- Dân chủ là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm của quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, phạm trù dân chủ xuất hiện từ khi có giai cấp, có nhà nước.
Dân chủ là một phạm trù lịch sử ( nghĩa là nó có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong). Phạm trù dân chủ xuất hiện từ khi có giai cấp và nhà nước nên nó cũng mất đi khi giai cấp và nhà nước không còn nữa ( tức là sang XH CSCN)
Tại sao phạm trù dân chủ lại xuất hiện khi có giai cấp và nhà nước ?
Bởi vì khi xuất hiện chế độ tư hữu thì xh bắt đầu có sự phân hóa thành kẻ giàu người nghèo, xh có nạn người bóc lột người. Do vậy lịch sử lúc đó cũng là lịch sử của đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.
Vấn đề dân chủ là một trong những vấn đề mà nhân loại qua các thời kỳ lịch sử đều rất quan tâm. Tuy nhiên mỗi giai cấp trong các thời đại khác nhau và qua các chế độ khác nhau thì cũng có quan niệm về dân chủ cũng khác nhau. Do đó nội dung của vấn đề dân chủ cũng khác nhau biểu hiện tuần tự theo dòng thời gian, có những nền dân chủ cụ thể tương ứng với các chế độ xh.
16 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 19810 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII:
NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
I. NỀN DÂN CHỦ XHCN ( hay chế độ dân chủ XHCN)
1. Quan niệm về dân chủ
a. Khái lược lịch sử của vấn đề dân chủ.
- Dân chủ là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm của quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, phạm trù dân chủ xuất hiện từ khi có giai cấp, có nhà nước.
Dân chủ là một phạm trù lịch sử ( nghĩa là nó có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong). Phạm trù dân chủ xuất hiện từ khi có giai cấp và nhà nước nên nó cũng mất đi khi giai cấp và nhà nước không còn nữa ( tức là sang XH CSCN)
Tại sao phạm trù dân chủ lại xuất hiện khi có giai cấp và nhà nước ?
Bởi vì khi xuất hiện chế độ tư hữu thì xh bắt đầu có sự phân hóa thành kẻ giàu người nghèo, xh có nạn người bóc lột người. Do vậy lịch sử lúc đó cũng là lịch sử của đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.
Vấn đề dân chủ là một trong những vấn đề mà nhân loại qua các thời kỳ lịch sử đều rất quan tâm. Tuy nhiên mỗi giai cấp trong các thời đại khác nhau và qua các chế độ khác nhau thì cũng có quan niệm về dân chủ cũng khác nhau. Do đó nội dung của vấn đề dân chủ cũng khác nhau biểu hiện tuần tự theo dòng thời gian, có những nền dân chủ cụ thể tương ứng với các chế độ xh.
- Các hình thức dân chủ trong lịch sử:
*. Dân chủ nguyên thủy: ( dân chủ tiền chính trị)
- Tại sao lại gọi dân chủ nguyên thủy là dân chủ tiền chính trị ?
+ Bởi vì trong chế độ CSNT chưa có giai cấp nên cũng chưa có nhà nước, chưa có sự áp bức bóc lột, chưa có sự phân háo giàu nghèo cho nên nhu cầu dân chủ chưa có. Sự tồn tại của dân chủ nguyên thủy nó chỉ là thứ dân chủ tự nhiên thuần phát nên khái niệm dân chủ chưa ra đời. Vì vậy dân chủ trong xh chưa mang tính chính trị nên gọi là dân chủ tiền chính trị.
+ Trong XH CSNT nơi chưa có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì không thể có một chế độ dân chủ đầy đủ và đúng nghĩa của một chế độ chính trị. Song ở đó lại tồn tại một hình thức “đặc biệt của dân chủ” mà Ăngghen gọi là “ dân chủ quân sự” hay “dân chủ nguyên thủy”. Trong các kỳ “ Đại hội nhân dân” mọi người đều được tự do phát biểu, biểu quyết những vấn đề quan trọng của thị tộc và bầu ra những thủ lĩnh quân sự của họ.
+ Trong nền “dân chủ nguyên thủy” ấy “quyền lực của nhân dân” cái vốn có ở con người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Tại sao tồn tại dân chủ nguyên thủy ?
Bởi do sự phát triển hết sức thấp kém và chậm chạp của điều kiện kiếm sống của con người. Công cụ lao động thô sơ chủ yếu là đồ đá, LLSX chưa phát triển. Hoàn cảnh đó đã buộc họ phải liên kết với nhau trong lao động tập thể và trong đấu tranh sinh tồn. Mọi người trong xh đó hoàn toàn bình đẳng.
Theo Lênin đây là thời kỳ tồn tại hình thức “dân chủ quản lý”. Sự công bằng, bình đẳng, bác ái của xh thị tộc được quy định một cách khách quan bởi tính chất và trạng thái của nền kinh tế.
Ăng ghen khẳng định: “ với tất cả tính ngây thơ và giản dị của nó, chế độ thi tộc đó quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao. Không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa… không có những vụ xử án… ở đấy… tất cả đều bình đẳng và tự do, kể cả phụ nữ”
( M-Ă T2, t 21, tr 136)
- Như vậy: Dân chủ trong XH CSNT là dân chủ cho mọi người, nền dân chủ sơ khai đầu tiên trong lịch sử xh loài người.
*. Dân chủ chủ nô.
Sự phát triển của LLSX, công cụ lao động cải tiến đã làm cho NSLĐ tăng lên, sản phẩm làm ra không chỉ thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của con người mà còn tạo ra một số của cải dư thừa. Chính đây nảy sinh lòng tham ở một số người – trước hết là tù trưởng, tộc trưởng. Họ chiếm đoạt tài sản chung đó biến thành tài sản riêng cho mình. Do đó xh phân chia thành kẻ giàu người nghèo dẫn đến xh có sự phân chia giai cấp, làm cho nền “dân chủ nguyên thủy” tan rã, thay thế cho nền “dân chủ nguyên thủy” là nền “dân chủ chủ nô”.
Nền dân chủ chủ nô là nền dân chủ đầu tiên được tổ chức dưới hình thức nhà nước – nhà nước chủ nô. Khi đó nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ “dân chủ”, tiếng Hi lạp cổ đại gọi là “demos” là ‘dân”, và “Kratos” là “quyền lực” nghĩa là quyền lực của dân.
Tuy nhiên nền dân chủ chủ nô cũng không phải là nền dân chủ cho mọi người. Đặc biệt là đối với những người nô lệ, họ không được pháp luật thừa nhận là người, chỉ được xem như là “công cụ biết nói”, “ động vật 2 chân”. Lênin đã chỉ rõ bản chất của nền dân chủ chủ nô là “ Tất cả nguồn lợi đều thuộc về chủ nô, còn nô lệ không có một quyền gì cả và vẫn là một giai cấp bị áp bức họ không được coi là người”
- Do vậy: Trong XH CHNL dân chủ chỉ được thực hiện với thiểu số bóc lột chủ nô và bộ phận rất nhỏ là người bình dân còn người nô lệ thì không được thừa nhận là con người.
*. Nền dân chủ phong kiến.
Thắng lợi của chế độ PK đối với chế độ nô lệ dẫn đến sự thay thế nền dân chủ chủ nô bằng nền dân chủ chuyên chế PK. Chế độ PK với PTSX mới cao hơn đã đem lại cho người nô lệ được hưởng một số ích lợi nhất định, làm cho họ thực sự trở thành con người. Trên thực tế người nông nô được hưởng rất ít sản phẩm lao động mà họ làm ra sau khi đã nộp tô cho chúa đất: Quyền tự do dân chủ ấy chưa đáng là bao còn rất hạn chế song đó là quyền dân chủ cao nhất trên lĩnh vực kinh tế mà người nông nô đạt được so với người nô lệ trong xh CHNL.
Song xét về mặt thiết chế nhà nước thì chế độ PK lại là một bước lùi so với chế độ CHNL. Bởi vì ở chế độ PK thực chất là không có dân chủ. Lê nin cho rằng: “ trong đêm trường trung cổ dân chủ đã bị săn lùng và thủ tiêu không thương tiếc”
Đứng đầu nhà nước là vua, vua được coi là con trời, thay trời trị dân, vua có quyền lực tối cao, chế độ PK tồn tại theo kiểu cha truyền con nối không thông qua bầu cử: “ con vua thì lại làm vua”, còn mọi người dân chỉ là “thần dân” là đối tượng của sự dạy bảo, của sự ban ơn. Họ chỉ có quyền đó là cái quyền phục tùng.
- Do vậy: trong chế độ PK, nhà nước PK là nhà nước chuyên chế chứ không phải là nhà nước dân chủ, nên chế độ PK thực chất là không có dân chủ
*. Nền dân chủ TS
Sự phát triển của LLSX đã làm cho QHSX PK ngày càng trở nên lỗi thời tất yếu một PTSX mới hơn sẽ thay thế nó, Người đại diện cho PTSX này chính là GCTS.
