I. Chương Halogen
1. Các số oxi hóa đặc trưng của các nguyên tố nhóm halogen (giải thích tại sao?).
2. So sánh tính oxi hóa của các đơn chất từ flo đến iot. Viết các ptpư minh họa.
3. Nêu cách điều chế flo, clo, brom, iot, HCl.
4. So sánh tính khử, tính axit của các HX.
5. Nêu cấu tạo, tính chất, ứng dụng, cách điều chế các hợp chất có oxi của clo (đã học).
6. Nêu cách nhận biết các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch.
II. Chương Oxi – lưu huỳnh.
1.So sánh sự giống và khác nhau của các nguyên tố nhóm oxi.
2.Sự biến đổi tính chất đơn chất và các hợp chất với hidro, hợp chất hidroxit.
3. Nêu tính chất hoá học của khí oxi, giải thích. Viết PTHH minh hoạ ?
4. So sánh tính chất hoá học của của khí oxi và khí ozon. Viết PTHH minh hoạ?.
5. Nêu tính chất hoá học của lưu huỳnh. Viết PTHH minh hoạ
6. Nêu tính chất hoá học, điều chế hiđro sunfua. Viết PTHH minh hoạ?
7. Nêu tính chất của các muối sunfua.
8. Nêu tính chất hoá học, điều chế lưu huỳnh đioxit. Viết PTHH minh hoạ?
9. Nêu tính chất hoá học của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc. Viết PTHH minh hoạ?
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5163 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn: hóa học 10 (năm học 2009-2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HÒN GAI
TỔ HÓA - SINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn: Hóa học 10 (năm học 2009-2010)
A. LÍ THUYẾT
I. Chương Halogen
1. Các số oxi hóa đặc trưng của các nguyên tố nhóm halogen (giải thích tại sao?).
2. So sánh tính oxi hóa của các đơn chất từ flo đến iot. Viết các ptpư minh họa.
3. Nêu cách điều chế flo, clo, brom, iot, HCl.
4. So sánh tính khử, tính axit của các HX.
5. Nêu cấu tạo, tính chất, ứng dụng, cách điều chế các hợp chất có oxi của clo (đã học).
6. Nêu cách nhận biết các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch.
II. Chương Oxi – lưu huỳnh.
1.So sánh sự giống và khác nhau của các nguyên tố nhóm oxi.
2.Sự biến đổi tính chất đơn chất và các hợp chất với hidro, hợp chất hidroxit.
3. Nêu tính chất hoá học của khí oxi, giải thích. Viết PTHH minh hoạ ?
4. So sánh tính chất hoá học của của khí oxi và khí ozon. Viết PTHH minh hoạ?.
5. Nêu tính chất hoá học của lưu huỳnh. Viết PTHH minh hoạ
6. Nêu tính chất hoá học, điều chế hiđro sunfua. Viết PTHH minh hoạ?
7. Nêu tính chất của các muối sunfua.
8. Nêu tính chất hoá học, điều chế lưu huỳnh đioxit. Viết PTHH minh hoạ?
9. Nêu tính chất hoá học của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc. Viết PTHH minh hoạ?
III. Chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
1. Nêu khái niệm pư một chiều, pư thuận nghịch, pư tỏa nhiệt, thu nhiệt, cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng của Lơ Sa-tơ-li-ê.
3. Ý nghĩa của tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học trong thực tiễn và trong sản xuất hóa học.
B. BÀI TẬP.
I. Trắc nghiệm.
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các halogen là:
A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np6 D. (n-1)d10 ns2np5
Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion X- của các halogen là:
A. ns2np6 B. ns2np5 C. (n-1)d10 ns2np6 D. (n-1)d10 ns2np5
Câu 3: Trong phản ứng hoá học: 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O nguyên tử clo
A. chỉ bị oxi hoá B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi hoá vừa bị khử. D. không bị oxi hoá và không bị khử.
Câu 4: Có dung dịch muối NaCl bị lẫn tạp chất NaBr và NaI. Có thể dùng chất nào trong các chất sau đây để làm sạch dung dịch muối NaCl?
A. khí clo B. khí oxi C. khí HCl D. khí flo
Câu 5: Khi hoà tan khí clo vào nước thu được dung dịch chứa các chất
A. HCl, HClO, Cl2 B. HClO, HCl C. HCl, Cl2 D. Cl2
Câu 6: Để điều chế muối kali clorat, người ta có thể hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc dư rồi đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa:
A. KCl, KClO3 B. KCl, KClO, KOH, Cl2
C. KCl, KClO3, KOH D. KCl, KClO3, Cl2
Câu 7: Để điều chế clo, người ta có thể
A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. Nhiệt phân muối KClO3
B. Cho KMnO4 hoặc MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc D. Cả A và B.
Câu 8: Để điều chế flo, người ta có thể
A. Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HF đặc. B. Điện phân dung dịch KF trong HF lỏng.
C. Cho KMnO4 hoặc MnO2 tác dụng với dung dịch HF đặc. D. Cả ba phương án trên.
Câu 9: Cho khí clo tác dụng với mẩu giấy quỳ tím tẩm ướt, hiện tượng xảy ra trên trên bề mặt mẩu giấy quỳ tím là
A. chuyển từ màu tím sang màu đỏ. C. chuyển từ màu tím sang màu đỏ sau đó mất màu.
B. chuyển từ màu tím sang màu xanh. D. chuyển từ màu tím sang màu xanh sau đó mất màu.
Câu 1: Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch HCl là:
A. NaOH, Al, CuSO4, CuO. B. CaCO3, Cu(OH)2, Cu, Fe.
C. MgCO3, CaO, Al2O3, Na2SO4. D. NaOH, Al, CaCO3, CuO.
Câu 11: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
A. 16HCl + 2KMnO4 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O. C. 2HCl + Fe FeCl2 + H2
B. 2HCl + Cu(OH)2 CuCl2 + 2H2O. D. 2HCl + CuO CuCl2 + 2H2O
Câu 12: Ở các nhà máy hoá chất, người ta sản xuất clo dựa trên phản ứng nào sau đây?
A. 16HCl + 2KMnO4 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O.
B. MnO2 + 4HCl (đặc, nóng) Cl2 + MnCl2 + 2H2O
C. 2NaCl + 2H2O H2 + Cl2 + 2NaOH
D. 6HCl + KClO3 3Cl2 + KCl + 3H2O
Câu 13: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O.
C. NaCl, NaClO3, H2O. D. NaCl, NaClO4, H2O.
Câu 14: Khi đổ dung dịch AgNO3 vào các dung dịch HF, HCl, HBr, HI, dung dịch nào không tạo kết tủa?
A. Dung dịch HF B. Dung dịch HCl C. Dung dịch HBr D. Dung dịch HI.
Câu 15: Dãy nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự thay đổi độ mạnh tính axit của các dung dịch hiđro halogenua?
A. HCl > HBr > HF > HI B. HI > HBr > HCl > HF
C. HF > HCl > HBr > HI D. HCl > HBr > HI > HF
Câu 16: Tìm câu đúng trong các câu sau đây:
A. Clo là chất khí không tan trong nước D.Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất.
C.Clo có tính oxi hoá mạnh hơn brom và iot. B. Clo có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất.
Câu 17: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thuỷ tinh?
A. HCl B. H2SO4 C. HF D. HNO3
Câu 18: Trong các halogen, clo là nguyên tố
A. có độ âm điện lớn nhất . có tính phi kim mạnh nhất.
C. tồn tại trong vỏ trái đất (dưới dạng hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.
D. có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất.
Câu 19: Phản ứng của khí Cl2 với khí H2 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ thấp dưới 00C. B. Trong bóng tối, nhiệt độ thường 250C.
C. Trong bóng tối D. Có chiếu sáng.
Câu 20: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm?
