Đề cương môn - Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

Câu 1: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa? *. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: * Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung cơ bản như sau: + Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. + Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng là: - Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. - Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ tài sản lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 tiếng. - Về văn hoá - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá. + Lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến; phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân việt… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến …) thì phải đánh đổ. + Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. + Quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. * Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp, thấm đượm tinh thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này. Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính cách mạng và tính khoa học, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. *. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước - Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng giai cấp, đường lối lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ 20. Đó là bước ngoặc vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp vô sản ở nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. - Đảng ra đời đã làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, tranh thủ được sử ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang, mở đầu là Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

doc61 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn - Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. I. Hàng hóa. 1. Hai thuộc tính của hàng hóa. Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “hàng hóa có giá trị vì nó có giá trị sử dụng, giá trị sử dụng càng lớn thì giá trị càng cao”. Đó là ý kiến hoàn toàn sai. Để cm cho nhận định rằng ý kiến trên sai ta đi phân tích 2 pham trù giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa Hàng hóa là sp của lao động, thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hoặc mua bán * Giá trị sử dụng của hàng hóa: Giá trị của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. vd gạo dung để ăn vải dung để mặc.. Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa - giá trị sử dụng – thuộc tính TN của vật quy định giá - giá trị sử dụng thuộc phạm trù vĩnh viễn - giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi tiêu dùng( tiêu dùng cho sx và tiêu dùng cho cá nhân) -Hàng hóa có thể có 1 hay nhiều công dụng - hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú, hiện đại và thuận tiện, là do nhu cầu đò hỏi và KH công nghệ cho phép - giá trị sử dụng của hàng hóa tạo thành nội dung của của cải vật chất và là cơ sở để cân đối về mặt hiện vật - giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sd xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hóa ko phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xh, thông qua trao đổi mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xh, làm cho sp của mình đáp ứng được nhu cầu của xh * giá trị của hàng hóa Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng mà những GTSD khác nhau trao đổi với nhau VD: 1 cái rìu = 20kg thóc Trong phương trình trao đổi trên có 2 câu hỏi đặt ra + 1 là tại sao rìu và thóc là 2 hàng hóa có giá trị sử dụng khac nhau lại trao đổi được với nhau? + 