*Sóng nhiệt, được dự kiến sẽ tăng dưới sự biến đổi khí hậu, có thể đe dọa trực tiếp chăn nuôi. Ứng suất nhiệt ảnh hưởng đến các loài động vật cả trực tiếp và gián tiếp. Theo thời gian, ứng suất nhiệt có thể tăng nguy cơ bị bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và giảm sản xuất sữa
*Hạn hán có thể đe dọa các đồng cỏ và nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Hạn hán làm giảm lượng thức ăn cho gia súc chất lượng có sẵn để chăn thả gia súc. Một số khu vực có thể trải nghiệm dài, hạn hán khốc liệt hơn, do nhiệt độ mùa hè cao hơn và lượng mưa giảm. Đối với động vật mà sống dựa vào lương thực thì những thay đổi trong sản xuất cây trồng do hạn hán cũng có thể trở thành một vấn đề
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI
Câu 1: Nguyên nhân của biến đổi khí hậu hiện đại. Theo quan điểm của em, trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính thuộc về ai?
Nguyên nhân của sự BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
Câu 2: Nêu khái quát về biến đổi khí hậu: khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và tác động; liên hệ với thực tế của Việt Nam.
A.Định nghĩa
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
B. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
C. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
D. Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu
- Hiệu ứng nhà kính
- Mưa axit
- Thủng tầng ô zôn
- Cháy rừng
- Lũ lụt
- Hạn hán
- Sa mạc hóa
- Hiện tượng sương khói
E. Tác động của biến đổi khí hậu
1. Biến động về nhiệt độ (nhiệt độ tăng vào mùa nóng, giảm vào mùa lạnh, tăng số lượng các đợt nóng có cường độ cao
- Tăng lượng bốc hơi và làm giảm cân bằng nước, làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán
- Tăng các bệnh truyền nhiễm, tăng các trường hợp tử vong và bệnh mãn tính ở người già
- giảm năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi
- Tăng áp lực nên gia súc và động vật hoang giã
- Tăng nguy cơ cháy rừng
2. Thay đổi về lượng mưa (tăng về mùa mưa, giảm về mừa khô) dẫn đến
- Tăng dòng chảy lũ và ngập lụt
- Tăng khả năng sản xuất thủy điện
- Tăng hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô
3. Tăng cường độ và tần suất bão có thể gây tác động:
- Tăng ngập lụt ven biển ven sông
- Tăng nguy cơ tổn thất về người, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế
- Tăng nguy cơ tàn phá hệ sinh thái ven biển
4. Nước biển dâng có thể gây ra
- Tăng ngập lụt ven biển ven sông
- Xâm nhập mặn sâu hơn làm ảnh hưởng hoạt động cung cấp nước, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
LIÊN HỆ ĐẾN VIỆT NAM
BĐKH sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau:- Giảm mưa dông;- Giảm sương mù;- Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ;- Mùa lạnh thu hẹp;- Bão tăng về tần suất, nhất là vào cuối năm và ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Trung Bộ.
a. Tác động đến tài nguyên Nước
i) Nhiễm mặn nguồn nước ngầm
Nguyên nhân của sự nhiễm mặn tầng nước ngầm ở Quy Nhơn không phải từ các lớp đất nằm trên tầng nước ngầm mà do quá trình xâm nhập mặn từ biển, khi cột thuỷ áp của nước ngầm hạ thấp xuống dưới mực nước biển, hiện tượng này xảy ra khi có sự thay đổi về điều kiện cân bằng nước ngầm tự nhiên hay do quá trình khai thác sử dụng nước ngầm quá mức khiến cho mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến sự dịch chuyển của biển mặn về phía đất liền.
ii) Nhiễm mặn nước sông, hồ, đầm ven biển
Sông Hà Thanh, về mùa mưa, hầu hết nước sông không bị mặn; song về mùa khô ranh giới mặn chuyển sâu vào đất liền, cách cửa sông khoảng 4,15 km. Sông Hà Thanh bị xâm nhập mặn từ thuỷ triều, tại sông Hà Thanh, cách biển khoảng 1.5 – 2 km nước sông đã bị nhiễm mặn hoàn toàn.
