Hiểu biết :
- Biết thống kê công việc, nhiệm vụ thường ngày của chức danh phục vụ cơm nước theo thứ tự thời gian. tại một cung cầu đường?
- Nắm vững công thức, quy trình, kỹ thuật chế biến một số món ăn phổ thông.
-Biết cách tổ chức sắp xếp công việc gọn gàng khoa học đối với mặt bằng làm việc nơi mình đang công tác.
Làm được :
- Làm những công việc hàng ngày của công nhân phục vụ ăn uống.
- Làm được các công việc sơ chế thô và sơ chế tinh các nguyên vật liệu phục vụ cho chế biến món ăn phổ thông.
- Chế biến được một số món ăn phổ thông bằng những phương pháp giản đơn: luộc, ninh, kho, xào .
17 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn luyện hệ phục vụ ăn uống bậc 1/7 lên bậc 2/7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 1/7 LÊN BẬC 2/7
Hiểu biết :
- Biết thống kê công việc, nhiệm vụ thường ngày của chức danh phục vụ cơm nước theo thứ tự thời gian. tại một cung cầu đường?
- Nắm vững công thức, quy trình, kỹ thuật chế biến một số món ăn phổ thông.
-Biết cách tổ chức sắp xếp công việc gọn gàng khoa học đối với mặt bằng làm việc nơi mình đang công tác.
Làm được :
- Làm những công việc hàng ngày của công nhân phục vụ ăn uống.
- Làm được các công việc sơ chế thô và sơ chế tinh các nguyên vật liệu phục vụ cho chế biến món ăn phổ thông.
- Chế biến được một số món ăn phổ thông bằng những phương pháp giản đơn: luộc, ninh, kho, xào..
ĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 2/7 LÊN BẬC 3/7
Hiểu biết :
- Nắm được tính chất và công dụng của các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu ăn uống, để xây dựng thực đơn.
- Năm vững công thức, quy trình, kỹ thuật chế biến các món ăn phổ thông và một số món ăn ở địa phương ( đặc sản ).
- Biết tính giá thành thực đơn và chi phí một ngày ăn tại một Cung cầu đường.
Làm được :
- Làm thành thạo các việc sơ chế tinh các nguyên liệu phục vụ cho chế biến món ăn địa phương và một vài địa phương khác.
- Định lượng hợp lý các loại gia vị để tẩm ướp nguyên liệu tạo được mùi vị đặc trưng của các món ăn đặc sản địa phương.
- Pha chế được nước chấm phù hợp với món ăn địa phương.
- Biết tính giá thành thực đơn và chi phí một ngày ăn tại một Cung cầu đường.
ĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 4/7 LÊN BẬC 5/7
Hiểu biết :
- Nắm được thành phần hóa học các nguyên vật liệu để xây dựng các loại thực đơn. Nắm vững công thức và quy trình kỹ thuật chế biến các món ăn địa phương và một số món ăn của địa phương khác.
- Biết phương pháp tính toán theo yêu cầu kế hoạch chuẩn bị cho buổi liên hoan, ăn tươi và nhu cầu nguyên liệu để chế biến hằng ngày. Trình bày một số dụng cụ phục vụ thông dụng chế biến hàng ngày.
- Biết cách tổ chức lao động khoa học cho một tổ sản xuất hay một ca làm việc và nắm vững chức trách của tổ trưởng bếp.
Làm được :
- Làm được việc sơ chế thô nguyên liệu phục vụ cho chế biến món ăn của địa
phương và một vài đại phương khác. Sơ chế tinh phục vụ cho chế biến món ăn đặc sản đại phương theo đúng quy trình kỹ thuật và yêu cầu mỹ thuật món ăn.
- Biết tỉa một số loại đơn giản từ củ quả để trang trí các món ăn đặc sản địa phương.
- Chế biến thành thạo các món ăn phổ thông địa phương; một vài món ăn đặc địa phương khác; đảm nhận được việc chế biến cho bữa tiệc quy mô dưới 100 người ăn.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ sản xuất, dụng cụ ăn uống phổ thông và một số thiết bị hiện có.