2 là tại sao chúng lại trao đổi với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định Trả lời cho câu hỏi thứ nhất: 2 hàng hóa rìu và búa có thể trao đổi được với nhau vì giữa chúng có cơ sở chung. Cơ sở chung đó ko thể là giá trị sử dụng của hàng hóa vì công dụng của chúng khác nhau. Cơ sở chung đó là các hàng hóa đều là sp của lao động. sp của lao đọng do lđ xh hoa phí để sx ra những hàng hóa đó Trả lời cho câu hỏi thứ 2: thực chất các chủ thể trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lđ chứa đựng trong những hàng hóa đó Trong vd trên người thợ rèn làm ra cái rìu mất 5 h lao động, người nông đân làm ra 20kg thóc cũng mất 5h lao động. trao đổi 1 cái rìu lấy 20kg thóc thực chất là trao đổi 5h sx ra 1 cái rìu lấy 5h sản xuất ra 20kg thóc. Lao động hao phí để sx ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa. Từ phân tích trên ta thấy: Giá trị hàng hóa là lao động xh của người sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đặc trưng của giá trị hàng hóa là: - Giá trị hàng hóa là 1 phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sx có sx và trao đổi hàng hóa - Giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ sx, tức là những quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa. Trong nền kt h² dựa trên những chế độ tư hữu về tư liệu sx, quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giưa vật với vật. hiện tượng vật thống trị người được gọi là sự sung bái hàng hóa, khi tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự sung bái này là sung bái tiền tệ Về mặt phương pháp luận, ta đi từ gí trị trao đổi, nghĩa là đi từ hiện tượng bên ngoài, từ cái giản đơn, dễ thấy để lần mò ra vết tích của giá trị, nghĩa là cái bản chất bên trong của s, hiện tượng. giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cuang thay đổi theo. Nghiên cứu 2 thuộc tính hàng hóa, chúng at rút ra được những phương pháp luận sau: - hàng hóa (thông thường hay dặc biệt) đều có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì không phải là hàng - 2 thuộc tính của hàng hóa là sự thống nhất trong mâu thuẫn. Thống nhất vì nó cùng 1 lao động sản xuất ra hàng hóa, nhưng lao động sx ra hàng hóa lại có tính chất 2 met. lđ cụ thể tạo ra giá trị sử dụng; lđ trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị đối lập với nhau, biểu hiện của sự đối lập giữa chúng là: - Thứ nhất, người sx ra hàng hóa có gtsd nhất định. Nhưng trong kinh tế hàng hóa, người sx tạo ra gtsd ko phải cho mình mà cho người khác, cho xh. Mục đích sx của họ ko phải gtsd mà là gt, lf tiền tệ là lợi nhuận. cho dù người sx sx ra đồ chơi trẻ em hay thuốc chữa bệnh thì đối với họ điều đó không quan trọng, mà điiều quan trọng là những hàng hóa đó đem lại cho họ bao nhiêu tiền tệ, bao nhiêu lợi nhuận Đối với người tiêu dùng, người mua, mục đích của họ là GTSD, nhưng để có đc GTSD nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ thì họ phải trả giá trị, trả tiền tệ cho chủ của nó. Như vậy ng sx, ng bán cần tiền còn ng mua, ng tiêu dùng cần hàng. Qúa trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa là 2 quá trình khác nhau ko diễn ra đồng thời. Muốn thực hiện giá trị của hàng hóa phải trả tiền cho người sd… Như vậy, >< đó làm cho các chủ thể kt và nền kt năng động và linh hoạt, suy đến cùng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kt , nâng cao đ/s nd ở trình độ văn minh hơn. - Thứ hai, hàng hóa sx đến tiêu dùng ko đồng nhất với nhau về thời gian và ko gian. Đvới ng sx đó là thời gian vốn nằm trong hàng hóa, chưa bán đc để thu tiền về đẻ tái sx tiếp tục. Lãi ngân hàng chưa trả đc; nguy cơ hàng hóa bị hao mòn vô hình, chưa kể đến phải bảo quản, kiểm kê, chứa đựng khả năng khủng hoảng kt … Đv người tiêu dùng chưa mua đc hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu, hơn nữa thời gian cần có hàng hóa ko dc đáp ứng…Nghĩa là qtr thực hiện giá trị và GTSD khác nhau về t/g và ko gian. Muốn xích lạ thời gian và ko gain giữa ng sx và ng tiêu dùng, các chủ thể kt tìm mọi cách, mọi biện pháp, như hợp đồng kt, lien doanh, lk mở rộng mạng lưới sx và tiêu thụ và các phương pháp bán hàng phù hợp. - Thứ ba, trong kt h² được sx ra có thể bán được hay ko bán được. Nếu hàng hóa bán được, >< giữa 2 thuộc tính đc giải quyết và ngược lại. * Ý nghĩa phương pháp luận: Chúng ta đang trong thời kì phát triển KTTT, kt h². Hàng hóa sx ra để bán chứ ko phải để tự tiêu dùng. Do đó: Đối với người sx khi luôn mong muốn thu đc nhiều lợi nhuận phải quan tâm đến 2 thuộc tính của hàng hóa. Tức là phải làm ra nhiều hàng hóa, phong phú vè chủng loại, công dụng ngày càng nhiều, từ đó để giảm giá giá trị hàng hóa để thu hút ng mua, tăng sức cạnh tranh. Bằng cách cải tiến quy trình KT càng hiện đạii, nâng cao trình độ cho ng lđ, đổi mới tổ chức quản lí sx. Đối với ng tiêu dùng, khi chỉ quan tâm đến giá trị sd thì phải trả trị cho người sở hữu. Từ đó phải có biện pháp để tăng thu nhập, tăng khả năng thanh toán. 2. Tính 2 mặt của lđsx hàng hóa. Hàng hóa có 2 thuộc tính không phải do có 2 thứ lđ khác nhau kết tinh trong nó, mà là do l đ của người sx h2 có t/c 2 mặt: vừa mang t/c cụ thể ( l đ cụ thể), lại vừa mang t/c trừu tượng(l đ trừu tượng). C. Mac là người đầu tiên phát hiện ra t/c 2 mặt đó. * L đ cụ thể: Lđ cụ thể là l đ có ích dưới dạng 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi l đ cụ thể có thể có m đ, ph2 công cụ l đ , đối tượng l đ và kq l đ riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại l đ cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, l đ của người thợ may và l đ của người thợ mộc là 2 loại l đ cụ thể khác nhau, l đ của người thợ may có m đ là làm ra quần áo chứ o phải là bàn ghế; còn ph2 là may chứ ko phải bào của; có công cụ l đ là kim, chỉ, máy may chứ ko phải là cái cưa, cái bào…; và l đ của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc còn l đ của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi… Điều đó có nghĩa là : l đ cụ thể tạo ra g trị sd của h2. Trong xh có nhiều loại h2 với những GTSD khác nhau là do có nhiều loại l đ cụ thể khác nhau. Các l đ cụ thể hợp thành hệ thống phân công l đ xh. Cùng với sự phát triển của KH-KT, các hình thức l đ phân công l đ xh. Cùng vói sự phát triển của KH-KT, các hình thức l đ cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú nó phản ánh trình độ phát triển của phân công l đ xh. GTSD là phạm trù vĩnh viễn vì vậy l đ cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm, nó làm một đ k ko thể thiếu (.) bất kì hình thái kt-xh nào. L đ cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của GTSD do nó sx ra. GTSD của các vật thể h2 bao giờ cũng do 2 nhân tố hợp thành: vật chất và l đ. L đ cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của v/c, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người mà thôi. * Lđ trừu tượng. L đ trừu tượng là l đ của người sx h2 khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức l đ( tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sx h2 nói chung. L đ của người thợ mộc và l đ của người thợ may, nếu xét về mặt l đ cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang 2 bên thì chúng chỉ còn có 2 cái chung, đểu phải tiêu hao sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người. L đ trừu tượng chính là l đ hp đông chất của