Đề cương môn học Văn hóa và phát triển

1. Thông tin chung về môn học: Tổng số tiết: 35 tiết (Lý thuyết: 30 ; Thảo luận: 5 ) Các yêu cầu đối với môn học: Khoa giảng dạy: Khoa Văn hóa và phát triển Số điện thoại: 043 854 02 08 Email: huyengiangvh@gmail.com 2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Môn Văn hóa và phát triển là một trong những môn học thuộc khối kiến thức về Đường lối của Đảng CSVN về một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung môn học nhằm: Trang bị cho người học về thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực văn hóa; Củng cố lập trường cách mạng, nâng cao năng lực tư duy khoa học đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp quản lý trên lĩnh vực công tác văn hóa. Nội dung môn học gồm 30 tiết lý thuyết được kết cấu thành 6 chương: i) Khái quát về văn hóa và phát triển. ii) Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. iii) Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. iv) Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.v) Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay. vi) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Ngoài ra, còn có 5 tiết thảo luận. 3. Mục tiêu môn học Môn học nhằm trang bị cho học viên: - Về tri thức: + Những hiểu biết cơ bản về lý luận văn hóa + Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa; vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững + Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với con người; văn hóa với các lĩnh vực chính trị, kinh tế; văn hóa trong thực thi công vụ + Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong giao lưu, hội nhập quốc tế + Năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - Về kỹ năng + Từ những kiến thức đã học viên biết vận dụng thực hiện có hiệu quả quan điểm Đảng CSVN và chủ trương, chính sách về văn hóa của Đảng, Nhà nước vào công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở địa phương, cơ quan hiện nay. + Có khả năng tư vấn, tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách văn hóa ở địa phương, đơn vị trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. - Về tư tưởng: + Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề văn hóa và xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. + Củng cố thế giới quan khoa học về văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay.

doc85 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn học Văn hóa và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN Hà Nội, tháng 8 năm 2018 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 1. Thông tin chung về môn học: Tổng số tiết: 35 tiết (Lý thuyết: 30 ; Thảo luận: 5 ) Các yêu cầu đối với môn học: Khoa giảng dạy: Khoa Văn hóa và phát triển Số điện thoại: 043 854 02 08 Email: huyengiangvh@gmail.com 2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Môn Văn hóa và phát triển là một trong những môn học thuộc khối kiến thức về Đường lối của Đảng CSVN về một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung môn học nhằm: Trang bị cho người học về thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực văn hóa; Củng cố lập trường cách mạng, nâng cao năng lực tư duy khoa học đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp quản lý trên lĩnh vực công tác văn hóa. Nội dung môn học gồm 30 tiết lý thuyết được kết cấu thành 6 chương: i) Khái quát về văn hóa và phát triển. ii) Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. iii) Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. iv) Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.v) Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay. vi) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Ngoài ra, còn có 5 tiết thảo luận. 3. Mục tiêu môn học Môn học nhằm trang bị cho học viên: Về tri thức: + Những hiểu biết cơ bản về lý luận văn hóa + Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa; vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững + Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với con người; văn hóa với các lĩnh vực chính trị, kinh tế; văn hóa trong thực thi công vụ + Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong giao lưu, hội nhập quốc tế + Năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa Về kỹ năng + Từ những kiến thức đã học viên biết vận dụng thực hiện có hiệu quả quan điểm Đảng CSVN và chủ trương, chính sách về văn hóa của Đảng, Nhà nước vào công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở địa phương, cơ quan hiện nay. + Có khả năng tư vấn, tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách văn hóa ở địa phương, đơn vị trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Về tư tưởng: + Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề văn hóa và xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. + Củng cố thế giới quan khoa học về văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay. PHẦN II: CÁC BÀI GIẢNG I. Bài giảng chương 1 1. Tên bài giảng: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN 2. Số tiết lên lớp: 05 tiết 3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ trang bị cho học viên: - Về kiến thức: Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm lý luận của Đảng ta, các quan điểm tiến bộ của nhân loại về văn hóa và phát triển, về vị trí và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay. - Về kỹ năng: Rèn luyện tư duy biện chứng về mối quan hệ giữa văn hoá, con người và sự phát triển bền vững ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. - Về tư tưởng: Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm, bản chất, cấu trúc, chức năng, quy luật vận động và phát triển của văn hóa; - Trình bày được các khái niệm phát triển, phát triển bền vững và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của văn hóa đối với phát triển, phát triển bền vững được nêu trong một số văn kiện, nghị quyết chuyên đề của Đảng về văn hóa. - Phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và kinh tế, văn hóa và chính trị; sự gắn kết đồng bộ giữa 3 lĩnh vực trên trong việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. - Vận dụng được vai trò của văn hóa nhằm phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa đối phát triển. - Vận dụng được mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và con người để đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm khắc tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hiện nay. - Vận dụng được quan hệ biện chứng giữa văn hóa với kinh tế, văn hóa với chính trị nhằm xây dựng các giải pháp gắn kết đồng bộ 3 yếu tố: chính trị - kinh tế - văn hóa đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương/đơn vị. -Vấn đáp hoặc tự luận - Về kỹ năng: + Khái quát được quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa và vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển + Nhận diện được những biểu hiện và nguyên nhân của sự thiếu gắn kết giữa văn hóa với chính trị, văn hóa với kinh tế. + Thiết kế và tổ chức thực hiện các kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương gắn với phát huy vị trí, vai trò nội sinh của văn hóa. - Về tư tưởng: + Khẳng định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa. + Đấu tranh khắc phục những biểu hiện xem nhẹ vai trò của văn hóa đối với phát triển trong lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương/đơn vị. - Thi tự luận hoặc vấn đáp; 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA 1.1. Khái niệm văn hóa + Sự phổ biến, phong phú và tính đa nghĩa của khái niệm văn hóa + Cách tiếp cận quan niệm văn hóa trong môn học Văn hóa và phát triển: Toàn bộ các giá trị văn hóa tinh thần tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội; Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có 4 lĩnh vực quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu: tư tường, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa. 1.2. Bản chất, cấu trúc, chức năng của văn hóa 1.2.1. Bản chất của văn hóa + Mối quan hệ của tự nhiên và con người -Thích nghi và tận dụng tự nhiên - Đối phó với tự nhiên - Cải tạo tự nhiên + Mối quan hệ giữa con người và văn hóa - Con là chủ thể sáng tạo ra văn hóa - Con người chuyển tải và tiêu thụ văn hóa - Con người là sản phẩm – cao cấp và đặc biệt nhất- của văn hóa > Bản chất của văn hóa chính là quá trình sáng tạo, phát huy năng lực bản chất người nhằm thích nghi, biến đổi và cải tạo tự nhiên đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển. 1.2.2. Cấu trúc của văn hóa Tùy theo các tiêu chí khác nhau có thể phân chia thành: + Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần + Văn hóa cá nhân, văn hóa cộng đồng + Văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể .... Lưu ý: Sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối. 1.2.3. Chức năng của văn hóa + Ba chức năng cơ bản nhất: Chức năng nhận thức – chức năng đầu tiên; Chức năng gíao dục – chức năng bao trùm; Chức năng thẩm mỹ - chức năng đặc thù. + Ngoài ra: Chức năng giải trí, Dự báo; Giao tiếp.... Lưu ý: các chức năng này tác động đến con người không riêng rẽ mà tác động một cách tổng hợp, đồng thời, đồng tuyến/ đồng hướng. 1.3. Quy luật vận động, phát triển của văn hóa + Quy luật kế thuật kế thừa + Quy luật giao lưu + Các kiểu/phương thức kế thừa: tự phát, tự giác..; giao lưu: cưỡng bức, tự nguyện... -Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề -Hỏi – Đáp; Phỏng vấn nhanh: Câu hỏi: Theo các đồng chí, trong mối quan hệ của con người với tự nhiên, con người có những thế ứng xử như thế nào? -Thảo luận nhóm Câu hỏi thảo luận: Từ mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và văn hóa, đồng chí suy nghĩ gì về vấn đề tác động của quá trình CNH, HĐH đến các giá trị văn hóa truyền thống hiện nay? Hỏi – Đáp: Câu hỏi: - Theo đồng chí, văn hóa thực hiện những chức năng gì? Câu hỏi trước giờ lên lớp: 1. Những cách quan niệm khác nhau về “văn hóa”. 2. Bản chất và chức năng của văn hóa trong đời sống con người, xã hội. 3. Nêu, phân tích những quy luật vận động, phát triển của văn hóa. 4. Đặc điểm và hạn chế của các lý thuyết phát triển phương Tây thế kỷ XX. 5. Trình bày quan niệm mới của UNESCO về sự phát triển. 6. Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của văn hóa, con người Việt Nam đối với sự phát triển bền vững đất nước. Câu hỏi trong giờ lên lớp: 1. Những đặc trưng chung từ các quan niệm về văn hóa. 2. Phân tích mối quan hệ biện chứng: tự nhiên – con người – văn hóa. 3. Phân tích những tác động của quá trình CNH, HĐH đến các giá trị văn hóa truyền thống hiện nay? 3. Phân biệt “văn hóa” với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật. 4. Phân tích những chức năng cơ bản của văn hóa đối với đời sống con người, xã hội. 5. Tại sao việc áp dụng các lý thuyết phát triển Phương Tây vào các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Phi và cận Sahara lại dẫn đến thất bại hoàn toàn? 6. Phân biệt, làm rõ các khái niệm phát triển, phát triển bền vững. Câu hỏi sau giờ lên lớp 1. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và kinh tế, văn hóa và chính trị trong bối cảnh thực tiễn hiện nay. 2. Từ mối quan hệ biện chứng giữa con người và văn hóa, chỉ ra những biểu hiện thiếu lành mạnh của môi trường văn hóa trong hệ thống chính trị dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong Đảng hiện nay. 3. Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn hóa. 4. Phân tích, làm rõ vai trò nguồn lực nội sinh của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. 5. Vận dụng lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và kinh tế, chính trị, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương/đơn vị công tác. 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. Quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin về sự phát triển - Đinh nghĩa phát triển - Quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về phát triển 2.2. Các lý thuyết về phát triển phương Tây thế kỷ XX - Chỉ rõ những ưu điểm trong lý thuyết phát triển Phương Tây thê kỷ XX - Chỉ rõ hạn chế: + Sự cạn kiệt tài nguyên, thiên nhiên; ô nhiễm môi trường + Phân hóa giàu nghèo; các tệ nạn xã hội gia tăng + Khủng hoảng giá trị đạo đức, lối sống.. Hậu quả để lại: “những vấn đề toàn cầu”. 2.3. Quan niệm mới về sự phát triển của UNESCO - Quan niệm về phát triển: + Năm 1990, UNDP đã đưa ra đơn vị/chỉ báo đo lường phát triển cho các quốc gia: Chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm 3 chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân đầu người; Trình độ dân trí và Chăm sóc sức khỏe. Như vậy, có thể thấy: + Từ chỗ đơn thuần phát triển đồng nhất với phát triển kinh tế thì giờ đây đã chuyển sang phát triển xã hội, phát triển con người. (tất nhiên trong đó kinh tế vẫn là cốt lõi) + Phát triển không chỉ quan tâm đến nâng cao mức sống mà còn là nâng cao chất lượng sống cho con người. -Năm 2010, UNDP lại bổ sung và hoàn thiện thêm cho khái niệm phát triển bằng những chỉ báo mới cho HDI. (VD: Thay chỉ số GDP bằng PPP (Sức mua tương đương so với mức thu nhập TB đầu người); Bổ sung thêm chỉ số Số năm đi học TB và Số năm đi học kỳ vọng vào chỉ báo giáo dục). -Khái niệm Phát triển bền vững - Quan điểm phát triển của Đảng CSVN: Tăng trưởng kinh tế nhanh đồng thời phải gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường. + NQ Trung ương mười khóa IX (2004): Tăng trưởng kinh tế là trọng tâm gắn với xây dựng Đảng là theo chốt và phát triển văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội.... Hỏi – Đáp Câu hỏi: Phát triển là gì? - Hỏi – đáp, phỏng vấn nhanh: Câu hỏi: Tại sao lý thuyết phát triển Phương Tây (kinh tế học phương Tây) khi áp dụng vào các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Phi và cận Sahara lại thất bại hoàn toàn (cả kinh tế và văn hóa)? -Hỏi – Đáp; Phỏng vấn nhanh Câu hỏi: Quan niệm mới của UNESCO về phát triển là gì? -Hỏi – Đáp; Phỏng vấn nhanh Câu hỏi: Phân tích những điểm mạnh, điểm hạn chế của các mô hình phát triển bền vững? 3. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC 3.1. Bối cảnh mới tác động đến sự phát triển của Việt Nam hiện nay - Khách quan - Chủ quan 3.2. Quan điểm của Đảng ta về vai trò của văn hóa, con người Việt Nam đối với sự phát triển bền vững đất nước 3.2.1. Quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng + Quan điểm của Đảng CSVN về vai trò văn hóa được thể hiện qua các văn kiện, Nghị quyết chi đạo xây dựng và phát triển văn hóa ở từng giai đoạn cách mạng. Trong đó nhấn mạnh vào thời kỳ sau đổi mới - 1986. + Phân tích và chỉ rõ quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về vai trò của văn hóa. 3.2.2. Quan điểm của Đảng về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước Quan điểm thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Quan điểm thứ hai, văn hóa là mục tiêu của sự phát triển. Quan điểm thứ ba, văn hóa và con người là động lực, là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước. - Quan điểm này được Đang ta đề cập lần đầu từ bao giờ? Tại sao văn hóa lại là nền tảng tinh thần của xã hội? Nền tảng tinh thần của văn hóa VN là gì? ) - Tại sao văn hóa là mục tiêu của sự phát triển? - Tại sao văn hóa là động lực, là sức mạnh nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước? Sức mạnh nội sinh của VN là gì? 6. Tài liệu học tập 6.1. Tài liệu phải đọc: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. CTQG, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị (Hội nghị Trung ương 9 khóa XI) 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng. 4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Văn hóa và phát triển, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội. 6.2. Tài liệu nên đọc: 1. Khoa Văn hóa và phát triển (2011), Một số chuyên đề về văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 2. Viện Văn hoá và Phát triển (2004), Văn hoá và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - Xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Yêu cầu với học viên - Chuẩn bị nội dung tự học: Đọc trước các nội dung theo yêu cầu của giảng viên trong tài liệu đã được cung cấp - Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5 - Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các nội dung trong các tài liệu đã hướng dẫn để phục vụ cho việc tham gia thảo luận. - Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận. II. Bài giảng chương 2 1. Tên bài giảng: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2. Số tiết: 05 tiết 3. Mục tiêu: Chương này sẽ trang bị cho học viên: - Về kiến thức: + Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm tiến bộ của nhân loại về phát triển văn hóa, phát triển con người. + Quan điểm lý luận của Đảng về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. - Về kỹ năng: + Rèn luyện tư duy biện chứng về mối quan hệ giữa phát triển văn hoá và con người; giữa lý luận và thực tiễn phát triển văn hóa, con người Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững đất nước. + Đánh giá, phân tích được những thành tựu và hạn chế; chỉ ra được những thời cơ và thách thức; xác định được vấn đề đặt ra đối với vấn đề phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Về tư tưởng: + Tin tưởng vào quan điểm, đường lối phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái; nỗ lực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam vì sự phát triển bền vững đất nước. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Sau khi học xong chuyên đề này học viên có thể: Chuẩn đầu ra Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá -Về kiến thức: + Trình bày được các khái niệm: phát triển văn hóa, phát triển con người, phát triển bền vững con người; phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hóa và phát triển con người; nhận diện sự phát triển nền văn hóa Việt Nam từ năm 1943 đến nay. + Trình bày được mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hướng đến đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. + Vận dụng cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hóa và phát triển con người trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương + Thiết kế được mô hình phát triển văn hóa của đơn vị/ địa phương theo hướng lấy con người làm mục tiêu và động lực cho sự phát triển bền vững. - Thi tự luận hoặc vấn đáp -Về kỹ năng: + Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời gian qua. + Phân tích được thời cơ, thách thức, yêu cầu đặt ra đối với phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay. -Về tư tưởng: + Có ý thức, trách nhiệm trong xây dựng con người phát triển toàn diện, bền vững. + Tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam vì sự phát triển bền vững đất nước. 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 2.1. QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM 2.1.1. Quan niệm về phát triển văn hóa * Phát triển văn hóa * Phát triển văn hóa Việt Nam 1.2. Quan niệm về phát triển con người * Quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng CSVN về phát triển con người - Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin: - Tư tưởng Hồ Chí Minh: - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thể hiện qua các nghị quyết: NQ 04 khóa VII (1993): con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ; NQ 05 khóa VIII (1998): cần phải phát huy năng lực nội sinh của nhân tố con người cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011): Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển; Nghị quyết Trung ương chín khóa XI (2014): chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đề hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc; Đại hội XII (2016): Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Như vậy, phát triển con người, về thực chất là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người => đầu tư cho con người là dầu tư cho phát triển. * Quan điểm tiến bộ trên thế giới về phát triển con người - Phát triển con người Quan điểm khá phổ biến hiện nay xác nhận rằng: của cải đích thực của các quốc gia là con người của quốc gia đó, mục đích của phát triển là để tạo ra môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, sáng tạo, hữu ích, phù hợp với năng lực và nhu cầu của họ. => Nội dung chủ yếu của khái niệm này là sự mở rộng các lựa chọn cho mọi người. * Mối quan hệ giữa phát triển văn hóa và phát triển con người - Về bản chất, phát triển văn hóa là phát triển con người, lấy phát triển con người làm trọng tâm. Sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người là tính hướng đích, mục đích, mục tiêu của phát triển văn hóa. - Hệ giá trị Chân- Thiện- Mỹ của văn hóa cũng chính là hệ giá trị phát triển con người. - Biện chứng của mối quan hệ là ở tương tác nh
Tài liệu liên quan