A. H2 + Cl2 2HCl B. Cl2 + H2O HCl + HClO
C. Cl2 + SO2 + 2H2O 2HCl + H2SO4 D. NaCl(r) + H2SO4(đặc) NaHSO4 + HCl
Câu 21: Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđro clorua?
A. P2O5 B. NaOH rắn C. H2SO4 đậm đặc D. CaCl2 khan.
Câu 22: Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống (CaO), bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) và bột đá vôi (CaCO3). Chỉ dùng một chất nào trong các chất sau đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo?
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch I2
Câu 23: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2X. Hỏi X là chất nào sau đây?
A. HBr B. HBrO C. HBrO3 D. HBrO4
Câu 24: Brom bị lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom cần làm cách nào sau đây?
A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 loãng. B. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr.
C. Dẫn hỗn hợp đi qua nước. D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI.
Câu 25: Phương án nào đúng trong các phương án sau?
A. Oxi và ozon là hai dạng thù hình của oxi. B. Oxi là đơn chất, ozon là hợp chất.
C. Oxi và ozon là hai đồng vị của oxi. D. Oxi là hợp chất và ozon là đơn chất.
Câu 26: Để sản xuất oxi trong công nghiệp người ta thường tiến hành
A. chưng phân đoạn không khí. B. điện phân nước.
C. Phân huỷ H2O2 có xúc tác. D. dùng cả A và B.
Câu 27: Có hai bình kín đựng oxi và ozon, có thể dùng cách nào sau đây để phân biệt hai lọ khí này?
A. Dùng giấy quỳ tẩm ướt B. Dùng giấy tẩm dd KI và hồ tinh bột.
C. Cho tác dụng với Na kim loại D. Cả ba phương án trên.
Câu 28: Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô?
A. Al2O3 B. CaO C. Dung dịch Ca(OH)2 D. Dung dịch HCl
Câu 29: Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4. Sau phản ứng hoá học, ion oxit O2- có cấu hình electron là
A. 1s22s22p5 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p43s2 D. 1s22s22p63s2
Câu 30: Với số mol lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được lượng oxi nhiều hơn ?
A. 2KClO32KCl + 3O2 B. 2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 2HgO 2Hg + O2 D. 2KNO32KNO2 + O2
Câu 31: Khi nhiệt phân 1 gam KMnO4 thì thu được bao nhiêu lít O2 ở đktc ?
A. 0,1 lít B. 0,3 lít C. 0,07 lít D. 0,03 lít
Câu 32: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh ?
A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá
C. Lưu huỳnh có tính oxi hoá và tính khử D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử
Câu 33: Cho các chất: S, SO2, H2S, H2SO4. Có mấy chất trong số 4 chất đã cho vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34: Ở phản ứng nào sau đây, SO2 đóng vai trò chất khử ?
A. SO2 + H2O H2SO3 B. SO2 + NaOHNaHSO3
C. SO2 + 2H2S3S + 2H2O D. SO2 + Cl2 + 2H2O2HCl + H2SO4
Câu 35: Khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp khí vào dung dịch nào sau đây ?
A. dd nước Br2 dư B. dd Ba(OH)2 dư C. dd HCl dư D. dd NaOH dư
Câu 36: Ở phản ứng nào sau đây, SO2 đóng vai trò chất oxi hoá ?
A. SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 B. 2SO2 + O22SO3
C. SO2 + 2H2S3S + 2H2O D. 5SO2+2KMnO4+2H2O"K2SO4 + 2H2SO4 + 2MnSO4
Câu 37: Số mol H2SO4 cần dùng để pha được 5 lít dung dịch H2SO4 2M là bao nhiêu ?
A. 2,5 mol B. 5 mol C. 10 mol D. 5,2 mol
Câu 38: Ở phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò chất khử ?