con người. Chính lđ trừu tượng của người sx h2 mới tạo ra g trijcuar h2. Như vậy, có thể nói, g trị của h2 là lđ trừu tượng của người sx h2 kết tinh (.) h2 . Đó cũng chính là mặt chất của GT h2. Vì vậy, Lđ trừu tượng là 1 phạm trù l sử riêng có của sx h2. Tính chất 2 mặt cảu lđ sx h2 p/á t/c tư nhân và t/c xh của l đ của người sx h2. Như trên đã chỉ ra, mỗi người sx h2 sx cái j, sx ntn là viêc riêng của họ. Vì vậy, l đ đó mang t/c tư nhân và l đ cụ thể của họ là biểu hiện của l đ tư nhân. Đòng thời, l đ của sx h2 là l đ xhvì nó là 1 bộ phận của toàn bộ l đ xh trong hệ thống phân công l đ xh. Phân công l đ xh tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người và người sxh2. Họ làm việc cho nhau, thông qua trao đổi h2. Việc trao đổi h2 o thể căn cứ vào l đ cụ thể mà phải quy l đ cụ thể về l đ chung đồng nhất – l đ trừu tượng. Do đó, l đ trừu tượng là biểu hiện của l đ xh. Giữa l đ tư nhân và l đ xh có >< đó dược biểu hiện cụ thể trong 2 TH sau: - Sp do những người sx h2 riêng biệt tạo ra có thể ko ăn khớp với nhu cầu của xh( hoặc o đủ để cung cấp cho xh hoặc vượt quá nhu cầu của xh…) khi sx vượt quá nhu cầu của xh, sẽ có 1 số h2 o bán được tức o thực hiện được giá trị. - Mức tiêu hao l đ cá biệt của người sx h2 cao hơn so với mức tiêu hao mà xh có thể chấp nhận khi đó h2 cũng không bán được hoặc bán được nhưng ko thu hồi đủ chi phí l đ bỏ ra. >< đó mà sx h2 vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng. 3. Lượng giá trị hàng hoá Câu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng GT h2. Ý nghĩa ph2 luận * Gtrị h2 là lđ của người sx h2 kết tinh (.) h2. Lg GT h2 do lg lđ hp để sx ra h2 quyết định lg lđ hp đc tính theo t/g lđ (phút; giờ; ngày; tháng) Có nhiều người cùng sx 1 h2. do đk sx khác nhau, tay nghề, chuyên môn, năng suất lđ … ko giống nhau, vì thế, hp lđ cá biệt tạo thành gtrị xh. Gt xh o được tính bằng t/g lđ cá biệt mà được tính = t/g lđ xh cần thiết. T/g lđ xh cần thiết là t/g cần để sx 1 h2 (.) đk sx TB, với trình độ thành thạo TB và 1 cường độ lđ TB. Trong thực tế, t/g lđ xh cần thiết là t/g lđ cá biệt của người sx cung cấp đại bộ phận h2 trên TT qđ: Cơ cấu lg gtrị h2 gồm 3 bộ phận w=C+v+m trong đó: w:gtrị c: gtrịTLSX đa hp, bao gồm c1: khấu hao gtrị máy móc thiết bị c2: gtrị ng, nhiên vliệuđã hp v: gtrị sức lđ hay tiền lương m: gtrị của sp thặng dư Hay cơ cấu gtrị bgồm 2 bộ phận : Gtrị cũ (c)+gtrị mớí(v+m) * Những nhân tố ảnh hưởng đến gtrị h2… T/g lđ xh cần thiết là 1 đại lượng ko cố định. Thước đo diễn biến thì lg gtrị h2 diễn biến. Lg gtrị h2 phụ thuộc vào các nhân tố cơ bản sau: 1, Năng suất lđ Năng suất lđ là năng lực sx của người lđ nó được tính bằng số lượng sp sx ra trong 1 đv t/g hay t/g hp để sx ra 1 đv sp Các chỉ tiêu tính năng suất l đ, năng suất lđ cá nhân, năng suất lđ tập thể( nhóm), và quan trọng nhất là năng suất lđ xh. Năng suất lđ kế hoạch và năng suất lđ thực tê; năng suất lđ tính bằng hiện vật và = tiền tệ. Đến lượt mình năng suất lđ phụ thuộc vào 5 cụm nhân tố cơ bản sau: - Trình độ người lđ( sức khoẻ, năng lực, trình độ, kinh nghiệm…) - Phạm vi t/d của TLSX. - Sự phát triển của KH công nghệ và ứng dụng chúng vào sx. - Đk tự nhiên. Tuỳ đk và h/c cụ thể, muốn nâng cao năng súât lđ, cần tận dụng tất các nhân tố trên Lg gtrị h2 TLT với t/g lđ sx ra h2, nghĩa là t/g lđ càng dài thì gtrị h2 càng lớn; ngựoc lạu, lượng giá trị h2 TLN với năng suất lđ. Nghĩa là năng suất lđ càng cao thì tổng gtrị( tổng chi phí sx h2) ko dổi, nhưng lượng gtrị 1 hàng hoá càng giảm, nghĩa là gtrị h2: c+v+m giảm xuống, trong đo c( gtrị TLSX đã hp) có thể tăng, giảm hoạc giữ nguyên của c. 2, Cường độ lđ. Cường độ lđ là đại lg chỉ mức độ hp sức lđ (.) 1 đv t/g. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lđ. Tăng cường độ lđ về thực chất cũng giống như kéo dài ngày lđ. Vì vậy, tăng cường độ lđ thì tổng gtrị của h2 tăng lên, nhưng gtrị 1 h2 ko đổi. So sánh năng suất lđ và tăng cường độ lđ : - Giống: chúng đều dẫn đến lg sp sx ra (.) 1 đv t/g tăng lên. - Khác: + Tăng năng suất lđ làm cho lg sp (h2) sx ra (.) 1 đv t/g tăng lên, nhưng làm cho gtrị của 1 đv h2 giảm xuống. Hơn nữa, tăng năng suất lđ có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kĩ thụât, do đó, nó gần như là 1 yếu tố có “ sức sx” vô hạn. + Tăng cường độ lđ, làm cho lg sp tăng lên (.) 1 đv t/g nhưng gtrị của 1 đv h2 o đổi. Hơn nữa tăng cường độ lđ phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần ngừoi lđ, do đó, nó là yếu tố của sức sx có gh nhất định. Tăng năng suất lđ có ý nghĩa tích cực hơn đv sự phát triển kt. 3. Mức độ phức tạp của lđ. Một h2 nào đó có rất nhiều người sx. Nhưng đk, trình độ, tay nghề o giống nhau. Lđ giản đơn và lđ phức tạp là thứoc đo để phân bịêt sự khác nhau đó. Lđ giản đơn là lđ của người sx chỉ cần có sức lđ, o được đào tạo ( lđ phổ thông). Trong 1 dsdv t/g lđ giản đơn tạo ra 1 lg gtrị h2 rất nhỏ. Lđ phức tạp là lđ của người sx được học tập, đào tạo có trình độ chuyên nghiệp vụ nhất định, trong 1 đv t/g nó tạo ra 1 lg GT h2> lđ giản đơn. Trong trao đổi, người ta lấy lđ giản đơn TB làm đv tính toán và quy tất cả lđ phức tạp thành lđ giản đơn trung bình cần thiết. Ý nghĩa phương pháp luận. II. QUY LUẬT GIÁ TRỊ. Câu 5: Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị. Ý nghĩa. 1. Nội dung và tác động. Quy luật gtrị là qluật kt cơ bản của sx và lưu thông hàng hoá. Ở đâu có sx và trao đỏi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác động của quy luật gtrị. Những yêu cầu của qluật gtrị: Thứ nhất, theo qluật này sx hàng hoá được thực hiện theo hao phí lđ cần thiết, nghĩa là tiết kiệm lđ (cả lđ QK và lđ sống) nhằm : đvới 1 hàng hoá, gtrị của của ó phải nhỏ hơ oặc bằng thời gian lđ xh cần thiết để sx ra hàng hoá đó, tức là giá cả thị trường của hàng hoá. Cụ thể là hao phí lđ tạo thành gtrị cá biệt của hàng hoá phải nhỏ hơn giá cả của nó thì ngwoif sx có lãi, nếu = thì hoà vốn, nếu hp lđ cá biệt > giá cả thị trường thì bị lỗ. ĐV nhiều hàng hoá, thì tổg số hplđ sx ra tổng số hàng hoá phải phù hợp với quy mô nhu cầu có khả năng thanh toán của xh, hay sức mua của đồng tiền. Thứ hai, trong trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí cho người sx (tát nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thơid gian lđ xh cần thiết, chứ ko phải bất kì chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để táo sx mở rộng. Sự vận động của qluật gtrị thông qua sự vận động của giá cả của hàng hoá. Gía cả tách rời gtrị, lên xuống xoay quanh gtrị lấy gtrị làm cơ sở. Thông qua sự hoạt động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật gtrị. Gía cả là sự biểu hiện bằng tiền của gtrị hàng hoá. G/cả là phạm trù trung tâm của kt hàng hoá, là phong vũ biểu trong nền kt, nó có chức năng thông tin, tính toán gtrị hàng hoá, là mênh lệnh đối với người sx và tiêu dùng. Cơ chế tác động của quy luật gtrị phát sinh tác động trên TT thông qua cạnh tranh, cung cầu, mua bán, giá cả, sức mua của đồng tiền... làm cho các chủ thể kt và nền kt vận động, phát triển. * Tác động của quy luật giá trị: Thứ nhất, tự phát điều tiết sx và lưu thông hàng hoá. Tự phát điều tiết sx thông qua qhệ cung cầu và g/cả trên TT. - Cung giá cả > gtrị, nghĩa là hàng hoá sx có lãi, g/cả cao hơ gtrị kích thích mở rộng và đẩy mạnh sx để tăng cung; ngược lại, cầu