Đề cương kinh tế xây dựng

Đề cương kinh tế xây dựng Phần 2 điểm Câu 1. Nguyên tắc khi phân tích đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư. Trả lời (Tr 40) 1. Luôn luôn phải kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng - Phân tích định tính giúp ta có thể định hướng cho việc lựa chọn nhanh, ít tốn kém thời gian và chi phí hơn. - Phân tích định lượng sẽ đảm bảo cho quyết định lựa chọn chắc chắn hơn, có sức thuyết phục hơn. 2. Phải kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối và hiệu quả tính theo số tương đối. 3. Phải kết hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và an toàn 4. Phải tôn trọng nguyên tắc: Phương án được lựa chọn là tốt nhất là phương án phải đnags giá và đạt hiệu quả cao nhất (hiệu quả tính theo số tuyệt đối luôn luôn phải uuw tiên đạt lớn nhất) 5. Phải đảm bảo đầy đủ tính có thể so sánh được khi phải so sánh các phương án với nhau Theo nguyên tắc này các phương án muốn so sánh được với nhau đều phải thỏa mãn cùng một mặt bằng chung để so sánh lựa chọn phương án như: + Số lượng các chỉ tiêu đưa vào so sánh cho mỗi phương án phải lấy thống nhất. + Phương pháp dùng để tính toán trị số cho các chỉ tiêu của các phương án phỉa sử dụng giống nhau + Thời gian phân tích, đánh giá phải chọn giống nhau cho mỗi phương án. + Mặt bằng giá cả dùng để tính toán phải giống nhau cho các phương án. + Thời điểm chọn để phân tích đánh giá dự án phải chọn thống nhất chung cho các phương án. + Quy mô, công suất, chất lượng phải đảm bảo tương đương giữa các phương án.

doc12 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương kinh tế xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương kinh tế xây dựng Phần 2 điểm Câu 1. Nguyên tắc khi phân tích đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư. Trả lời (Tr 40) 1. Luôn luôn phải kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng - Phân tích định tính giúp ta có thể định hướng cho việc lựa chọn nhanh, ít tốn kém thời gian và chi phí hơn. - Phân tích định lượng sẽ đảm bảo cho quyết định lựa chọn chắc chắn hơn, có sức thuyết phục hơn. 2. Phải kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối và hiệu quả tính theo số tương đối. 3. Phải kết hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và an toàn 4. Phải tôn trọng nguyên tắc: Phương án được lựa chọn là tốt nhất là phương án phải đnags giá và đạt hiệu quả cao nhất (hiệu quả tính theo số tuyệt đối luôn luôn phải uuw tiên đạt lớn nhất) 5. Phải đảm bảo đầy đủ tính có thể so sánh được khi phải so sánh các phương án với nhau Theo nguyên tắc này các phương án muốn so sánh được với nhau đều phải thỏa mãn cùng một mặt bằng chung để so sánh lựa chọn phương án như: + Số lượng các chỉ tiêu đưa vào so sánh cho mỗi phương án phải lấy thống nhất. + Phương pháp dùng để tính toán trị số cho các chỉ tiêu của các phương án phỉa sử dụng giống nhau + Thời gian phân tích, đánh giá phải chọn giống nhau cho mỗi phương án. + Mặt bằng giá cả dùng để tính toán phải giống nhau cho các phương án. + Thời điểm chọn để phân tích đánh giá dự án phải chọn thống nhất chung cho các phương án. + Quy mô, công suất, chất lượngphải đảm bảo tương đương giữa các phương án. Câu 2. Hãy nêu các khái niệm: Dự án đầu tư, hoạt động xây dựng, chủ đầu tư, gói thầu, đấu thầu, sản phẩm xây dựng, công nghiệp xây dựng. Trả lời. 1. Dự án đầu tư: - Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, hoặc dịch vụ trong một thời hạn nhất định - Dự án đầu tư được lập là cơ sở để thẩm định, phê duyệt và quyết định vốn đầu tư. 2. Hoạt động xây dựng. - Là hoạt động trực tiếp hình thành công trình xây dựng bao gồm các lĩnh vực: + Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng. + Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. + Thi công xây dựng, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. + Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (sản xuất cấu kiện, bán thành phẩm xây dựng) 3. Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. 4. Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. 5. Đấu thầu: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu của bên mời thầu. 6. Sản phẩm xây dựng: - Là sản phẩm của đầu tư xây dựng được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và trên mặt nước xây dựng theo thiết kế. 7. Công nghiệp xây dựng: - Là ngành thực hiện các hoạt động xây dựng (xây dựng và lắp đặt thiết bị) - Đóng vai trò là ngành kết thúc giai đoạn cuối cùng tạo thành công trình xây dựng. - Bao gồm tất cả các doanh nghiệp xây dựng và lắp máy thuộc quyền quản lý của nhiều bộ, ngành và địa phương. Câu 3. Đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng. Trả lời. 1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: - Sản phẩm xây dựng là công trình, nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ nhưng lại phân bố tản mạn trên khắp các vùng lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng phải lưu động và thiếu tính ổn định. - Sản phẩm xây dựng đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công dụng, chế tạo - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc vào điều kiện địa phương nơi xây dựng công trình. - Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, thời gian thi công và sử dụng lâu dài, nhu cầu về vốn, lao động, vật tư thiết bị máy móc thi công rất lớn. - Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu nâng đỡ bao che không trực tiếp tác động tới đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm này đòi hỏi người thiết kế phải chọn được giải pháp kết cấu, giải pháp bố cục mặt bằng hợp lý, tiết kiệm. - Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lực lượng khác nhau cùng hợp tác tạo thành. Đặc điểm này làm cho việc quản lý đầu tư xây dựng là rất phức tạp. - Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều cảnh quan, môi trường tự nhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích cộng đồng, nhất là dân cư địa phương nơi xây dựng công trình - Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật và an ninh quốc phòng 2. Đặc điểm của sản xuất xây dựng. - Sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo lãnh thổ - Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng thông qua đấu thầu hoăc chỉ định thầu cho từng công trình. - Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) dài. - Quá trình sản xuất phức tạp đòi hỏi phải có nhiều lực lượng hợp tác tham gia. - Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. - Tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong xây dựng thường chậm hơn so với các ngành khác. - Sản xuất xây dựng gặp hiện tượng lợi nhuận tạo ra có sự chênh lệch theo từ hợp đồng xây dựng. Câu 4. Những đặc điểm khi định giá sản phẩm xây dựng. Trả lời: (tr101) 1. Giá sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương nơi xây dựng, phụ thuộc vào sở thích, yêu cầu người sử dụng đặt ra, phụ thuộc vào công nghệ thi công. 2. Mặc dù sản phẩm xây dựng được định giá trước cho sản phẩm toàn vẹn nhưng khi người ta phải chia nhỏ từng bộ phận cấu thành công trình để định giá cho từng bộ phận gọi là đơn giá xây dựng cơ bản. Đơn giá này thường được lập trước. 3. Sự hình thành giá sản phẩm xây dựng chủ yếu thông qua đấu thầu hay chỉ định thầu. 4. Giá sản phẩm xây dựng được hình thành trước khi sản phẩm xây dựng được ra đời trong thực tế ( khi đang còn trên bản vẽ) 5. Quá trình hình thành kéo dài từ khi đấu thầu đến khi xây dựng xong bàn giao công trình đưa vào sử dụng. 6. Trong quá trình định giá sản phẩm thì người mua đóng vai trò quyết định trong việc định giá 7. Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc định giá sản phẩm xây dựng. Câu 5.Hãy nêu nội dung cơ bản của Hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp. Trả lời: (tr 142) Nội dung của hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp. 1. Đơn dự thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu 2. Giá dự thầu và biểu giá theo quy định trong HSMT 3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ttheo quy định trong HSMT 4. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ và tính phù hợp (đáp ứng) của vật tư, thiết bị đưa vào xây lắp theo quy định trong HSMT 5. Bảo đảm dự thầu theo quy định trong HSMT 6. Đề xuất về mặt kỹ thuật theo quy định tại phần thứ hai của HSMT, bao gồm cả phương án, biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình (gồm bản vẽ và thuyết minh), sơ đồ tổ chức thi công, sơ đồ tổ chức quản lý. Giám sát chất lượng, an toàn lao động của nhà thầu và biểu đồ tiến độ thực hiện hợp đồng, biểu đồ huy động nhân lực, thiết bị, máy móc và vật tư, vật liệu chính phục vụ thi công. 7. Các nội dung khác quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu. Câu 6. Khái niệm và phân loại hiệu quả đầu tư xây dựng? Trả lời: (tr 38) * Khái niệm: Hiệu quả đầu tư xây dựng là tổng hợp các lợi ích vè kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng do đầu tư tạo ra. Các lợi ích này được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa các kết quả đầu tạo ra và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. * Phân loại hiệu quả đầu tư xây dựng: 1. Hiệu quả về mặt định tính: Chỉ rõ nó thuộc hiệu quả gì, tính chất hiệu quả là gì. Theo quan điểm này, hiệu qả định tính của dự án phân loại như sau: - Theo tính chất thể hiện bản chất của hiệu quả: + Hiệu quả về mặt kinh tế: là lợi ích kinh tế do đầu tư tạo ra (lợi nhuận mang lại, tăng các khoản nộp ngân sách do dự án tạo ra,) + Hiệu quả về mặt kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật tăng lên do đầu tư tạo ra. + Hiệu quả về mặt xã hội: Thể hiện nâng cao về mức sống nhân dân, phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường +Hiệu quả về an ninh quốc phòng. - Theo quan điểm lợi ích, hiệu quả phân thành: + Hiệu quả của doanh nghiệp + Hiệu quả đem lại cho nhà nước và cộng đồng. - Theo phạm vi tác động hiệu quả: + Hiệu quả toàn cục, tổng thể + Hiệu quả cục bộ, bộ phận. - Theo thời gian: + Hiệu quả ngắn hạn, hiệu quả trước mắt. + Hiệu quả dài hạn, lâu dài. 2. Phân loại hiệu quả về mặt định lượng: Chỉ rõ độ lớn của hiệu quả là bao nhiêu. Theo quan điểm này, hiệu quả định lượng của dự án phân loại như sau: - Theo cách tính toán trị số hiệu quả + Hiệu quả tính theo số tuyệt đối (lợi nhuận thu được, mức đóng góp vào ngân sách hàng năm) + Hiệu quả tính theo số tương đối (mức doanh lợi của đồng vốn, suất thu lợi nội tại, tỷ số thu chi) - Theo thời gian tính toán của trị số hiệu quả: + Hiệu quả tính toán cho một thời đoạn niên lịch (năm, quý, tháng) + Hiệu quả tính cho một đời dự án (thời gian nhiều năm) - Theo khả năng có thể tính toán thành số lượng + Hiệu quả có thể tính toán thành số lượng: Lợi nhuận, các khoản đóng góp + Hiệu quả khó có thể tính toán thành số lượng: Hiệu quả về mặt xã hội, thẫm mỹ, hiệu quả y tế, giáo dục - Theo mức đạt yêu cầu của hiệu quả: + Hiệu quả chưa đạt yêu cầu: Là hiệu quả nhỏ hơn trị số hiệu quả định mức (ngưỡng hiệu quả). Trường hợp này còn gọi là “không đáng giá” và không nên đầu tư vào dự án. + Hiệu quả đạt bằng định mức yêu cầu, tức là hiệu quả đatk được bằng trị số hiệu quả định mức. Trường hợp này gọi là “đáng giá” và nên đầu tư vào dự án. + Hiệu quả đạt lớn hơn định mức yêu cầu, tức là hiệu quả đạt được lớn hơn trị số hiệu quả định mức. Trường hợp này gọi là “đáng giá” và nên đàu tư vào dự án. Câu 7. Hãy phân tích các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng? Trả lời: (tr35) Tùy theo điều kiện của dự án và điều kiện của tổ chức, cá nhân mà có các hình thức lựa chọn quản lý dự án cho phù hợp. Các hình thức quản lý dự án bao gồm: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng: - Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề quản lý dự án (trực tiếp quản lý toàn bộ các công việc của dự án) - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án có thể không hoặc có thành lập ban quản lý để thực hiện dự án. Trường hợp không thành lập ban quản lý dự án thì chủ đầu tư giao việc cho các cá nhân tham gia quản lý dự án xây dựng. - Ưu điểm của hình thức quản lý này là: Các công việc và vướng mắc trong quản lý dự án được giải quyết nhanh, kịp thời. - Nhược điểm là: vai trò giám sát xã hội trong quản lý ít được mở rộng. Mối qua hệ giữa chủ đầu tư , nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu xây lắp được thể hiện như sau: Nhà thầu xây lắp Nhà thầu thiết kế Chủ đầu tư Thuê tư vấn quản lý dự án: - Là hình thức mà chủ đầu tư không đủ năng lực về quản lý dự án mà phải thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng. - Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy đinh của pháp luật hiện hành. - Ưu điểm: Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án cao, kinh nghiệm quản lý dự án được tích lũy liên tục, trách nhiệm pháp lý và vai trò giám sát xã hôi trong quản lý dự án phụ thuộc vào chất lượng chọn lựa tư vấn quản lý dự án và chất lượng thực hiện hợp đồng quản lý dự án, chi phí quản lý dự án nhiều hơn so với chủ đầu tư trực tiếp quản lý Mối quan hệ giữa chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu thiết kế, tư vấn quản lý dự án thể hiện ở sơ đồ sau: Tư vấn QLDA Chủ đầu tư Nhà thầu xây lắp Nhà thầu thiết kế Phần 3 điểm Câu 1. Nội dung của thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Trả lời: (tr22) Lựa chọn hình thức đầu tư Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất) Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (tài liệu về lựa chọn địa điểm, đề xuất giải pháp hạn chế đến mức tối thiểu đối với môi trường và xã hội) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có) Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường Xác định nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư) Phương án khai thác, quản lý dự án và sử dụng nguồn lao động Phân tích hiệu quả đầu tư Xác định chủ đầu tư Kiến nghị hình thức quản lý dự án. Các mốc thời gian chính thực hiện dự án. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tùy điều kiện cụ thể của dự án ). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sự dụng (chậm nhất) Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. Câu 2.Khái niệm, nội dung và phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình? Trả lời.(chương 8) * Khái niệm: - Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí dự tính được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng. * Nội dung: 1. Chi phí xây dựng: Bao gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục, hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công. 2. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bao gồm: Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí sự dụng đất trong thời gian xây dựng, chi phí trả tiền cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư. 3. Chi phí quản lý dự án, bao gồm : + Chi phí lập báo cáo đầu tư, tổ chức lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật. + Chi phí tổ chức thẩm định dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng mức đầu tư, tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình + Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư + Chi phí tổ chức thi tuyển kiến trúc + Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dưng + Chi phí quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình. + Chi phí đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình. + Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công tình theo yêu cầu của chủ đầu tư. + Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình + Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp động, thanh toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. + Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình. + Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo. + Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình + Chi phí tổ chức thực hiện công việc quản lý khác. 4. Chi phí tư vấn xây dựng, bao gồm: + Chi phí khảo sát xây dựng + Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật + Chi phí thi tuyển thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình + Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ hơ đề xuất, hồ sơ sơ tuyển, hồ sơ dựt hầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị tổng thầu xây dựng. + Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị. + Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường + Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình + Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng như: Tổng mức đầu tư, dựt oán, định mức, đơn giá xây dựng, hợp đồng. + Chi phí tư vấn quản lý dự án + Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình + Chi phí quy đổi vốn ( đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm) + Chi phí thực hiện công việc tư vấn khác. 5. Chi phí khác, bao gồm: + Chi phí thẩm định tổng mức đầu tư + Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ + Chi phí bảo hiểm công trình + Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trình + Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình + Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình + Chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán + Các khoản phí và lệ phí. + Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án, vồn lưu động ban đầu (đối với dự án sản xuất kinh doanh) , lãi vay trong thời gian xây dựng, chi phí chạy thử không tải, có tải trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) + Một số khoản chi phí khác : Những khoản còn lại chưa dự toán được. 6. Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh chưa lường trước, chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong giai đoạn xây dựng. *Tổng hợp thành phần của tổng mức đầu tư xây dựng: VDA = VXD + VTB + VGP +VQL + VTV +Vk + VDP Trong đó: VXD : Chi phí xây dựng VTB : Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng VGP : Chi phí quản lý dự án VQL : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng VTV : Chi phí khác VDP : Chi phí dự phòng *phương pháp xác định. Câu 3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình (trình bày những ý chính)? Trả lời. (tr19) 1. Phân loại dự án đầu tư theo quy mô và tính chất của dự án: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm công nghệ, vị trí, diện tích chiếm đất, mức độ tác động môi trường, quy mô phát triển từng dự án, Chính phủ phân cấp các dự án đầu tư xây dựng thành nhóm để quản lý. Các dự án đầu tư (không kể dự án có vốn trực tiếp nước ngoài) được phân thành 3 nhóm theo quy định dưới đây: A. Dự án nhóm A là dự án thuộc một trong các điều kiện sau: A1. Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo vệ quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới – không kể mức vốn. A2. Các dự án: Sản xuất chất độc hại, chất nổ không thuộc vào quy mô vốn đầu tư – không kể mức vốn. A3. Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, các dự án giao thông,có mức vốn trên 1.500 tỷ đồng. A4. Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm A3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, tin học, y tế, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, nhà ở, đường giao thông nội thị,có mức vốn trên 1.000 tỷ đồng. A5. Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, khu bảo tồn thiên nhiên, có mức vốn trên 700 tỷ đồng. A6. Các dự án: Y tế, văn hóa, xây dựng dân dụng, kho tàngcó mức vốn trên 500 tỷ đồng. B. Các dự án thuộc nhóm B là dự án thuộc một trong các điều kiện sau: B1. Các dự án: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, chế tạo mấy, xi măng, luyện kim, các dự án giao thông,có mức vốn từ 75 đến 1.500 tỷ đồng B2. Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm B1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, tin học, y tế, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, nhà ở, đường giao thông nội thị,có mức vốn từ 50 đến 1.000 tỷ đồng B3. Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, khu bảo tồn thiên nhiên, có mức vốn từ 40 đến 700 tỷ đồng. B4. Các dự án: Y tế, văn hóa, xây dựng dân dụng, kho tàngcó mức vốn từ 30 đến 500 tỷ đồng. C. Dự án thuộc nhóm C là dự án thuộc một trong các điều kiện sau: C1. Các dự án: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, chế tạo mấy, xi măng, luyện kim, các dự án giao thông,có mức dưới 75 tỷ đồng. C2. Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm B1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, tin học, y tế, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, nhà ở, đường giao thông nội thị,có mức vốn dưới 50 tỷ đồng. C3. Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, khu bảo tồn thiên nhiên, có mức vốn từ 40 đến 700 tỷ đồng. C4. Các dự án: Y tế, văn hóa, xây dựng dân dụng, kho tàngcó mức vốn từ 30
Tài liệu liên quan