Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 12

Trong lịch sử phát triển nhân loại, có nhiều quan niệm khác nhau về con người. - Tôn giáo: quan niệm con người do thần thành tạo ra, con người phụ thuộc vào thần thánh. Từ đó phủ nhận vai trò chủ thể của con người. - Chủ nghĩa duy tâm siêu hình: Con người có 2 bản thể sinh học và tinh thần, nhưng tách rời nhau. Bản chất tinh thần tồn tại vĩnh viễn. Họ trừu tượng hóa con người, phủ nhận vai trò hoàn cảnh tác động đến con người. - Triết học tư sản: đề cao mặt tự nhiên, vai trò cá nhân, nhưng lại xem nhẹ mặt xh của con người. - Quan điểm khác: phản ánh vai trò thụ động của con người làm giảm khả năng vươn lên của con người.

doc11 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG XII: VẤN ĐỀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH. 1.Con người và nguồn lực con người. a. Quan niệm về con người, con người XHCN. * Quan niệm về con người: Trong lịch sử phát triển nhân loại, có nhiều quan niệm khác nhau về con người. - Tôn giáo: quan niệm con người do thần thành tạo ra, con người phụ thuộc vào thần thánh. Từ đó phủ nhận vai trò chủ thể của con người. - Chủ nghĩa duy tâm siêu hình: Con người có 2 bản thể sinh học và tinh thần, nhưng tách rời nhau. Bản chất tinh thần tồn tại vĩnh viễn. Họ trừu tượng hóa con người, phủ nhận vai trò hoàn cảnh tác động đến con người. - Triết học tư sản: đề cao mặt tự nhiên, vai trò cá nhân, nhưng lại xem nhẹ mặt xh của con người. - Quan điểm khác: phản ánh vai trò thụ động của con người làm giảm khả năng vươn lên của con người. - Quan niệm của CNM –Ln: CNM-Ln cho rằng con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xh, đồng thời là chủ thể cải tạo cải tạo hoàn cảnh. Con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xh, là sự kết hợp cái tự nhiên (sinh học) và cái xh. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xh và cũng không có cái xh tách rời cái tự nhiên. Chúng ta đều biết : Khoa học và thực tiễn đã chứng tỏ rằng tiền đề đầu tiên của sự tồn tại người là sự sống của thể xác. Thể xác của con người trước hết là vật thể của giới tự nhiên. Ăngghen nhận xét: “ Bản thân chúng ta với tất cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta là thuộc về giới tự nhiên” . Chính vì vậy trong con người luôn có những nhu cầu tự nhiên ( ăn, uống, ngủ, nghỉ, duy trì nòi giống, tự vệ…) mà thiếu những cái này thì con người không thể tồn tại được. Cùng với những cái này là sự tác động của những quy luật vật lý, hóa học, sinh học ( sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường, di truyền và biến dị, tiến hóa…) giống như những sinh vật khác. Với tính cách là “vật thể tự nhiên” thể xác con người khác về chất so với tất cả các vật thể tự nhiên khác ( kể cả loài động vật bậc cao) ở chỗ: + Cơ thể người là cấu trúc sinh học ở trình độ cao với bộ óc và hệ thần kinh hoàn thiện, cùng với khối cực lớn mối liên hệ và các mối quan hệ + Cơ thể người tồn tại cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nói cách khác, con người sở dĩ trở thành người là do quá trình lao động trong đó xã hội sản sinh ra con người Trước đây Mác đã từng khẳng định, trước khi hoạt động chính trị, văn học nghệ thuật, con người phải ăn, ở, đi lại. Mỗi cơ thể con người đều tuân theo quy luật của tự nhiên như sinh ra, tồn tại, phát triển, trưởng thành, già nua và chết đi. Tuy nhiên những nhu cầu sinh học của con người đã mang tính xh do vậy, C.Mác quan niệm con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt, một thực thể tự nhiên đã nhân loại hóa. + Con người không thể tồn tại được một khi tách khỏi xh. Chỉ trong xh con người con người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó mà thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống, như ăn, ở, đi lại… Trong xh thông qua quan hệ với người khác mà mỗi người nhận thức về mình một cách đầy đủ hơn, trên cơ sở đó mà rền luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, từng bước hoàn thiện nhân cách. Xã hội càng phát triển, con người càng hòa vào trong cộng đồng xh, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng bền chắt hơn, con người được mở rộng mối quan hệ với xh. Một khi quan hệ con người được mở rộng thì con người lại nhận thức về mình rõ hơn và sự hiểu biết của anh ta về xh cũng nhiều hơn, vai trò của con người trong xh ngày càng tăng. Quan hệ giữa cá nhân con người với xh là quan hệ thường xuyên và có sự thống nhất biện chứng với nhau. Do vậy để con người ngày càng phát triển cần phải mở rộng những quan hệ xh, làm cho xh ngày càng phát triển, tạo điều kiện chăm sóc con người ngày một tốt hơn. Xã hội ngày càng phát triển năng suất lao động ngày càng cao, của cải vật chất ngày càng dồi dào càng tạo điều kiện phát triển những mặt tự nhiên như sức khỏe, trí tuệ con người… Khi con người được chăm sóc đầy đủ, có sức khỏe, có khả năng trí tuệ, có trình độ học vấn, sẽ có điều kiện cống hiến cho xh ngày càng nhiều. Do vậy, dưới CNXH, muốn xây dựng thành công CNXH, cần phải xây dựng con người XHCN. * Quan niệm về con người XHCN: - Con người XHCN bao gồm cả những con người từ xã hội cũ để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. + Mang những nét đặc trưng của CNXH + Còn chịu ảnh hưởng tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ. + Quá trình xây dựng con người mới XHCN là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu. - Con người XHCN vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của quá trình xây dựng CNXH. Trước đây Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN với ý nghĩa nhấn mạnh nhận thức và lý tưởng XHCN. Song chúng ta cũng hiểu rằng, không thể có con người XHCN với đầy đủ phẩm chất của nó, khi mà chưa có XH- XHCN. Con người XHCN vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng CNXH, vừa là sản phẩm của quá trình đó. Bởi vì, một mặt trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, con người tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất ngày một tốt hơn, phục vụ con người ngày một chu đáo hơn, cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn, môi trường xã hội ngày càng trong sạch, ngày càng nhân văn hơn, do vậy càng có những điều kiện để xây dựng nên những phẩm chất của con người XHCN. Mặt khác, cũng chính trong quá trình lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội mà con người cải tạo chính bản thân mình, tự rèn luyện khắc phục những hạn chế, thiếu sót của bản thân. Ở mỗi thời kỳ lịch sử trên cơ sở của sự phát triển LLSX, của trình độ phát triển xã hội, cần phải xác định mô hình con người cần xây dựng. Toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, hệ thống luật pháp, những chính sách kinh tế - xã hội, mục tiêu của giáo dục – đào tạo phải hướng vào mục tiêu đó, hình thành những phẩm chất con người theo bản chất, mục tiêu XHCN. Một khi con người đã hình thành với những phẩm chất tốt đẹp đó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo mục tiêu XHCN. Dựa trên lý luận của CNM-Ln, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc, căn cứ vào điều kiện cự thể của VN, những đặc trưng của con người XHCN mà chúng ta cần phấn đấu xây dựng là: Như vậy con người mới XHCN Việt nam cần xây dựng: + Có ý thức và năng lực làm chủ. + Người lao động mới, lao động có tri thức và ý thức trách nhiệm. + Là người sống có văn hóa, có tình nghĩa với mọi người xung quanh. + Là người giàu lòng yêu nước, yêu giai cấp, sống nhân văn, nhân đạo. b. Nguồn lực con người. Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học – công nghệ, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng và phong phú. Các lĩnh vực khoa học khác nhau, có thể hiểu nguồn lực theo những cách khác nhau, nhưng tựu chung lại được hiểu như sau: - Nguồn lực: là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng, nhưng có mối quan hệ với nhau, tạo nên sự phát triển của một sự vật hiện tượng nào đó.  Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người. Ngân hàng Thế Giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người ( thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp…) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay trong một hoạt động nào đó. Như vậy nguồn lực con người là: - Nguồn lực con người: là những yếu tố ở trong con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Suy rộng ra thì: Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội… tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi chúng ta nói đến nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội. Nói tới nguồn lực con người là nói tới số lượng và chất lượng nguồn nhân lực + Số lượng nguồn nhân lực: được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cư giữa các vùng và các miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội. + Chất lượng nguồn nhân lực: là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý, múc độ thành thạo trong công việc, phẩm chất đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, ý thức giai cấp, ý thức về trách nhiệm cá nhân với công việc, với gia đình và xã hội, giác ngộ và bản lĩnh chính trị… Trong các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn là quan trọng nhất, nó nói lên mức trưởng thành của con người, quy định phương pháp, tư duy, nhân cách, lối sống của mỗi người. + Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ gây khó khăn cho phân công lao động xã hội và do vậy, chất lượng lao động cũng bị hạn chế. Chất lượng nguồn lao động được nâng cao sẽ góp phần giảm số lượng người hoạt động trong một đơn vị sản xuất, kinh doanh hay giảm số người hoạt động trong một tổ chức xã hội. Xã hội muốn phát triển và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao. Muốn thực hiện được điều đó, cần có sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng và phân công lao động xã hội. 2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. CNXH có được xây dựng thành công hay không, tùy thuộc vào việc chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con người hay không? Khi VN bước vào sự nghiệp xây dựng CNXH Chủ tịch HCM đã khẳng định: “ Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” a. Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là LLSX và vai trò trong QHSX. Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong LLSX. Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hóa ngày càng cao, thì vai trò của người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng trong LLSX. Lê nin đã chỉ ra: “ LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” Con người khi được làm chủ những TLSX, được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn. Ngày nay vai trò quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy các quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. Người lao động làm chủ những TLSX cho nên làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý do đó cũng làm chủ quá trình phân phối sản phẩm, từ đó góp phần phát triển nguồn lực con người, phát triển kinh tế - xh, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. - Vai trò đó biểu hiện: Trình độ trí tuệ, chuyên môn khoa học, văn hóa, năng lực lãnh đạo quản lý…tác động thúc đẩy phát triển kinh tế. b. Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị. Từ khi GCCN và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành người làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo của GCCN. Quán triệt quan điểm của CNM-Ln về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, HCM nhiều lần lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thật sự, “ Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội để nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự” - Nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị biểu hiện: Ý thức, tính tự giác, trách nhiệm công dân, phát huy không ngừng năng lực thực hiện, bảo vệ dân chủ, quyền và nghĩa vụ công dân. c. Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa. - Đó là khả năng khai thác, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. d. Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội. Giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột. Kế thừa và bổ sung những giá trị xã hội mới, lối sống mới. II. PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM. 1. Phát huy nguồn lực con người ở VN những năm qua. Phát huy nguồn lực con người là quá trình đào tạo, bồi dưỡng làm tăng nguồn lực con người về thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức…, là quá trình khai thác có hiệu quả những yếu tố đó trong lao động, học tập, chiến đấu nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. a. Những kết quả đã đạt được. - Sau CMT8 mọi công dân VN đều có quyền tham gia bầu cử và ứng cử. CT HCM đã phát động nhân dân thực hiện xóa nạn mù chữ. Tạo điều kiện cho mọi người phát huy tài năng, trí tuệ đóng góp cho đất nước - Những năm đổi mới vừa qua, đời sống của nhân dân đã được cải thiện, mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. - Trình độ dân trí ngày một nâng cao. - Việc chăm sóc sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân cũng được quan tâm. Tóm lại: Nguồn nhân lực của một quốc gia tạo ra từ quy mô dân số, mà trực tiếp là lực lượng lao động. Nếu như năm 1945 nước ta mới chỉ có 23 triệu dân, thì năm 2005 có hơn 83 triệu người. Quy mô dân số ngày càng mở rộng, tốc độ phát triển kinh tế cao làm cho lực lượng lao động tăng lên đáng kể. Năm 1976 cả nước có 22 triệu lao động, năm 1990 có 35 triệu lao động, năm 1995 có hơn 40 triệu lao động, năm 2003 là 50 triệu lao động , bình quân mỗi năm tăng 1 triệu lao động. Có thể nói nước ta dân số đông, lực lượng lao động khá trẻ ( 60% lực lượng lao động đang ở độ tuổi từ 15 – 35 tuổi) Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã chăm lo tới việc bồi dưỡng nguồn nhân lực của đất nước cả sức khỏe, trí thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, tạo điều kiện cho mỗi người phát huy được khả năng của mình đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. b. Những hạn chế của phát huy nguồn lực con người ở VN - Đánh giá chưa đúng vai trò của cá nhân, chưa quan tâm tới nhu cầu vật chất ,do vậy chưa chú ý tới lợi ích của cá nhân, tài năng các nhân không được khuyến khích. - Đề cao tính giai cấp coi nhẹ tính nhân loại. Không chú ý kế thừa nhưng giá trị truyền thống của dân tộc, con người muốn phát triển phải kết hợp một cách hài hòa tất cả những phẩm chất, không được quá nhấn mạnh yếu tố này đi đến phủ nhậ những yếu tố khác. - Vì không chú ý kế thừa những giá trị của nhân loại, nên nhiều gia đình ít chú ý tới giáo dục gia phong, gia lễ cho con cái. Dẫn đến hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên không chịu rèn luyện, thiếu quyết tâm phấn đấu…tệ nạn xh như cờ bạc, nghiện hút… - Trong bộ máy nhà nước, một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất, tham ô, tham nhũng…; không ít kẻ cơ hội hữu khuynh chui vào tổ chức đảng… - Trong giáo dục đào tạo chưa kích thích được tính sáng tạo của người học, lý luận chưa gắn với thực tiễn sinh động. * Những hạn chế trên là do các nguyên nhân sau: - Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, đi lên CNXH từ xuất phát điểm thấp do vậy thiếu những điều kiện chăm sóc để con người phát triển toàn diện. - Chiến tranh kéo dài nên tất cả sức mạnh dồn hết cho CT không có ĐK chăm sóc cho con người. - Những ảnh hưởng của phong tục tập quán: Tính vị kỷ, tự ty, gia trưởng trong giáo dục, trong đánh giá con người. - Phát triển KTTT, giao lưu quốc tế có tác dụng ích cực nhưng tiêu cực thì không nhỏ - Sự đầu tư cho giáo dục còn hạn chế… - Yếu kém trong quản lý nhà nước. 2. Những phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay. a. Những phương hướng. - Thứ nhất, Đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế đất nước. - Thứ hai, Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp. - Thứ ba, Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ XHCN. * Phương hướng cụ thể: - Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội và con người. + Tăng trưởng kinh tế là tiền đề, cơ sở phát triển con người. + Phát triển con người là thước đo phát triển xã hội: Tuổi thọ, tri thức, thu nhập. - Xây dựng con người toàn diện: + Đức, trí, thể, mỹ + Đức bao gồm: Nhân cách con người và phẩm chất chính trị và hộc vấn. b. Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay. Để phát huy nguồn lực con người, cần thực hiện tót những giải pháp sau: - Trong lĩnh vực kinh tế: + Khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi TLSX. Thực hiện giao đất, giao rừng cho nông dân, tạo điều kiện cho mọi người dân là chủ cụ thể những TLSX của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế. + Thay đổi tính chất lao động. + cải thiện đời sống của nhân dân. + Xây dựng hệ thống pháp luật. - Trong lĩnh vực chính trị: + Dân chủ hóa đời sống xã hội + Giáo dục ý thức, năng lực làm chủ. + Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng + Giáo dục về pháp luật. + Nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, tinh thần yêu nước. - Trong lĩnh vực xã hội: + Giải phóng con người khỏi phong tục tập quán, lạc hậu. + Kế thừa và bổ sung những giá trị xã hội mới, lối sống mới. - Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo: + Nâng cao dân trí + Giáo dục toàn diện +Bố trí và sử dụng tài năng - Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật. + Phản ánh trung thực cuộc sống, cổ vũ nhân tố mới + Đấu tranh chống tiêu cực + Xây dựng tình cảm tốt đẹp tác động đổi mới nếp sống, phong cách làm việc… xây dựng con người mới.
Tài liệu liên quan