- Trường hợp nấu ăn ở bếp ăn tập thể thì phải:
+ Xây dựng được các loại thực đơn phù hợp với các mức ăn khác nhau.
+ Chế biến thành thạo nhiều món ăn phổ thông ít tiền và thường xuyên thay đổi món ăn đảm bảo ăn ngon, ăn đủ tiêu chuẩn.
+ Sử dụng được những dụng cụ lớn, đảm bảo phục vụ ăn đông người, ăn nóng và đúng giờ.
ĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 5/7 LÊN BẬC 6/7
Hiểu biết :
- Nắm được công thức và quy trình kỹ thuật chế biến các món ăn đặc sản ở địa phương, và một số món ăn đặc sản ở địa phương khác. Nắm được các phương pháp làm chín thực phẩm.
- Biết nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng để tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất hàng ngày. Nắm được tâm lý thị hiếu của đối tượng tiêu dùng ra các loại sản phẩm hàng ngày.
- Biết tính toán khẩu phần ăn hợp lý cho một bữa ăn thông thường, bữa tiệc phù hợp với số tiền định trước.
Làm được :
- Làm thành thạo việc sơ chế tinh một số loại nguyên liệu để chế biến món ăn đặc sản đòi hòi kỷ thuật cầu kỳ.
- Pha chế được nước chấm phù hợp với món ăn đặc sản địa phương và món ăn đặc sản đòi hỏi kỹ thuật cầu kỳ.
- Tỉa thành thạo các loại hoa bằng củ, quả ở dạng phức tạp để trang trí món ăn
và trang trí ở phòng ăn.
- Chế biến thành thạo các món ăn đặc sản địa phương và nhiều món ăn đặc
sản địa phương khác: đảm nhận việc chế biến cho bữa tiệc với quy mô từ 100 đến
200 người ăn.
- Tạo dáng tăng vẻ đẹp và giá trị một số món ăn.
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị sản xuất như điện, cơ, lạnh hiện có trong
cơ sở sản xuất và các dụng cụ ăn uống phù hợp với tính chất của từng sản phẩm.
- Tính toán thông thạo các loại nguyên liệu để xây dựng các loại thực đơn.
- Quản lý, điều hành, được công việc của 1 tổ sản xuất.
- Trường hợp nấu ăn ở đơn vị các món ăn chuyên sâu phải.
+ Chế biến được theo quy trình kỹ thuật có bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với khẩu vị của từng loại đối tượng.
+ Là nhưng món ăn nổi tiếng của địa phương và được công nhân ca ngợi.
+ Là món ăn ngon nhưng giá cả không đắt.
- Trường hợp nấu ăn ở bếp ăn tập thể thì phải:
+ Xây dựng thành thạo kế hoạch sản xuất, kế hoạch thực đơn phù hợp với các loại lao động khác nhau, các chế độ ăn khác nhau và phù hợp với khẩu vị ăn của từng đối tượng.
+ Có nhiều kinh nghiệm cải tiến cách nấu món ăn, sử dụng tổng hợp, phối hợp nguyên liệu để tạo món ăn có chất lượng, giá thành hạ.
ĐỀ THI NÂNG BẬC HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 1/7 LÊN BẬC 2/7
Câu 1: Hãy thống kê công việc theo thứ tự thời gian trong ngày của công tác phục vụ ăn uống tại một Cung cầu đường ( 5 đ )
Câu 2: Cho nguyên liệu cải cúc: 0,5kg; cá rô to : 0,3kg; gừng, nước mắm, mì chính, muối. Hãy trình bày cách làm để có canh cải cúc nấu cá rô với yêu cầu cảm quan: Nước canh trong, rau xanh, thơm mùi gừng ngọt, vị vừa ăn, nước nhiều hơn cái, rau chín tới không nhũn.( 5 đ )..