b. Tác động đến hệ sinh thái
Đã xuất hiện sự tẩy trắng san hô ở đảo Cù Lao Xanh, đảo Hòn Đất và Nhơn Lý (thuộc bán đảo Phương Mai). Sự ấm lên của khí hậu đi kèm các hiện tượng Enso làm nước biển tăng nhiệt độ nhanh, kèm theo là sự suy thoái tầng Ozon làm gia tăng bức xạ cực tím xuống mặt đất và axit hoá nước biển do nồng độ cao của khí CO2 - loại khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính của việc xuất hiện hiện tượng tẩy trắng san hô trên quy mô rộng.
c. Tác động đến nông nghiệp
Nắng nóng bất thường với nhiệt độ cao, thời gian nắng nóng kéo dài trong mùa khô (từ tháng 5 – 8) đã thể hiện trong 3 vụ hè thu và vụ mùa của 3 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011 vừa qua đã gây tác động bất lợi đến sản xuất các loại cây trồng: lúa, lạc, rau màu, sắn… làm chết cây, giảm năng suất.
Những đợt mưa lũ bất thường ở vụ đông xuân 2009 – 2010, đông xuân 2010 – 2011 đã làm trôi dạt, mất giống hàng trăm ha lúa mới gieo sạ. Triều cường gia tăng cũng tạo nên những tác động bất lợi như: nước biển xâm nhập vào đồng ruộng làm tăng diên tích canh tác lúa bi nhiễm mặn, năng suất lúa cũng bị giảm do đất và nước bị nhiễm mặn.
d. Tác động đến thủy sản
Quy Nhơn là một thành phố có bờ biển dài gần các ngư trường đánh bắt dồi dào nên BĐKH sẻ ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. BĐKH tác động đến các hệ sinh thái ven biển, làm biến động đến nguồn lợi cá biển. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến đến cộng đồng ngư dân ven biển. Ngoài ra, nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn.
e. Tác động đến giao thông vận tải
Xói lở bờ biển tăng cùng với nước biển dâng sẽ tác động đến các công trình giao thông, ...Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, bão, lũ lụt đã gây thiệt hại về giao thông rất lớn trong thời gian qua.
f. Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra khá phức tạp. Nó có thể hiện tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung quanh với cơ thể gây nên: bệnh tật, tử vong do nhiệt; các bệnh liên quan đến nước và thực phẩm; các bệnh do vectơ; các ảnh hưởng đến sức khỏe do các hiện tượng thời tiết cực đoan; thiếu dinh dưỡng và các ảnh hưởng khác. Cũng có những tác động gián tiếp, thông qua các nhân tố khác như: nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang bệnh….
Ở tỉnh Bình Định, bệnh Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue trong những năm qua có diễn biến hết sức phức tạp, số cas mắc vẫn tăng cao đột biến so với các năm trước (3.935ca, tập trung ở các địa bàn Quy Nhơn: 1.182).
g. Tác động đến cơ sở hạ tầng
Quy Nhơn có các công trình ven biển: cụm Cảng biển Quy Nhơn, Nhơn Hội, cảng cá và khu hậu cần nghề cá, nhà máy chế biến thuỷ sản, xí nghiệp sửa chữa tàu đánh cá, trạm bơm xăng dầu, … Xói lở bờ biển tăng cùng với nước biển dâng tác động đến các đô thị, vùng dân cư, công nghiệp, công trình tiêu thoát nước,...
h. Tác động đến dân cư
Việc gia tăng dân số cũng ảnh hưởng đến diện tích cư trú của còn người trong tình hình mưa bão ngày càng phức tạp cũng như tình trạng nước biển dâng. Hiện tượng nước biển dâng, xói lở bờ biển có ảnh hưởng lớn đến các khu dân cư ven biển. Từ đó, sẽ gây khó khăn về việc tái định cư (quỹ đất, cơ sở hạ tầng, ….) cho những cư dân này nếu biến đổi khí hậu tác động mạnh.
i. Tác động đến du lịch
Biến đổi khí hậu cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động văn hóa, dịch vụ du lịch. Chẳng hạn, biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng và nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, nhiều bãi tắm đẹp có thể bị mất đi, một số khác bị đẩy sâu hơn vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác. Các khu du lịch sinh thái và các công trình hạ tầng cùng các khu resort và khách sạn lớn đều ở các vùng thấp ven biển có thể bị ngập, buộc phải di chuyển, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ.
Câu 3: Hãy phân tích tại sao người ta lại cho rằng Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu; nêu một vài ví dụ cụ thể.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm VN chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt.Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam tăng 0,7 độ C, mực nước biển dâng 20 cm. Dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ tăng cao từ 1,2 – 2,5 độ C; mực nước biển dâng tương ứng từ 38 – 55 cm
Ví dụ cụ thể:
- Các tỉnh đồng bằng Sông Hồng: Nhiều địa phương ven biển đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, trong đó có tỉnh Nam Định. Vài năm về trước nghề bắt thủy hải sản ở Giao Thủy (Nam Định) rất phát triển, nhưng hiện nay BĐKH và ô nhiễm nước biển đã khiến luồng cá gần như biến mất, làm ngành cá suy giảm mạnh.
- Miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Nạn nước biển xâm thực đã gây ra sạt lở đất tại nhiều địa phương. Tại huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) hàng năm, tình trạng sạt nở ở đây rất nghiêm trọng. Rất nhiều diện tích đất sản xuất và đất ở của người dân bị cuốn ra biển.
- Đồng bằng Sông Cửu Long: Mũi Cà Mau là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của BĐKH. Ở đây biển đang lấn dần vào đất liền rất nhanh, theo báo cáo ven bờ biển tỉnh Cà Mau tổng chiều dài bị sạt lở đã lên đến trên 40 km
Kết quả báo cáo Nghiên cứu giám sát tính dễ bị tổng thương do BĐKH năm 2012, trường hợp của Việt Nam cho biết, ước tính mỗi năm, BĐKH đã làm thiệt hại 5% GDP của Việt Nam, tương đương với 15 tỷ USD. Trong đó, nước biển dâng làm Việt Nam thiệt hại khoảng 4 tỷ USD mỗi năm; hàng năm, BĐKH làm chi phí năng suất lao động thiệt hại 8 tỷ USD; ngành ngư nghiệp là 1,5 tỷ USD; ngành nông nghiệp là 0,5 tỷ USD; lũ lụt và lở đất là 200 triệu USD và 150 triệu USD chi phí hạ nhiệt phát sinh khi nhiệt độ tăng lên
Câu 4: Tác động của nước biển dâng đến Việt Nam. Theo quan điểm của em, tác động nào của nước biển dâng đến Việt Nam là nghiêm trọng nhất, vì sao?
