Nội dung môn học
ß Giới thiệu tổng quan về Thương mại, Luật thương
mại và Luật áp dụng trong hoạt động thương mại;
ß Các nội dung của Luật thương mại Việt Nam 2005;
ß Các nội dung quan trọng của Luật thương mại quốc
tế;
ß Những căn cứ pháp lý vận dụng trong các hoạt động
thương mại cụ thể.
ß Các bài tập tình huống thực tế.
64 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn Luật thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 1
ĐỀ CƯƠNG MÔN
LUẬT THƯƠNG MẠI
DÀNH CHO SV
ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG
THỜI LƯỢNG 30 TIẾT
Th S . NGUYỄN THÁI BÌNH
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 2
Nội dung môn học
§ Giới thiệu tổng quan về Thương mại, Luật thương
mại và Luật áp dụng trong hoạt động thương mại;
§ Các nội dung của Luật thương mại Việt Nam 2005;
§ Các nội dung quan trọng của Luật thương mại quốc
tế;
§ Những căn cứ pháp lý vận dụng trong các hoạt động
thương mại cụ thể.
§ Các bài tập tình huống thực tế.
MỤC LỤC
§ Chương 1: Tổng quan chung về Thương mại
§ Chương 2: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực TM (đt)
§ Chương 3: PL về mua bán hàng hóa, dịch vụ
§ Chương 4: PL về xúc tiến TM
§ Chương 5: PL về trung gian TM
§ Chương 6: PL về logicstic, nhượng quyền TM
§ Chương 7: PL về sở hữu công nghiệp trong TM (đt)
§ Chương 8: PL về chế tài TM
§ Chương 9: Tổng quan về Luật TM quốc tế
§ Chương 10: Các nguyên tắc cơ bản của Luật TM QT (đt)
§ Chương 11: PL điều chỉnh một số lĩnh vực trong TMQT
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 3
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 4
Yêu cầu và phương pháp học
§ Sinh viên dự giảng đầy đủ các buổi giảng của giáo
viên để được giải thích cụ thể;
§ Thực hiện các bài tập và các bài kiểm tra trên lớp;
§ Tự nghiên cứu các tài liệu do giáo viên hướng dẫn;
§ Dự thi hết môn học.
§ Điều kiện dự thi: phải bảo đảm dự giờ tối thiểu 80%,
có tất cả các bài kiểm tra, bài tiểu luận đạt yêu cầu.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 5
Danh mục tài liệu cần tham khảo
§ Luật Thương mại 2005, Luật trọng tài 2010
§ Nghị định 17/2010/NĐ-CP
§ Nghị định 87/2009/NĐ-CP
§ Nghị định 23/2007/NĐ-CP
§ Nghị định 140/2007/NĐ-CP
§ Nghị định 12/2006/NĐ-CP
§ Nghị định 20/2006/NĐ-CP
§ Nghị định 35/2006CP/NĐ-CP
§ Nghị định 37/2006/NĐ-CP
§ Nghị định 72/2006/NĐ-CP
§ Nghị định 111/2006/NĐ-CP
§ Nghị định 158/2006/NĐ-CP
§ Nghị định 110/2005/NĐ-CP
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 6
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ PHÁP
LUẬT THƯƠNG MẠI
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 7
Sự phát triển của luật thương mại
trên thế giới
§ Các quy tắc trong thương mại xuất hiện từ rất sớm
Tập quán thương mại trong hoạt động hàng hải ở
Địa Trung Hải thời kỳ cổ đại:
• Hàng hóa của một thương nhân bị ném xuống
biển để tàu không bị đắm thì tổn thất đó sẽ do
tất cả các thương nhân có hàng trên tàu và chủ
tàu cùng chịu
• Thương nhân cầm cố tàu của mình để vay tiền
cho chuyến đi biển. Nợ gốc và lãi được trả phụ
thuộc vào tình trạng con tàu khi trở về. Lãi suất
là 24-36% (Lex Rhodia de jactu)
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 8
§ Vấn đề Luật áp dụng trong thương mại nói chung bao gồm:
• Pháp luật thương mại của mỗi quốc gia ban hành;
• Các Điều ước quốc tế;
• Các Hiệp định Thương mại song phương ;
• Các Hiệp định Thương mại khu vực ;
• Các Tập quán thương mại quốc tế: Incoterm, UCP
§ Nhận xét:
• Luật thương mại là trước hết là kết quả của thực tiễn thương
mại: giới thương nhân tự hình thành luật lệ điều chỉnh hoạt
động thương mại
• Nhà nước có vai trò (phải) công nhận và đảm bảo thực thi
• Tính không phân biệt đối xử - tính quốc tế - tính chung (hội
nhập kinh tế)
• Sự can thiệp của nhà nước tới mức độ nào là phù hợp ?
