Bản chất của GD là sự truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, của thế hệ trước cho thế hệ sau (kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử.).
Nguồn gốc của GD: Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, GD cũng bắt đầu manh nha. Nguồn gốc của GD bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới khách quan con người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm và truyền lại cho người khác, cho thế hệ sau để ứng dụng vào trong quá trình lao động sau đó đạt hiệu quả cao hơn.
102 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 12320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn giáo dục học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương bộ môn giáo dục học
PHẦN 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC
Chương 1- GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. GD là một hiện tượng xã hội
1.1. Bản chất, nguồn gốc của giáo dục
Bản chất của GD là sự truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, của thế hệ trước cho thế hệ sau (kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử...).
Nguồn gốc của GD: Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, GD cũng bắt đầu manh nha. Nguồn gốc của GD bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới khách quan con người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm và truyền lại cho người khác, cho thế hệ sau để ứng dụng vào trong quá trình lao động sau đó đạt hiệu quả cao hơn.
Cơ chế phát triển chủ yếu của động vật là di truyền. Ở con người, cơ chế phát triển là lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người, những kinh nghiệm cá thể và kinh nghiệm xã hội lịch sử được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Nhờ có GD mà xã hội loài người mới duy trì sự tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu ngày càng rực rỡ.
GD ban đầu được thực hiện thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, chưa có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm việc GD, nó có thể được tiến hành một cách tự giác hoặc tự phát ở trong gia đình hoặc cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, người ta nhận thấy cần phải có những cá nhân và những cơ quan chuyên phụ trách việc GD thế hệ trẻ để đạt hiệu quả cao, từ đó trường học và thầy giáo ra đời. Và như vậy, bên cạnh GD của gia đình, GD của xã hội thì còn có GD của cơ quan chuyên trách đó là nhà trường. Ngày nay, việc GD trong nhà trường đã được tổ chức ngày càng khoa học và chặt chẽ với mục đích, nội dung, kế hoạch, chương trình, phương pháp, phương tiên, nhân lực cụ thể và dựa trên cơ sở của các khoa học liên quan đến GD con người.
* Từ những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: GD là một hiện tượng chỉ có trong xã hội loài người, bản chất của GD là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có GD mà các thế nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên. Hoạt động GD ngày càng được tổ chức chặt chẽ, bài bản, hiêu quả dựa trên những cơ sở khoa học.
1.2. Tính chất của GD
Tính chất của GD là những thuộc tính cơ bản để phân biệt nó với các hiện tượng khác. GD có các tính chất sau:
1.2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằng của GD
Tính phổ biến nghĩa là GD có mặt ở mọi nơi và mọi lúc.
Tính vĩnh hằng nghĩa là GD tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, nó tồn tại mãi mãi, chừng nào còn xã hội loài người thì chừng đó GD còn tồn tại.
GD có tính chất phổ biến và vĩnh hằng vì GD gắn bó chặt chẽ với sự phát triển xã hội và phát triển cá nhân.
- Để xã hội loài người có thể duy trì sự tồn tại và phát triển ngày càng cao thì cần phải có quá trình GD. Những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của người này, của thế hệ trước cần phải đươc truyền lại cho người khác và cho thế hệ sau để ứng dụng vào trong quá trình lao động, cải tạo thế giới khách quan đạt hiệu quả cao. Những kinh nghiệm và vốn hiểu biết đó lại được tích lũy và làm phong phú thêm và lại được tiếp tục truyền qua các thế hệ tiếp sau. Nhờ vậy mà xã hội loài người, nền văn minh nhân loại phát triển và tiến bộ không ngừng.
- Bên cạnh việc GD phục vụ cho sự phát triển xã hội thì GD còn là phương tiện để phát triển cá nhân: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” một người mà không có GD thì không thể trở thành con người theo đúng ý nghĩa của nó, nhờ có GD mà cá nhân có thể phát triển về nhân cách và trở thành chủ thể trong các hoạt động. Nhờ có GD mà những tiềm năng, tố chất của con người được khơi dậy, bộc lộ và phát triển. GD cũng làm cho con người phát triển toàn diện về mọi mặt.
1.2.2. Tính quy định của xã hội đối với GD
GD là một hiện tượng của xã hội, nảy sinh từ nhu cầu của xã hội, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người nên nó có mối quan hệ mật thiết với xã hội và chịu sự quy định của xã hội.
