưới truyền hơi nước và 5 đến 8 km đối với lưới nước nóng. Than từ kho chứa nhiên liệu 1 qua hệ thống vận chuyển nhiên liệu 2 để vào bọ sấy 3 rồi sau đó đưa vào lò hơi 4 . trong lò 4 xảy ra phán ứng cháy, chuyển hóa năng của nhiên liệu thành nhiệt năng của hơi nước. Khói từ lò hơi qua bộ hâm nước 14, bộ sấy không khí 15, quạt khói 16 đẩy khói vào ống khói để thải ra ngoài. Nước từ bình khử khí 11 đực bơm nước cấp 12 bơm qua bình gia nhiệt cao áp 13, bộ hâm nước 14 rồi vào lò hơi 4. trong lò hơi, nước nhận nhiệt năng từ nhiên liệu cháy, biến thành hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao (p= 130~240 ata; t= 540~6650C). Hơi nước ra lò được đưa vào tua bin hơi 5. Tại tuabin, nhiệt năng của hơi nước được biến thàn cơ năng, làm quay tuabin, áp suất và nhiệt độ của hơi nước giảm xuống. Tuabin làm quay máu phát điện (MF) để biến cơ năng thành điện năng và đưa và lưới điện qua máy biến áp tăng áp 6. Hơi nước sau khi ra khỏi tuabin có áp suất và nhiệt độ thấp (p=0.03~0,04 ata; t=30~400C), mang theo một lượng nhiệt đáng kể không được sử dụng vòa bình bơm tuần hoàn 8 đẩy vào. Nước từ bình ngưng 7 được bơm nước ngưng 9 đưa trở lại bình khử khí 11 qua nình gia nhiệt hạ áp 10, một phần hơi nước được trích từ các tầng cao áp hoặc trung áp của tuabin để cung cấp cho các hộ tiêu thụ hơi nước qua lưới hơi nước; một phần hơi nước được trích từ các tầng sau đến bộ hâm nước 18 để đun nóng nước cung cấp cho lưới nước nóng. Nước sau khi được sử dụng tại các hộ tiêu thụ nhiệt được đưa trở lại bộ hâm nước 18 qua bơm nước 20. Hơi nước trích từ tuabin, sau khi đi qua bộ hâm nước 18 lại được đưa vào bình khử khí qua bơm 19. Điện năng được phát ra bởi máy phát MF, một phần được cung cấp cho phụ tải địa phương ở điện áp máy phát, một phần được đưa lên điện áp cao qua máy biến áp 6 để cung cấp cho các phụ tải ở xa. Nhà máy NĐR có hiệu suất cao hơn so với NĐN khi có sự phù hợp giữa phụ tải nhiệt và điện. Trong trường hợp này, hiệu suất có thể đạt đến 60~70% do giẩm được tổn thất nhiệt trong bình ngưng. So với nhà máy NĐN, nhà máy NĐR có các đặc điểm chính sau: 1. Do không thể dẫn hơi nước hay nước nóng đi xa nên các nhà máy NĐR được xây dựng gần các hộ tiêu thụ nhiệt. 2. Cần vận chuyển nhiên liệu từ các nơi khác đến, do vậy công suất của các nhà máy NĐR thường được xác định theo yêu cầu của phụ tải nhiệt 3. Phần lớn năng lượng phát ra được cung cấp cho phụ tải điện áp máy phát, do phụ tải này lớn nên trong các NĐR thường sử dụng thanh góp điện áp máy phát. 4. Để nhà máy có hiệu suất cao, việc sản xuất điện năng phải phù hợp với phụ tải nhiệt, người ta nối nhà máy NĐR làm việc với đồ thị phụ tải diện bắt buộc từng phần. 5. Hiệu suất của NĐR(60~70%) cao hơn hiệu suất của NĐN khá nhiều. Nhưng chỉ có hiệu suất cao khi có sự kết hợp thích hợp giữa việc sản xuất ra điện và nhiệt năng. Khi làm việc thuần túy ở chế độ ngưng hơi, hiệu suất của NĐR sẽ thấp hơn NĐN. Câu 3: Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của nhà máy nhiệt điện ngưng hơi? Nhà máy nhiệt điện ngưng hơi là nhà máy NĐ chỉ làm nhiệm vụ sản xuất điện năng, nghĩa là toàn bộ năng lượng nhiệt của hơi nước do lò hơi sản xuất ra đều được dùng để sản