Đề cương marketing

Câu 1: Nhận thức về Marketing? Phân biệt giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại? Trả lời: * Khái niệm về marketing : - Marketing theo nghĩa rộng: Marketing là hoạt động có phạm vi rất rộng, do vậy cần một định nghĩa rộng. Bản chất của Marketing là giao dịch, trao đổi nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Do đó, hoạt động Marketing xuất hiện bất kỳ nơi nào khi một đơn vị xã hội (cá nhân hay tổ chức)cố gắng trao đổi cái gì đó có giá trị với một đơn vị xã hội khác. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các định nghĩa Marketing theo nghĩa rộng sau đây: + Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao đổi nào nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Như vậy, hoạt động Marketing xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như cơ quan Đảng, Nhà nước. Chủ thể Marketing có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một đảng chính trị, một tổ chức phi lợi nhuận, và cả một chính phủ. Đối tượng được Marketing, được gọi là sản phẩm có thể là: 1. Một hàng hóa: ô tô Toyota Innova, sơ mi Việt Tiến 2. Một dịch vụ: Mega Vnn, chuyển phát nhanh DHL, ngành học PR 3. Một ý tưởng: phòng chống HIV, sinh đẻ có kế hoạch 4. Một con người: ứng cử viên tổng thống, ứng cử viên quốc hội 5. Một địa điểm: khu du lịch Tuần Châu, Sapa - Marketing theo nghĩa hẹp: Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MARKETING Câu 1: Nhận thức về Marketing? Phân biệt giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại? Trả lời: * Khái niệm về marketing : - Marketing theo nghĩa rộng: Marketing là hoạt động có phạm vi rất rộng, do vậy cần một định nghĩa rộng. Bản chất của Marketing là giao dịch, trao đổi nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Do đó, hoạt động Marketing xuất hiện bất kỳ nơi nào khi một đơn vị xã hội (cá nhân hay tổ chức)cố gắng trao đổi cái gì đó có giá trị với một đơn vị xã hội khác. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các định nghĩa Marketing theo nghĩa rộng sau đây: + Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao đổi nào nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Như vậy, hoạt động Marketing xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như cơ quan Đảng, Nhà nước. Chủ thể Marketing có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một đảng chính trị, một tổ chức phi lợi nhuận, và cả một chính phủ. Đối tượng được Marketing, được gọi là sản phẩm có thể là: 1. Một hàng hóa: ô tô Toyota Innova, sơ mi Việt Tiến… 2. Một dịch vụ: Mega Vnn, chuyển phát nhanh DHL, ngành học PR… 3. Một ý tưởng: phòng chống HIV, sinh đẻ có kế hoạch 4. Một con người: ứng cử viên tổng thống, ứng cử viên quốc hội… 5. Một địa điểm: khu du lịch Tuần Châu, Sapa… - Marketing theo nghĩa hẹp: Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức * Marketing truyền thống - Marketing xuất hiện đầu thế kỷ 19 - Nghĩa “Làm thị trường” trong lĩnh vực thương mại - “Bán cái mình có” * Marketing hiện đại       - Giữa năm 1950, xuất hiện yếu tố khách hàng - Khách hàng là vấn đề trung tâm của Marketing hiện đại - Bán cái thị trường cần - Trên nhiều lĩnh vực: kinh doanh, quân sự, chính trị, ngoại giao… Câu 2: Giải thích sự khác nhau giữa nhu cầu tự nhiên, nhu cầu cụ thể, nhu cầu có khả năng thanh toán? Sự phân biệt có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường? trả lời: * Nhu cầu tự nhiên : - Nhu cầu tự nhiên, hay nhu cầu con người (human need) là nhu cầu được hình thành khi con người cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó. Nhà kinh tế học Maslow đã phân loại nhu cầu tự nhiên của con người thành 5 bậc khác nhau. Nhu cầu tự nhiên là vốn có đối với con người. Marketing chỉ phát hiện ra các nhu cầu tự nhiên của con người chứ không tạo ra nó. * Mong muốn( nhu càu cụ thể) : - Mong muốn là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù, cụ thể. Mỗi cá nhân có cách riêng để thoả mãn mong muốn của mình tuỳ theo nhận thức, tính cách, văn hoá của họ. + Nhu cầu tự khẳng định mình + Nhu cầu được tôn trọng + Nhu cầu xã hội (tình cảm, giao lưu…) + Nhu cầu an toàn (được bảo vệ, yên ổn...) + Nhu cầu tự nhiên (ăn, uống, thở, duy trì nòi giống…) * Nhu cầu có khả năng thanh toán: - Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng. Nếu không có gì trở ngại đối với hành vi mua, như chưa có sẵn để bán, bán không đúng lúc, đúng chỗ… thì nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ chuyển thành quyết định mua. Nhu cầu có khả năng thanh toán còn được các nhà kinh tế gọi là cầu của thị trường (Demand). Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu mà doanh nghiệp cần quan tâm trước hết,vì đây chính là cơ hội kinh doanh cần phải nắm bắt và đáp ứng kịp thời. Hiểu biết nhu cầu tự nhiên của khách hàng thôi thì chưa đủ. Người làm Marketing còn phải nắm được mong muốn của họ để tạo ra các sản phẩm đặc thù có tính cạnh tranh giúp doanh nghiệp thắng lợi. Câu 3:Các quan điểm định hướng kinh doanh của doanh nghiệp? Sự giống và khác nhau giữa các quan điểm đó? trả lời: - Quan điểm hướng vào sản xuất: Quan điểm hướng về sản xuất cho rằng khách hàng sẽ ưa thích nhiều sản phẩm giá phải chăng được bán rộng rãi. Do vậy, doanh nghiệp cần phải mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng phạm vi phân phối. + Sản phẩm sẵn có – Tập trung vào tổ chức sản xuất nâng cao số lượng sản phẩm – Lợi nhuận qua bán hàng. - Quan điểm hướng vào sản phẩm: Quan niệm hoàn thiện sản phẩm cho rằng người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất. Từ đó, doanh nghiệp cần phải nỗ lực hoàn thiện sản phẩm không ngừng. + Sản phẩm sẵn có – Nâng cao chất lượng sản phẩm – Lợi nhuận qua dẫn đầu về chất lượng. - Quan điểm hướng vào bán hàng: Quan điểm hướng về bán hàng cho rằng khách hàng hay ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hoá. Do vậy, doanh nghiệp phải nỗ lực thúc đẩy bán hàng thì mới thành công. Theo quan điểm này doanh nghiệp sản xuất rồi mới lo thúc đẩy tiêu thụ. + Sản phẩm sẵn có – Xúc tiến thương mại và bán hàng – Lợi nhuận qua doanh số bán - Quan điểm hướng vào khách hàng: Quan điểm hướng về khách hàng khẳng định rằng để thành công doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, đồng thời có thể thoả mãn các nhu cầu mong muốn đó sao cho có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. + Nhu cầu của khách hàng – Tập trung vào khách hàng mục tiêu và thỏa mãn nhu cầu – Lợi nhuận và đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng. - Quan điểm hướng đến kết hợp 3 lợi ích.(Quan điểm Marketing đạo đức xã hội) : Đây là quan điểm xuất hiện gần đây nhất. Quan điểm này đòi hỏi phải kết hợp hài hoà giữa 3 lợi ích khách hàng nhau: lợi ích khách hàng, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội + Nhu cầu khách hàng, Doanh nghiệp và cộng đồng – Tập trung thỏa mãn nhu cầu khách hàng, bảo toàn và củng cố lợi ích xã hội – Lợi nhuận qua đáp ứng sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của XH. Câu 4. Môi trường Marketing là gì? Những yếu tố cơ bản của môi trường Marketing vi mô? Trả lời: Môi trường Marketing là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. * Môi trường marketing vi mô: Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hoạt động Marketing của công ty và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng. Đó là các nhà cung cấp ứng, những người môi giới, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các công chúng trực tiếp. Khác với môi trường vĩ mô, doanh nghiệp có thể tác động đến môi trường vi mô thông qua các chính sách, chiến lược kinh doanh của mình. Sau đây là các yếu tố thuộc môi trường vi mô: - Công chúng - Các trung gian Marke-ting - Các nhà cung cấp - Công ty - Các đối thủ - Thị trường. + Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp : Chiến lược Marketing là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp. Do vậy hoạt động Marketing chịu sự chi phối, điều hành trực tiếp cuả Ban giám đốc. + Các nhà cung ứng: Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho các nhà doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp. + Các trung gian Marketing: Trung gian Marketing là các tổ chức kinh doanh độc lập tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Các trung gian này rất quan trọng. Do vậy, doanh nghiệp phải biết lựa chọn các trung gian phù hợp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các trung gian.Sau đây là các loại trung gian: • Các đại lý bán buôn, bán lẻ, các đại lý phân phối độc quyền, các công ty vận chuyển, kho vận. • Các công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, các công ty quảng cáo, các đài, báo chí, phát thanh, truyền hình. • Các tổ chức tài chính trung gian như Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm,Công ty kiểm toán. + Khách hàng : Khách hàng là người quyết định thành bại đối với doanh nghiệp, là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Do vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng. Khách hàng tạo nên thị trường của doanh nghiệp. Thường người ta có thể chia thành 5 loại thị trường như sau: • Thị trường người tiêu dùng • Thị trường khách hàng doanh nghiệp • Thị trường các nhà buôn trung gian • Thị trường các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước • Thị trường quốc tế + Đối thủ cạnh tranh:Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. 1) Các loại cạnh tranh: Một công ty thường gặp phải sự cạnh tranh từ 3 nguồn khác nhau như sau: • Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau của các sản phẩm cùng loại. • Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế. Các loại sản phẩm khác nhau nhưng có thể mang lại lợi ích tương tự cho khách hàng. • Cạnh tranh giành túi tiền của khách hàng. Bất kỳ công ty nào cũng bị cạnh tranh bởi các công ty khác đang nhằm vào giành lấy túi tiền của khách hàng, trong khi túi tiền của họ thì có hạn. Câu 5. Môi trường Marketing là gì? Những yếu tố cơ bản của môi trường Marketing vĩ mô? Trả lời: Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp. - Môi trường nhân khẩu học: 1) Quy mô, cơ cấu tuổi tác. 2) Quy mô và tốc độ tăng dân số. 3) Cơ cấu, quy mô gia đình, kế hoạch hoá gia đình, giải phóng phụ nữ. 4) Quá trình đô thị hoá, phân bổ lại dân cư. 5) Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư. - Môi trường tự nhiên: 1) Ô nhiễm môi trường. 2) Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu. 3) Sự can thiệp của luật pháp. - Môi trường công nghệ : 1) Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. 2) Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng. 3) Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ: Viễn thông - Tin học - Truyền thông đã và đang tạo ra nhiều dịch vụ mới, nhiều đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là Internet mang lại nhiều dịch vụ viễn thông mới cạnh tranh với các dịch vụ viễn thông truyền thống. - Môi trường chính trị, luật pháp. 1) Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật hải quan, Luật chống độc quyền, Luật Doanh nghiệp. 2) Hệ thống các công cụ chính sách Nhà nước có tác động lớn đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là: Chính sách tài chính, tiền tệ, Chính sách thu nhập, Chính sách xuất nhập. 3) Cơ chế điều hành của Chính phủ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của pháp luật và đường lối, chính sách kinh tế của Nhà nước, và do vậy đến hoạt động kinh doanh của doanh. 4) Chính sách bảo vệ người tiêu dùng : Chính phủ luôn có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng thông qua luật pháp, hoặc cho phép thành lập các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. 5) Môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. - Môi trường văn hoá xã hội : 1) Những giá trị văn hoá truyền thống. 2) Những giá trị văn hoá thứ phát.Đây là những xu hướng văn hoá mới hình thành, tính bền vững của nó không cao, dễ thay đổi. 3) Các nhánh văn hoá. Câu 6. Thị trường người tiêu dùng và mô hình hành vi người tiêu dùng? Trả lời: * Thị trường người tiêu dùng (Consumer Market) bao gồm những cá nhân và hộ gia đìnhmua sản phẩm cho mục đích tiêu dùng cá nhân, gia đình. Như vậy các quyết định mua của họ mang tính cá nhân, với mục tiêu phục vụ cho bản thân hoặc cho gia đình. Như vậy, thị trường người tiêu dùng có 2 đặc điểm lớn: • Nhu cầu tiêu dùng đa dạng và biến đổi theo thời gian. • Quy mô thị trường lớn và ngày càng tăng. * Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng : Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu xem khách hàng mua và sử dụng hàng hoá như thế nào. Trên cơ sở nhận thức rõ được hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ có căn cứ chắc chắn để trả lời các vấn đề liên quan tới các chiến lược Marketing cần vạch ra. Đó là các vấn đề như sau: • Ai là người mua hàng? • Họ mua các hàng hoá, dịch vụ gì? • Mục đích mua các hàng hoá, dịch vụ đó? • Họ mua như thế nào? Mua khi nào? Mua ở đâu? Câu 7. Nhũng yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng? Trả lời: Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng: - Các yếu tố thuộc về văn hoá-xã hội, bao gồm : Văn hoá, Nhánh văn hoá, Địa vị xã hội. - Các yếu tố mang tính chất cá nhân: Tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, cá tính. - Các yếu tố mang tính chất xã hội : Nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị. - Các yếu tố mang tính chất tâm lý : Động cơ, Tri giác, Lĩnh hội, Niềm tin và thái độ. Câu 8. Trình bày và giải thích quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng? Trả lời: Quá trình thông qua quyết định mua của người tiêu dùng : -Hành vi mua cuả người tiêu dùng xảy ra trong một quá trình. Để đi đến quyết định mua một loại hàng hoá dịch vụ gì đó thì nói chung người mua phải trải qua quá trình bao gồm 5 giai đoạn như sau: 1) Nhận biết nhu cầu. 2) Tìm kiếm thông tin 3) Đánh giá các phương án 4) Quyết định mua 5) Đánh giá sau khi mua Câu 9. Thế nào là phân khúc thị trường? Tại sao các doanh nghiệp khi tham gia thị trường cần thiết phải phân khúc thị trường? Trả lời: Phân đoạn thị trường (Market sergmentation) là quá trình phân chia người tiêu dùng thành các nhóm dựa trên các khác biệt về nhu cầu, tính cách, hành vi. - Tiến triển của quan điểm phân đoạn thị trường : Không phải các công ty đều thực hiện phân đoạn thị trường ngay từ ban đầu. Họ thường trải qua một số giai đoạn khác nhau tuỳ vào điều kiện thị trường. 1) Giai đoạn 1: không phân đoạn : Trong giai đoạn này doanh nghiệp không phân đoạn thị trường mà coi mọi khách hàng đều có nhu cầu đồng nhất. Quan điểm này được gọi là Marketing đại trà. 2) Giai đoạn 2: Phân biệt sản phẩm : Doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm khác nhau về chất lượng, bao bì, giá cả… khác nhau để khách hàng tự chọn. Cách này tương đối dễ thực hiện. 3) Giai đoạn 3: Hướng về thị trường mục tiêu - Lý do và lợi ích của phân đoạn thị trường : Có nhiều lý do và lợi ích buộc các doanh nghiệp phải thực hiện phân đoạn thị trường. Có thể nêu ra một số lý do và lợi ích cơ bản sau đây: • Do khách hàng đa dạng, trong khi doanh nghiệp không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một số thế mạnh nhất định mà thôi. • Phân đoạn thị trường giúp cho doanh nghiệp phân bố có hiệu quả các nguồn lực, tập trung nỗ lực vào đúng chỗ. • Phân đoạn thị trường giúp cho doanh nghiệp đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng, do vậy tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, ngay cả với doanh nghiệp nhỏ. => Có thể nói, nguyên nhân cơ bản của việc phân đoạn thị trường là do cạnh tranh. Vì cạnh tranh mà doanh nghiệp phải thực hiện phân đoạn thị trường đoạn thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Phân đoạn thị trường là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu, là để thực hiện tư tưởng chủ đạo của marketing " chỉ bán những thứ mà khách hàng cần". Câu 10. Trình bày và giải thích các cơ sở của phân khúc thị trường? Trả lời: * Một doanh nghiệp có thể phân đoạn thị trường bằng nhiều cách khác nhau. Cơ sở để phân đoạn thị trường thì tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm. Một cách phân loại khái quát nhất đối với các loại sản phẩm là chia khách hàng thành hai nhóm lớn: khách hàng tiêu dùng cuối cùng và các khách hàng là người sử dụng trung gian. Sau khi chia thị trường thành 2 nhóm lớn như trên, doanh nghiệp phải chia thị trường ra từng nhóm nhỏ hơn. Các cơ sở để tiếp tục phân đoạn nhóm khách hàng người tiêu dùng là các nhóm tiêu thức sau đây: +Nhóm các tiêu thức địa dư địa lý. + Nhóm các tiêu thức nhân khẩu học. + Nhóm các tiêu thức tâm lý học. + Nhóm các tiêu thức hành vi đối với sản phẩm - Phân đoạn theo các tiêu thức địa lý : Các tiêu thứ địa lý thường được dùng kết hợp với các tiêu thức nhân khẩu học để phân đoạn. - Phân đoạn theo các tiêu thức nhân khẩu học : Các tiêu thức nhân khẩu học được dùng phổ biến để phân đoạn thị trường, lý do là nhu cầu. - Phân đoạn theo nguyên tắc tâm lý học : Khi phân đoạn theo tâm lý học, dân chúng được chia thành các nhóm theo các đặc tính như: Thái độ, nhân cách, động cơ, lối sống... Các biến số này ảnh hưởng đến nhu cầu, hành vi mua sắm. - Phân đoạn theo hành vi tiêu dùng : Nhóm các tiêu thức theo hành vi tiêu dùng bao gồm: lợi ích theo đuổi, mức độ tiêu thụ,....... * Phân đoạn thị trường khách hàng công nghiệp • Phân đoạn theo loại hình tổ chức: • Phân đoạn theo quy mô của khách hàng • Phân đoạn theo lĩnh vực kinh doanh: thương mại; dịch vụ; sản xuất… Câu 11. Thế nào là thị trường mục tiêu? Các tiêu chí đánh gía để lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp? Trả lời: * Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu, mong muốn mà công ty có thể đáp ứng và có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Có 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu như sau: • Phương án 1: Tập trung vào một đoạn thị trường thuận lợi nhất để kinh doanh một loại sản phẩm thuận lợi nhất. • Phương án 2: Chuyên môn hoá theo khả năng. Công ty chọn một số đoạn thị trường phù hợp với khả năng cuả công ty để kinh doanh. • Phương án 3: Chuyên môn hoá theo thị trường. Công ty chọn một thị trường nào đó và cung cấp các sản phẩm của mình. Nói cách khác, công ty cung cấp tất cả các sản phẩm cho một thị trường được lựa chọn phù hợp. • Phương án 4: Chuyên môn hoá theo sản phẩm. Công ty chọn một sản phẩm thuận lợi và cung cấp cho tất cả các đoạn thị trường. • Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường với tất cả các loại sản phẩm khác nhau. * Để đánh giá các đoạn thị trường người ta có thể sử dụng ba tiêu chuẩn cơ bản sau đây: - Quy mô và sự tăng trưởng (Thị phần, mức tăng trưởng). - Độ hấp dẫn của thị trường. - Các mục tiêu và khả năng của công ty Câu 12. Sản phẩm hàng hóa là gì? Các cấp độ cấu thành đơn vị sản phẩm hàng hóa? Trả lời: Sản phẩm theo quan điểm của Marketing là tất cả các yếu tố có thể đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời có thể chào bán trên thị trường. Quan điểm sản phẩm theo Marketing rộng hơn, khái quát hơn so với quan điểm thông thường. • Sản phẩm theo Marketing bao gồm 3 cấp độ: + sản phẩm cốt lõi : Cấp độ này trả lời câu hỏi: Về thực chất sản phẩm này sẽ mang lại những lợi ích cốt lõi gì cho khách hàng hàng? + sản phẩm hiện thực : Cấp này bao gồm những yếu tố phản ánh sự tồn tại của sản phẩm như: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bên ngoài, nhãn hiệu, tên nhãn hiệu, bao bì.Thông qua các yếu tố này công ty có thể giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh. Khách hàng cũng căn cứ vào các yếu tố của cấp độ này để lựa chọn trong các sản phẩm cùng loại (mang lại cùng lợi ích cơ bản). + sản phẩm hoàn chỉnh : Cấp độ này bao gồm các yếu tố dịch vụ khách hàng, nhằm giúp cho khách hàng tiện lợi hơn, hài lòng hơn. Đó là các dịch vụ như bảo hành, sửa chữa, hình thức thanh toán, giao hàng tại nhà, lắp đặt, huấn luyện…Cấp độ này chính là vũ khí cạnh tranh của công ty. • Quan điểm sản phẩm thông thường chỉ tương đương với cấp độ 1 của sản phẩm theo quan điểm Marketing. Câu 13. Các quyết định Marketing chủ yếu về nhãn hiệu hàng hóa? Trả lời: Các quyết định về nhãn hiệu sản phẩm: - Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay một sự kết hợp giữa các yếu tố này, được dùng để xác nhận sản phẩm của doanh nghiệp nào và phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh. Các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu là: + Tên nhãn hiệu : là một bộ phận của nhãn hiệu có thể đọc lên được. Tên phải dễ nhớ, dễ đọc, tạo hàm ý về chất lượng, lợi ích của sản phẩm và phân biệt với sản phẩm khác. + Dấu hiệu của nhãn hiệu : Dấu hiệu của nhãn hiệu là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết nhưng không đọc lên được. Dấu hiệu bao gồm hình vẽ, biểu tượng, mầu sắc, kiểu chữ cách điệu…). + Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ bản quyền : là toàn bộ hay một phần của nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại cơ quan quản lý nhãn hiệu để được bảo vệ về pháp lý. + Quyền tác giả : là quyền của tác giả đ
Tài liệu liên quan