Trình độ sản xuất, tính chất quan hệ sản xuất, cấu trúc xã hội, hệ tư tưởng, khoa học kỹ thuật, văn hóa, phong tục tập quán… của một xã hội, trong mỗi giai đoạn nhất định sẽ quy định tính chất, mục đích, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện GD của xã hội đó. Nói cách khác, GD được tổ chức phù hợp với xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Ví dụ, GD thời thực dân phong kiến khác với GD sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công (khác về mục đích, tổ chức, nội dung….). Cải cách GD (1950 và 1956) ở nước ta cũng là làm cho GD phù hợp với tính chất, điều kiện và yêu cầu của xã hội.
Xét cho đến cùng thì tính chất của xã hội quyết định tính chất GD, nhưng đó không phải là mối quan hệ một chiều, giữa GD và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu tính GD phù hợp với xã hội, GD đáp ứng được những yêu cầu của xã hội thì nó góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội. Ngày nay, về cơ bản mọi người đã thống nhất và nhấn mạnh đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển, nhiều nước trong đó có Việt Nam đã coi việc phát triển GD là một trong những quốc sách hàng đầu.
Tính quy định của xã hội đối với GD thể hiện rõ nhất ở tính lịch sử và tính giai cấp của GD.
1.2.3. Tính lịch sử của GD
GD là một hiện tượng xã hội, chịu sự quy định của xã hội nên có tính lịch sử cụ thể. Tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
- GD phản ánh sự phát triển của xã hội.
- Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi phương thức sản xuất đều có nền GD tương ứng.
- Tính lịch sử thể hiện rõ nhất ở việc thay đổi mục đích, nội dung, cách thức tổ chức GD qua mỗi thời kỳ lịch sử.
Bài học là xây dựng và tổ chức GD phải phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội.
1.2.4. Tính giai cấp của GD
Trong xã hội có giai cấp thì GD mang tính giai cấp. GD phản ánh đặc điểm và lợi ích giai cấp. Giai cấp thống trị xã hội sử dụng GD để duy trì và bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc truyền bá và xây dựng ý thức hệ của giai cấp.
GD là vũ khí của đấu tranh giai cấp.
1.2.5. Tính nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế
Tính nhân văn là một nền GD lấy con người làm gốc, tôn trọng phẩm giá con người. GD hướng vào duy trì và phát triển các giá trị chung của nhân loại qua các thời kỳ, phát triển tất cả năng lực và phẩm chất cao đẹp của con người.
Tính đại chúng của GD thể hiện ở chỗ nó cung cấp cơ hội GD đồng đều cho mọi tầng lớp trong xã hội, hướng tới cả những đối tượng đặc biệt. Ngày nay, GD được tiến hành suốt đời, GD cho mọi người, GD được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời con người. (thậm chí ngay cả khi chưa ra đời-thai giáo). Tính đại chúng còn thể hiện ở chỗ hướng tới sự đa dạng về văn hóa, tôn trọng sự khác biệt văn hóa.
Tính nhân văn và đại chúng có được là phụ thuộc vào chính sách của giai cấp cầm quyền. Trong lịch sử, không phải lúc nào và ở đâu giáo dục cũng có tính chất này.
Tính dân tộc của GD thể hiện ở chỗ nó phản ánh những đặc điểm và lợi ích dân tộc, bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc khác nhau có quan niệm khác nhau về GD truyền thống văn hóa.
Tính quốc tế: giáo dục hiện nay giúp con người có thể hòa nhập vào thế giới thuận lợi hơn. Có nhiều giá trị được giáo dục chung cho cả nhân loại. Xu thế hội nhập, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ở phạm vi toàn cầu đang được đẩy mạnh.
Kết luận: Trong xã hội loài người có những hiện tượng sẽ mất đi (ví dụ như pháp luật, tôn giáo sẽ mất đi khi xã hội loài người phát triển, khoa học phát triển), nhưng GD tồn tại vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của loài người, GD chịu sự quy định của xã hội nhưng cũng tác động trở lại xã hội; GD mang tính lịch sử, giai cấp, nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế. Phải ưu tiên phát triển GD trong mọi hoàn cảnh, coi GD là quốc sách hàng đầu, GD phải phục vụ giai cấp cầm quyền nhưng mọi người đều có quyền được GD, việc xây dựng và tổ chức GD phải theo bối cảnh lịch sử, không nên dập khuôn, máy móc, đồng thời cũng biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa, kinh nghiệm GD trong lịch sử cũng như của các nước.
Tính chất của nền GD Việt Nam
Ngoài những tính chất chung của GD, mỗi nền GD của một chế độ, của một xã hội có những tính chất đặc trưng, phản ánh tính chất của xã hội đó. Tính chất nền GD của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được ghi trong Luật GD như sau: Nền GD Việt Nam là nền GD xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2 . GD học là một khoa học
Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan dưới dạng khái niệm, quy luật, định lý, phạm trù.
UNESCO đã phân chia làm 5 lĩnh vực khoa học chung đó là:
+ Khoa học tự nhiên và chính xác
+ Khoa học xã hội và nhân văn
+ Khoa học kỹ thuật
+ Khoa học sức khỏe
+ Khoa học nông nghiệp
Để trở thành một bộ môn khoa học cần có các điều kiện cơ bản sau:
Xác định được đối tượng nghiên cứu;
Có phương pháp nghiên cứu;
Có hệ thống khái niệm, phạm trù về đối tượng nghiên cứu;
Xác đinh được các nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Khái quát lịch sử GD học
Để trở thành một khoa học phải có quá trình tích lũy và hệ thống hóa tri thức khoa học về đối tượng nghiên cứu.
Ngay từ thời cổ đại đã có những học giả, hiền nhân bàn về GD như Xôcrat (469-339 tr cn), Platon (429-347 tr cn), Aritxtot (348-322 tr cn) (đều thuộc Hy Lạp cổ đại), Khổng Tử (551-479 tr cn), Mặc Tử (475-390 tr cn), Mạnh Tử (372-289 tr cn), Tuân Tử (289-238 tr cn) (đều thuộc Trung Hoa cổ đại).
Thời kỳ phong kiến, ở Trung Quốc từ thời nhà Hán trở đi, tư tưởng của Khổng Tử được giai cấp thống trị tiếp thu có chọn lọc để cho phù hợp với chế độ phong kiến, và từ đó nền GD phong kiến Trung Quốc lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống.. Tư tưởng nho giáo này cũng là tư tưởng chính thống của nhiều nước á đông trong đó có Việt Nam
Ở châu Âu, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc được tính từ khi đế quốc La Mã sụp đổ vào năm 476 và bước vào thời kỳ phong kiến phân quyền. Quyền lực tập trung trong tay vua, quý tộc, các lãnh chúa và giáo hội (đại biều là các tăng lữ). Giai cấp bị trị, bị bóc lột là nông nô, người lao động. Tầng lớp thống trị dùng tôn giáo để ru ngủ quần chúng nhân dân, tuyên truyền rằng chúa trời đã an định số phận con người, nếu chịu được những khổ cực, chịu ạn bài thì kiếp sau sẽ được lên thiên đàng, các tư tưởng khoa học tiến bộ bị bài bác, bị cấm đoán, thậm chí những ai nói ra những điều trái với giáo điều, trái với lời dạy của chúa thì dù đó là tư tưởng khoa học, chân lý khách quan cũng có thể bị tử hình. Chính vì vậy người ta nói châu Âu đã chìm dưới đêm trường trung cổ (khoảng 1000 năm liên tục, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV), khoa học và niềm tin vào sức mạnh của con người bị ngăn cản, chỉ có sự bất công và vô lý.
Nhưng sự phản động, lạc hậu cũng không thể làm mất đi quy luật của sự phát triển, nó chỉ kìm hãm sự phát triển ở mức độ nào đó. Ở châu Âu, cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, mầm mống của xã hội tư bản xuất hiện, nhiều công trường sản xuất ra đời, đánh dấu thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến và cũng là lúc bình minh của chủ nghĩa tư bản đang lên. Giới trí thức lúc này đã công khai bày tỏ các tư tưởng tiến bộ, họ đã tạo ra những cuộc cách mạng kỳ vĩ về nhiều phương diện, trong đó chủ yếu là về khoa học, văn học, nghệ thuật. Với khẩu hiệu “học tập Hy Lạp cổ đại”, châu Âu bước vào thời kỳ văn hóa phục hưng (thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI). Ăng ghen đã nhân xét đây là: “thời đại khổng lồ sản sinh ra những con người khổng lồ”.
Về GD, các nhà tư tưởng nhân văn tiến bộ, trong đó có Tomat Morơ (1478-1535) và T. Campanenle (1568-1639) đã đưa ra các quan điểm đề cao giá trị con người và con người cần được phát triển toàn diện thông qua GD. Đỉnh cao là J.a. Comenxki (1592-1670), người đã có công phát triển và hệ thống hóa những tri thức về GD ở thời kỳ này để đáp ứng đòi hỏi to lớn của việc dạy học trong hệ thống các trường lớp được mở rộng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và thủ công nghiệp ở châu Âu lúc đó. Với những tác phẩm lý luận, trong đó chứa đựng những quan điểm tiến bộ, khoa học, đề cập tới nhiều vấn đề của GD như mục đích, nội dung, phương pháp, nguyên tắc, tổ chức GD trong nhà trường… nên ông được coi là người chính thức tách GD học trở thành một khoa học độc lập, là ông tổ của nền sư phạm cận đại. Sử gia Mi sơ lê người Pháp đã gọi ông là “một thiên tài rức rỡ, một nhà phát minh mãnh liệt, một Galile của GD”. những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới GD của thời kỳ đó (và cả sau này), nhà sử học Mỹ là Bơt lơ đã cho rằng “ảnh hưởng của của ông trong GD thời kỳ này có thể so sánh với ảnh hưởng của Copecnich và Niu tơn trong khoa học cận đại, của Bêcơn và Đề cac tơ trong triết học cận đại”
Từ đó đến nay, tri thức về GD học ngày càng được bổ sung và phát triển. Những người có công lớn trong việc tiếp tục phát triển GD học là J.Lôc cơ (1632- 1701), J.J Jut xô (1712-1778), C.A. Hen vê ti uýt (1715-1771), D.Đi đơ rô (1713-1748), Pét xta logi (1746-1827), Phơrơben (1782-1852), Đixtecvec (1790-1866), K.Đ.Usinxky (1824-1870).
Đến giữa thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của học thuyết Mác (và sau này được Lênin tiếp tục phát triển và hoàn thiện nên gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin), học thuyết mang tính khoa học và cách mạng cao, đã vạch ra được những quy luật khách quan của sự vận động xã hội và sự hình thành nhân cách, đã mở ra những khả năng thực tế của việc cải biến xã hội và con người. Chủ nghĩa Mác đã trở thành cơ sở phương pháp luận khoa học của trường phái GD Mác-Lênin. Đặc trưng của trường pháp GD Mác- Lênin là: được xây dựng trên nền tảng tư tưởng, lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa những tư tưởng GD tiến bộ của quá khứ; tiếp thu những tri thức hiện đại của các khoa học nghiên cứu về xã hội, con người và về hoạt động của con người; là luận cứ khoa học cho đường lối, chính sách GD của đảng cộng sản; gắn chặt với sự nghiệp xây dựng xã hội và nhà trường xã hội chủ nghĩa.
2.2. Đối tượng và nhiệm vụ của GD học
Đối tượng nghiên cứu của một khoa học là một phần của thế giới khách quan mà lĩnh vực đó tập trung nghiên cứu. Việc xác định đúng đối tượng nghiên cứu rất quan trọng vì nó giúp nhà khoa học đi đúng trọng tâm, không bị trệch hướng trong nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của GD học
Đối tượng nghiên cứu của GD học là quá trình GD con người. Đó là quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch và được thực hiện thông qua mối quan hệ xã hội giữa người GD và người được GD. (Giáo dục học chủ yếu nghiên cứu quá trình giáo dục của nhà trường, của các cơ sở giáo dục, quá trình giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ)
2.2.2. Nhiệm vụ của GD học
Sau đây là những nhiệm vụ khái quát của GD học:
- Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện tượng GD, tìm ra các quy luật chi phối quá trình GD, chi phối sự phát triển của hệ thống GD quốc dân, nhằm tổ chức chúng đạt tới hiệu quả cao nhất;
- Xây dựng chương trình GD và đào tạo dựa trên cơ sở dự đoán xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, khả năng phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai;
- Nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp và phương tiện GD mới trên cơ sở các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng GD và đào tạo;
- Nghiên cứu và xây dựng các lý thuyết GD mới và các khả năng ứng dụng các lý thuyết đó vào thực tiễn GD.
2.3. Một số khái niệm cơ bản của GD học
Với đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu trên, GD học đã có được một hệ thống khái niệm: GD theo nghĩa rộng (quá trình sư phạm); GD theo nghĩa hẹp; dạy học; mục đích, mục tiêu, nguyên lý GD; phương pháp, phương tiên GD và dạy học; hình thức dạy học; đức dục, trí dục, mỹ dục ….. Các khái niệm này vạch ra bản chất của quá tình GD tổng thể cũng như các quá trình bộ phận và các thành tố của quá trình đó. Những khái niệm trên sẽ lần lượt được nghiên cứu trong các phần tiếp theo. Sau đây chỉ giới thiệu ba khái niệm cơ bản của GD học là: GD (nghĩa rộng), dạy học, GD (nghĩa hẹp).
Khái niệm giáo dục có thể hiểu và được sử dụng ở nhiều cấp độ.
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng nhất đó là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội từ người này qua người khác, từ thế hệ trước cho thế thế hệ sau. Đó là hoạt động có mục đích, của những lực lượng khác nhau trong xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người.
Ở cấp độ nhà trường - đơn vị được xã hội giao nhiệm vụ chuyên trách giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thì giáo dục được hiểu theo hai cấp độ: Giáo dục theo nghĩa rộng hay còn gọi là quá trình sư phạm và giáo dục theo nghĩa hẹp. Trong đó, giáo dục hiểu theo nghĩa rộng sẽ bao hàm dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp. Sau đây là nội dung cụ thể của 3 khái niệm này:
2.3.1. GD theo nghĩa rộng
GD theo nghĩa rộng (hay còn gọi là quá trình sư phạm) được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà GD trong nhà trường (cơ quan GD) tới học sinh nhằm giúp hình thành nhân cách cho học sinh (hình thành đạo đức, tình cảm, thể chất, thẩm mỹ, trí tuệ, năng lực, xu hướng....). Ở cấp độ này, GD bao gồm: Quá trình dạy học và quá trình GD theo nghĩa hẹp
GD ở đây được xem xét như một quá trình hình thành nhân cách dưới tác động tự giác, có ý thức và việc tổ chức quá trình đó chủ yếu do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo dục-nhà giáo đảm nhiệm. Nơi tổ chức quá trình đó một cách có hệ thống , có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường. Cần phân biệt quá trình giáo dục với quá trình xã hội hóa cá nhân và quá trình hình thành con người .
Quá trình xã hội hóa cá nhân là quá trình hình thành nhân cách, làm cho đứa trẻ trở thành một thành của xã hội, mang những giá trị của xã hội, nhưng chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội (trong đó có giáo dục), vừa mang tính chất tự giác, có mục đích, có tổ chức, vừa mang tính tự phát, ngẫu nhiên.. Để có quá trình này, cá nhân phải tham gia vào đời sống xã hội và thông qua đó lĩnh hội kinh nghiệm xã hội đồng thời tác động trở lại các thành viên trong xã hội.
Quá trình hình thành con người là quá trình là một quá trình phát triển con người về mặt sinh học, mặt tâm lý và mặt xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất. Quá trình này diễn ra do ảnh hưởng của nhân tố bên trong ( như bẩm sinh, di truyền, tính tích cực của chủ thể…), và các nhân tố bên ngoài (môi tường, hoàn cảnh, xã hội, giáo dục). Các tác động này có thể là tự phát, ngẫu nhiên không kiểm soát được hoặc là các tác động có ý thức, có mục đích, có tổ chức kiểm soát được.
2.3.2. Dạy học
Là một bộ phận của quá trình GD theo nghĩa rộng, là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích GD.
Nói cách khác, dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển và hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy, trí tuệ và thái độ tích cực theo mục tiêu của giáo dục.
Chức năng trội của dạy học là hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy, trí tuệ cho học sinh.
2.3.3. GD theo nghĩa hẹp
Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình GD theo nghĩa rộng, là quá trình tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục để làm cho người được GD dục có nhận thức, thái độ, hành vi, thói quen đúng, phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực của xã hội thông qua tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho người được giáo dục.
2.4. Phương pháp luận và phương pháp ng