Nảy sinh trong lòng XHPK, GCTS ngày càng có thế lực về kinh tế, những bước đường phát triển kinh tế của GCTS luôn bị kìm kẹp bởi thế quyền và thần quyền. GCTS đã tiến hành đấu tranh chống lại chế độ PK trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng… nhằm chống lại tư tưởng thần học đòi tự do, bình đẳng, đòi tự do trao đổi buôn bán, tự do sản xuất kinh doanh…
Để tập hợp lực lượng, GCTS đã đưa ra các khẩu hiệu: “ tự do, bình đẳng, bác ái” nên nó đã tập hợp được một lực lượng to lớn trong quá trình đấu tranh dẫn đến thắng lợi của cuộc CMTS, dẫn đến thành lập nhà nước TS và nền dân chủ TS.
Nền dân chủ TS ra đời là một bước tiến mới trong lịch sử tiến hóa của dân chủ, nhưng về thực chất nền dân chủ TS chưa phải là nền dân chủ đầy đủ nhất, dân chủ của đa số nhân dân lao động mà chỉ là nền chuyên chính của GCTS.
Trong giai đoạn đầu của CNTB, GCTS là người đại diện cho LLSX tiên tiến. Do đó nó đóng vai trò trung tâm trong việc tập hợp lực lượng để chống PK. GCTS đã xây dựng lên một thể chế dân chủ như : quyền đầu phiếu phổ thông, chế độ phân quyền, quyền tự do cá nhân.
Tuy nhiên nền dân chủ TS thực ra chỉ thực hiện cho thiểu số giai cấp bóc lột, còn nhân dân lao đong và đông đảo các các tầng lớp giai cấp khác tuyệt nhiên không có dân chủ. Do vậy Lê nin khẳng định: “bất cứ chế độ dân chủ TS nào ngay cả chế độ dân chủ hoàn thiện nhất cũng vẫn là chế độ dân chủ cho người giàu có”
Toàn bộ “thiết chế được GCTS dựng lên để nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ địa vị thống trị của GCTS, để truyền bá tư tưởng TS, để mị dân chống lại tư tưởng về tự do, dân chủ của GCVS. GCTS không bao giờ nới rộng dân chủ cho người lao động”.
Do đó “ chế độ dân chủ TS, tuy là một bước tiến lịch sử vĩ đại so với thời trung cổ. Song dưới chế độ tư sản nó không thể không là một chế độ dân chủ trật hẹp, bi cắt xén, giả hiệu, giả dối, một thiên đường cho bọn giàu có, một cái bẫy đối với những người bị bóc lột.
Đặc biệt khi CNTB chuyển sang giai đoạn ĐQCN thì nó càng thể hiện tính chất phản động của nó, dân chủ ngày càng thu hẹp, nhân dân lao đọng bị áp bức bóc lột nặng nề, dẫn tới khoản cách giàu nghèo ngày một xa.
Ví dụ:
Nếu cứ tính khoảng 15 năm trước đây 1% dân số Mỹ gồm những gia đình TS giàu có nhất chiếm 27% tài sản quốc dân thì hiện nay con số đố lên gần 40%, hiện nay ở Mỹ vẫn có khoảng 33 triệu người sống trong cảnh nghèo khổ.
- Như vậy: dân chủ TS là thứ dân chủ hình thức, dân chủ với bọn TS thôi còn chuyên chính với nhân dân lao động.
*. Nền dân chủ XHCN.
Đến XH – XHCN nền dân chủ thực sự theo đúng nghĩa của nó là quyền lực thuộc về nhân dân, mọi người đều có quyền bình đẳng, là nền dân chủ cho số đông và chỉ chuyên chính với số ít kẻ bóc lột. Chúng ta sẽ được nghiên cứu kỹ ở phần 2.
b. Quan niệm của CNM –Ln về dân chủ
CNM – Ln đã kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt đọng thực tiễn và những nhận thức của nhân loại về dân chủ, CNM- Ln cho rằng:
- Thứ nhất, dân chủ là nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của dân dân
- Thứ hai, khi có nhà nước thì dân chủ mang bản chất của giai cấp thống trị
Như vậy khi xh xuất hiện giai cấp và nhà nước thì không có dân chủ “chung chung”, “phi giai cấp”, “siêu giai cấp”, “ dân chủ thuần túy”.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ các kiểu dân chủ: chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ TS, chế độ dân chủ VS (xhcn) . Riêng chế độ PK là chế độ quan chủ ( quân chủ lập hiến) không phải là chế độ dân chủ, nhưng những nhu cầu dân chủ, những biểu hiện dân chủ trong nhân dân, trong xh, thậm chí ngay cả trong một số triều đình PK… của xh PK vẫn có.
- Thứ ba, khi có nhà nước dân chủ, dân chủ còn có ý nghĩa một hình thức nhà nước.
Biểu hiện đó là chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản lý theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó “ quyền lực thuộc về nhân dân” ( dân là những ai thì do bản chất giai cấp thống trị quy định), gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị.
- Thứ tư, tính giai cấp thống trị gắn liền và chi phối tính dân tộc, chế độ chính trị, văn hóa, xh… ở mỗi quốc gia dân tộc.
2. Bản chất của nền dân chủ XHCN
Dân chủ có quá trình phát triển lâu dài qua các chế độ XH khác nhau. Sự hình thành dân chủ XHCN đánh dấu bước phát triển mới về chất, nó là sự kế thừa tất cả những giá trị nhân văn, nhân đạo tích cực của các nền dân chủ trước hết là dân chủ TS.
a. Sự ra đời của nền dân chủ XHCN.
- Nền dân chủ XHCN ra đời khi GCCN và ND LĐ giành được chính quyền, được củng cố, phát triển và hoàn thiện. Dân chủ XHCN bắt nguồn từ bản chất của XHCN, của chế độ XHCN. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH.
+ Nền dân chủ XHCN chỉ ra đời sau khi GCCN và ND LĐ giành được chính quyền, thông qua cuộc CMXHCN ( CMT10 Nga), hoặc thông qua CMDTDCND do Đảng của GCCN lãnh đạo thắng lợi, là nền dân chủ nhân dân từng bước chuyển biến thành nền dân chủ XHCN. Bởi vì cùng với việc thiết lập, củng cố nhà nước XHCN thì GCCN và ND LĐ phải ban bố và thực hiện quyền tự do dân chủ cho quảng đại quần chúng nhân dân. Do vậy nền dân chủ XHCN ra đời là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
+ Tai sao nói dân chủ XHCN lại khác về chất so với các chế độ dân chủ trước ?
Dân chủ TS là nền dân chủ tiến bộ trong lịch sử nhưng nó cũng chỉ là dân chủ cho GCTS, dân chủ tự do ở đây là tự do mua bán sức lao động và người công nhân dưới CNTB được tự do về mặt thân thể, tự do bán sức lao động.
Như khi nền sản xuất TBCN bị đình trệ, khủng hoảng thì quyền tự do bán sức lao động của người công nhân cũng mất, chỉ còn tự do chết đói.
Chính vì vậy M- Ă đã cho rằng: “chế độ TB là chế độ mua bán sòng phẳng, không tình, không nghĩa”
Ví dụ: trong XHTB hiện nay, các nhà tư tưởng TS rêu rao rằng ngày nay công nhân đã có cổ phần, sở hữu. Đặc biệt trong cổ phần hóa theo nguyên tắc: Thiểu số phục tùng đa số. Vấn đề đó tưởng như dân chủ nhưng thực chất lại không dân chủ. Vì nhà TB không bao giờ bán quá 49% số cổ phiếu. Và theo thống kê hiện nay số cổ phiếu của GCCN có được không quá 10% và do vậy điều hiển nhiên GCCN vẫn bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhà TB.
+ Ngược lại nền dân chủ vô sản ( DC XHCN) là nền dân chủ khác về chất so với các nền dân chủ trước đó, nó thực hiện dân chủ rộng rãi cho tuyệt đại đa số còn chỉ hạn chế dân chủ với thiểu số bọ bóc lột. Nên trong tác phẩm “ CMVS và tên phản bội Kauxky” các nhà kinh điển của CN M –Ln đã chỉ ra rằng: “ DC XHCN là dân chủ gấp triệu lần so dân chủ TS”
b. Bản chất của nền dân chủ XHCN.
* Bản chất chính trị:
- Là dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của đảng, đảng của GCCN để thực hiện quyền lực xh của nhân dân.
Các nhà kinh điển của CNM- Ln đã chỉ rõ: bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính trị của GCCN thông qua đảng của nó đối với toàn xh, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho GCCN, mà chủ yếu là thực hiện quyền lực cho toàn thể nhân dân lao động.
Chỉ có dưới sự lạnh dạo của GCCN thì quyền lực mới trở thành quyền lực của nhân dân lao động, ND LĐ là chủ thể thực sự của quyền lực thể hiện được ứng cử, bầu cử vào các cơ quan nhà nước.
- Trong chế độ dân chủ XHCN, bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân.
Lưu ý:
Dân chủ phải đi đôi với tập trung, bởi dân chủ mà không có tập trung là dân chủ vô tổ chức, vô kỷ luật, dân chủ quá trớn. Điều này đã được Bác Hồ nói: giữa dân chủ và tập trung là 2 mặt của một vấn đề, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu dân chủ mà không có tập trung thì sẽ dẫn tới vô tổ chức, vô chính phủ. Ngược lại tập trung mà không có dân chủ sẽ dẫn tới tệ độc đoán chuyên quyền.
* Bản chất kinh tế:
- Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu XHCN về TLSX
- Kế thừa tính ưu việt, xóa bỏ nhược điểm và yếu tố lạc hậu của các nền kinh tế trước đó như: tư hữu, áp bức, bóc lột nhân dân.
+ Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX, nó là điều kiện để cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình, nó tạo điều kiện để giải phóng người lao động ra khỏi ách áp bức, bóc lột, tự do phát triển cá nhân. Chính trong xh đó, mọi người đều hăng hái lao động và thực hiện nguyên tác phân phối theo lao động, nên nó là cơ sở cho sự bình đẳng giữa người và người. Bởi khi người lao động chưa làm chủ TLSX thì không thể làm chủ quá trình tổ chức quản lý và quá trình phân phối được.
Ngược lại trong XH TBCN dựa trên chế độ CHTN TBCN về TLSX nên con người bị áp bức, bị bóc lột, không có sự bình đẳng và sẽ không có dân chủ. Bởi lẽ không nói đến tự do dân chủ giữa kẻ giàu – người nghèo, không thể có dân chủ giữa GCTS và người lao động.
+ Trong xh giai cấp nào nắm giữ TLSX ( tức giai cấp nào thống trị về kinh tế thì giai cấp đó sẽ nắm quyền thống trị về chính trị và các lĩnh vực khác). Chính vì vậy trong XH – XHCN , QHSX dựa trên chế độ công hữu về TLSX được xác lập , GCCN và ND LĐ làm chủ TLSX chủ yếu nên họ cũng làm chủ quá trình sản xuất, từ đó thúc đẩy LLSX phát triển. Do làm chủ trong lĩnh vực kinh tế nên GCCN sẽ làm chủ về chính trị trị, xh, tư tưởng.
* Bản chất tư tưởng - văn hóa:
- Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin làm nền tảng chủ đạo
- Kế thừa và tiếp thu tư tưởng và tinh hoa văn hóa dân tộc.
Lưu ý: Dân chủ XHCN không phụ thuộc vào cơ chế đa nguyên và sự tồn tại của đa đảng đối lập, chế độ một đảng hay nhiều đảng là sản phẩm của điều kiện từng nước. Trong điều kiện của nước ta không có cơ sở của cơ chế đa nguyên vì vậy đảng ta không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
+ Nền dân chủ XHCN không chấp nhận vấn đề đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Bởi vì vai trò lãnh đạo của ĐCS đối với xh đã được hình thành trong lịch sử và do nhân dân lựa chọn. Và thực tế lịch sử cũng đã chỉ ra rằng: nếu trong cuộc đấu tranh chống lại GCTS nếu GCCN không có ĐCS lãnh đạo thì phong trào của họ sẽ mãi dừng lại ở tự phát và sẽ không bao giờ giành thắng lợi cả.
Ở nước ta nhân dân ta không chấp nhận đa nguyên chính trị bởi vì xét về bản chất không có một xh nào lại không chịu sự lãnh đạo của một đảng chính trị dựa trên hệ tư tưởng nhất định. Ở XHTB, dù cho có nhiều Đảng thay nhau cầm quyền nhưng thực chất cũng đều do GCTS với hệ tư tưởng của nó lãnh đạo. Đa nguyên chính trị thực sự chỉ là thời kỳ lịch sử ngắn ngủi chuyển từ chế độ xh này sang chế độ xh khác.
+ Đặc biệt khi CNXH ở L.XÔ và Đ. ÂU sụp đổ, các nhà tư tưởng đã rêu rao rằng cơ chế đa đảng được coi là dấu hiệu của giá trị dân chủ chung của nhân loại, là cơ sở, là điều kiện để có dân chủ. Đây là tư tưởng phản động.
Ở nước ta sau đổi mới cũng vậy, nhiều người đã kêu gọi Đảng và nhà nước nên thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nhưng Đảng ta đã thực hiện nhất quán chính sách một Đảng lãnh đạo ( ĐCS) và thực hiện nhất nguyên chính trị ( học thuyết M –Ln, tư tưởng HCM).
Mục đích là để cho bọn phản động không chui được vào hàng ngũ của Đảng và Nhà nước, phá hoại sự nghiệp CM thì công cuộc đổi mới sẽ không thể giành thắng lợi được.
+ Đa nguyên chính trị (thuyết): Từ quan điểm triết học lần đầu tiên GCTS dùng thuật ngữ này vào đầu thế kỷ 18, để biện luận về quan điểm chính trị của mình dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh TBCN, chủ trương nhiều đảng phái cùng hoạt động trong một nước. Ngày nay, CNĐQ dùng thuật ngữ đa nguyên chính trị chống các nước XHCN, chống phong trào công nhân và các dân tộc tiến bộ, đòi mở rộng dân chủ vô chính phủ, chống tập trung dân chủ, phủ nhận sự lãnh đạo của ĐCS.
3. Hệ thống chính trị XHCN
a. Sự hình thành HTCT:
- HTCT xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện giai cấp và nhà nước.
Trong xh CSNT hình thức cộng đồng người là thị tộc, bộ lạc, xh chưa phân hóa thành giai cấp nên nhà nước cũng chưa xuất hiện, bởi vậy HTCT cũng chưa xuất hiện.
Nhưng khi loài người chuyển sang HTKT – XH CHNL, xh phân chia thành giai cấp đối kháng ( chủ nô và nô lệ). Để điều hòa mâu thuẫn trong xh thì nhà nước xuất hiện. Cùng với sự ra đời của nhà nước thì HTCT tương ứng cũng được hình thành trong đó nhà nước là một bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất cấu thành HTCT.
Như vậy HTCT đầu tiên trong lịch sử là HTCT CHNL, sau đó là HTCT PK, rồi đến HTCT TBCN và hiện nay chúng ta đang xây dựng HTCT XHCN.
b. HTCT XHCN:
* Sự ra đời của HTCT XHCN:
Cũng như những HTCT trước đó, HTCT XHCN ra đời cũng là một tất yếu lịch sử. Sự ra đời của HTCT XHCN là sự thay thế HTCT TBCN; và nó được đánh dấu bằng cuộc CMT10 Nga 1917.
Cuộc CMT10 Nga đã đập tan chế độ Nga Hoàng, đập tan sự thống trị của GCTS, quý tộc để thiết lập nhà nước XHCN ở Nga. Việc thiết lập nhà nước XHCN ở Nga cũng có nghĩa là HTCt XHCN được hình thành. Như vậy có thể nói sau khi GCCN và ND LĐ đánh đổ được ách thống trị của GCTS giành được chính quyền về tay mình thì khi đó HTCT XHCN ra đời.
* Quan niệm về HTCT XHCN:
- Là hệ thống các tổ chức chính trị căn bản có quy mô quốc gia, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của một nước XHCN.
- K/niệm HTCT XHCN: là một cơ cấu xh bao gồm: ĐCS, N2, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xh dưới sự lãnh đạo của ĐCS nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân lao động để xây dựng CNXH.
Như vậy trong cnxh: chính đảng Mác – Lê nin ( ĐCS), N2 XHCN, các tổ chức chính trị xh của nhân dân do ĐCS lãnh đạo là những nhân tố cấu thành HTCT XHCN.
Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, thông qua hoạt động của nhà nước, các tổ chức chính trị xh và bằng sự tham gia trực tiếp của nhân dân ngày càng thực hiện đầy đủ hơn quyền và trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước và xh. Do vậy HTCT trong CNXH thực chất là cơ chế bảo đảm quyền dân chủ rộng rãi nhất của nhân dân.
* Cấu trúc của HTCT XHCN:
- HTCT XHCN gồm: Đảng, Nhà nước, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc và một số tổ chức chính trị - xh khác.
- Đối với nước ta: HTCT của nước ta bao gồm ĐCS VN, N2 CHXHCN VN, mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức chính trị - xh khác của nhân dân hoạt động trên cơ sở lấy liên minh GCCN với GCND và tầng lớp trí thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng C