Câu 1: Sản xuất hàng hoá và hai thuộc tính của nó?.
1, Khái niệm sản xuất hàng hoá:
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mản nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình như; sắt, thép, lương thực, thực phẩm.
Hoặc ở dạng vô hình như dịch vụ thương mại, giáo viên, bác sỹ, nghệ sĩ .
Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán, nói cách khác, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà của chính người trực tiếp sản xuất ra mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi mua bán.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương kinh tế chính trị Mac -Lenin chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ – MÁC LÊ NIN
*****
Câu 1: Sản xuất hàng hoá và hai thuộc tính của nó?.
1, Khái niệm sản xuất hàng hoá:
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mản nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình như; sắt, thép, lương thực, thực phẩm...
Hoặc ở dạng vô hình như dịch vụ thương mại, giáo viên, bác sỹ, nghệ sĩ ..
Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán, nói cách khác, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà của chính người trực tiếp sản xuất ra mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi mua bán.
Hàng hoá có 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị:
2, hai thuộc tính của hàng hoá:
Hàng hoá: Là sản phẩm của người lao độnh, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất ra để trao đổi mua bán trên thị trường. Hàng hóa bao giờ cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi nó vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị
Giá trị sử dụng của hàng hoá:
+ Là công dụng của hàng hoá để thoả mản nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu cầu cho sản xuất, cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng). Giá trị sử dụng của một hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (lý, hoá học) của thực thể hàng hoá đó quyết định Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Xã hội loài người càng phát triển càng phát hiện ra nhiều thuộc tính tự nhiên có ích của vật phẩm và lợi dụng những thuộc tính tự nhiên đó để tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của con người.
Ví dụ: Than đá ngày xưa chỉ dùng làm chất đốt (đun, sưởi)khi khoa học kỹ thuật phát triển nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất.
+ Là giá trị sử dụng cho XH, không phải dành cho người sản xuất ra nó mà dành cho người mua nó. Do vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá tuỳ thuộc vào sự đánh giá của người mua, tuỳ theo nhu cầu, thị hiếu của họ.
+ Giá trị sử dụng còn bao gồm mặt chất và mặt lượng của nó.
Mặt chất của giá trị sử dụng do các yếu tố vật chất cấu thành nó quyết định, là công dụng những thuộc tính có ích của vật phẩm.
Mặt lượng của giá trị sử dụng được biểu hiện ra ngoài bằng các đơn vị đo lường với các thước đo khác nhau.
=> Chất, lượng của giá trị sử dụng phụ thuộc vào trình độ lao động, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và nguyên vật liệu cấu thành hàng hoá.
- Giá trị hàng hoá:
- Theo Các Mác: Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi của nó.
+ Giá trị trao đổi là một quan hệ tỉ lệ về số lượng, là một tỉ lệ mà theo đói một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: Trao đổi 1m vải = 5kg thóc.
Sở dĩ vải và thóc là 2 hàng hoá khác nhau, nhưng chúng có thể trao đổi được với nhau, vì giữa chúng có chung một cái chung, đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Đều có lao động kết tinh trong đó.
+ Chính lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, tạo thành giá trị của hàng hoá, là cơ sở chung cho việc trao đổi.
Kết luận: Vậy, giá trị của hàng hoá là lao động XH của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị. Giá trị phản ánh mối quan hệ xã hội giữa người với người trong quá trình sản xuất hàng hoá. Do đó giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá.
Câu 2: Các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá:
1, Quy luật giá trị:
Nội dung quy luật giá trị:
Quy luật giá trị: là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết.
- Trong sản xuất: Quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao động XH cần thiết, luôn có ý thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động XH cần thiết.
- Trong lưu thông: việc trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hoá là thông qua sự lên xuống của giá cả thị trường.
b) Tác dụng của quy luật giá trị:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:
Thông qua sự lên xuống của giá cả, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông.
+ Điều tiết sản xuất: Là người sản xuất bỏ ngành có giá cả thấp, đổ xô vào ngành có giá cả cao, làm cho quy mô sản xuất của một số ngành được mở rộng, một số ngành bị thu hẹp lại
+ Điều tiết lưu thông: Là làm cho hàng hoá lưu chuyển từ nơi giá cả thấp đến nơi giứa cả cao. Như vậy quy luật giá trị cũng tham gia vào phân phối các nguồn hàng hoá cho hợp lý hơn giữa các vùng.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, nên có giá trị cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn gía trị của xã hội thì sẽ có lợi. Vì vậy, mỗi người sản xuất hàng hoá đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hàng hoá của mình xuống dưới mức giá trị xã hội bằng cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng xuất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt đã làm cho năng xuất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội cũng không ngừng giảm xuống.
- Phân hoá những người sản xuất hàng hoà thành giàu nghèo, làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong sản xuất hàng hoá, hàng hoá của người sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì người đó có lợi, ngược lại là bị bất lợi và phải phá sản. Vì vậy một số người trở nên phát tài, giàu có, số còn lại thì nghèo đói. Từ đó, những người giàu tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê thêm công nhân và trở thành nhà tư bản, những người bị phá sản trở thành những người lao động làm thuê.
* Kết luận: Quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, Nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
2, Quy luật cung cầu:
a) Khái niệm cung cầu.
- Cung: Là tổng số hàng hoá có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường; cung biểu hiện kết quả sản xuất dưới hình thức hàng hoá. Như vậy, cung do sản xuất quyết định.
- Cầu: Là nhu cầu có khả năng thanh toán. Vì vậy, cầu là nhu cầu được bảo đảm bằng số lượng tiền mà người mua sẳn sàng và chấp nhận mua hàng hoá.
b) Nội dung của quy luật:
- Quy luật cung cầu: là quy luật về mối quan hệ biện chứng khách quan giữa cung và cầu hàng hoá trên thị trường, độc lập với ý muốn của con người. Cung và cầu hàng hoá thường xuyên tác động lẫn nhau và luôn xoay quanh trạng thái cân bằng với giá cả cân bằng và lượng hàng hoá cân bằng thị trường.
- Cầu thúc đẩy, xác định cung về khối lượng và cơ cấu hàng hoá, cầu luôn giữ vai trò quyết định, chỉ những hàng hoá nào phù hợp với nhu cầu có khả năngt hanh toán, được tiêu thụ nhanh, nhiều mới tạo khả năng cho các nhà cung ứng sản xuất ra chúng. Người sản xuát hàng hoá phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của nhu cầu, phát hiện các nhu cầu mới... để cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức cho phù hợp.
- Cung chịu ảnh hưởng phụ thuộc vào nhu cầu nhưng cũng kích thích, tác động đến cầu. Những hàng hoá nào có chất lượng tốt, giá cả rẻ, mẫu mã phong phú, phù hợp với nhu cầu, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng thì sẽ được chấp nhận, nhu cầu sẽ tăng hơn. Giá cả thấp cũng kích thích nhu cầu rất mạnh.
- Cung và cầu của các loại hàng hoá luôn biến động, nhưng cũng luôn xoay quanh trạng thái cân bằng, thông qua những hành vi của các chủ thể và qua sự tác động của giá cả hàng hoá.
Khi cung và cầu chênh lệch nhau ( do cung, do cầu hoặc do cả hai) thì sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường.
Yêu cầu của quy luật:
- Cung và cầu hàng hoá phải luôn phù hợp với nhau về số lượng, chất lượng, giá cả, không gian, thời gian, nếu không giá cả hàng hoá sẽ biến động cho đến khi cung bằng cầu.
- Các chủ thể kinh tế phải luôn quan tâm đến quan hệ cung – cầu , từ đó có thể đưa ra những quyết định của mình: Doanh nghiệp xác định sản xuất, Nhà nước đưa ra chính sách, biện pháp, người tiêu dùng có quyết định tiêu dùng.
Tác dụng của quy luật:
- Thông qua tác động gián tiếp đến giá cả thị trường, góp phần điều tiết sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hoá dịch vụ.
- Làm cho sản xuất và tiêu dùng luôn gắng bó với nhau, giúp ổn định nền kinh tế.
- Thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo của nhà sản xuất trong việc cải tiến hàng hoá để đáp ứng nhu cầu XH ngày càng tăng cao.
3, Qui luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
a) Khái niệm và vai trò của cạnh tranh:
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm để giành lấy những lợi ích kinh tế lớn nhất cho mình. Cơ sở của cạnh tranh là lợi ích của các chủ thể kinh tế. Mục đích của cạnh tranh là thu lợi nhuận cao hoặc mở rộng thị phần, thanh toán đối thủ.
- Cạnh tranh được phân loại thành: Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Cạnh tranh có thể diễn ra giữa những người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa những người tiêu dùng với nhau.
- Trong cạnh tranh người ta có thể dùng nhiều biện pháp, thủ đoạn khác nhau
+ Nếu là cạnh tranh lành mạnh, họ tìm cách hạ đối thủ bằng cách nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, quảng cáo, thông tin... để kích thích người tiêu dùng.
+ Nếu cạnh tranh không lành mạnh, họ dùng các thủ đoạn phi kinh tế như đầu cơ tích trữ, bán phá giá, tác động qua bộ máy chiónh quyền để tiêu diệt đối thủ
- Cạnh tranh là một quy luật kinh tế hàng hoá, mang tính phổ biến khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Quy luật cạnh tranh quy định việc sản xuất kinh doanh phải đạt hiệu quả cao, giành được lợi ích lớn nhất bằng các biện pháp kinh tế hợp pháp.
c) Yêu cầu của cạnh tranh:
- Trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh đòi hỏi các nhà sản xuất phải dùng mọi biện pháp, phát huy mọi khả năng để làm cho hàng hoá dịch vụ chiếm được thiện cảm và sự chấp nhận của người tiêu dùng, qua đó chiếm ưu thế trên thị trường và thu được nhiều lợi ích nhất.
- Trong trao đổi, quy luật cạnh tranh đòi hỏi người bán cũng như người mua hàng hoá phải nghiên cứu thị trường để có quyết định đúng đắn và thu được lợi ích lớn nhất.
d) Tác dụng của cạnh tranh:
Cạnh tranh có tác dụng 2 mặt: tích cực và tiêu cực:
- Tích cực:
+ Góp phần loại bỏ những nhà sản xuất kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, giá thành cao, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của XH.
+ Góp phần tạo nên sự sống động trong nền kinh tế, buộc các nhà sản xuất phải luôn nhạy bén, sáng tạo, thường xuyên của tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới... làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá.
+ Thúc đẩy việc đáp ứng nhu cầu XH ngày càng tốt hơn về chất lượng, giá cả, chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng...
- Tiêu cực:
+ Có thể gây ra những lãng phí cho XH, làm thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng.
+ Có thể gây ra sự bất ổn về kinh tế cũng như XH ( các đối thủ cạnh tranh có thể áp dụng các thủ đoạn phá giá, cạnh tranh phi pháp), làm xói mòn đạo đức XH.
Câu 3: Bản chất và nguồn gốc của giá trị thặng dư:
* Bản chất của giá trị thặng dư đó là hàng hoá sức lao động.
- Sức lao động: là toàn bộ những năng lực ( trí lực và thể lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
- Sức lao động biến thành hàng hoá khi có 2 điều kiện:
+ Có 1 lớp người tự do về thân thể của mình, phải có khả năng chi phối sức lao động ấy và chỉ bán sức lao động trong thời gian nhất định.
+Người lao động không có tư liệu sản xuất lao động gì khác để tự mình thực hiện lao động và không có của cải gì khác muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.
* Nguồn gốc của giá trị thặng dư: Là giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động, thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động.
Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.
Đây chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.
Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Có thể nói, sản xuất hàng hoá và một nền lưu thông hàng hoá phát triển, thương mại, đó là những tiền đề lịch sử của sự xuất hiện của tư bản. Trong đó, tiền là hình thái giá trị cuối cùng của sản xuất lưu thông hàng hoá giản đơn, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản.
Ta có công thức chung của tư bản T-H-T’ (T’=T+t).
Ta thấy, lưu thông hàng hoá của tư bản bắt đầu bàng hành vi mua và kết thúc bằng hành vi bán; tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hoá đóng vai trò trung gian, mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và giá trị lớn hơn.
Như vậy Tư bản vận động theo công thức T-H-T’, trong đó T’=T+t, t là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư, như thế có nghĩa là mọi tư bản đều vận động nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư.
Nhìn vào công thức chung của tư bản T-H-T’ ta thấy có những mâu thuẫn nhất định của nó. Đó là lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng thêm giá trị hay không.
Thoạt nhìn, hình như lưu thông tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Nếu mua-bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái: Từ tền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hoá có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị. Nhưng trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất đều là người bán, vừa là người mua, cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại. Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ bán đắt thì tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề tăng lên bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác mà thôi.
Nếu xét ngoài lưu thông, tức là tiền để trong két sắt, hàng hoá để trong kho thì cũng không sinh được giá trị thặng dư.
Như vậy là giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá trình lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong quá trình lưu thông, vừa sinh ra ngoài lưu thông, lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông. Đó chính là mâu thuẫ của công thức chung của tư bản.
Phân tích hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn đó vì:
Ta có công thức chung của tư bản: T-H-T’ (T’=T+t).
Trong đó t là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư
Từ công thức đó ta thấy, mọi tư bản đều vận động như vậy nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư.
Mọi tư bản đều vận động theo công thức chung đó. Vậy thì trong lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng thêm giá trị hay không?
Nếu mua-bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái: từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau không thay đổi. Như vậy là không tạo ra giá trị thặng dư.
Nếu trao đổi không ngang giá, hàng hoá có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị. Nhưng trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán vừa là người mua, cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt hại khi mua hoặc ngược lại. Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, bán đắt thì tổng giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số gía trị của người khác mà thôi.
Nếu xét ngoài lưu thông, tức là tiền để trong két sắt, hàng hoá để trong kho thì cũng không sinh được giá trị thặng dư.
Như vậy là giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá trình lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong quá trình lưu thông, vừa sinh ra ngoài lưu thông, lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản cần tìm trên thị trường một loại hàng hoá mà việc sử dụng nó có thẻ tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hoá đó là hàng hoá sức lao động.
Hàng loá sức lao động là toàn bộ những năng lực, thể lực và trí lực tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Như vậy sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động.
Giống như hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.
Giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chố nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sữ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. Đặc điểm này cũng là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
Câu 4: Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản:
1, Tuần hoàn của tư bản:
Mọi tư bản sản xuất trong quá trình vận động điều trải qua 3 giai đoạn, tồn tại dưới 3 hình thái và thực hiện 3 chức năng:
- Giai đoạn 1:
Hình thái: Tư bản mang hình thái tiền tệ.
Chức năng: thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất tư liệu sản xuất và sức lao động.
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường hàng hoá và thị trường lao động, thực hiện chức năng mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
Quá trình lưu thông được biểu thị:
Sức lao động
T – H
Tư liệu sản xuất.
- Giai đoạn 2: Tư bản mang hình thái tư bản sản xuất, thực hiện chức năng sản xuấ ra hàng hoá và tạo ra giá trị thặng dư.
Nhà tư bản tiêu dùng sản xuất những hàng hoá đã mua, tức là tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất, công nhân hao phí sức lao động, tạo ra giá trị mới, còn nguyên liệu được chế biến, máy móc hao mòn thì giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch vào sản phẩm mới. Quá trình sản xuất kết thúc, lao động của công nhân làm thuê đã tạo ra những hàng hoá mới mà giá trị của nó lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất mà nhà tư bản đã mua lúc ban đầu, vì trong đó giá trị thặng dư do công nhân tạo ra.
Sự vận động của tư bản ở giai đoạn này biểu thị như sau:
Sức lao động
H ...SX ...H’
Tư liệu sản xuất
Trong đó H’ chỉ tư bản dưới hình thái hàng hoá mà giá trị của nó bằng giá trị của tư bản đã hao phí để sản xuất ra cộng với giá trị thặng dư do sức lao động cảu công nhân làm thuê tạo ra.
Chức năng của giai đoạn này là sản xuất ra hàng hoá và tạo ra giá trị thặng dư.
Kết thúc giai đoạn 2, tư bản sản xuất chuyển hoá thành tư bản hàng hoá.
- Giai đoạn 3:Tư bản mang hình thái tư bản hàng hoá, với chức năng thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng hoá của nhà tư bản được chuyển hoá thành tiền.
Công thức vận động của nhà tư bản biểu hiện ở giai đoạn 3 biểu thị:
H’ – T’
Tư bản mang hình thái tư bản hàng hoá, với chức năng thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
Kết thúc giai đoạn 3, tư bản hàng hoá chuyển hoá thành tư bản tiền tệ, nhưng với số lượng lớn hơn trước và toàn bộ quá trình trên được lặp lại.
Tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả 3 giai đoạn ta có công thức: