CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1. Trình bày khái niệm Luật hành chính. Thế nào là quan hệ chấp hành-
điều hành? Lấy ví dụ minh họa
*Khái niệm:
Luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN bao gồm các
quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực
hiện hoạt động chấp hành-điều hành của các cơ quan nhà nước.
*Quan hệ chấp hành và điều hành:
- Quản lý HCNN là 1 hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện bởi các cơ
quan HCNN, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành các văn bản QPPL của các cơ
quan NN có thẩm quyền nhằm tổ chức và chỉ đạo 1 cách trực tiếp và thường xuyên
công cuộc xd kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính-chính trị. Nói cách khác,
QLHCNN là hoạt động chấp hành-điều hành của nhà nước.
- Tính chấp hành: thể hiện ở mục đích của QLHCNN là đảm bảo thực hiện trên
thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan NN có thẩm quyền. mọi hoạt động
QLHCNN đều đc tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
Vd: Những người tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật ATGT: ko vượt
đèn đỏ, ko đi ngược chiều,.
-Tính điều hành: thể hiện ở chỗ là để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đc thực hiện trên thực tế, các chủ thể QLHCNN
phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng QL
thuộc quyền.
Trong quá trình điều hành, cơ quan HCNN có quyền lập quy, ban hành ra các quy
định hay mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng QL có liên quan đến phải thực
hiện.
Vd: Để tổ chức và điều chỉnh hoạt động của HĐND và UBND, Quốc hội đã ban
hành Luật Tổ chức HĐND và UBND.
=> Các chủ thể QLHCNN sd quyền lực NN để tổ chức và điều khiển hoạt động
của các đối tượng qlý, thể hiện mqh chấp hành-điều hành giữa chủ thể qlý và đối
tượng qlý. Hoạt động chấp hành và điều hành có mqh chặt chẽ với nhau tạo thành
2 mặt thống nhất của QLHCNN.
23 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Luật hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1. Trình bày khái niệm Luật hành chính. Thế nào là quan hệ chấp hành-
điều hành? Lấy ví dụ minh họa
*Khái niệm:
Luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN bao gồm các
quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực
hiện hoạt động chấp hành-điều hành của các cơ quan nhà nước.
*Quan hệ chấp hành và điều hành:
- Quản lý HCNN là 1 hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện bởi các cơ
quan HCNN, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành các văn bản QPPL của các cơ
quan NN có thẩm quyền nhằm tổ chức và chỉ đạo 1 cách trực tiếp và thường xuyên
công cuộc xd kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính-chính trị. Nói cách khác,
QLHCNN là hoạt động chấp hành-điều hành của nhà nước.
- Tính chấp hành: thể hiện ở mục đích của QLHCNN là đảm bảo thực hiện trên
thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan NN có thẩm quyền. mọi hoạt động
QLHCNN đều đc tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
Vd: Những người tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật ATGT: ko vượt
đèn đỏ, ko đi ngược chiều,...
-Tính điều hành: thể hiện ở chỗ là để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đc thực hiện trên thực tế, các chủ thể QLHCNN
phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng QL
thuộc quyền.
Trong quá trình điều hành, cơ quan HCNN có quyền lập quy, ban hành ra các quy
định hay mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng QL có liên quan đến phải thực
hiện.
Vd: Để tổ chức và điều chỉnh hoạt động của HĐND và UBND, Quốc hội đã ban
hành Luật Tổ chức HĐND và UBND.
=> Các chủ thể QLHCNN sd quyền lực NN để tổ chức và điều khiển hoạt động
của các đối tượng qlý, thể hiện mqh chấp hành-điều hành giữa chủ thể qlý và đối
tượng qlý. Hoạt động chấp hành và điều hành có mqh chặt chẽ với nhau tạo thành
2 mặt thống nhất của QLHCNN.
Câu 2. Phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật
Hành chính. Tại sao nói phương pháp điều chỉnh của LHC là pp mệnh lệnh
đơn phương?
*Đối tượng điều chỉnh: có 3 nhóm QHXH
1. Nhóm QHQL phát sinh trong quá trình các cơ quan HCNN thực hiện hoạt động
chấp hành-điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội:
- QH giữa cq HCNN cấp trên-cấp dưới theo hệ thống dọc:
Vd: ĐHTN – ĐHKH, UBND tỉnh – UBND huyện
-QH giữa cq QL có thẩm quyền chung-thẩm quyền chuyên môn cùng cấp:
Vd: Chính Phủ - Bộ công an, UBND tỉnh TN – Sở Tư pháp tỉnh TN
-QH giữa cq HCNN ngang cấp, ngang quyền, ko có qhệ lãnh đạo, phục tùng về
mặt tổ chức nhưng theo quy định của pháp luật thì cq này có quyền hạn nhất định
đối với cq kia trong phạm vi vấn đề mà nó đc nhà nước giao quyền qlý.
Vd: Bộ Tài chính – Bộ GD & ĐT trong việc ql ngân sách nhà nước
-QH giữa cq HCNN với các đơn vị cơ sở trực thuộc:
Vd: Bộ Tư pháp-trường ĐH Luật HN
-QH giữa cq HCNN ở địa phương với các đơn vị trực thuộc địa đóng tại đp đó
Vd: UBND quận Đống Đa-ĐH Luật HN
-QH giữa cq HCNN với các tổ chức ktế thuộc các thành phần ktế ngoài quốc
doanh:
Vd: UBND huyện với các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện
-QH giữa cq HCNN với các tổ chức xã hội. Vd: Chính phủ-Mặt trận Tổ quốc VN
-QH giữa cq HCNN với công dân VN, người nước ngoài, người ko có quốc tịch cư
trú và sinh sống tại VN.
Vd: UBND xã cấp giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú cho công dân
2. Nhóm QHQL phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng tổ chức
bộ máy và củng cố chế độ công tác của mình
Vd: Trường ĐHKH cử giảng viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn
3. Nhóm QHQL phát sinh trong quá trình các cá nhân, tổ chức đc nhà nước trao
quyền thực hiện hoạt động QLHCNN trong 1 số trường hợp cụ thể do PL quy định.
Vd: Tòa án có quyền xử phạt hành chính đối với thuyền trưởng, cơ trưởng
Ví dụ: một số tổ chức xã hội và cơ quan xã hội cũng được nhà nước giao quyền
thực hiện một số quyền hạn quản lí nhà nước. Ví dụ như công đoàn quản lí một số
mặt về bảo hộ lao động và BHXH cho cb, cc nn.
*Phương pháp điều chỉnh: phương pháp điều chỉnh là cách thức nhà nước tác
động lên các quan hệ lao động.
Ppđc của LHC là pp mệnh lệnh đc hình thành từ qhệ “quyền lực-phục tùng”, thể
hiện sự ko bình đẳng:
- Chủ thể QLHCNN có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối
tượng QL
+ Một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể, đặt ra các quy định bắt buộc đối với
bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các
quy định, mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Vd: giữa cơ quan quản lí nhà nước cấp trên và cấp dưới; giữa cơ quan qlnn và công
dân.
+ Một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải
quyết và có thể đáp ứng hoặc bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó.
Vd: công dân có quyền yêu cầu công an quận/huyện giải quyết cho di chuyển hộ
khẩu. Công an có thể xem xét, chấp nhận yêu cầu nếu hồ sơ hợp lệ và ngược lại.
+ Hoặc cả 2 bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì
phải đc bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp thực hiện.
Vd: qhệ giữa Bộ GD &ĐT với các bộ khác quyết định hình thức, quy mô đào tạo
- Một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng qlý phải
thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự ko bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ
QLHCNN luôn thể hiện rõ nét rõ nét và xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn
ko phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào qhệ đó.
- Sự ko bình đẳng đó còn đc thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc
của các quyết định hành chính.
*Phương pháp đc của LHC là pp mệnh lệnh đơn phương vì:
Các cơ quan HCNN và các chủ thể QLHC khác dựa vào thẩm quyền của mình trên
cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra lệnh những mệnh lệnh hoặc đề ra
các biện pháp qlý thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể. Những quyết định ấy có
tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể QLHCNN trên cơ sở
quyền lực đã đc PL quy định. Những quyết định HC đơn phương đều mạng tính
chất bắt buộc đối với các đối tượng QL. Tính chất bắt buộc thi hành của các quyết
định HC đc đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Câu 3. Phân tích mqh giữa Luật Hành chính với Luật Hiến pháp, Luật Dân sự,
Luật Hình sự.
*Luật Hành chính – Luật Hiến pháp:
- Luật HC điều chỉnh các qhxh phát sinh trong hoạt động QLHCNN. Luật HP điều
chỉnh các qhxh, các vần đề chung nhất của một quốc gia, dân tộc: xđ chế độ chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính sách đối ngoại, ANQP, địa vị pháp lí của công
dân, tổ chức và hoạt động của BMNN,=>Phạm vi điều chỉnh của LHP rộng hơn
LHC.
- Hiến pháp là tiền đề, cơ sở để quy định LHC. Các quy phạm luật HP quy định
những vấn đề chung và cơ bản, còn quy phạm PL hành chính cụ thể hóa quy phạm
luật HP để điều chỉnh các qhxh phát sinh trong quá trình hoạt động chấp hành và
điều hành của nhà nước.
Nói cách khác, các quy phạm PL Hiến pháp quy định về tổ chức và hoạt động của
BMNN trong trạng thái tĩnh, còn các QPPLHC quy định về tổ chức và hoạt động
của BMNN trong trạng thái động.
Ví dụ: 1. lhp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; còn lhc cụ thể
hóa, chi tiết hóa chúng,bổ sung những quyền và nghĩa vụ (không cơ bản) quy định
cơ chế pháp lí đảm bảo thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Ví dụ 2: LHP quy đinh những nét cơ bản về vị trí, cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm
quyền của các cơ quan quản lí quan trọng nhất( cp, bộ, ubnd), còn lhc chi tiết hóa
cụ thể hóa thẩm quyền của chúng, đồng thời có thể đặt ra câc cơ quan khác và xác
định thẩm quyền của các cơ quan đó.
*Luật Hành chính – Luật Dân sự:
- LHC cũng có mqh chặt chẽ với lds vì nhiều khi LHC cũng điều chỉnh quan hệ tài
sản như luật dân sự, tuy nhiên 2 ngành luật điều chỉnh quan hệ tài sản bằng 2 pp
khác nhau: Phương pháp đc của LDS là pp thỏa thuận, LHC là pp mệnh lệnh đơn
phương.
- cụ thể các cơ quan hành chính có thể trực tiếp điều chỉnh quan hệ tài sản bằng
cách ra quyết định, mang tính chất quyền lực nhà nước để phân phối tài sản cho
các CQHC cấp dưới, các tổ chức kinh tế, quyết định về kế hoạch tiêu chuẩn chất
lượng.
- Luật DS quy định nội dung quyền sở hữu, những hìnht hức chuyển nhượng, sd,
định đoạt tài sản,Luật HC quy định những vấn đề như thẩm quyền giải quyết và
thủ tục cấp phát, thu hồi vốn, quy định thẩm quyền của các cơ quan HCNN đối với
việc quản lí nhà vắng chủ, trưng dụng, trưng mua tài sản, quản lí việc cho thuê của
Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân
- trong nhiều trường hợp các cơ quan quản lí nhà nước cũng tham gia trực tiếp vào
quan hệ PLDS nhưng không phải dưới danh nghĩa là chủ thể của hoạt động chấp
hành và điều hành mà với tư cách 1 pháp nhân chủ thể của pháp luật dân sự. Ví dụ
CQHC có thể kí hợp đồng thuê hoặc cho thuê, cho thuê nhà cửa, địa điểm. các
hàng tiêu dùng.
*Luật Hành chính – Luật Hình sự:
- Luật HC liên quan chặt chẽ với luật HS, có liên quan chặt chẽ với luật HS vì cả 2
ngành luật đều quy định về QPPL và cách ứng xử đối với chúng, chỉ khác nhau ở
mức độ nguy hiểm của 2 loại vi phạm (vi phạm HC ít nguy hiểm hơn tội phạm
hình sự). Do đó, hình thức và cơ quan qlý đối với từng loại vi phạm khác nhau.
- LHS xác định hành vi nào là tội phạm, hình phạt nào được áp dụng đối với tội
phạm ấy, điều kiện áp dụng các hình phạt đó, còn LHC quy định về những quy tắc
mang tính bắt buộc chung (quy tắc giao thông, vệ sinh, phòng chữa cháy, lưu thông
hàng hóa, văn hóa phẩm)mà nếu vp các q tắc ấy trong 1 số trường hợp có thể bị
xử lí hình sự theo luật hình sự (do tái phạm nhiều lần, hoặc vi phạm gây hay có thể
gây hậu quả nghiêm trọng) nếu không thì được coi là VPHC.
Ví dụ :Những hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái pháp,..qua biên giới nếu
đc thực hiện lần đầu với số lượng ko lớn thì là VPHC, còn nếu số lượng lớn hoặc
đã bị xử lí hành chính mà vẫn tái phạm thì đó là tội phạm. Trong những trường hợp
tương tự, muốn xác định những hành vi đó là tội phạm hay VPHC thì cần phân tích
đồng thời các quy phạm tương ứng của 2 ngành luật.
Câu 4. Trình bày về nguồn của Luật Hành chính
Nguồn của LHC là những văn bản QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các QPPLHC,
có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và đc đảm bảo
thực hiện bằng cưỡng chế NN.
Căn cứ vào cơ quan ban hành, nguồn của LHC gồm 5 loại:
1.Vb QPPL của các cơ quan quyền lực nhà nước
- Luật:
+Luật Hiến pháp: là nguồn cơ bản và quan trọng nhất.
+Luật Tổ chức Chính phủ
+Luật Tổ chức HĐND & UBND
- Nghị quyết của Quốc hội
- Nghị quyết của UB Thường vụ QH
- Nghị quyết của HĐND
- Pháp lệnh của UB Thường vụ QH
2.Vb QPPL của Chủ tịch nước
- Lệnh
- Quyết định
3.Vb QPPL của cơ quan hành chính nhà nước
- Nghị quyết, nghị định của Chính phủ
- Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng CP
- Quyết định, chỉ thị của UBND
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
4.Vb QPPL của TANDTC&VKSNDTC
- Nghị quyết của HĐ thẩm phán TANDTC
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án TANDTC và VKSNDTC
5.Vb QPPL liên tịch
- Vb QPPL liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ
- Vb QPPL liên tịch giữa TANDTC với VKSNDTC; giữa TANDTC, VKSNDTC
với Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.
- Vb QPPL liên tịch giữa cq nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị-xh.
CHƯƠNG 2. QUY PHẠM PLHC VÀ QUAN HỆ PLHC
Câu 1: Khái niệm, đặc điểm QPPL hành chính
*Khái niệm:
QPPLHC là các quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành, chủ yếu điều chỉnh những qhệ phát sinh trong lĩnh vực QL HCNN có hiệu
lực bắt buộc thi hành đối với những đối tượng có liên quan.
*Đặc điểm:
- Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, có số lượng lớn và có hiệu lực pháp
lí khác nhau.
Do phạm vi điều chỉnh của các QPPL rất rộng và tính chất đa dạng về chủ thể nên
các QPPLHC có số lượng lớn, có những quy phạm có hiệu lực pháp lí trên cả nước
và chung cho các ngành/lĩnh vực qlý nhưng cũng có những QP chỉ có hiệu lực
trong phạm vi 1 ngành/lĩnh vực qlý hay trong 1 địa phương nhất định.
Vd: +Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực pháp lí trên cả nước đối với những
người tham gia giao thông.
+Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng, thủ trưởng CQNB chỉ có hiệu lực pháp lí
trong cơ quan đó tương ứng với từng ngành/lĩnh vực nhất định.
- Được ban hành bởi những cơ quan NN và cán bộ NN có thẩm quyền ở các cấp
khác nhau
Vd: +QH ban hành luật
+Chính phủ ban hành quyết định và nghị định
+Chủ tịch nước ban hành quyết định và lệnh
+UBND các cấp có quyền banh hành quyết định
- Có tính thống nhất:
+ các QPPL thành hệ thống VBQPPL
+Các QPPLHC do cơ quan NN cấp dưới ban hành phải phù hợp với nội dung, mục
đích của QPPL do cơ quan NN cấp trên ban hành.
+Các QPPLHC do cq HCNN, chủ tịch nước, TAND, VKSND ban hành phải phù
hợp với nội dung và mục đích của QPPL do cq quyền lực NN cùng cấp ban hành.
+Các QPPLHC do cq HCNN có thẩm quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp
với nội dung, mục đích của QPPL do cq HCNN có thẩm quyền chung cùng cấp
ban hành.
+Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các QPPLHC do các chủ thể có thẩm
quyền ngang cấp, cùng địa vị pháp lí ban hành.
+Các QPPLHC phải đc ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và dưới những hình
thức nhất định do pháp luật quy định.
- Những QPPLHC ban hành chủ yếu điều chỉnh những QHXH phát sinh trong lĩnh
vực hành chính NN.
+ qhxh thay đổi>>qppl thay đổi. thông thường cơ câu QPPLHC có 3 bộ phận giả
định, quy định, chế tài.
- Các QPPLHC đc đặt ra, sửa đổi hay bãi bỏ trên cơ sở những quy luật khách
quan của xã hội và những đặc điểm cụ thể trong từng giai đoạn.
Câu 2. Trình bày nội dung của QPPLHC. Lấy ví dụ minh họa
- QPPLHC quy định địa vị pháp lí của các bên tham gia qhệ qlý HCNN, tức là
xđ quyền và nghĩa vụ cũng như mối liên hệ chủ yếu giữa các bên tham gia
qhệ qlý HCNN.
+ các bên tham gia là cqnn, người có chức vụ, tcxh, công dân,
Ví dụ: bộ trưởng có quyền nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ quản lí thống nhất
lĩnh vực được nhà nước giao; các trường học có quyề tuyển sinh thì đồng thời có
nghĩa vụ phải tuân thủ các nguyên tắc tuyển sinh; công dân có quyền tự do cư trú
nhưng có NvỤ phải đăng kí hộ khẩu, đăng kí tạm trú
- QPPLHC xđ những thủ tục, trình tự cần thiết cho việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia qhệ PLHC và 1 số qhệ PL khác như qhệ PL lao động, tài
chính, đất đai,
Vd: Khi công dân muốn khiếu nại, tố cáo thì phải làm đơn theo những trình tự thủ
tục của Luật Khiếu nại và tố cáo.
- QPPLHC xđ các biện pháp khen thưởng và các biện pháp cưỡng chế hành chính
đối với các đối tượng qlý.
Vd: Luật Giao thông đường bộ yêu cầu mọi công dân phải chấp hành khi tham gia
giao thông, nếu vi phạm sẽ phải nộp phạt theo quy định.
Câu 3. Khái niệm thực hiện QPPLHC. Trình bày các hình thức thực hiện
QPPLHC?
*Khái niệm: Thực hiện QPPLHC là việc đưa pháp luật vào đời sống để thực hiện
các hành vi cụ thể; là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân xử sự phù hợp với các yêu
cầu của QPPLHC khi tham gia vào qlý HCNN.
*Các hình thức thực hiện QPPLHC:
1.Tuân thủ QPPLHC
- Kn: Là hình thức thực hiện PL trong đó các cơ quan NN, các cá nhân, tổ chức
kiềm chế ko thực hiện những điều mà PL ngăn cấm.
- Vd: Ko vượt đèn đỏ, ko đi ngược chiều,
- Trong trường hợp này, các chủ thể chủ động thực hiện, các QPPL này là QPPL
ngăn cấm.
2. Thi hành QPPLHC
- Kn: Là hình thức thực hiện PL trong đó các cơ quan NN, các cá nhân, tổ chức
thực hiện nghĩa vụ pháp lí bằng những hành động tích cực.
- Vd: Nộp thuế cho nhà nước, nộp phạt khi vi phạm Luật ATGTĐB,
- Trong trường hợp này, chủ thể thực hiện 1 cách bị động, các QPPL này là QPPL
nghĩa vụ.
3. Sử dụng QPPLHC
-Kn: Là hình thức thực hiện PL trong đó các cơ quan NN, các cá nhân, tổ chức sử
dụng các quyền tự do pháp lí của mình do QPPL quy định.
- Vd: Các cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo.
4. Áp dụng QPPLHC
- Kn: Là hình thức thực hiện PL trong đó các cơ quan NN, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền căn cứ vào QPPLHC hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát
sinh trong quá trình qlý HCNN.
- Vd: Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt hành chính đối với những người vi
phạm Luật An toàn giao thông đường bộ
- các yêu cầu ADQPPLHC:1. phải đúng nd,mđ quy phạm đượ adung; 2. phải được
thực hiện bởi chủ thể có thẩm q; 3.phải đúng thủ tục do pl quy định;4.p đc thực
hiện trong thời hạn, thời hiệu do pl quy định;5.KQAD phải được trả lời công khai
chính thức = văn bản cho các đt liên quan; 6.được đb thực hiện = cưỡng chế nhà
nước.
Câu 4. Khái niệm quan hệ PLHC. Phân tích điều kiện để trở thành chủ thể
quan hệ PLHC?
*Khái niệm: Quan hệ PLHC là QHXH phát sinh trong quá trình quản lý HCNN,
đc điều chỉnh bởi các quy phạm PLHC giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang
quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHC.
*Điều kiện để trở thành chủ thể của QHPLHC:
- Chủ thể của QH PLHC là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham
gia vào QH PLHC, phải có năng lực chủ thể pháp luật hành chính , bao gồm 2 bp
hợp thành: n lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.
+ NLPLHC: là khả năng của c thể có được quyền và nghĩa vụ p lí được nn thừa
nhận.
NLPLHC của cơ quan hcnn, của c bộ, ccnn và pháp nhân có từ lúc được
thành lập và chỉ mất đi khi giải thể,; pháp luật sửa đổi về n vụ chức năng của
chúng.
Năng lực PLHC của các cá nhân thì trong 1 số lĩnh vực có từ lúc được sinh
ra ( quyền mag họ tên. Quyền được bv chăm sóc sk), nhưng trong 1 só trườn
hợp phải đủ độ tuổi ( quyền được học tập ), hoặc phải có đủ sk, trình độ
văn hóa, trình độ chuyên môn ( thi tuyển vào công chức các nghạch khác
nhau..)
+ NLHVHC : là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng chính hvi
của mình thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lí
.Năng lực hành vi HC của cá nhân là khả năng của cá nhân đc NN thừa
nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp
lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những
hành vi của mình mang lại.
Vd: Từ đủ 14 tuổi trở lên mới có thể bị xử phạt vi phạm HC
+ Năng lực hvhc và nlplhc của cq, tcnn, cc, cc của pháp nhân là đồng nhất
+ Năng lực HVHC của công dân thì không đồng nhất với năng lực pháp lí hành
chính.
Bất kì chủ thể nào của QHPLHC cũng phải có đầy đủ năng lực pháp luật hành
chính và năng lực hvhc.
CHƯƠNG 3. ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Câu 1. Trình bày vị trí, chức năng của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
theo Hiến pháp 1992
Điều 109 Hiến pháp-1992 quy định:
*Vị trí: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính NN
cao nhất của nước CHXHCNVN”.
- CP là CQCH của QH , CP có trách nhiệm triển khai thực hiện HP, các luật, pháp
lệnh, nghị quyết của QH , UBTVQH. Điều đó còn được thể hiện trong hầu hết các
quy định của HP về giám sát tối cao của QH đv CP , về trình tự thành lập CP, quan
hệ trách nhiệm và báo cáo công tác của CP trước QH, UBTVQH.
- CP là CQHCNN cao nhất, CP có quyền tổ chức , điều hành hđ của HTHCNN từ
trung ương đến cơ sở,hđ của mọi cơ quan , tc, và cá nhân trên cơ sở và theo các
quy định của Luật.
*Chức năng của Chính phủ:
“Thống nhất qlý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của BMNN từ
TƯ đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo
đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”.
Chính phủ thực hiện chức năng qlý HCNN bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các
biện pháp hành chính, ktế, tổ chức, giáo dục; phối hợp