A. 2H2S + 4Ag + O2 2Ag2S + 2H2O B. H2S+ Pb(NO3)22HNO3 + PbS
C. 2Na + 2H2S2NaHS + H2 D. 3H2S+2KMnO4" 2MnO2 +2KOH + 3S +2H2O
Câu 39: Ở phản ứng nào sau đây, SO2 đóng vai trò chất oxi hoá ?
A. 2SO2 + O2 + 2H2O 2H2SO4 B. SO2 + O3SO3 + O2
C. SO2 + Na2CO3đNa2SO3+ CO2 D. SO2 + C S + CO2
Câu 40: Hỗn hợp hai khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào ?
A. H2 và Cl2 B. H2 và O2 C. N2 và O2 D. Cl2 và O2
Câu 41: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là:
A. -2 B. +4 C. +6 D. +8
Câu 42: Trộn một dung dịch có chứa 1 mol H2SO4 với một dung dịch có chứa 1,5 mol NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng bay hơi đến khô. Chất rắn thu được là:
A. NaHSO4 B. Na2SO4 C. NaOH D. NaHSO4 và Na2SO4
Câu 43: Các chất của dãy nào chỉ có tính oxi hoá ?
A. HCl, SO3 B. O2, Cl2, S C. FeSO4, KMnO4 D. O3, H2SO4
Câu 44:Trộn 2 lít dd H2SO4 0,2M với 3 lít dd H2SO4 0,5M được dd H2SO4 có nồng độ mol là:
A. 0,5M B. 0,25M C. 0,38M D. 0,35M
Câu 45: Các chất của dãy nào vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
A. S, Cl2, Br2 B. O3, Cl2, S C. F2, K, S D. O2, Br2, Ca
Câu 46: Các chất của dãy nào vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
A. H2O2, FeSO4, SO2 B. H2S, KMnO4, HI
C.Cl2O7, SO3, CO2 D. H2S, HCl, H2SO4
Câu 47: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng: S + 2H2SO4"3SO2+ 2H2O
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử S bị khử : số nguyên tử S bị oxi hoá là:
A. 2:1 B. 1:2 C. 1:3 D. 3:1
Câu 48: Chất ( nguyên tử, phân tử hoặc ion) nào vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
A. F2 B. Al C. SO42- D. SO32-
Câu 49: Hệ số của chất oxi hoá và hệ số của chất khử trong phương trình hoá học sau đây là:
P + H2SO4 "H3PO4 + SO2 + H2O
A. 5 và 2 B. 2 và 5 C. 7 và 9 D. 7 và 7
Câu 50: Trong phản ứng nào chất tham gia là H2SO4 đặc ?
A. H2SO4+Na2CO3"Na2SO4+CO2 +H2O B. H2SO4+Fe(OH)2"FeSO4 + 2H2O
C. 2FeO+4H2SO4"Fe2(SO4)3+SO2+ 4H2O D. H2SO4+Zn"ZnSO4 + H2
Câu 51: Cho phản ứng: 2Fe + 6H2SO4"Fe2(SO4)3+ 3SO2+ 6H2O
Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 đóng vai trò là môi trường là:
A. 3 và 3 B. 3 và 6 C. 6 và 6 D. 6 và 3
Câu 52: Hệ số của chất oxi hoá và hệ số của chất khử trong phương trình hoá học sau đây là:
SO2+KMnO4+H2O"K2SO4 + H2SO4 + MnSO4
A. 5 và 2 B. 2 và 5 C. 2 và 2 D. 5 và 5
Câu 53: Trong công nghiệp sản xuất H2SO4, người ta dùng chất nào sau đây tác dụng với nước ?
A. SO2 B. SO3 C. S D. Na2SO3
Câu 54: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây ?
A. Cu và Cu(OH)2 B. Fe và Fe(OH)3 C. C và CO2 D. S và H2S
Câu 55: Dung dịch H2SO4 đặc nguội không tác dụng được với chất nào sau đây ?
A. Kẽm B. Sắt C. Canxi cacbonat D. Đồng (II) oxit
Câu 56: 0,5 mol H2SO4 tác dụng vừa đủ với 0,5 mol natri hiđroxit, sản phẩm là
A. 1 mol Na2SO4 B. 1 mol NaHSO4 C. 0,5 mol NaHSO4 D. 0,5 mol Na2SO4
Câu 57: Khí SO2 có lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách nước ra khỏi khí SO2?
A. NaCl B. CaO C. NaOH D. H2SO4 đặc.
Câu 58: Cho phản ứng: CaCO3 CaO + CO2. Để phản ứng nung vôi xảy ra tốt thì điều kiện nào sau đây không phù hợp?
A. Tăng nhiệt độ B. Tăng áp suất C. Đập nhỏ CaCO3 D. Dùng quạt hay lỗ thông gió
Câu 59: Trong một bình chứa không thể tồn tại đồng thời hai chất khí nào?
A. SO2 và H2S B. CO2 và O2 C. Cl2 và O2 D. CO2 và SO2
Câu 60: Cho dung dịch Na2S vào các dung dịch: NaCl, KNO3, AgNO3, CuSO4. Na2S tác dụng được mấy chất cho kết tủa đen?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 61: Muối nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí có mùi xốc?
A. Na2CO3 B. Na2S C. NaCl D. Na2SO3
Câu 62: Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể phân biệt các dung dịch này bằng thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím B. Bạc nitrat C. Bari clorua D. Natri hiđroxit
Câu 63: Có 4 dung dịch: HCl, H2SO4, KNO3, KOH. Thuốc thử nào có thể nhận biết được cả 4 dung dịch trên?
A. uỳ tím và dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím và dung dịch Na2CO3
C. Quỳ tím và dung dịch Na2S D. Quỳ tím và dung dịch Na2SO3
Câu 64: Thuốc thử nào có thể phân biệt được hai khí CO2, SO2 đựng trong hai bình mất nhãn?
A. Dung dịch brom B. Dung dịch KOH C. Dung dịch Ca(OH)2 D. Dung dịch Ba(OH)2
Câu 65: Cho phản ứng: CaCO3 (r) CaO(r) + CO2(r) H > 0
Cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận khi
A. Tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất. C. Giảm nồng độ. D. Chỉ có A và B.
Câu 66: Cho phương trình phản ứng: SO2 + 1/2O2 SO3 H < 0
Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp
A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng áp suất bình C. Lấy bớt SO3 ra. D. Tăng nồng độ O2.
Câu 67: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng
A. Khối lượng sản phẩm tăng B. Tốc độ phản ứng.
C. Khối lượng chất tham gia phản ứng giảm. D. Thể tích chất tham gia phản ứng.
Câu 68: Cho các yếu tố sau:
a) Nồng độ chất. b) Aùp suất. c) Nhiệt độ d) Diện tích tiếp xúc. e) Xúc tác.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là
A. a, b, c, d B. a, c, e C. b, c, d, e D. a, b, c, d ,e
Câu 69 Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì
A. Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng giảm. B. Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.
C. Khi áp suất giảm, tốc độ phản ứng tăng. D. Aùp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 70: Chọn câu đúng
A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 71: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất tham gia phản ứng là
A. Chất lỏng B. Chất khí C. Chất rắn D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 72: Cho phản ứng: N2 + 3H2 2NH3
Phản ứng này dùng xúc tác là Fe. Xúc tác Fe làm
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. Tăng nồng độ các chất trong phản ứng.
C. Tăng tốc độ phản ứng. D. Tăng hằng số cân bằng phản ứng.
Câu 73: Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) H = - 92 Kj Khi tăng áp suất thì cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều
A. Nghịch B. Thuận. C. Không chuyển dịch. D. Không xác định được.
Câu 74: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng.
A. N2 + 3H2 2NH3 B. N2 + O2 2NO
C. 2NO + O2 2NO2 D. 2SO2 + O2 2SO3
II. Tự luận.
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng:
a. KMnO4®Cl2®HCl ®FeCl3 ® AgCl® Cl2®Br2®I2®ZnI2 ®Zn(OH)2
b. KMnO4 ® Cl2 ® KClO3 ® KCl ® Cl2 ® HCl ® FeCl2 ® FeCl3 ® Fe(OH)3
c. S ® FeS ® SO2 ® Na2SO3 ® NaHSO3 ® BaSO3
d. FeS2 ® SO2 ® HBr ® NaBr ® Br2 ® I2
¯
SO3® H2SO4 ® KHSO4 ® K2SO4 ® KCl® KNO3
2. Phân biệt các dd sau đựng trong các lọ mất nhãn.
a. HCl, H2SO4, H2SO3
b.Na2SO4,Na2SO3,NaClc. Na2S , Na2SO4, NaNO3
d. Ba(NO3)2 , Cu(NO3)2 , KNO3
e. K2S, K2SO4, K2SO3
3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. NaOH + H2SO4 loãng g. Ba(OH)2 + H2SO4 loãng l. FeO + H2SO4 loãng b. Fe2O3 + H2SO4 loãng h. BaCl2 + H2SO4 loãng m. FeO + H2SO4 đ, n
c. Fe3O4 + H2SO4 loãng i. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng n. BaCO3 + H2SO4 loãng
d. S + H2SO4 đ, n j. P + H2SO4 đ, n o. C + H2SO4 đ, n
e. Fe(OH)2 + H2SO4 đ, n k. S + H2SO4 đ, n p. H2S + H2SO4 đ, n f. Fe3O4 + H2SO4 đ, n
4.Cho 8g h2 Fe và Mg tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lít khí H2 (đktc)
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính nồng độ mol dung dịch H2SO4 đã dùng.
5. Cho 11 gam hỗn hợp A gồm sắt và nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lit khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) (ở đktc). Hấp thụ toàn bộ khí sinh ra vào 300 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch B.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A?
c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B?
6. Cho 5,6 lit khí SO2 (đkc) vào:
400 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5 M. Tính nồng độ các chât trong dung dịch thu được .
250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,8 M. Tính nồng độ các chât trong dung dịch thu được .
200 ml dung dịch Ca(OH)2 2 M. Tính nồng độ các chât trong dung dịch thu được .
200 ml dung dịch Ba(OH)2 ta được 44,125 (g) hỗn hợp BaSO3 và Ba(HCO3)2. Tính nồng độ dung dịch Ba(OH)2.
7. Hòa tan hoàn toàn 22 gam hỗn hợp A gồm Fe và Ag vào H2SO4 đặc, nóng thì có 7,84 lít SO2 được giải phóng ( ở 27,30C và 1,1 atm ).
a. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A .
b. Dẫn toàn bộ lượng SO2 ở trên lội qua dung dịch MOH ( M là kim loại kiềm) thì thu được 39,7 gam hỗn hợp hai muối khan . Xác định kim loại M
7. Cho h2 Fe và FeS td với dd H2SO4 loãng được 6,72 lit h2 khí ở đktc. Cho h2 khí này đi qua dung dịch Pb( NO3)2 được 47,8 g kết tủa đen.
a. h2 khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu?
b. tính % của Fe và FeS trong h2 ban đầu?
8. Cho 1,12 gam hỗn hợp Ag và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được một chất khí. Cho khí này qua nước clo thì thu được một dung dịch hỗn hợp gồm hai axit. Nếu cho dung dịch BaCl2 0,1M vào dung dịch chứa hai axit trên thì được 1,864 gam kết tủa.
a. tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. tính thể tích BaCl2 0,1M cần dùng.
9. Hòa tan hết 16,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là 69,1g. Tính thể tích khí SO2 đã thu được.
10. Cho phương trình phản ứng: 2A(k) + B (k) 2X (k) + 2Y(k). Người ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Tính hằng số cân bằng của phản ứng. Nếu trộn mỗi chất 0,75 mol vào bình trên ở cùng nhiệt độ hãy tính nồng độ cân bằng các chất.