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 9
MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ, KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI & TIÊU DÙNG
HOẠT ĐỘNG
TIÊU DÙNG
HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ
MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ, KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI & TIÊU DÙNG
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 10
HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ
HOẠT ĐỘNG
TIÊU DÙNG
HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 11
MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ, KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI & TIÊU DÙNG
HOẠT ĐỘNG
TIÊU DÙNG
HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 12
MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ, KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI & TIÊU DÙNG
HOẠT ĐỘNG
TIÊU DÙNG
HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 13
§ Quan niệm hiện đại về thương mại
• Thuật ngữ “thương mại” được hiểu ở nghĩa rộng để
bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ có bản
chất thương mại ( nhằm mục đích sinh lời).
• Các quan hệ có bản chất thương mại gồm, nhưng
không giới hạn trong các giao dịch sau đây:
Bất cứ giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp hoặc
trao đổi hàng hóa, dịch vụ; Hợp đồng phân phối; Đại
diện hay đại lý thương mại; Sản xuất; Cho thuê; Xây
dựng; Tư vấn; Kỹ thuật; Li-xăng; Đầu tư; Tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm; Khai khoáng; Liên doanh hoặc
các hình thức hợp tác kinh doanh hay công nghiệp
khác; Vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng
đường không, đường biển, đường sắt hay đường bộ....
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 14
§ Thương mại trong Hiệp định Thương mại
Việt - Mỹ (BTA-2000):
• Thương mại hàng hóa
(Trade in goods)
• Quyền sở hữu trí tuệ
(Intellectual Property Rights)
• Thương mại dịch vụ
(Trade in Services)
• Phát triển quan hệ đầu tư
(Development of Investment Relation)
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 15
§ Thương mại trong Luật Thương mại 2005: (Điều 3.1)
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác
§ Thương mại trong Pháp lệnh Trọng tài Thương mại
2003:
Là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của
cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm
ØPháp luật thương mại là tổng thể các qui định của pháp
luật trong nước, các điều ước quốc tế, các tập quán
thương mại trong nước và quốc tế và cả pháp luật nước
ngoài nếu chúng có chức năng điều chỉnh theo qui định
của pháp luật hoặc được các bên lựa chọn áp dụng trong
trường hợp được phép cho quan hệ thương mại của họ.a
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 16
Luật thương mại, luật áp dụng trong thương
mại, Thương nhân
§ Luật của thương nhân (tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh
doanh) và các chủ thể hoạt động có liên quan đến thương
mại (công dân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước).
• Luật Thương mại áp dụng chủ yếu cho thương nhân
• Thương nhân là “người” thực hiện hoạt động thương
mại (kiếm lời) một cách thường xuyên, độc lập như
một nghề nghiệp và có đăng ký kinh doanh
§ Phạm vi của LTM là mua bán hàng hóa, dịch vụ, xúc
tiến thương mại, đầu tư, được thực hiện trong hoặc
ngoài lãnh thổ Việt Nam.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 17
LUẬT THƯƠNG MẠI 2005
Mối quan hệ với Bộ luật Dân sự
BỘ LUẬT DÂN SỰ
người quyền lợi
nhân thân tài sản
sở hữu thừa kế
hợp đồng hành vi trái PL
cá nhân pháp nhân
nghĩa vụ
LUẬT THƯƠNG MẠI
thương nhân hoạt động TM
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 18
§ Bộ luật Dân sự là luật chung - Luật Thương mại là luật riêng –
Các luật chuyên ngành cụ thể như: Đấu thầu, Giao dịch điện tử,
Dầu khí, Điện lực, Viễn thông
§ Hoạt động thương mại giữa thương nhân với thương nhân phải áp
dụng luật theo thứ tự ưu tiên như sau:
• Luật chuyên ngành nếu có luật chuyên ngành điều
chỉnh lĩnh vực đó;
• Luật Thương mại nếu không có luật chuyên ngành
hay luật chuyên ngành không có qui định;
• Bộ luật dân sự nếu Luật Thương mại không có quy
định.
§ Hoạt động thương mại còn có thể được điều chỉnh bởi các qui
định của các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và
pháp luật nước ngoài theo qui định tại điều 5-LTM 2005
Mối quan hệ giữa luật thương mại
với Bộ luật Dân sự và luật chuyên nghành
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 19
§ Người không phải là thương nhân cũng thực hiện hoạt động
thương mại
• Trường hợp anh nông dân Tí thu mua lúa của các nông dân
khác để bán cùng với lúa của mình
§ Thương nhân có những hoạt động không vì mục đích sinh lợi
trong để phục vụ cho nghề nghiệp của mình
• Trường hợp Công ty TACA (đăng ký kinh doanh xây dựng)
mua văn phòng phẩm
Nông dân Tèo Công ty TACA
lúa
bán mua
Ko ĐKKD
Mục đích tiêu dùng
Có ĐKKD
Mục đích lợi nhuận
ÁP DỤNG BỘ LUẬT DÂN SỰ HAY LUẬT THƯƠNG MẠI?
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 20
Luật Thương mại - hệ thống quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ phát sinh từ hoạt
động thương mại
LUẬT THƯƠNG
MẠI
THƯƠNG
NHÂN
HOẠT ĐỘNG TM
(HÀNH VI TM)
THỦ
TỤC,
ĐIỀU
KIỆN
ĐKKD
CÁC HÌNH THỨC
KD, CÁC QUYỀN
& NGHĨA VỤ
GIẢI THỂ,
PHÁ SẢN
HỢP ĐỒNG
MUA BÁN
HÀNG HÓA
DỊCH VỤ
CHẾ TÀI TRONG
THƯƠNG MẠI
KHÁC
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 21
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LTM 2005
§ Hoạt động thương mại trên lãnh thổ VN
§ Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ VN:
• Các bên thoả thuận chọn áp dụng LTMVN
• Luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà VN là thành
viên qui định áp dụng LTMVN
§ Hoạt động thương mại không nhằm mục tiêu lợi
nhuận của một bên trong giao dịch với thương nhân
thực hiện ở VN: nếu bên ko nhằm mục tiêu P lựa chọn
áp dụng LTMVN
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 22
Các nguyên tắc trong hoạt động thương mại
(điều 10"điều 15 LTM 2005)
§ Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của Thương
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
§ Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận.
§ Nguyên tắc áp dụng thói quen, áp dụng tập quán.
§ Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu
dùng.
§ Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp
dữ liệu.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 23
Tập quán thương mại
§ Tập quán thương mại
• thói quen
• được thừa nhận rộng rãi
trong hoạt động thương
mại trên một vùng, miền
hoặc một lĩnh vực thương
mại,
• có nội dung rõ ràng được
các bên thừa nhận để xác
định quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hoạt
động thương mại
§ Tập quán TM quốc tế
(Ấn phẩm 421 của ICC, UCP 600,
Incoterms 2000 .v.v.)
§ Thói quen trong hoạt động
thương mại
• quy tắc xử sự có nội dung
rõ ràng được hình thành
và lặp lại nhiều lần trong
một thời gian dài giữa các
bên,
• được các bên mặc nhiên
thừa nhận để xác định
quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng
thương mại
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 24
Án lệ
§ Án lệ
• các quyết định, đường lối giải thích và áp dụng pháp
luật của Tòa án
• về một điểm pháp lý nhất định
• và được Nhà nước (TA Tối cao) thừa nhận là khuôn
mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự
§ Án lệ khắc phục “lỗ hổng” của Luật
§ Án lệ không phải là một nguồn của Luật ở VN
§ Nghị quyết, Công văn, Báo cáo tổng kết hướng dẫn
hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân Tối cao?
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 25
THƯƠNG NHÂN
Thương nhân là “người” thực hiện hoạt
động thương mại:
•nhằm kiếm lời
•một cách thường xuyên, độc lập như một
nghề nghiệp
•và có đăng ký kinh doanh
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 26
§ Thương nhân Việt Nam là các tổ chức, cá nhân được
thành lập và đăng ký kinh doanh tại VN theo pháp
luật VN bao gồm mọi thành phần kinh tế (cả các DN
liên doanh & DN 100% vốn FDI).
§ Thương nhân nước ngoài là các chi nhánh, văn phòng
đại diện của các cty nước ngoài, các nhà đầu tư nước
ngoài được phép hoạt động tại VN theo các qui định
tại mục 3 chương 1 của LTM 2005.
§ Liên hệ môn Luật kinh doanh (đã học)
• Luật Doanh nghiệp 2005
• Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003
• Luật Hợp tác xã 2003
• Luật Đầu tư 2005
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 27
THƯƠNG NHÂN - ANH LÀ AI?
§ Bộ luật Thương mại Pháp: là người thực hiện những
hành vi thương mại mà đó là nghề nghiệp thường
xuyên của họ
§ Bộ luật Thương mại Mỹ 1997: là những người thực
hiện các nghiệp vụ đối với một loại hàng hoá nhất
định là đối tượng của hợp đồng thương mại
§ Điều 6-Khoản 1 LTMVN 2005: bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh
doanh
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 28
Các loại hình thương nhân phổ biến tại VN
§ Cá nhân KDCT, hộ gia đình (khoảng 3 triệu)
§ Các HTX, liên minh HTX (khoảng 200.000)
§ Các VPĐD, chi nhánh của TN nước ngoài tại VN
§ Doanh nghiệp Nhà nước (khoảng 2500)
§ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (khoảng 350000)
• DN tư nhân
• Cty hợp danh
• Cty TNHH nhiều thành viên (Cty liên doanh có vốn
FDI, Cty 100% vốn FDI)
• Cty TNHH một thành viên
• Cty cổ phần
• Tập đoàn kinh tế.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 29
THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
§ Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành
lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
§ Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện,
Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do
pháp luật Việt Nam quy định.
§ Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về
toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
của mình tại Việt Nam.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 30
QUYỀN & NGHĨA VỤ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
§ Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định
trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
§ Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
§ Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong
phạm vi mà Luật này cho phép.
§ Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã
giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng
Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân
nước ngoài.
§ Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 31
Quyền của Chi nhánh
§ Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung
hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi
nhánh và theo quy định của Luật này.
§ Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại
ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
§ Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
§ Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
§ Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập
theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 32
Nghĩa vụ của Chi nhánh
§ Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam;
trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải
được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
chấp thuận.
§ Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
§ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ø Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc
cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động
mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua
bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 33
BÀI TẬP 1
Trong số các thuật ngữ dưới đây bạn hãy chọn 6 danh từ
thích hợp để điền vào 6 vị trí ở sơ đồ bên
§ Thương gia
§ Thương nhân
§ Người kinh doanh
§ Người buôn vặt
§ Giới tiểu thương
§ Doanh nhân
§ Doanh nghiệp
§ Văn phòng đại diện & chi nhánh
thương nhân nước ngoài tại VN 6
4
3
2
1
5
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 34
BÀI TẬP 2
§ Doanh nghiệp
§ Doanh nghiệp quốc doanh
§ Doanh nghiệp tập thể
§ Doanh nghiệp dân doanh
§ Doanh nghiệp tư nhân
§ Cty TNHH nhiều thành viên
§ Cty TNHH một thành viên
§ Cty Hợp danh
§ Cty Cổ phần
§ Hợp tác xã
Trong số các thuật ngữ trên bạn hãy chọn danh từ thích hợp để điền
vào các vị trí ở sơ đồ bên
4
3
2
1
10
5
7
9
8
6
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 35
Chương 2:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI
(phần đọc thêm)
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 36
Chương 3:
PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 37
I. MUA BÁN HÀNG HÓA
§ Hoạt động mua bán hàng hóa được thông qua hợp đồng
– là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi
hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ.
§ Hợp đồng có thể bằng miệng, hành vi hoặc văn bản.
§ Hàng hóa lưu thông phải thỏa mãn yêu cầu của PL như
được phép lưu thông, bảo đảm chất lượng, có nhãn
mác, có xuất xứ
§ Mua bán hàng hóa qua biên giới phải theo đúng qui
định về xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, chuyển khẩu hàng hóa
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 38
1. Khái niệm hợp đồng
§ Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên về
việc chuyển giao một vật, làm hay không làm một công
việc
(Bộ luật Dân sự Pháp - Điều 1101)
§ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
(Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 - Điều 388)
§ Ký HĐ là hành vi pháp lý thể hiện ý chí tự nguyện
ràng buộc vào một hệ quả pháp lý nhất định
§ Hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 39
1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
“là một thỏa thuận theo đó một bên có nghĩa vụ giao vật
và bên kia có nghĩa vụ trả tiền cho vật đó”
Đ 1582 Bộ luật DS Pháp
• “việc mua bán được coi là hoàn thành và quyền sở hữu được
chuyển từ bên bán sang cho bên mua sau khi hai bên đã thỏa
thuận về vật bán và giá cả, dù vật chưa được giao và tiền chưa
được trả”
• “việc mua bán có thể được tiến hành không kèm theo điều kiện
hoặc kèm theo điều kiện phát sinh nghĩa vụ hoặc hủy bỏ nghĩa
vụ”
• “mọi thứ trong thương mại đều có thể được bán nếu những đạo
luật riêng biệt không cấm”
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 40
1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa (tt)
“là hợp đồng theo đó người bán chuyển giao hoặc
đồng ý chuyển giao quyền sở hữu hàng cho người mua
và nhận số tiền thỏa đáng”
Đ 2.1 Luật mua bán hàng hóa Vương quốc Anh
“là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn
bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên
bán”
Đ 428 Bộ luật DS CHXHCN Việt Nam
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 41
2. Giao kết hợp đồng
2.1. Điều kiện giao kết
2.1.1. Chủ thể
§ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (không thuộc diện bị pháp
luật cấm hoặc mất năng lực nhận thức);
§ Phải có đăng ký kinh doanh hoặc là đại diện hợp pháp ( đối
với thương nhân );
§ Có giấy phép ( nếu lĩnh vực kinh doanh theo luật phải có
giấy phép);
§ Được Nhà nước chỉ định nếu lĩnh vực kinh doanh và hợp
đồng do Nhà nước quy định chủ thể hợp đồng phải do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 42
2.1.2. Đối tượng hợp đồng
§ Là hàng hoá được phép lưu
thông hoặc XNK;
§ Là dịch vụ được phép thực hiện;
§ Là sở hữu trí tuệ được phép
chuyển giao (quyền tài sản);
§ Là hình thức và lĩnh vực đầu tư
không bị cấm hoặc được phép
thực hiện.
Ø Mục đích và nội dung của giao
dịch không vi phạm điều cấm
của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 43
2.1.3. Hình thức và nội dung hợp đồng
§ Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản,
bằng hành vi cụ thể, các bên đựợc tự do lựa chọn loại trừ :
• Trong trường hợp pháp luật có quy định thì tuân theo quy
định của pháp luật :
• Theo hình thức nhất định của hợp đồng
• Hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản có công chứng
hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép (BLDS
2005 - Điều 401)
“văn bản” có nghĩa là bất kỳ hình thức thông tin
nào ghi chép nội dung của HĐ có khả năng
được sao chép lại dưới dạng hữu hình-
K15,Đ3,LTM 2005
§ Hình thức HĐ là điều kiện có hiệu lực của HĐ trong trường
hợp PL có qui định -K2Đ122 BLDS
VD: HĐ mua bán nhà phải lập thành văn bản và công chứng
hoặc chứng thực –Đ450 BLDS.
09/09/2010 Nguyễn Thái Bình 44
2.1.3. Hình thức và nội dung hợp đồng
§ Các điều khoản cơ bản phải thoả thuận trong hơp đồng phải theo
đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra tùy theo nhu cầu của các
bên mà thỏa thuận thêm, không giới hạn.
§ Các loại điều khoản trong hợp đồng
• Điều khoản chủ yếu (Đối tượng hợp đồng, Số lượng, Giá
cả)
• Bắt buộc phải có trong hợp đồng
• Xác định được có hay không có hợp đồng
• Điều khoản thườn