Đáp án:
Câu 1: Công việc theo thứ tự thời gian trong ngày của công tác phục vụ ăn uống tại Cung cầu đường đường được thống kê cụ thể như sau:
5 giờ sáng: Nấu cơm phục vụ bữa sáng, nầu nước để đem ra hiện trường.
5giờ 45 : Dọn cơm lên mâm cho tập thể Cung, san nước vào achnh hoặc bình đựng.
5h50: Quét dọn phòng tập thể, sân, vườn đến 7 giờ
7h giờ - 7h 30 : Dọn rửa chén bát
7g30 – 9giờ: Đi chợ.
9giờ - 11 giờ: Chế biến thức ăn, nấu cơm nước,
11giờ - 13 giờ : Đem cơm nước ra hiện trường.
13h 30 – 14h 30: Rửa chén bát, dọn dẹp trong nhà bếp, quét các phòng.
14g 30- 16g00: Nghỉ tay.
16h – 18 giờ : Chuẩn bị cơm nước buổi chiều.
18giờ 00 : Dọn cơm và thức ăn lên bàn.
18giờ 45- 19giơ 00 : Dọn dửa chén bát, quét dọn nhà bếp sau đó nghỉ đêm,
Câu 2: cách làm:
Cải cúc nhặt sạch, rửa kỹ, cắt khúc ngắn.
Cá rô đánh vảy, mổ bỏ ruột, rửa sạch, cặp vào vỷ, nướng trên than hoa cho chín vàng.
Đun sôi nước, đập dập gừng cho cá vào đun sôi một lúc, vớt ra gỡ lấy yhịt ướp nước mắm, gừng và xương, đầu cá đổ lại vào nước luộc , đun kỹ rồi lọc lấy nước trong.
Đun sôi nước trong, cho cá đã ướp, mì chính , rau cải cúc bắc xuống ngay ăn nóng.
ĐỀ THI NÂNG BẬC HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 2/7 LÊN BẬC 3/7
Câu 1:Mùa hè trời nóng bức, Cung trưởng yêu cầu cấp dưỡng xây dựng thực đơn có chất dinh dưỡng trong nguyên liệu ăn uống, Hãy thống kê thực phẩm dùng cho bếp ăn tập thể trong ngày với số lượng 10 người, tiêu chuẩn ăn 10.000đ/người ngày.
Câu 2: Cho nguyên liệu: Bí đao 0,3kg; tôm tươi :0,1kg; thịt vai lợn; đường 0,002kg. hành củ: 0,01 kg; hành hoa: 0,02kg; mì chính, muối, nước mằm, rau mùi. Hãy trình bày cách chế biến món canh bí đao nấu tôm thịt theo yêu cầu cảm quan: Canh trong, nổi màu bí xanh. Thơm. ngọt vị vừa ăn, nước nhiều hơn cái , miếng thịt đều nhau, ăn giòn không bã..
Đáp án:
Câu 1: Do khí hậu mùa hè trời nóng bức, lượng hấp nhiệt của người cao cần có thức ăn uống dinh dưỡng để giải nhiệt.
Về thức uống: Dùng nước đậu săn hay đậu đen.
Về thức ăn : Có canh chua, ( canh ổ qua hoặc canh rau ) có món xào, món mặn, rau
Với 10 người ăn trong ngày thì tổng số tiền được chi : 10 n x 10.000đ = 100.000đ..
Thống kê các lọai thực phẫm cần mua như sau:
Đậu săn hay đậu đen 1/2k = 5.000đ Rang vàng , đun nước uống giải nhiệt.
Gạo tẻ: 5kg x 5000đ = 25.000đ ( Mỗi ngày 0,5kg/người )
Tiền ga: 6.000đ
Cá lóc 01kg =30.000đ ( Canh chua).
Đậu cô ve, hay rau muống: 8.000đ ( món xào ).
Cá nục nguyên con hoặc sườn non. 20.000đ ( chế biến món mặn )
rau thơm, tàu môn, măng tre, khế , chuối chát trái còn xanh non : 5000đ
Mì chính, dầu ăn, nước mắm, ớt trái, tỏi củ, hành củ = 6.000đ .
Câu 2: Các làm: món canh bí đao nấu tôm thịt như sau:
Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch thái miếng mỏng..
Tôm tươi bóc vỏ, băm nhỏ cùng với thịt, hành củ, nước mắm cô đặc cùng với đường.
Hành hoa giã rửa sạch cắt khúc..
Đun sôi nước lã, nêm vừa mắm muối, xắn thịt hình con tằm ( hoặc hình giống con tôm ) cho vào nồi đun sôi, cho tiếp bí đun sôi lại, nêm vừa mắm. muối, mì chính cho vừa, rắc hành hoa, bắc xuống múc ra bát, rắc rau mùi, ăn nóng.
ĐỀ THI NÂNG BẬC HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 4/7 LÊN BẬC 5/7
Câu 1: Cung Trưởng yêu cầu cấp dưỡng nấu bữa ăn tươi cho Đoàn phúc tra quý với tổng số người dự lả 30 người, định suất là 35.000đ/người trong đó có 02 chai bia giá 5.500đ/chai , thực đơn từ 4 món trở lên. Trình bày phương pháp tính theo thực đơn chi tiêu cho bữa liên hoan trên? ( 5đ )
Câu 2: Cho nguyên liêu:
Thịt lợn vai:1kg, đường kính 0,02kg; xì dầu ,nước mắm, húng lìi .
Trình bày các chế biến món thịt lợn kho tàu với yêu cầu cảm quan:: Màu sắc có màu cánh gian, bóng. Thơm mùi húng lìu, vị ngọt, mặn, thịt nhừ, nguyên miếng, không nát có một ít sốt sánh ( 5 đ )
Đáp án:
Câu 1:
Tổng số tiền được tính cho buổi ăn tươi là : 30n x35.000đ = 1.050.000đ
.Thực đơn như sau: nem chả 3 đĩa, gà luộc nguyên con = 3 con; Thịt bò đùi trộn rau xà lách = 3 đĩa, cá lóc um hoa chuối = 3 tô, cà ry xương thịt ăn bún, trái cây hoặc bánh ngọt tráng miệng.
Chi phí mua nguyên liệu được tính như sau:
Chi phí cho bếp ga: 10.000đ
Tiền bia : 30n x 2ch x 5.500đ = 330.000đ
Nem chua = 1,5kg = 75.000đ, chả lụa = 2 kg = 90.000đ; gà ta ngon = 3 con = 150.000đ, cá lóc con to = 1kg = 30.000đ, thịt bò ( đùi ) = 1,5 kg= 120.000đ, xương thịt = 3kg = 105.000đ, bún tươi = 4,5kg = 27.000đ, bánh ngọt hoặc trái cây = 20.000đ, Rau xà lách, cá chua chín= 20.000đ, hoa chuối, nấm mèo đậu phụng rang= 40.000đ, hành , tỏi, nước nắm, mì chính, muối , gia vị khác = 30.000đ, rau mùi = 3.000đ.
Câu 2: Cách làm món thịt lợn kho tàu như sau :
Thịt lợn cạo, rửa sạch cho vào nước đun sôi luộc qua, vớt ra để nguội, thái miếng băng bao diêm ( hoặc vuông bằng quân cờ loại to ) cho nước nắm, xì dầu vào xoong nước lạnh đun sôi, cho thịt vào đun sôi trở lại, hớt bọt, tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi thịt chín nhừ có màu cánh gián, cho thêm đường, húng lìu vào, mở vung đun thêm bao giờ nước còn sền sệt là được. Múc thịt ra đĩa ăn kèm với các loại dưa.
ĐỀ THI NÂNG BẬC HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 6/7 LÊN BẬC 7/7
Đề số 1:
Câu 1: Phân tích các tính chất đồng dạng của các loại nguyên liệu phục vụ ăn uống để có thể thay thế nhau ? ( 5 đ )
Câu 2: Cho nguyên liệu :
Thit gà 0,5kg; thịt lợn 0,1 kg, mỡ phần 0,1kg; tôm tươi 0,1kg; xương lợn 0,3kg;miến 0,2kg, đậu phủng ½ chén., mè ½ chén. mỡ nước 5 thìa;đường 1 thìa, cua bể : 1 con, dứa chín 1 quả, trứng vịt 01 quả, cà chua 1 quả, bánh đa 4 cái, ớt và nước tương, mắm , muối, tiêu, rau thơm, tỏi tươi, lá hẹ hành, một ít mì chính .
Hãy trình bày cách chế biến món gỏi gà tôm cua? ( 5 đ )
Đáp án:
Câu 1: Trong nguyên liệu phục vụ ăn uống thông thường được chia làm 4 nhóm thực phẩm. Nhóm thực phẩm làm giàu chất đạm ( Protid ), nhóm thức ăn giàu chất béo (lipid0 nhóm thức ăn giàu tinh bột (glucid) nhóm thức ăn cung cấp chất khóang và Vitamin.
a / Nhóm thức ăn giàu chất đạm: Có 2 lọai có nguồn gốc động vật và có nguồn gốc thực vật.
+/ Có nguồn gốc động vật bao gồm: Thịt, cá và các chế phẩm của cá, tôm , lươn, cua và nhuyển thể, trứng, sữa và các lọai nước chấm.
+/ Có nguồn gốc thực vật bao gồm: Đậu, đỗ. vừng, lạc.
b/ Nhóm thức ăn cung cấp chất béo bao gồm: Mỡ , dầu thực vật, bơ,
c/ Nhóm thức ăn cung cấp chất bột ( đường ) bao gồm: các lọai ngũ cốc: Gạo, ngô, bột mỳ, kê, miến,
d/ Thức ăn cung cấp chất khoáng và Vitamin
+/ Thức ăn cung cấp chất khoáng.
Các chất khoáng calci, magiê, natri, kali chứa nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: rau, quả, sữa và các chế phẩm của sữa.. các chất khóang như lưu huỳnh, phốt pho, clo có trong thức phẩm từ nguồn gốc động vật như: Thịt, cá, trứng. sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, đậu, đỗ, vùng, lạc.. Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, kẽm. iod. nhôm có nhiều trong thịt, trứng sữa thủy sản.
+/ Thức ăn cung cấp Vitamin:
Vi tamin A:Có trong Gan, trứng, cá.
Các lọai rau có nàu xanh thẩm, các loại quả có màu vàng, da cam có nhiều b-caroten. ( Tiền Vitamin A ).
Vitamin B chó nhiều trong thức ăn động vật như thịt, thức ăn động vất như đậu đỗ, cám, gạo.
Vitamin C có nhiều trong lọai rau.
Như vậy tùy theo bữa ăn ta có thể dùng cáo lọai trong từng nhóm theo phân tích trên để thay thế đảm bảo dinh dưỡng.
Câu 2: Cách chế biến món gỏi gà, tôm cua như sau:
Thịt gà rửa sạch lọc lấy thịt, đem luộc chín, thái chỉ như thịt lợn, mỡ phần cũng luộc và thái chỉ.
Trứng tráng mỏng, thái sợi.
Tôm luộc chín bóc vỏ bổ đôi từng con.
Cua luộc gỡ lậy thịt, gạch cua cho vào nối nước dùng.
Miến ngâm mềm, cắt khúc bằng ngón tay, đem xào chín, múc để riêng 1 đĩa.
Dứa gọt vỏ cắt mắt, xát ít muối quanh quả, thái miếng nhỏ và mỏng.
Cà chua cắt đôi, vắt hột thái mỏng, xào qua nêm ít mắm muối ( cà xào nguyên miếng không dầm nát )
Xương lợn và xương gà bỏ vảo nối nước luộc ninh 1 giờ cho tiết chất béo, ngọt, thái hành tươi rắc lên nước dùng, bắc ra để cạnh bếp cho nóng đều.
Làm nước lèo: Đun sôi mỡ phi hành tỏi thơm, rắc ớt vào và đổ tương, đường khuấy đều, đun sôi, bắc ra để nguội, múc vào bát bỏ đậu phụng, mè vào trộn lẫn ( đậu phụng, mè đã rang vàng, giã nhỏ ).
Dọn bày món ăn: Mổi người 1 bát, gắp miến để dưới lót bát, bày tôm, cua, thịt gà mỗi thứ mộtt cụm, giữa bát đẩ dứa và cà chua, rau thơm thái nhỏ, lá hẹ thái rắc lên trên . Khi ăn múc nuớc rưới lèo vưa đậm trộn đều, múc nước dùng nóng vùa ngập.
ĐỀ THI NÂNG BẬC HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 6/7 LÊN BẬC 7/7
Đề số 2:
Câu 1:Phân tích các tính chất đồng dạng của các lọai nguyên liệu phục vụ ăn uống để có thể thay thế nhau ? ( 5 đ )
Câu 2: Cho nguyên liệu
Gà tơ 1 con, thịt lợn lẫn mỡ 0,2kg, măng tươi 0,1kg, củ đậu 0,1kg; hạt dẻ hay hạt sen 0,1kg, đậu phụng 0,1kg; Rượu trắng 1 chén rượu; nấm hương 0,05 kg, hành củ to: 10 củ, gừng 1 nhánh vừa, mỡ nước 2 thìa, nước nắm, nuối, tiêu, mùi tàu.
Hãy trình bày cách chế biến món gà tần rút xương? ( 5đ )
Đáp án:
Câu 2: Phương pháp chế biến món gà tần rút xương như sau:
Gà cắt tiết, làm lông, xát muối khắp lượt da rửa kỹ cho tắng da gà rồi mổ rạch từ xương ức xuống bụng, moi lấy lòng để riêng.
Dùng sống dao dần nhẹ ở những nơi xương ống, đùi. dần gãy xương ức và xương sống nhưng phải giữ đừng để rách da gà, sau đó dùng mũi dao nhọn lách vào trong, rạch thịt gỡ lấy xương và lấy cả thịt ra, còn lại là bộ da gà, Rắc rượu và gừng giã xoa tẩm khắp lượt ngòai và trong da gà.
Thịt gà, thịt lợn thái mỏng, băm nhỏ cùng với gan, tim gà, ướp muối, tiêu, hành vừa đậm
Hạt sen, đậu phụng hạt ngâm nước ấm 1 giờ, bóc vỏ đem luộc chín cho bở.
Hành củ bóac, rửa, đập dập còn lá hành thái nhỏ.
Măng thái mỏng luộc cho hết đắng.
Củ đậu bóc vỏ, rửa , thái thành cọng như miến.
Nấm hương ngâm nuớc cho nở rồi rửa sạch, thái nhỏ.
Các thứ trên đem trộn với thịt, múc từng thìa nhồi chặt vào trong da gà, làm xong lấy kim khâu kín chỗ mổ rạch ở bụng. Xếp gà vào ngăn cặp lồng nhôm, rưới mỡ nóng có phi hành và 1 thìa nước mắm, chế thêm một bát nhỏ nước sôi rồi bõ năn hấp vào một cái nối khác to bản, có đổ nước đáy, hấp cách thủy 2 giờ là thịt chín nhừ.
Gắp gà ra, bày đĩa sâu, rắc lên ít tiêu và mùi tàu thái nhỏ rồi múc nước gà tần rưới lên thịt. Khi ăn cắt thành khoanh, ăn nóng thơm ngon hơn để nguội.
ĐỀ THI NÂNG BẬC HỆ PHỤC VỤ ĂN UỐNG
BẬC 6/7 LÊN BẬC 7/7
Đề số 3:
Câu 1: Phân tích các tính chất đồng dạng của các loại nguyên liệu phục vụ ăn uống để có thể thay thế nhau ? ( 5 đ )
Câu 2. Cho nguyên liệu gà ta nguyên con 2kg; 1 gói cà ry, 1 hũ cà ry dầu, 2 muổng nước hột điều đỏ;400gr dừa nạo, 1 trái dừa tươi;500gr khoai tây, 200gr cà rốt, 2 củ hành tây, 50gr củ hành đỏ; tỏi, sả, tiêu, muối , bột ngọt, dầu ăn, đường, ớt, rau thơm. Trình bày cách chế biến món Cary gà
Đáp án:
Câu 1. như đáp án đề số 1
Câu 2.
- Gà làm sạch, chắt miến lớn cạnh 4cm
- Hành, tỏi, ớt giã nhỏ
- Bắt chão dầu nóng, phi hành tỏi cho thơm, cho bột cary + cary hũ + nước hột điều vào xào chia làm 2
- Ướp gà với hành + tỏi+ ớt + ½ bột cary+ lá rau thơm + muối + bột ngọt+ tiêu +đường để 30 phút cho thấm.
- Khoai tây gọt vỏ rửa sạch, đem chiên hơi vàng.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc4cm chiên sơ để riêng
-Dừa nạo vắt lấy 01 chén nước cốt, 1 tô nước dảo
-Hành tây lột vỏ chẻ đôi
- Sả rửa sạch, đập dập, chặt khúc, bó chặt lại.
Bắt chảo dầu lên bếp, để lửa lớn, phi hành tỏi cho thơm,cho gà vào chiên hơi vàng và thịt xâm đều, chỉ chiên từng ít gà một lần để gà vàng đều.
- Cho gà vào nồi, đổ tô nước dảo vào, nước dùa tươi+ sả vào hầmga2 gần mềm cho cà rốt vào, cà rốt mềm cho khoai tây + hành tây
Khi gà mềm cho chén nước cốt dừa vào nêm lại vừa ăn cho nốt ½ cary vào sôi lại bắc xuống múc ra tô lớn ăn nóng với bánh mỳ
ĐỀ THI NÂNG BẬC HỆ LÁI XE NĂM 2006
BẬC 2/4 LÊN BẬC 3/4
Câu 1. Trình bày quy định trong Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đoạn đường bộ giao cắt với Đường sắt? ( 10đ )
Câu 2. Cho biết Luật Giao thông đường bộ quy định việc đào tạo lái xe, sát hạch và cấp giấy phép lái xe như thế nào ( 10 đ)
Câu 3. Trình bày quyền và nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ kỷ luât lao động, trách nhiệm vật chất? ( 10đ )
Đáp án :
Câu 1:
- Tại nơi đường bộ giao cắt với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của minh và cách rào chắn một khỏang cách an toàn. khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.( 2 đ )
- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hay chuông báo hiệu khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc chuông báo hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giử khỏang cách tối thiểu 5m tính tứ ray gần nhất, khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc chuông báo hiệu đã ngừng mới đước đi qua.( 2 đ )
- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua. Nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khỏang cách tối thiểu 5m tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.( 3 đ )
- Khi phương tiện giao thông đường bộ bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt và trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500m về hai phía d0ể báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tím cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà Ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chónh đưa phương tiện ra khỏi pạhm vi an tòan đường sắt.( 2 đ )
- Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt. ( 1 đ )
Đáp án::
Câu 2:
1.1 Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại hạng lái xe ( 0,5đ ).
1.2 Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo. ( 0,5đ )..
1.3 Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau: ( 0,5đ )..
a/ Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2 (0,5đ )
b/ Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E (0,5đ )
c/ Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E (0,5đ )
d/ Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E ( 0,5đ ).
đ/ Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2; C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ móoc ( 0,5đ ).
1.4 Người có nhu cầu đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ngoài việc phải bảo đ