xuất điện. NĐN là loại hình chính và phổ biến của NĐ. Nhiên liệu dùng trong các nhà máy NĐ là các nhiên liệu rắn: than đá, than bùn,...; nhiên liệu lỏng là các loại dầu đốt; nhiên liệu khí được dùng nhiều là khí tự nhiên, khí lò cao từ các nhà máy luyện kim, các lò luyện than cốc. Trong một số trường hợp, khios còn được dùng làm nhiên liệu phụ trong các nhà máy dùng nhiên liệu rắn và lỏng. Việc sử dụng khí tự nhiên ở các nhà máy NĐ mang lại hiệu quả kinh tế đáng nể do giảm được khoảng 20% chí phí xây dựng nhà máy do hệ thống cung cấp và xử lý nhiên liệu đơn giản và rẻ tiền hơn; giá thành điện năng cũng giảm do giảm chi phí cho nhiên liệu, giảm chi phí vận hành và khấu hao các thiết bị. Hiệu suất công cao hơn so với NĐ chạy than 4 đến 5% do giảm được tổn thất nhiệt; ít gây ô nhiễm môi trường. Khi có các ống dẫn khí thì việc vận chuyển khí đến các nhà máy điện sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc vận chuyển than bằng đường thủy hoặc đường sắt. Lượng điện tự dùng trong các nhà máy nhiệt điện chạy khí và dầu cũng nhỏ hơn rất nhiều so với NĐ chạy than. Than từ kho chứa nhiên liệu 1 qua hệ thống vận chuyển nhiên liệu 2 để vào bọ sấy 3 rồi sau đó đưa vào lò hơi 4 . trong lò 4 xảy ra phán ứng cháy, chuyển hóa năng của nhiên liệu thành nhiệt năng của hơi nước. Khói từ lò hơi qua bộ hâm nước 14, bộ sấy không khí 15, quạt khói 16 đẩy khói vào ống khói để thải ra ngoài. Nước từ bình khử khí 11 đực bơm nước cấp 12 bơm qua bình gia nhiệt cao áp 13, bộ hâm nước 14 rồi vào lò hơi 4. trong lò hơi, nước nhận nhiệt năng từ nhiên liệu cháy, biến thành hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao (p= 130~240 ata; t= 540~6650C). Hơi nước ra lò được đưa vào tua bin hơi 5. Tại tuabin, nhiệt năng của hơi nước được biến thàn cơ năng, làm quay tuabin, áp suất và nhiệt độ của hơi nước giảm xuống. Tuabin làm quay máu phát điện (MF) để biến cơ năng thành điện năng và đưa và lưới điện qua máy biến áp tăng áp 6. Hơi nước sau khi ra khỏi tuabin có áp suất và nhiệt độ thấp (p=0.03~0,04 ata; t=30~400C), mang theo một lượng nhiệt đáng kể không được sử dụng vòa bình bơm tuần hoàn 8 đẩy vào. Nước từ bình ngưng 7 được bơm nước ngưng 9 đưa trở lại bình khử khí 11 qua nình gia nhiệt hạ áp 10. Một phần hơi nước được trích từ tuabin để cung cấp, cho bình gia nhiệt cao áp 13, bình khử khí 11 và bình gia nhiệt hạ áp 10. So với các NMĐ khác, NĐN có các đặc điểm sau: 1. Công suất lớn, thường được xây dựng gần nguồn nhiên liệu; 2. Phụ tải cung cấp cho khu vực gần nhà máy (phụ tải địa phương) rất nhỏ, phần lớn điện năng phát ra được đưa lên điện áp cao để cung cấp cho các phụ tải ở xa; 3. Có thể làm việc với phụ tải bất kỳ trong giới hạn từ Pmin đến Pmax 4 Thời gian khởi động lâu, khoảng 3 đến 10 giờ( kể cả phần lò hơi và tuabin), thời gian nhỏ đối với nhà máy chạy dầu và khí, lớn đối với nhà máy chạy than. 5. Có hiệu suất thấp, thông thường từ 30% đến 35%; với các nhà máy NĐN hiện đại có thông số hơi siêu cao có thể đạt được 40% đến 42%. 6. Lượng điện dùng lớn, 3 đến 15%. Các nhà máy chạy than có lượng điện tự dùng lớn hơn. 7. Vốn xây dựng nhỏ vầ thời gian xây dựng nhanh so vơi TĐ. 8. Gây ô nhiễm môi trường do khói, bụi nahr hưởng đến môi trường một vùng khá rộng. Để tăng hiệu suất của NĐN, người ta không ngừng tăng tham số của hơi nước và tăng công suất của các tổ máy. Trên thế giới, người ta dùng phổ biến các tổ máy 300. 500 và 800MW, một số nước còn dùng các tổ máy đến 1000, 1200MW. Ở nước ta hiện nay, các nhà máy NĐ công suất lớn và trung bình đều là NĐN, tổ máy có công suất lớn nhất là 300MW( Phả Lại 2) . Câu 4: Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của nhà máy điện nguyên tử ? Về thực chất nhà máy điện NT cũng là một nhà máy NĐ, ở đây lò hơi nước thông thường được thay thế bởi lò phản ứng hạt nhân 1 và bình trao đổi nhiệt 4 ( còn gọi là máy phát hơi nước ). Còn nguồn phát năng lượng điện vẫn sử dụng các thiết bị thông thường là tuabin hơi 8 và máy phát điện tuabin hơi 14. Nguồn phát ra năng lượng nhiệt ở nhà máy điện NT là lò phản ứng hạt nhân 1, trong đó xảy ra phản ứng hạt nhân và phát nhiệt để truyền cho nước được đưa qua lò phản ứng 1 được thực hiện lien tục bởi bơm 6. Quá trình phản ứng hạt nhân được điều chỉnh bởi các thanh đặc biệt và do đó điều chỉnh được công suất phát của nhà máy. Việc điều chỉnh công suất ở nhà máy điện NT tương đối nhạy so với các nhà máy điện khác. Nhà máy điện NT gồm hai chu trình tuần hoàn kín : vòng đầu tiên bao gồm lò phản ứng 1 , ống dẫn 5 của bình trao đổi nhiệt 4 và bơm nước 6 . Nước sinh hơi trong lò 1 có áp suất và nhiệt độ cao , được đưa vào bình trao đổi nhiệt 4 để truyền nhiệt cho nước của vòng mạch thứ 2 . Nước bổ sung để bù tổn thất nước trong quá trình làm việc được chứa trong bình 13 và đưa vào lò qua bơm 12. Mạch vòng thứ hai bao gồm bình trao đổi nhiệt 4 , tuabin hơi 8, bình ngưng 9 và bơm 11. Hơi nước được tạo ra trong bình 4 được đưa vào tuabin 8 qua ống dẫn 11 và sau đó xuống bình ngưng 9. Tại bình ngưng 9 hơi nước được làm lạnh bởi nước tuần hoàn do bơm 10 cung cấp. Bơm nước cấp 10 cung cấp nước cho bình 4 lấy từ bình ngưng 9. Trong quá trình làm việc, lò phản ứng hạt nhân phát ra các tia phóng xạ rất nguy hiểm đối với cơ thể người, đặc biệt là tia gamma và nowtron. Để giảm bớt độ nguy hiểm, lò phản ứng hạt nhân được bao bọc bởi các lớp bảo vệ đặc biệt, bao gồm lớp nước dày 1m , lớp bê tông dày 3m và lớp gang dày 0,25 m. Nước của mạch vòng đầu tiên chạy qua lò phản ứng hạt nhân nên có nhiễm các chất phóng xạ , nước của mạch vòng 2 hầu như không bị nhiễm phóng xạ. Đó cũng là lý do vì sao người ta phải thực hiện ít nhất 2 mạch vòng tuần hoàn của hơi và nước. Số mạch vong càng nhiều , càng đảm bảo an toàn cho người vận hành và thiết bị, song giá thành lắp đặt cao và hiệu suất sẽ bị giảm đi. Tất cả các thiết bị của mạch vòng đầu tiên đều được đặt trong các gian đặc biệt có lớp bảo vệ riêng. So với các nhà máy NĐ , lượng nhiên liệu tiêu thụ trong các nhà máy NT nhỏ hơn rất nhiều, ví dụ như để sản xuất ra 120 MWh điện năng chỉ cần 30 g uran, trong khi đó, cũng với sản lượng điện như vậy , ở các nhà máy NĐ cần đến 100 -110 tấn than tiêu chuẩn. Do vậy, người ta đã và đang xây dựng nhiều nhà máy điện NT công suất lớn, nhất là trong các khu vực không có nguồn nhiên liệu địa phương hoặc thủy điện, các vùng rừng núi khó vận chuyển nhiên liệu hoặc các vùng cách xa nguồn nhiên liệu. Năng lượng của 1 kg uran tương đương với năng lượng của 2700 tấn than tiêu chuẩn. Nguời ta thống kê được rằng, năng lượng của uản và thori trên toàn thế giới hiện nay lớn gấp 23 lần năng lượng của tất cả các nguồn năng lượng khác. Đó cũng là lý do chính giải thích vì sao người ta đã xây dựng những nhà máy điện NT công suất lớn, các tổ máy đã đạt đến 500 ; 750 và 1000 KW Mặt khác, cũng cần nhấn mạnh rằng , việc xây dựng và vân hành các nhà máy điện NT ngoài việc đòi hỏi vốn lớn, trình độ kĩ thuật cao, còn có vấn đề an toàn rât quan trọng. Tuy nhà máy điện NT không tỏa khói vào môi trường, nhưng để tránh nguy hiểm do khả năng ô nhiễm môi trường bởi các chất phóng xạ, các nhà máy điện NT được xây dựng ở các nơi xa khu dân cư. Vấn đề xử lý chất thải của các nhà máy điện này cũng gặp những khó khăn không nhỏ. Nhà máy điện NT có các đặc điểm chính sau đây : Nhà máy điện NT có thể xây dựng ở những nơi bất kỳ xa khu dân cư. Yêu cầu khối lượng nhiên liệu rất nhỏ, thích hợp với việc xây dưng nhà máy ở các vùng rừng núi, các vùng cách xa nguồn nhiên liệu. Có thể làm việc với các đồ thị phụ tải bất kỳ, nhanh nhạy trong việc thay đổi chế độ làm việc. Không ô nhiễm môi trường bằng việc tỏa khói, bụi như các nhà máy NĐ. Song lại dễ gây nguy hiểm cho người vận hành và dân cư xung quanh do ảnh hưởng của các tia phóng xạ có thể lọt ra ngoài vùng bảo vệ. Xây dựng vận hành cần có kĩ thuật cao, vốn ban đầu lớn. Các nước đã xây dựng nhà máy NT là CHLB Nga, Đức, Nhật Bản, Italia, Pháp, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên SƠ ĐỒ HỆ THỐNG MỘT THANH GÓP Câu 5: Sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn bằng máy cắt: Để khắc phục các sơ nhược điểm của đồ một thanh góp không phân đọan như không đảm bảo độ tin cậy, cũng như các phụ tải cũng như khắc phục một số nhược điểm của sơ đồ m ột thanh góp phân đoạn bằng dao cách ly , người ta thực hiện việc phân đoạn thanh góp bằng máy cắt phân đoạn (MCPĐ). ***********************hình 7.3 trang 314*************************** MCPĐ có thể đặt ở vị trí mở hoặc đóng khi làm việc bình thường. Nếu MCPĐ thường đóng thì khi ngắn mạch trên các phân đoạn lân cận nó sẽ tự động cắt ra để đảm bảo sự làm việc bình thường của các phân đoạn còn lại ; song như vậy sẽ làm tăng dòng điện ngắn mạch trong mạng. Để giảm dòng ngắn mạch, trong các trạm trung áp và hạ áp người ta để các MCPĐ ở vị trí thường mở và đặt thêm thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng (TĐD) . Thiết bị này sẽ tự động đóng MCPĐ khi nguồn của các phân đoạn lân cận bị mất. Sơ đồ một thanh góp có MCPĐ được dùng nhiều trong các NMĐ và TBA vì có cấu trúc vận hành đơn giản, giá thành hạ và độ tin cậy tương đối cao do giảm được xác suất mất điện của các phụ tải khi mất điện và sửa chữa thanh góp( 50% khi có hai phân đoạn). Có thể dùng để cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng không cho phép mất điện bằng các đường dây kép lấy điện từ hai phân đoạn khác nhau. Người ta hay dùng sơ đồ này khi số nguồn và số đường dây nối với mỗi phân đoạn không lớn. Sơ đồ còn một nhược điểm khi sửa chữa máy cắt của một thanh góp nào đó,phụ tải của nó sẽ bị mất điện trong suốt thời gian sửa chữa. Câu 6: Sơ đồ một hệ thống thanh góp có thanh góp vòng Sơ đồ thanh góp vòng có ưu điểm là cho phép sửa chữa máy cắt của một mạch nào đó mà không làm gián đoạn cung cấp điện của mạch đó bằng cách dùng MCV và TGV để thay thế cho MC cần sửa chữa. Ví dụ cần sửa MC1 (hình 2.4b), ta tiến hành đưa MCV vào thay thế MC1 theo trình tự sau : Kiểm tra TGV bằng trực giác ; Đóng mạch MCV vào thanh góp mà MC1 đang nối với nó ; Đóng CLV1 ; Cắt MC1 ; Cắt CLV1 rồi CLTG1 Nối đất an toàn hai đầu MC1 và tiến hành công việc sửa chữa Sau khi sửa MC1 xong, để đưa nó vào làm việc trở lại, các thao tác được thực hiện theo trình tự ngược lại. *******************hình 7.4 trang 315********************************* Trên hình 2.4, sơ đồ a dùng MCv riêng cho từng phân đoạn. Để giảm giá thành có thể sử dụng các sơ đồ b, d. Sơ đồ b dùng một MCv cho cả hai phân đoạn nên khi sửa chữa máy cắt của các mạch nối với PĐ2,nó sẽ phải chuyển sang làm việc với PĐ1, điều này bất lợi với các hộ quan trọng được cung cấp từ hai phân đoạn. Sơ đồ c khắc phục được nhược điểm vừa nêu, nhưng mạch MCV có cấu trúc phức tạp. Sơ đồ d dùng một máy cắt chung cho cả MCPĐ và MCV, sơ đồ này cũng có cấu trúc phức tạp, song cả hai sơ đồ c và d đều vận hành thuận tiện. Sơ đồ c, d dễ dàng trong việc sửa chữa máy cắt của đường dây nối với một phân đoạn bất kỳ. Sơ đồ e cả hai máy cắt đều có thể làm nhiệm vụ của MCV và việc phân đoạn được thực hiện cả khi mạch giữa làm việc hoặc không do nó được nối qua hai máy cắt, làm tăng độ tin cậy của sơ đồ vì tránh được việc ngừng toàn bộ các mạch khi ngắn mạch trên một phân đoạn nào đó và khi hỏng hóc MCPĐ. Sơ đồ một thanh góp phân đoạn có TGV có thể sử dụng ở các NMĐ và TBA công suất không lớn nhưng có đường dây khá lớn. Trong trường hợp cần thiết, không để gián đoạn sự làm việc của nguồn khi sửa chữa máy cắt của nó, có thể nối TGV với cả nhánh nguồn HỆ THỐNG HAI THANH GÓP Câu 7: Sơ đồ hai hệ thống thanh góp không có phân đoạn, không có thanh góp vòng Hiện nay trong hầu hết các HTĐ người ta đều cho làm việc cả hai thanh góp. Máy cắt nối MCn làm nhiệm vụ giống như MCPĐ trong sơ đồ một thanh góp khi làm việc bình thường. Cần phân bố các nguồn và phụ tải sao cho khi sự cố trên thanh góp có thiệt hại thấp nhất. Khi cần sửa chữa một thanh góp nào đó, dùng các dao CLTG để chuyển các mạch của nó sang thanh góp còn lại. Đây là một trong những ưu điểm của sơ đồ hai thanh góp so với sơ đồ một thanh góp có phân đoạn. Trong thời gian sửa chữa thanh góp cũng có nguy cơ mất điện toàn bộ (khi hư hỏng trên thanh góp còn lại), song với xác suất rất nhỏ. Ngoài ưu điểm trên, khi cần sửa chữa máy cắt của một mạch nào đó, cũng cần chuyển các mạch còn lại về một thanh góp để đưa MCn vào thay thế máy cắt cần sửa chữa Ví dụ cần sửa chữa MC1, chẳng hạn cần tách MC1 ra khỏi lưới và đưa MCn vào thay thế theo trình tự thao tác sau : Chuyển tất cả các mạch còn lại về TG2 nếu mạch có MC1 đang làm việc trên TG1. Cắt mạch MCn và các dao CL của nó để TG1 mất điện ; Cắt MC1 và các dao CL của nó ; Gỡ các dây dẫn nối với hai đầu MC1 để tách nó ra khỏi lưới và dùng dây dẫn (DD) nối tắt các đầu còn lại vừa tách ra ; Đóng
Tài liệu liên quan