Địa lý: Tới năm 2100, 14 528 km2 tức 4,4% lãnh thổ của Việt Nam sẽ vĩnh viễn chìm trong nước biển. Hơn 60% hay 39 trong số 64 tỉnh thành và 6 trong tổng số 8 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Gần 20% tức 2 057 xã trong tổng số 10 511 xã sẽ bị nhấn chìm một phần hoặc toàn bộ. 85% khả năng ngập lụt do hiện tượng nước biển dâng cao sẽ đe doạ 12 tỉnh thành và nhấn chìm 12 376 km2 ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài TPHCM là 1 trong 10 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, 9 thành phố còn lại nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Long An, tỉnh láng giềng của TPHCM, và Kiên Giang, tỉnh địa đầu bờ biển phía Tây Nam, là 2 tỉnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, có khả năng bị nước biển nhấn chìm hoàn toàn. 5 tỉnh bị ảnh hưởng lớn tiếp theo có 40-50% diện tích bị ngập. TPHCM cũng là khu đô thị lớn nhất bị ảnh hưởng với 43% diện tích bị ngập. 12 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và TPHCM cần được đưa vào danh sách ưu tiên cho các kế hoạch và đầu tư để thích nghi. Dân cư: Gần 6 triệu người – chiếm 7,3% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do hiện tượng ngập lụt khi nước biên dâng. 30% dân số của 6 trong số 12 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng. Những xã có mật độ dân cư đông đúc nhất – ước tính lên tới 425 người/km2 – lại là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hơn 660 nghìn người – 12% dân số thành phố TPHCM bị ảnh hưởng, nhưng con số này có thể sẽ còn lớn hơn nếu sử dụng bản đồ địa hình số hoá. Ngập lụt do nước biển dâng cao đang đe doạ tới các vùng có tăng trưởng dân số cao hiện nay tại TPHCM. Tình trạng đói nghèo: Các khu vực có nguy cơ ngập lụt cao lại là nơi có chủ yếu người nghèo sinh sống. 90% dân nghèo trong số đó sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tỷ lệ người nghèo sống tại các khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất có thể tăng lên 21,2% đến 30-35% vào năm 2010. Hệ thống giao thông: 4,3% tức 9 200km hệ thống đường giao thông hiện có ở các địa phương và toàn quốc sẽ bị ngập vĩnh viễn. 90% cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và gần như toàn bộ ở các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh bị ảnh hưởng. 90% trong số này là đường giao thông nông thôn. Tác động tới cơ sở hạ tầng giao thông còn chưa được đánh giá đúng thực tế vì chưa tính tới hậu quả của lũ lụt và sóng thần. Công nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất ở 20 tỉnh thành sẽ bị ngập. Phần lớn các tỉnh có số lượng các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều là ở Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng kinh tế Đông Nam Bộ. TPHCM hiện chiếm 65% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam và sẽ có khoảng 500 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, chiếm khoảng 9% tổng số doanh nghiệp trên toàn thành phố (Nếu con số thống kê các doanh nghiệp nhỏ là chưa đầy đủ thì con số này sẽ còn lớn hơn nhiều). Đồng bằng Sông Cửu Long có 19 khu công nghiệp bị ảnh hưởng, 13 khu bị ngập, 6 khu trong số đó nằm ở tỉnh Long An. TPHCM có 16 khu công nghiệp bị ảnh hưởng, 9 trong số đó sẽ bị ngập. Vùng kinh tế Đông Nam Bộ sẽ có hơn 55 khu công nghiệp bị ngập hoặc có nguy cơ cao. Định cư: Chỉ 2% trong tổng số diện tích đất đai bị ngập vĩnh viễn là có thể định cư được mặc dù số lượng các thôn xóm, thị trấn và thành phố bị ảnh hưởng sẽ tăng rất nhanh nếu tính đến hiện tượng sóng thần. Tác động lên kinh tế địa phương là rất lớn bởi sự tập trung cao dân cư và doanh nghiệp ở vùng ven biển. 73,1% trong tổng số khu vực dân cư bị ngập ở đồng bằng Sông Cửu long và 13,9% ở vùng Đông Nam bộ, phần lớn dân cư ở đó sẽ đổ về thành phố HCM (13,3%). Rừng: 8% khu vực bị ngập do nước biển dâng là rừng hoặc