Ngành luật đất đai gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước VN DCCH và Nhà nước CHXHCN VN. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp năm 46, 59, 80 và HP 1992 đã có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai từ đó để xác lập chế độ quản lý và sử dụng đất. Nếu như HP 46 xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai, sau đó đến Luật cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu của người nông dân thì HP 59 tuyên ngôn cho ba hình thức sở hữu về đất đai là
47 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương luật đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT ĐẤT ĐAI
Đề cương ôn tập
1. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐÃ DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI GÌ TRONG SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC QUAN HỆ ĐẤT ĐAI?
Trả lời :
Ngành luật đất đai gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước VN DCCH và Nhà nước CHXHCN VN. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp năm 46, 59, 80 và HP 1992 đã có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai từ đó để xác lập chế độ quản lý và sử dụng đất. Nếu như HP 46 xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai, sau đó đến Luật cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu của người nông dân thì HP 59 tuyên ngôn cho ba hình thức sở hữu về đất đai là : sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Đến HP năm 80 và đặc biệt là HP 1992, chế độ sở hữu đất đai được quy định là : đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý (Điều 17 và 18 HP 1992).
Như vậy, nếu như trước năm 1980 còn nhiều hình thức sở hữu về đất đai tạo nên sự đặc trưng trong quản lý và sử dụng đất đai trong thời kỳ quan lieu bao cấp thì sau HP 80 ở VN chỉ còn một hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai là sở hữu toàn dân, một chế độ sở hữu chuyển từ giai đoạn nền kinh tế tập trung hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, tạo thành sự đặc trưng trong quan hệ đất đai dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường.
2. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC XÁC LẬP NGUYÊN TẮC: ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN
Trả lời :
Cơ sở lý luận: một số luận điểm của CN MLN về tính tất yếu khách quan của việc quốc hữu hóa đất đai
Xét trên phương diện kinh tế, việc tích tụ, tập trung đất đai đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện duy trì hình thức sở hữu tư nhân về đất đai.
Đất đai không do bất cứ ai tạo ra, có trước con người và là tặng vật của thiên nhiên ban tặng cho con người, mọi người đều có quyền sử dụng, không ai có quyền biến đất đai thành tài sản của riêng mình.
Kết luận của C.Mác: "Mỗi một bước tiến của nền sx TBCN là một bước đẩy nhanh quá trình kiệt quệ hóa đất đai".
Quốc hữu hóa đất đai do giai cấp vô sản thực hiện phải gắn liền với vấn đề giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản.
Việc xóa bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất của giai cấp tư sản phải là 1 quá trình tiến hành lâu dài, gian khổ.
Cơ sở thực tiễn
Về mặt chính trị, ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt tạo lập nen, vì vậy nó phải thuộc về toàn thể nhân dân.
Về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức sở hữu nhà nước về đất đai (đại diện là nhà vua ở các nước phong kiến) đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc.
Về mặt thực tế, hiện nay nước ta còn gần một nửa diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng (khoảng hơn 10 triệu ha) chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý sẽ giúp Nhà nước có điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai theo kế hoạch phát triển chung nhằm quản lý chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất này vào khai thác, sử dụng hợp lý đi đôi với cải tạo, bồi bổ vốn đất đai.
Việc duy trì, củng cố hình thức sở hữu toàn dân về đất đai trong giai đoạn hiện nay còn căn cứ vào lý do thực tiễn sau : các quan hệ về quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta được xác lập dựa trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN thống nhất quản lý đã mang tính ổn định trong một thời gian khá dài (từ năm 1980 đến nay). Nay nếu thay đổi hình thức sở hữu đất đai này sẽ dẫn đến những sự xáo trộng trong lĩnh vực đất đai, làm tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai, thậm chí dẫn đến sự mất ổn định về chính trị - xã hội của đất nước.
3. NỘI DUNGC ỦA ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN
Trả lời:
Nội dung nguyên tắc này nằm trong Điều 5 Luật Đất đai 2003 như sau:
Điều 5. Sở hữu đất đai
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
a) Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi chung là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất);
b) Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;
c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Định giá đất.
3. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau:
a) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
b) Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
c) Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
4. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
4. GIẢI THÍCH QUY ĐỊNH: ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN DO NHÀ NƯỚC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ
Trả lời:
Từ HP 80 cho đến nay, chế độ sở hữu đất đai ở VN có sự thay đổi căn bản, từ chỗ còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, chúng ta đã tiến hành quốc hữu hóa đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Như vậy, ở VN có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng đất trong quan hệ đất đai. Thực ra ở đây có mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với người sử dụng vốn đất đai của NN. Tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng NN là người đại diện chủ sở hữu, vì vậy NN có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất. Điều đặc trưng ở đây là, tuy cơ chế thị trường, đất đai là tài nguyên quốc gia có giá trị lớn song NN vẫn có thể xác lập hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất đối với người sử dụng. NN còn chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu chuyển quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội. Quyền sử dụng đất hiện nay được quan niệm là loại hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Quy định giá đất trước hết để thực hiện chính sách tài chính về đất đai thông qua các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai. Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho NSNN để thực sự coi đất đai là nguồn tài chính có tiềm năng lớn để thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước. Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất là một hàng hóa đặc biệt trong thị trường bất động sản. Bởi vậy, thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị trường chính quy nằm trong tầm kiểm soát của NN chính là một trong những nội dung quan trọng của quản lý NN về đất đai. Việc xác định như vậy hoàn toàn phù hợp với vai trò của NN vừa là chủ sở hữu đại diện đồng thời là người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai vì lợi ích trước mắt và lâu dài.
5. GIẢI THÍCH QUY ĐỊNH: NHÀ NƯỚC KHÔNG THỪA NHẠN VIỆC ĐÒI LẠI ĐẤT ĐAI ĐÃ GIAO CHO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI CỦA NHÀ NƯỚC TA QUA CÁC THỜI KỲ
6. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUYÊN TẮC ĐẤT ĐAU THUƠCJ SỞ HỮU TOÀN DÂN VÀ VIỆC MỞ RỘNG CÁC QUYỀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
7. NGUỒN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI. NHẬN XÉT CỦA VỀ NGUỒN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI
Trả lời:
Nguồn của LĐĐ là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn, theo những thủ tục, trình tự và dưới những hình thức nhất định, có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật đất đai. Nguồn của LĐĐ bao gồm một hệ thống những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của VN ban hành ở nhiều thời kỳ khác nhau. Nguồn chủ yếu vẫn là các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật đất đai.
1. Văn bản luật
Hiến pháp ( Điều 17 )
BL Dân sự ( đối với các giao dich dân sự về đất đai )
Luật Đất đai 2003
Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ngày 10/7/1993
Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ngày 22/6/1994
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ngày 21/12/1999.
2. Các văn bản dưới luật
Các pháp lệnh của UBTVQH
+ Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình và cá nhân vượt quá hạn mức đất ngày 29/03/1994
+ Pháp lệnh thuế nhà đất ngày 31/07/1992
+ Pháp lệnh thuế nhà đất sửa đổi, bổ sung ngày 19/05/1994.
Các văn bản của Chính phủ
+ NĐ 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai
+ NĐ 182/2004/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
+ NĐ 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
+ NĐ 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi NN thu hồi đất vì mục đích công cộng, lợi ích quốc gia, mục đích an ninh, quốc phòng.
+ NĐ 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
8. NGUYÊN TẮC: NHÀ NƯỚC THỪA NHẬN GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Là 1 trong những căn cứ để NN tính chuyển quyền or giao đất
Căn cứ để tính tiền thuê đất khi cho thuê
Căn cứ tính giá trị TS khi giao đất
Căn cứ tính bồi thường khi NN thu hồi
8.1. Nguồn hình thành
- Về bản chất: Đất đai không phải là hàng hóa nhưng con người đã xác lập quyền sở hữu trong quá trình lao động êê nó trở thành hàng hóa đặc biệt
- Chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sự vận động của các quan hệ về Đất đai chịu tác động của quy luật giá trị , cung - cầu, ...
o êê LDD 93 ghi nhận Đất có giá
o êê LDD 2003 ghi nhận Giá đất do NN quy định (1)
- Như vây, NN tạo điều kiện thuận lợi để quyền SD đất tham gia vào
o nền SX hàng hóa
o Thị trường bất động sản
- Xác định giá đất là 1 việc khó khăn, Giá đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
o Kinh tế - xã hội
o Điều kiện tự nhiên
o Pháp luật
o ...
- Người sử dụng đất có quyền thỏa thuận (2) về giá trị quyền sử dụng đất trên tinh thần tự do - tự nguyện và không trái pháp luật. Nhà nước không can thiệp sâu vào các giao dịch quyền sử dụng đất mà tác động cần thiết để giao dịch phù hợp với nhu cầu thị trường
Điều 55 LDD03:Giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây:
1. Do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này;
2. Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất;
3. Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
8.2. Nguyên tắc quy định giá đất
Điều 56 LDD 03
1. Việc định giá đất của Nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp;
b) Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau
c) Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.
2. Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian; trường hợp phải điều chỉnh giá đất và việc xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Căn cứ vào nguyên tắc định giá đất quy định tại khoản 1 Điều này, phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá đất cụ thể tại địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi quyết định.
4. Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm được sử dụng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước
9. PHÂN LOẠI ĐẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN LOẠI ĐẤT
- LDD 93 : Đất đai VN đượcc hia làm 6 loại
o Đ. Nông nghiệp
o Đ. Lâm nghiệp
o Đ. Chuyên dùng
o Đ. Khu dân cư nông thôn
o Đ. Đô thị
o Đ. Chưa sử dụng
êê Theo sự phân loại này, đất nông nghiệp tách biệt với đất lâm nghiệp.
êê Sự phân loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ
o Mục đích sử dụng chủ yếu
o Địa vàn sử dụng đất
Dẫn đến sự đan xen , chồng chéo giữa các loại đất, k có sự tách bạch về mặt pháp lý gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
- LDD 03: chia = 3 nhóm:
o Đ. Nông nghiệp : mục đích sản xuất NN, LN như trồng trọt, chă n nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệc rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp.
o Đ. Phi nông nghiệp
o Đ. Chưa sử dụng
- Phân loại nhóm đất Nông nghiệp - Phi nông nghiệp
Điều 13 LDD 03: Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Vai trò của phân loại đất
- VN, nhóm đất NN chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong vốn đất đai của NN, phân bố rộng khắp và cso vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển của đất nước
- Hiệu quả sử dụng đất NN ngày càng cao, đặc biệt là đất trồng lúa nước và sử dụng đất NN tiết kiệm hơn
- Ý nghĩa của việc phân loại đất : dễ dàng hình thành chế độ quản lý đối với từng loại đất khác nhau có mục đích sử dụng khác nhau.
- VN, nhóm đất NN chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong vốn đất đai của NN, phân bố rộng khắp và có vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển của đất nước.
- Hiệu quả sử dụng đất NN ngày càng cao, đặc biệt là đất trồng lúa nước và sử dụng đất NN tiết kiệm hơn
-
10. TRÌNH BÀY CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN GIAO ĐẤT
Điều 37. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được ủy quyền.
11. TRÌNH BÀY CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN GIAO ĐẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN GIAO ĐẤT
Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 70 của Luật này là hai mươi năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật này là năm mươi năm.
Điều 31. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
12. CÁC TRƯỜNG HỢP NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT KHÔNG THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 33. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật này;
2. Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
3. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước;
5. Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
6. Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật này; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
7. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 99 của Luật này.
13. CÁC TRƯỜNG HỢP NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 34. Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
3. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
6. Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư.
14. HẠN MỨC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP? Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH HẠN MỨC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn giao đất còn lại;
b) Đối với những địa phương chưa giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất lập phương án giao đất và đ