giảm vì gía tăng. - Cung > cầu, sp sx ra quá nhiều so với nhu cầu, g/cả < gtrị, sx ko có lãi. Thực tế đó buộc người sx phải quyết định gừng hoặc giảm sx; ngược lại, giá giảm kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cung tăng. - Cung cầu tạm thời cân bằng, g/cả = gtrị. Trên bề mặt kt, người ta thường gọi đó là bão hoà. Khi nhân tố cung cầu, g/cả biến động, thì qhệ cung cầu và g/cả cũng biến động theo. Sự tác động trên của qluật gtrị tự phát dẫn đến sự di chuyển sức lđvà TLSX vào hàng hoá có lãi cao. - Điều tiết lưu thông: thông qua cơ chế cung cầu và giá cả mà nguồn hàng, luồng hàng, mặt hàng, chủng loại hàng... được khơi thông, khơi sâu hay tắc nghẽn. Dòng chảy của hàng hoá từ nơi giá thấp đến nơi giá cao, từ nơi có nhiều hàng đến nơi có ít hàng, nghĩa là quy luật gtrị điều tiết lưu thông hàng hoá trên thị trường. Thứ hai, tự phát kích thích LLSX phát triển. Phần trên chúng ta dã n/c các nhân tố ảnh hưởng đến lượng GT hàng hoá, đã luận giải là: khi NS lđ tăngthì khối lượng sp tăng, gtrị 1 đv h² sẽ giảm, con khi giá cả giảm thì kích thích cầu tăng, hàng hoá bán được nhiều hơn, tổng lợi nhuận thu được nhiều hơn. Việc nâng cao NS lđ phụ thuộc vào 5cum nhân tố trên, trong đó 3 nhân tố đầu thuộc về những nhân tố phát rtiển LLSX. Nói cách khác, người sx phải tìm mọi cách để nâng cao năng suất lđ cá biệt, giảm gtrị cá biệt so với gtrị xh của hàng hoá, để thu lợi nhuận siêu ngạch. Muốn vậy, người lđ luô luôn nâng cao trình độ, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ. DN AD KH, CNghệ mới vào sx.. tức là làm cho các nhân tố của LLX phát triển. Thứ ba, tự phát bình tuyển, phân hoá và phát sinh QHSX TBCN. Kt hàng hoá với cơ chế thị trường tự nó bình chuyển, sàng lọc yếu tố người của nền kt. ĐV ng lđ, cạnh trnh và yêu cầu cua sx kinh doanh đòi hỏi tự hoàn thiện mình toàn diện, nếu không sẽ bị đào thải. Đv giám đốc, với bạn hàng, với đối tác, quy luật gtrị chon lọc khắt khe tuân theo nguyên lí của kt TT là “ ai là ai là ai cũng như ai”. Sự tác động của quy luật tất yếu lựa chọn những người đứng vững và chiến thắng trong cạnh tranh sẽ trở thành các ông chủ giàu có; ngược lại, những người những ng những DN bị cạnh tranh loại bỏ ko tránh khỏi phá sản nghèo đi. 2. Ý nghĩa phương pháp luận. Quy luật giá trị có giá trị tích cực đối với nền kt, thể hiện ở chỗ nó buộc các chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo trogn sx, kinh doanh; phảìm cách nâng cao năng suất lđ các biệt, giảm chi phí sx đẻ hạ giá thành sp; tìm đến ngành, lĩnh vực có lợi thế cho mình đến mặt hàng có nhiều ng cần. Dưới tác động của qluật gtrị buộc các chủ thể phải cạnh tranh với nhau, điều này làm cho LLSX ngày càng phát triển, kích thích toàn bộ kĩ thuât và công nghệ. Qluật còn có tđbình tuyển ng sx, nhờ đó chọn ra ng sx có năng lực, tài kd, biết làm giàu, đồng thời loại bỏ những ng kém cỏi, buộc ng kém cỏi phải tích cực hơn nếu ko muốn trở thành nghèo khó. Từ đó chúng ta cần tôn trọng và phát huy vai trò tự điều tiết của qluật gtrị để phân bổ các nguồn lực của xh cho các ngành, lĩnh vực 1 cách hợp lí, linh hoạt và có hiệu quả, xd các vùng kt chuyên môn hoá, lựa chọn việc đổi mới công nghệ, định hướng đào tạo nguông lực, đẩy CNH-HĐH và thúc đẩy phát triển nền kt thị trường. Tuy nhiên, QL gtrị cũng có nhiều tđ tiêu cực. Đó là, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng kt, các bệnh kt khác có cơ hội phát triển, sự bất bình về thu nhập trong xh, tác đọng tiêu cực làm ảnh hưởng đến tiến bộ xh. Đồng thời, còn có khủng hoảng thừa nếu ng sx tự do điều tiết sx 1 cách bừa bãi; sd thủ đoạnn trong kd; hàng nhái, kém chất lượng
Tài liệu liên quan