- Nguồn gốc từ ngoại bì, nội bì, hoặc trung bì.
- TB thường đứng sát nhau tạo thành lớp, tựa trên màng đáy ngăn cách với mô liên kết.
- Có tính phân cực thể hiện ở cấu tạo, phân bố bào quan và cả hoạt động tế bào: Cực ngọn hướng về phía môi trường hoặc khoang cơ thể, cực đáy tựa trên màng đáy.
- Các TB liên kết chặt chẽ bằng nhiều hình thức phong phú.
- Không có mao mạch nuôi dưỡng, sự nuôi dưỡng thực hiện theo cơ chế thẩm thấu từ lớp mô liên kết ở bên dưới qua màng đáy.
- Có khả năng tái tạo mạnh, đặc biệt là biểu mô phủ.
73 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương giải phẫu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương giải phẫu
Chương 2 : MÔ
Trong cơ thể người có 4 loại mô chính : Mô biểu bì (biểu mô), mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.
Mô biểu bì:
Đặc điểm:
Nguồn gốc từ ngoại bì, nội bì, hoặc trung bì.
TB thường đứng sát nhau tạo thành lớp, tựa trên màng đáy ngăn cách với mô liên kết.
Có tính phân cực thể hiện ở cấu tạo, phân bố bào quan và cả hoạt động tế bào: Cực ngọn hướng về phía môi trường hoặc khoang cơ thể, cực đáy tựa trên màng đáy.
Các TB liên kết chặt chẽ bằng nhiều hình thức phong phú.
Không có mao mạch nuôi dưỡng, sự nuôi dưỡng thực hiện theo cơ chế thẩm thấu từ lớp mô liên kết ở bên dưới qua màng đáy.
Có khả năng tái tạo mạnh, đặc biệt là biểu mô phủ.
Phân loại:
Biểu mô phủ: gồm 8 loại ( biểu mô lát đơn, vuông đơn, trụ đơn, lát tầng, vuông tầng, trụ tầng, giả tầng, chuyển tiếp)
Biểu mô tuyến:
Dựa vào cách tiết chế chia làm 3 loại:
+ Tuyến toàn vẹn: Sản phẩm chế tiết đi ra ngoài màng TB, TB còn nguyên vẹn (tuyến mồ hôi, tuyến tuỵ, tuyến nước bọt)
+ Tuyến bán huỷ: Sản phẩm tiết được đưa ra khỏi tế bào cùng cực ngọn của TB( tuyến sữa ) Phần cực ngọn sẽ được hồi phục lại nhanh chóng và tái tạo lại phần sẽ được tiết chế.
+ Tuyến toàn huỷ: toàn bộ TB được tiết chế vào lòng tuyến. ( tuyến bã )
Dựa vào số lượng TB tham gia tiết chế chia làm 2 loại: tuyến đơn bào, tuyến đa bào.
Dựa vào vị trí nhận SP đầu chia làm 2 loại: tuyến ngoai tiết, tuyến nội tiết.
Chức năng:
Bao phủ mặt ngoài cơ thể.
Lót mặt trong các khoang tự nhiên.
Hấp thụ và bài xuất. Nơi đầu tiên xảy ra QT Trao đổi chất giữa nội môi và MT ngoài.
Chế tiết : chuyển hoá 1 số chất, tiết các chất ngoại tiết, tiết ion diện giải, hormone.
Vận chuyển nước và dịch.
Bảo vệ MT trong cơ thể chống các tác hại như tia tử ngoại, virus, vi trùng…
Thu nhận cảm giác.
Mô liên kết:
Nguồn gốc: trung bì.
Hiện diện ở khắp các cơ quan, giúp cơ thể thể hiện tính thống nhất về cấu tạo và chức năng.
Khoảng gian bào rộng chứa chất căn bản và các sợi liên kết, vùi trong đó là nhiều loại tế bào liên kết khác nhau.
Gồm 3 loại
MLK chính thức:
Chất căn bản: là một chất vô định hình trong suốt, đồng nhất, có tính nhờn với hàm lượng nước và diện giải tương đương máu. Có chức năng vận chuyển TĐC giữa máu và mô, MT chuyển hoá các chất, đệm, chống đỡ và bảo vệ.
Sợi liên kết: Là những cấu trúc gian bào vùi trong chất căn bản, do TB liên kết tạo ra, Gồm Collagene, sợi đàn hồi, Sợi võng. Chức năng chính là tạo chức năng đàn hồi, khung chống đỡ cho MLK và các cơ quan.
TB liên kết: Chức năng bảo vệ cơ thể, kiểm tra TB lạ( ung thư,VK, Virus), cung cấp NL dự trữ. TBLK gồm có: TB sợi,Đại thực bào, Dưỡng bào, Tương bào, Bạch Cầu, TB mỡ.
Mô sụn: Đặc điểm mô sụn
Không có mạch máu và thần kinh.
Một dạng đặc biệt của mô liên kết, chất căn bản nhiễm cartilagein (một hợp chất của protein & chondroitin sulfate) à độ rắn chắc vừa phải à chống đỡ.
Chức năng khác: tham gia vào sự phát triển của xương dài.
Cấu tạo mô sụn gồm TB sụn, chất căn bản sụn, sợi liên kết, màng sụn.
Mô xương: Đặc điểm mô xương
Một hình thái thích nghi đặc biệt của mô liên kết.
Chất căn bản nhiễm muối calcium à rất cứng rắn
chống đỡ & bảo vệ.
Chức năng khác: vận động, chuyển hoá calcium - phosphor.
Cấu tạo gồm:
Chất nền xương: 70-75% thành phần vô cơ, 25-30% thành phần hữu cơ.
TB xương: Tạo cốt bào, cốt bào, huỷ cốt bào.
Mô cơ:
Đặc điểm :Tập hợp các TB đã biệt hoá cao độ, có chức năng chính là co giãn. Ngoài ra sự biệt hoá của lưới nội chất cũng là một nét đặc trưng đáng chú ý, đóng vai trò dẫn truyền xung động điện màng, quyết định sự co giãn cơ.
Mô cơ vân: được cấu tạo từ các TB cơ tập hợp lại thành từng bó sợi cơ nằm giữa mô liên kết giàu mạch máu, thần kinh và các sợi Collagene.TB cơ còn gọi là sợi cơ, là một hợp bào vì TB nhiều nhân. Nhân hình gậy nằm sát màng TB, bên ngoài màng TB là màng đáy, phần bên trong chứa các protein cấu trúc đã biệt hoá cao độ để giữ nhiệm vụ co giãn ( actin và myosin). Chúng xếp lồng vào nhau thành từng bó tạo thành tơ cơ, bao quanh bó là hệ thống lưới nội chất không hạt và bào tương chứa nhiều ty thể dạng băng rất hoạt động.
Mô cơ tim: Cơ tim chỉ có 1 hoặc 2 nhân nằm giữa TB. Bao quanh sợi cơ là 1 bao liên kết mỏng chứa hệ thống mao mạch rất phát triển. Các TB cơ tim thường nối với nhau thành lưới, ngăn cách nhau bằng những vạch bậc thang ( 2 loại: Vạch bậc thang chạy ngang hầu như chạy thẳng góc với chiều dài sợi cơ và vạch bậc thang chạy dọc chạỵ song song với sợi cơ). Cơ tim chứa rất nhiều ty thể
Mô cơ trơn: được tạo thành bởi 1 màng đáy và 1 lưới sợi võng. Chính lưới này liên kết các TB cơ trơn với nhau thành từng khối. Nhân TB hình gậy và thường bị gấp lại nhiều nếp khi cơ co. Nhiệm vụ: co cơ, tổng hợp collagene, elastin, proteoglycan cho chất gian bào.
Tế bào cơ biểu mô có ở 1 số cơ quan như tuyến nước bọt, tuyến vú, tuyến mồ hôi… thường được xem như một loại cơ trơn.
So sánh 3 loại mô cơ:
Cơ vân
Cơ tim
Cơ trơn
Đặc điểm cấu tạo
Có nhiều nhân, tế bào không phân nhánh, có vân ngang
Có nhiều nhân, tế bào phân nhánh, không có vân ngang
Tế bào hình thoi, có một nhân, không phân nhánh và vân ngang
Phân bố
Gắn với xương
Ở thành tim
Ở thành nội quan
Khả năng co dãn
Có
Có
Có
Mô thần kinh:
Đặc điểm: Bao gồm những TB đã biệt hoá cao để cảm nhận kích thích,tạo xung động và dẫn truyền xung động đó. MTK phân bố hầu như khắp cơ thể, tạo thành 1 hệ thống thông tin hoàn chỉnh điều hoà hoạt động các mô, cơ quan, giúp cơ thể trở thành 1 thể thống nhất.
Neuron ( TBTK chính thức) :
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của MTK, có cấu tạo đặc trưng,thích ứng với chức năng dẫn truyền xung động thần kinh. Hình thái và kích thước neuron đa dạng, mỗi neuron gồm 3 phần: thân neuron chứa nhân, là trung tâm dinh dưỡng, tiếp nhận và phân tích tín hiệu; các nhánh neuron ( đuôi gai và sợi trục) là phần kéo dài từ thân neuron; đầu tận cùng thần kinh ( cúc tận cùng của sợi nhánh và sợi trục)
v Cấu tạo:
Thân neuron: hình sao, hình cầu, hình tháp, hầu hết đều có một nhân hình cầu, bào tương chứa hầu hết các bào quan phổ biến. Đặc biệt, lưới nội chất hạt rất phát triển,cùng với các đám ribosome tự do tạo thành những vùng bắt màu base đậm, phân bố đều khắp thân neuron gọi là thể Nissl. Bào tương chứa nhiều xơ và vi ống thần kinh. Các vi ống có tác dụng vận chuyển các chất từ vùng này đến vùng khác của neuron.Trong nhân còn chứa những hạt mỡ, hạt glycogen, hạt vùi.
Nhánh neuron: Là các nhánh bào tương kéo dài và phân nhánh nhiều lần, gồm hai loại:
Sợi nhánh: là những nhánh dẫn truyền xung động TK vào thân neuron, phân nhánh nhiều, kích thước nhỏ hơn sợi trục.Tận cùng phình ra thành cúc tận cùng
Sợi trục: nhánh dài nhất, dẫn truyền luồng xung động thần kinh từ thân neuron sang TB khác. Phần xa của sợi trục chia làm những nhánh nhỏ, cuối có cúc tận cùng.Bào tương của sợi trục chứa ty thể, vi ống TK, xơ TK, không có lưới nội chất hạt và hạt ribosome.
Màng sợi nhánh và màng sợi trục đều có tốc độ khử rất nhanh.
v Phân loại:
Theo hình thái: Neuron đa cực, 2 cực, 1 cực giả, 1 cực.
Theo chúc năng: Neuron vận dộng, cảm giác, trung gian.
v Sợi thần kinh: Cấu tạo chủ yếu bởi sợi trục và sợi nhánh. Có 2 loại sợi TK: STK không có bao myelin và STK có bao myelin.
vSynapse: nơi tiếp xúc giữa 2 TBTK, có cấu trúc dặc biệt để dẫn truyền xung động TK chì theo 1 chiều nhất định. Cấu tạo gồm tiền Synapse, khe synapse, hậu synapse.
( xem kỹ hơn tại chương Hệ Thần Kinh)
Tế bào thần kinh đệm:
Các TB thần kinh đệm hợp thành mô TK đệm giữ nhiệm vụ chống đỡ, làm sườn cấu tạo,dinh dưỡng, bảo vệ các neuron. Trong HTK trung uong thì 1 neuron có khoảng 10 TBTK đệm.
TBTK đệm chính thức: Gồm những vi bào đệm (có chức năng thực bào) và những TB đệm sao, đệm ít nhánh (chống đỡ, xen giữa các neuron, vai trò đệm lót và trung gian trao đổi chất giữa neuron và các mạch)
TBTK đệm ngoại vi: TB Schwann ( Là TB tạo bao Schwann và bao myelin cho các sợi TK của HTK ngoại biên. TB Schwann co cấu tạo tương tự TB ít nhánh) và TB vệ tinh (là các TBTK đệm nằm trong các Hạch TK, chúng tạo thành 1 lớp TB vây quanh thân các neuron hạch)
TB đệm dạng biểu mô: Lợp mặt trong ống nội tuỷ hoặc não thất và lợp mặt ngoài các đám rối màng mạch. TB có dạng hình trụ thấp hoặc hình vuông, đứng sát nhau, cực ngọn có nhiều vi mao và long chuyển, cực đáy có 1 ít nhánh bào tương. TB biểu mô lợp các đám rối màng mạch có chức năng tiết dịch não tuỷ.
N Các loại TB có nguồn gốc từ tuỷ xương:
Bạch cầu base, Bạch cầu acid, Bạch cầu trung tính, Dưỡng bào, Hồng cầu, TB nhân khổng lồ ( sinh tiểu cầu), TB Lympho, tương bào, TB mono, Huỳ cốt bào, Đại thực bào di động, đại thực bào cố định.
TB GỐC LÀ GÌ?
Là những TB nguyên thuỷ chưa biệt hoá, có khả năng tự duy trì và tự tái sinh vô hạn.
Trong những điều kiện thích hợp, chúng có thể biệt hoá thành các kiểu TB chức năng trong cơ thể như TB cơ tim, TB da, TB não, TB sinh dục…
TRIỂN VỌNG KHẢ NĂNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA TBG
Nghiên cứu TBG hứa hẹn nhiều ứng dụng trong tương lai:
TBG phôi (ES):
1. Cấy ghép tế bào, mô cơ quan → chữa một số bệnh:
Bệnh Parkinson, tiểu đường, loạn dưỡng cơ Duchenne, thoái hóa thần kinh, tim, tạo xương……..
Trước khi cấy ghép, các tế bào ES phải được điều khiển để có thể biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt.
Hạn chế: chỉ có 1 số PTN được phép thực hiện.
2. Liệu pháp tế bào:
Chuyên nhân tế bào sinh dưỡng của cơ thể “ cho nhân ” vào Tb trứng loại bỏ nhân.
Tế bào được tạo ra sẽ phát triển thành phôi mới.
Ở giai đoạn Blastocyst, các TBG của lớp ICM được thu nhận và được sử dụng cho trị liệu → đưa y học lên tầm cao mới.
3. Trong nghiên cứu:
Nghiên cứu tìm hiểu quá trình, thời điểm định hướng biệt hóa của TB thành những dòng TB chính của cơ thể → định hướng các bộ phận thô sơ của các mô, cơ quan → các loại TB chuyên hóa → cơ thể.
=> Thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu các bệnh.
TBG trưởng thành (AS)
Vai trò chính: Duy trì và sửa chữa mô.
Có thể ứng dụng trong cấy ghép trị liệu.
VD: Ghép TBG tạo máu chữa các bệnh suy thoái hệ thống tạo máu.
Nuôi TBG thực hiện dễ dàng hơn nuôi cấy mô tế bào động vật, thu được nhiều dòng TBG của các mô khác nhau.
Đáp ứng chính xác đặc hiệu miễn dich của từng cá thể nhờ nguồn TBG của chính mình (my stem cell) → liệu pháp tế bào.
Cấy ghép mô ở người sẽ dễ thực hiện nhờ TBG được điều khiển để phát triển thành cơ quan mong muốn.
Nhân bản vô tính sẽ thực hiện dễ dàng với nhân của TBG.
==> Sự kết hợp kỹ thuật TBG với các lĩnh vực khác sẽ tạo nhiều bước đột phá mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học động vật.
Chương III: HỆ XƯƠNG
Hệ xương là tập hợp các xương của cơ thể tạo thành bộ khung xương vững chắc với chức năng cơ học là chủ yếu
Bộ xương người gồm 206 xương, đa số xương chẵn gồm:
Xương trục gồm: 23 xương sọ và mặt, 26 xương cột sống, 25 xương lồng ngực
Các xương phụ gồm: 64 xương chi trên, 62 xương chi dưới và 6 xương nhĩ (xương búa, xương đe, xương bàn nhĩ…). Ngòai ra có một số xương vùng ở gân cơ và một số xương bất thường khác .
Chức năng của xương:
Nâng đỡ
Bảo vệ
Vận động
Tạo máu và trao đổi chất: Tủy xương là nơi tạo ta hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. tủy xương cũng là nơi dự trữ các chất mỡ. Xương là nơi dự trữ các muối khoáng như canxi photpho.
I. HÌNG DẠNG VÀ CẤU TRÚC ĐẠI THỂ CỦA CÁC LOẠI XƯƠNG
1. Phân loại:
Về phương diện hình dáng:
Xương dài: xương trụ ,xương đùi , xương cẳng tay ..
Xương ngắn: xương cổ tay, xương đốt sống, xương gót chân…
Xương dẹt: xương vai, xương ức, xương vòm sọ ….
Các loại xương khác gồm có: xương vừng (các xương nằm trong gân cơ hay bao khớp như xương bánh chè), xương hình bất định (xương hàm trên xương thái dương xương sàng), xương khí (xương trán, xương hàm, thân xương bướm) có chứa không khí bên trong
Về phương diện mô học: dựa vào cách cấu tạo xương, chia làm 2 loại
Xương cốt mạc hay xương màng là do màng xương tạo ra.
Xương Havers hay xương sụn là do tủy cốt tạo ra, gồm:
xương Haves đặc: được cấu tạo bởi hệ thống Havers. Đó là những khối xương hình trụ tạo thành bởi những lá xương đồng tâm quay quanh một ống gọi là ống Havers. Ống havers là đường đi của mạch máu trong xương.
xương Havers xốp: là xương có những hốc tủy lớn thông với nhau, ngăn cách nhau không hoàn toàn bởi một ít lá xương
2. Cấu trúc đại thể:
Cấu trúc xương dài:gồm thân xương hình ống và hai đầu phình to là đầu xương.
Cấu trúc xương ngắn: Là xương Havers xốp, phần ngoại vi mỏng là xương cốt mạc.
Cấu trúc xương dẹt và xương khó định hình:
-các xương vòm sọ được cấu tạo bởi 2 lớp xương đặc gọi là bản , ở giữa 2 lớp là xương Havers xốp. Màng xương chỉ phủ ngoài của bản ngoài.
- Một số xương khó định hình có những xoang hay hang không khí.
3.cấu trúc vi thể: gồm 3 thành phần chính:
Chất căn bản
Các phần tử sơi
Các tế bào xương.
II.SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ XƯƠNG.
1. Sự cốt hóa Trong sự cốt hoá có hai quá trình trái ngược nhau cùng song song tiến hành: tổng hợp xương và phá huỷ xương hoặc sụn.
a. cốt hóa trực tiếp: chất căn bản của mô liên kết ngấm canxi và biến thành mô xương. Các xương này gọi là xương màng như xương vòm sọ, phần lớn xương đầu mặt.
Giai đoạn nguyên phát (chủ yếu xảy ra thời kỳ phôi thai): tạo xương đầu tiên (xương nguyên phát) thay thế mô liên kết
Giai đoạn cốt hóa thứ phát: xảy ra sau sinh. Tạo ra xương thứ phát thay thế cho xương nguyên phát
b. Cốt hóa mô hình sụn: chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn. Sụn này bị tiêu đi và được thay thế bằng mô liên kết non dần dần biến thành xương.
Giai đọan cốt hóa nguyên phát
Màng sụn biệt hóa thành màng xương, tạo ra những lá xương cốt mạc bao ngoài miếng sụn trừ 2 đầu mô hình sụn
Sự xuất hiện trung tâm cốt hóa nguyên phát: mạch máu và các tế bào xương (hủy cốt bào và tạo cốt bào) từ màng xương xâm nhập vào trung tâm mô hình sụn
Hủy cốt bào phá hủy phần nhiễm calcium,Tạo cốt bào tạo ra những lá xương đắp vào bề mặt những mảnh sụn nhiễm calcium sót lại tạo ra xương trong sụn
Xương trong sụn bị phá hủy, giai đoạn thứ phát tạo ra ống tủy thân xương
Từ trung tâm cốt hóa: mạch máu và mô liên kết tiến về 2 đầu thân mô hình sụn phá hủy thay thế sụn
KQ: miếng sụn đặc biến thành ống xương cốt mạc, hai đầu bịt kín bởi 2 nút sụn, giữa hốc dài là ống tủy chứa tủy xương
Giữa đầu thân xương có một vùng gọi là vùng cốt hóa với những lớp theo thứ tự: lớp sụn, lớp sụn xếp hàng, lớp sụn phì đại, lớp sụn nhiễm calcium, lớp sụn cốt hóa
Ở đầu mô hình sụn: sự cốt hóa nguyên phát muộn hơn
Sự xuất hiện trung tâm cốt hóa ở trung tâm mô hình sụn và lan tỏa từ vùng trung tâm ra xung quanh khối sụn
KQ: trung tâm khối sụn là một hốc chứa tủy xương, xung quanh vùng cốt hóa, ngoại vi với các lớp sụn trong, sụn xếp hàng…
Giữa đầu và thân xương có sụn gắn kết bởi sụn đầu xương. Sụn đầu xương biến mất khi trưởng thành khi đó màng xương cốt hóa hoàn toàn
Giai đọan cốt hóa thứ phát
Ở thân xương:
Nhằm tạo hệ xương Havers.
Màng xương tạo thành những lá xương ở mặt ngoài.
Phía trong mạch máu và hủy cốt bào từ ống tủy tiến vào thành xương đặc phá hủy xương cốt mạc tạo ra những đường hầm hình ống gọi là khoảng trống Howship cùng với tạo cốt bào tạo lá xương đồng tâm đắp vào khoảng trống Howship tạo thành ống Havers sau đó hợp thành hệ thống Havers .
Phía ngoài thân xương có một số lá xương cốt mạc tạo thành hệ thống cơ bản
Khi ống tủy không to nữa tạo cốt bào của ống tủy xương tạo ra một số lá xương đắp vào mặt trong thân xương tạo ra hệ thống cơ bản trong
Ở đầu thân xương
Xương trong sụn dần bị phá hủy thay thế xương Havers xốp trừ vùng ngọai vi là xương cốt mạc và ở mặt khớp là sụn khớp
Xương dài do sự phát triển sụn đầu xương, xương to do màng xương .
2. Sự tăng trưởng.
Tăng trưởng theo chiều dài
Tăng trưởng theo chiều dày
Hormon HGH có ảnh hưởng như thế nào?
Hormon tăng trưởng (HGH) được tiết ra bởi tuyến yên, kích thích sự phát triển ở trẻ em, tạo khối cơ bắp, sự dẻo dai ở người trưởng thành. Tác dụng của hGH là làm người ta trẻ hơn, da mỏng hơn, xương khỏe hơn, sung mãn hơn và làm cho hệ miễn dịch tốt hơn. HGH còn giúp duy trì trí nhớ ở người lớn.
CÁC LOẠI KHỚP
Khớp động: là những khớp có cử động được đa số xương
Khớp bán động là giữa các xương có khe khớp và bao khớp nhưng trong bao khớp sợi không có bao hoạt dịch như vậy liên kết này chuyển tiếp giữa động và bất động: vd khớp liên đốt sống khớp mu
Khớp bất động: vd khớp xương vòm sọ có 3 loại :
Khớp bất động sợi:
Liên kết các xương liên tục nhờ mô liên kết
Phân loại:
Chia theo hình dáng đường khớp
Chia theo tính chất mô liên kết
Khớp bất động sụn: loại này giúp dính chặt 2 đầu xương với nhau, sụn này liên kết với cốt mạc bên ngoài. Do sụn có tính linh hoạt nên khớp này không chắc chắn bằng kiểu khớp bất động
Khớp bất động xương: Tổ chức sụn hoặc sợi giữa các xương được thay thế bằng mô xương khiến các xương dính lại thành một khối vững chắc vd các khớp vòm sọ người già
Chương IV: HỆ CƠ
A. CƠ ĐẦU MẶT- CỔ
1.Cơ đầu mặt ( lớn nhất là cơ thái dương hoặc cơ chẩm trán) gồm có hai nhóm: nhóm cơ nhai và nhóm cơ nét mặt (cơ bám da), tuy nhiên nhóm cơ nhai cũng tham gia phần nào vào các cử động nét mặt.
- Nhóm cơ nhai : có chức năng vận động xương hàm dưới.
Cơ thái dương là cơ lớn nhất trong nhóm cơ nhai, nằm trong hố thái dương, thớ cơ xòe re như cái quạt. Chức năng: nâng xương hàm dưới và kéo ra sau.
- Nhóm cơ nét mặt :có tác dụng biểu hiện trạng thái tình cảm của con người và tham gia vào hoạt động như : nhai, nuốt, phát âm, hô hấp,…
Nhóm cơ này ở nông dưới da, cơ hoặc hoàn toàn không bám vào xương hoặc bám vào xương ở đầu bám gốc còn đầu kia bám vào da. Nhóm cơ này không có cân chính thức phủ, do vậy cơ mềm mại, khi co cơ làm vận động các vùng da mặt. Trong số cơ này có một số loại cơ vòng phát triển quanh các hốc, khoang ở mặt như ổ mắt, khoang miệng.
2. Các cơ cổ (lớn nhất là cơ bám da cổ)
Chức năng : kéo hàm dưới và môi dưới xuống, làm căng da cổ; gập cổ, ngửa đầu, nghiêng và xoay đầu, nâng lồng ngực lên trên; nâng xương móng, sàn miệng, đáy lưỡi lên trên khi nuốt; kéo xương móng xuống dưới; gấp và xoay cột sống cổ, nghiêng cột sống cổ sang bên,…
Cơ bám da cổ : là cơ dẹt mỏng, rộng, nằm ngang dưới da cổ. Cơ co kéo hàm dưới và môi dưới xuống, căng và làm nhăn da cổ. Ở người cơ này đã thoái hóa.
Cơ ức đòn chũm : là một cơ cổ lớn và khỏe nhất nằm ở bên cổ. Cơ này phát triển mạnh ở người. Chức năng : nếu một bên co làm quay đầu về phía đó. Nếu hai bên co, làm gấp hoặc duỗi cột sống
D. CƠ CHI DƯỚI (lớn nhất là cơ may)
Cơ chi dưới không phân hóa như cơ chi trên và phần lớn là những cơ to khỏe để thích nghi với chức năng mang trọng lượng của chi dưới.
Chức năng :
Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay (ra ngoài hay vào trong) đùi.
Gấp, duỗi, xoay (ra ngoài hay vào trong) cẳng chân.
Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay (ra ngoài hay vào trong) bàn chân.
Cơ mông lớn : cơ này mạnh nhất trong cơ thể, rộng, dày, hình tứ giác che phủ gần hết mông. Cơ mông lớn đặc biệt phát triển ở người. Chức năng : duỗi và sấp đùi, nâng chậu hông và kéo nghiêng về một bên, duỗi thân. Cơ có vai trò đặc biệt quan trọng là giữ cơ thể ở tư thế khi đứng thẳng và đi lại, chạy, nhảy, leo trèo,…
Cơ thắt lưng chậu : là một cơ khỏe nằm ở hố chậu lớn, được hình thành từ hai cơ : cơ thắt lưng và cơ chậu. Chức năng : Nếu cố định đầu gần, khi cơ co sẽ làm gấp đùi, xoay đùi ra ngoài. Nếu cố định đầu xa mà hai bên cơ đều co sẽ gập thân về trước. Người đang nằm ngửa mà ngồi dậy chủ yếu là nhờ cơ này. Trong các động tác chạy, nhảy cơ co làm nâng cao đùi, bước dài.
Cơ tứ đầu đùi : là một cơ lớn, khỏe, nặng đến vài kilogam, cơ phủ gần hết mặt trước xương đùi. Chức năng : cơ tứ đầu đùi là một cơ duỗi cẳng chân khỏe (cơ thẳng đùi còn có tác dụng gấp đùi), cơ có vai trò quan trọng đối với tư thế đứng thẳng của người. Khi chạy cơ này có tác dụng kéo đùi về trước, khi chân chạm đất thì nhanh chóng duổi cẳng chân.
Cơ may: là cơ dài nhất của cơ thể người, cơ nằm bắt chéo phía trước đùi, đi từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, có thể nhìn thấy được toàn bộ độ dài của cơ ở dưới da khi gấp, dạng, ngả đùi. Chức năng : gấp đùi, xoay đùi ra ngoài, gấp cẳng chân vào đùi, xoay cẳng chân vào trong.
Các cơ ở cẳng chân có tác dụng vận