vùng có thảm thực vật tự nhiên (bao gồm cả cây bụi và đồng cỏ), 67,5% sẽ rơi vào khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, 22,5% ở khu vực Đông Nam Bộ, hầu hết là rừng đước và rừng tràm. Nghiên cứu cũng cho thấy 27% diện tích rừng ngập mặn và 20% diện tích rừng đầm lầy sẽ bị ngập hoàn toàn, thậm chí khu vực bị ảnh hưởng có thể còn cao hơn với phương pháp dự đoán bằng bản đồ địa hình. Hệ thống cấp nước: 82,5% hệ thống cấp nước ở các vùng trũng Nam Bộ trong đó 71,7% là ở đồng bằng Sông Cửu Long và 10,8% ở Đông Nam bộ sẽ bị ảnh hưởng. Hiện tượng ngập lụt này sẽ dẫn tới sự thay đổi độ mặn của nước, thay đổi điều kiện sinh sống, sản xuất và đa dạng sinh học. Các khu bảo tồn: Việt Nam hiện có 128 khu bảo tồn trên cạn và 68 vùng ngập nước có tầm quan trọng quốc gia. Trong đó, 36 khu bảo tồn sẽ bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ bởi hiện tượng nước biển dâng. 8 trong 27 rừng quốc gia, 16 khu bảo tồn thiên nhiên và 11 khu môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá sẽ bị ngập hoặc có nguy cơ cao. 2 khu vực ở đồng bằng Sông Cửu long là Rừng Quốc gia U Minh Thượng và khu bảo tồn thiên nhiên Bạc Liêu sẽ bị ngập hoàn toàn. Trong số 68 vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia do Bộ Tài nguyên Môi trường VN xếp hạng thì có gần 50% đang ở trong tình trạng bị đe dọa cao với 19 khu vực có khả năng bị ngập vĩnh viễn một phần hoặc toàn bộ.
CÂU 5: Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Việt Nam?
**Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt:
- Nhiệt độ cực cao và lượng mưa tăng lên có thể ngăn chặn các loại cây trồng phát triển. Thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán có thể gây hại cho cây trồng, giảm sản lượng, tổng sản lượng sản xuất từ trồng trọt có thể giảm 1-5%, năng suất cây trồng chính có thể giảm đến 10%, trường hợp thời tiết cực đoan có thể mất mùa hoàn toàn
- làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung
- Không những thế, biến đổi khí hậu còn làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, làm gia tăng một số loài dịch hại mới và các đợt dịch bùng phát trên diện rộng. Đơn cử, trong khoảng 3 năm trở lại đây, dịch rầy nâu và vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm giảm đáng kể sản lượng lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, trong năm 2010, tại đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra dịch sâu cuốn lá nhỏ gây thiệt hại khoảng 400.000 ha lúa, khiến năng suất lúa giảm từ 30-70%
** Tác động của biến đổi khí hậu đến Chăn nuôi:
*Sóng nhiệt, được dự kiến sẽ tăng dưới sự biến đổi khí hậu, có thể đe dọa trực tiếp chăn nuôi. Ứng suất nhiệt ảnh hưởng đến các loài động vật cả trực tiếp và gián tiếp. Theo thời gian, ứng suất nhiệt có thể tăng nguy cơ bị bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và giảm sản xuất sữa
*Hạn hán có thể đe dọa các đồng cỏ và nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Hạn hán làm giảm lượng thức ăn cho gia súc chất lượng có sẵn để chăn thả gia súc. Một số khu vực có thể trải nghiệm dài, hạn hán khốc liệt hơn, do nhiệt độ mùa hè cao hơn và lượng mưa giảm. Đối với động vật mà sống dựa vào lương thực thì những thay đổi trong sản xuất cây trồng do hạn hán cũng có thể trở thành một vấn đề
*Biến đổi khí hậu có thể làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn có thể cho phép một số ký sinh trùng và các mầm bệnh để tồn tại một cách dễ dàng hơn. Trong khu vực có lượng mưa tăng, độ ẩm - tác nhân gây bệnh phụ thuộc có thể phát triển mạnh.
** Tác động biến đổi khí hậu đến Thuỷ sản
BĐKH tác động đến các hệ sinh thái ven biển, làm biến động đến nguồn lợi cá biển. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến đến cộng đồng ngư dân ven biển. Ngoài ra, nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn.