Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật dân sự nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác.
111 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 8295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập luật dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1:
KHÁI QUÁT CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
1.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật dân sự nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác.
1.2 Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
1.2.1 Các quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản hay còn gọi là quan hệ xã hội về tài sản là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản. Tài sản này có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình, tài sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương lai.
Quan hệ tài sản được hình thành một cách khách quan với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người
Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau:
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến tài sản, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh được xác lập bởi các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự với các điều kiện do pháp luật qui định.
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ, ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước:
+ Chủ thể tham gia quan hệ tài sản có toàn quyền định đoạt trong các quan hệ mà mình tham gia. Tuy nhiên, ý chí của chủ thể đó khi tham gia quan hệ phải phù hợp với ý chí của nhà nước.
+ Nhà nước đưa ra các qui định xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể, đó là những qui định mang tính nguyên tắc chung, những qui định mang tính chất cấm đoán và bắt buộc nhất định.
- Trong quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh, có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia – đây là yếu tố đặc trưng của các quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh. Tính đền bù ngang giá có thể bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như tình cảm, phong tục tập quán.
1.1.2 Các quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân được hiểu là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể dân sự liên quan đến một lợi ích tinh thần.
Nếu như ở quan hệ tài sản, có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân, việc dịch chuyển các giá trị tinh thần là không thể thực hiện được.
* Nhóm quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản: là các quan hệ nhân thân xuất phát từ giá trị tinh thần và các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế, không thể chuyển giao trong giao lưu dân sự (không thể là đối tượng của giao dịch dân sự).
- Các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Quyền nhân thân liên quan đến việc cá biệt hóa cá nhân: Quyền đối với họ tên …
- Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội
- Quyền nhân thân liên quan đến thân thể con người
- Các quyền nhân thân liên quan đến sự tự do của cá nhân
- Các quyền nhân thân liên quan đến hoạt động lao động, sáng tạo của cá nhân
* Nhóm các quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản: Xuất phát từ các giá trị tinh thần ban đầu, các chủ thể sẽ được hưởng các lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo.
- Quyền tác giả
- Quyền liên quan đến quyền tác giả
- Quyền sở hữu công nghiệp
- Quyền đối với cây trồng
* Có ý kiến cho rằng mọi quan hệ nhân thân đều liên quan đến tài sản bởi lẽ:
- Đối với việc chuyển giao các kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần thì chủ thể được hưởng lợi ích vật chất (liên quan đến tài sản)
- Đối với các quyền nhân thân thì khi quyền nhân thân bị xâm, phạm ngoài việc chủ thể xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phậm, pháp luật còn qui định chủ thể có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm (có liên quan đến tài sản)
* Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau:
- Các quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến một lợi ích tinh thần
- Quan hệ nhân thân không xác định được bằng một số tiền cụ thể. Các quan hệ nhân thân không bao giờ là quan hệ tài sản (chỉ có quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản và quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản), nên giá trị tinh thần của quan hệ nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền.
- Các lợi ích tinh thần luôn gắn với chủ thể, trừ một số trường hợp pháp luật qui định (ví dụ: quyền công bố phổ biến tác phẩm của tác giả có thể chuyển giao cho người thừa kế của tác giả khi tác giả chết)
- Các lợi ích tinh thần không thể bị hạn chế hoặc tước bỏ, trừ trường hợp do pháp luật qui định
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
2.1 Khái niệm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những biện pháp, cách thức mà nhà nước dùng các qui phạm pháp luật dân sự tác động tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự để các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với ý chí của chủ thể tham gia quan hệ nhưng tôn trọng lợi ích của nhà nước, của tập thể và của các chủ thể khác.
2.2 Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
* Các chủ thể tham gia quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự có sự độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý & không chịu sự chi phối bởi ý chí của bất cứ chủ thể nào khác.
* Các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự có quyền tự định đoạt và thỏa thuận trong các quan hệ mà mình tham gia – đây là đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Sự tự định đoạt của các chủ thể chịu sự giới hạn ở một số nội dung:
- Giới hạn ở chủ thể tham gia quan hệ xã hội nhất định: nếu pháp luật giành quyền ưu tiên cho một chủ thể nào đó thì phải giành quyền ưu tiên cho chủ thể đó.
- Giới hạn các nghĩa vụ trong quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia
* Trách nhiệm dân sự của bên vi phạm trước bên bị vi phạm trong các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điểu chỉnh của luật dân sự luôn liên quan đến tài sản.
* Việc hòa giải hợp pháp, dùng pháp luật của các bên trong các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự luôn được pháp luật khuyến khích. Việc hòa giải có thể được thực hiện bởi chính các bên tham gia quan hệ phát sinh tranh chấp hoặc được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ
3.1 Khái niệm
Nguyên tắc của luật dân sự được ghi nhận trong các văn bản pháp luật dân sự là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng buộc các chủ thể phải tuân theo trong quá trình ban hành và áp dụng các qui định của pháp luật dân sự.
3.2 Nội dung các nguyên tắc của luật dân sự
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận
- Nguyên tắc bình đẳng
- Nguyên tắc thiện chí trung thực
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
- Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp
- Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền dân sự
- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
- Nguyên tắc hòa giải
4. NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ
4.1 Khái niệm
Nguồn của luật dân sự là những văn bản qui phạm pháp luật dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục nhất định, có chứa đựng các qui tắc xử sự chung để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Muốn được coi là nguồn của luật dân sự phải đáp ứng các yêu cầu:
- Phải là văn bản qui phạm pháp luật dân sự, tức là phải chứa các qui tắc xử sự chung để điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
- Văn bản qui phạm pháp luật dân sự đó phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật dân sự phải theo một trình tự, thủ tục nhất định
4.2 Phân loại
Các căn cứ để phân loại nguồn của luật dân sự:
- Căn cứ vào cơ quan ban hành: văn bản do Quốc hội ban hành, văn bản do UBTVQH ban hành, văn bản do Chính phủ ban hành …
- Căn cứ vào nội dung quan hệ xã hội được điều chỉnh trong văn bản qui phạm pháp luật được coi là nguồn của luật dân sự: các văn bản pháp luật về sở hữu, các văn bản pháp luật về hợp đồng, các văn bản pháp luật về thừa kế
- Căn cứ vào hình thức hệ thống văn bản qui phạm pháp luật được coi là nguồn của luật dân sự gồm: hiến pháp, bộ luật dân sự, các luật và văn bản dưới luật
4.2.1 Hiến pháp
Những nội dung của HP liên quan trực tiếp đến Luật dân sự là Chương II (chế độ kinh tế) và Chương V (quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân)
Dù chỉ là những qui định mang tính nguyên tắc, tính định hướng nhưng hiến pháp 1992 được coi là nguồn cơ bản và quan trọng nhất của Luật dân sự.
4.2.2 Bộ luật dân
BLDS 2005 được kết cấu 7 phần, 36 chương, 777 điều
- Phần thứ nhất: Những qui định chung; xác định phạm vi điều chỉnh cảu BLDS, nguyên tắc của LDS, địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình với tư cách là chủ thể khi tham gia các quan hệ dân sự
- Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu; bao gồm các qui định về nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu, các loại tài sản, các hình thức sở hữu, căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, và những qui định khác về quyền sở hữu.
- Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; bao gồm các qui định chung, các hợp đồng dân sựu thông dụng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Phần thứ tư: thừa kế; qui định việc dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống
- Phần thứ năm: Những qui định về quyền sử dụng đất; gồm những qui định chung, những hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất
- Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
- Phần thứ bảy: Quan hệ dân sựu có yếu tố nước ngoài; gồm những qui định về thẩm quyền áp dụng và pháp luật được áp dụng khi giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
4.2.3 Các luật và nghị quyết của quốc hội
Các luật được coi là nguôn của luật dân sự:
- Luật hôn nhân và gia định năm 2000
- Luật đất đai 2003
- Luật thương mại 2005
- Luật sở hữu trí tuệ 2005
- Luật doanh nghiệp 2005
- Luật các công cụ chuyển nhượng
- Luật khoáng sản
- Luật bảo vệ và phát triển rừng
- Luật tài nguyên nước …
Ngoài BLDS và các luật, NQ của Quốc hội do QH ban hành, có hiệu lực như văn bản pháp luật
4.2.4 Các văn bản dưới luật
- Pháp lện của UBTVQH được ban hành để giải thích, hướng dẫn những qui định của BLDS hoặc qui định những nội dung mà luật chưa đủ điều kiện để qui định
- Nghị định của Chính phủ có vai trò là nguồn bổ trợ trực tiếp của LDS
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành để hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật
5. QUI PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ
5.1 Khái niệm
Qui phạm pháp luật dân sự là những qui tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra để điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS để các quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với ý chí của nhà nước.
5.2 Cấu tạo qui phạm pháp luật dân sự
- Phần giả định: nếu ra những tình huống, hoàn cảnh mà qui phạm pháp luật sẽ điều chỉnh.
- Phần qui định: nêu cách xử sự của chủ thể khi gặp phải hoàn cảnh được dự liệu trong phần giả định. Phần qui định trong qui phạm pháp luật dân sự rất mềm dẻo, trong nhiều qui phạm, pháp luật dự liệu một số xử sự nhất định và chủ thể lựa chọn một trong số các cách xử sự đó.
- Phần chế tài: nêu ra hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu nếu chủ thể không thực hiện những xử sự nhất định được nêu trong phần qui định khi gặp phải điều kiện, hoàn cảnh trong phần giả định.
5.3 Phân loại
5.3.1 Qui phạm định nghĩa
Là qui phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề cụ thể hoặc đưa ra những khái niệm pháp lý khác nhau, được viện dẫn để xác định một vấn đề cụ thể khi cần giải thích
5.3.2 Qui phạm tùy nghi
Là qui phạm trong đó cho phép chủ thể có thể lựa chọn cách xử sự nhất định. Việc lựa chọn có thể hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể hoặc lựa chọn trong một giới hạn nhất định mà pháp luật qui định.
- Qui phạm tùy nghi thỏa thuận: pháp luật cho phép các bên có toàn quyền trong việc thỏa thuận về một nội dung cụ thể, giới hạn của sự thỏa thuận này là điều cấm của pháp luật, tính trái đạo đức xã hội và các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự.
- Qui phạm tùy nghi lựa chọn: pháp luật dự liệu nhiều cách xử sự và các chủ thể có thể lựa chọn một trong các cách xử sự đó.
5.3.3 Qui phạm mệnh lệnh
Là qui phạm có nội dung nghiêm cấm chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc buộc chủ thể phải thực hiện những hành vi nhất định
Qui phạm mệnh lệnh không đặc trưng cho qui phạm phạm luật dân sự bởi vì trong việc tham gia quan hệ dân sựu, pháp luật cho phép chủ thể có quyền tự định đoạt, thỏa thuận trong các quan hệ mà mình tham gia.
6. ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ, ÁP DỤNG TƯƠNG TỤ PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
6.1 Áp dụng Luật dân sự
6.1.1 Khái niệm
Áp dụng LDS là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc vận dụng các qui phạm pháp luật dân sự để giải quyết các tranh chấp dân sự hoặc xác định các sự kiện pháp lí phát sinh nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tổ chức và của cá nhân.
6.1.2 Điều kiện áp dụng LDS
Hoạt động áp dụng LDS không thể tách rời với hoạt động ban hành văn bản qui phạm pháp luật dân sự, đây là quá trình đưa những nội dung cụ thể của văn bản pháp luật vào cuộc sống. Hoạt động áp dụng LDS có hiệu quả hay không, ngoài việc phụ thuộc vào nội dung của văn bản còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành và khả năng chủ thể tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật.
Áp dụng luật dân sự phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS phải đang có tranh chấp hoặc có sự kiện pháp lí mà tòa án phải xác định:
+ Tranh chấp giữa các chủ thể tham gia quan hệ tạo thành vụ án dân sự
+ Chủ thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hoặc không có tranh chấp nhưng liên quan đến quyền lợi của một chủ thể nhất định, chủ thể yêu cầu tòa án xác định – là việc dân sự.
- Hiện có qui phạm pháp luật dân sự đang trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp đo
6.1.3 Hậu quả của hoạt động áp dụng luật dân sự
- Thừa nhận quyền cho một chủ thể nhất định và ghi nhận cụ thể nội dung của quyền này: quyền thừa kế, quyền sở hữu …
- Xác nhận nghĩa vụ cho một chủ thể nhất định theo yêu cầu của chủ thể khác: buộc chủ thể phải trả lại nhà thuê, buộc trả nợ vay
- Xác nhận sự tộn tại hay không tồn tại của một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể: cho phép li hôn hoặc không …
- Xác nhận một sự kiện pháp lí nhất định theo yêu cầu của chủ thể có liên quan: tuyên bố mất tích hoặc đã chết đối với cá nhân …
6.2 Áp dụng qui định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
6.2.1 Nguyên nhân của việc áp dụng qui định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
* Nguyên nhân của việc áp dụng qui định tương tự của pháp luật được thể hiện:
- Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh cúa LDS vốn đa dạng và phức tạp, luôn có sự phát sinh, thay đổi những quan hệ xã hội mới mà thực tế những quan hệ xã hội này chưa có qui phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh. Đây là điều không thể tránh được trong hoạt động lập pháp bởi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật nói chung, của LDS nói riêng luôn có sự vận động và thay đổi, trong khi đó qui phạm pháp luật lại có sự ổn định trong giai đoạn nhất định
- Hoạt động lập pháp còn có những hạn chế nhất định bởi trình độ chuyên môn của nhà lập pháp còn nhiều bất cập nên vẫn có những “khe hở” trong một văn bản qui phạm pháp luật dân sự.
* Nguyên nhân của việc áp dụng phong tục tập quán:
- Tập quán là các xử sự thông dụng và phổ biến trong cộng đồng đia phương, dân tộc được sử dụng như chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó. Ví dụ: đơn vị đo lường “giạ lúa”, “chục” ở miền Nam.
- Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự thông dụng và phổ biến trong cộng đồng đia phương, dân tộc được sử dụng như chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó.
- Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ đa dạng, phức tạp về nhiều phương diện: Chủ thể, khách thể, nội dung; hơn nữa những quan hệ này không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng. Vì vậy mà khi ban hành các văn bản pháp luật, nhà lập pháp không “ dự liệu” được hết các quan hệ xã hội cần thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật, Điều đó đã tạo ra “lỗ hổng” trong pháp luật dân sự.
- Hơn nữa, các qua hệ xã hội lại luôn vận động và biến đổi không ngừng trong khi các qui định của pháp luật thường tồn tại ở trạng thái tĩnh, chỉ biến đổi khi bị sửa đổi. Dẫn đền tình trạng, có những trường hợp không có quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội đang tồn tại.
- Để bù lấp những “lỗ hổng” pháp luật chưa hoàn thiện và tạo ra cơ sở pháp lý cho Tòa án xét xử các tranh chấp trong những quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh bằng pháp luật, BLDS 2005 đã đưa ra nguyên tắc áp dụng tập quán: “trong trường hợp pháp luật ko qui định & các bên ko có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán”. (Điều 3 BLDS 2005).
6.2.2 Điều kiện của việc áp dụng qui định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
- Quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp cần giải quyết phải thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS
- Hiện chưa có qui phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp đó
- Việc áp dụng qui đinh tương tự của pháp luật và phong tục tập quán chỉ được đặt ra khi pháp luật chưa qui định và các bên tham gia giao dịch không thỏa thuận, nhưng phải theo trình tự: áp dụng tập quán trước, nếu không có tập quán thì áp dụng qui định tương tự của pháp luật
- Có qui định tương tự của pháp luật hoặc có tập quán để có thể vận dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh
- Tập quán và qui định tương tự của pháp luật không được trái với các nguyên tắc chung của pháp luật được qui định trong BLDS.
6.2.3 Hậu quả của việc áp dụng qui định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
- Thông qua hoạt động áp dụng qui định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán, bổ sung sự thiếu sót trong các qui đinh pháp luật và hoàn thiệt hệ thống pháp luật.
- Qua đó, quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch dân sự cũng được đảm bảo thực hiện.
Chương 2:
Quan hệ pháp luật dân sự
1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự
1.1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS được các qui phạm pháp luật DS tác động tới trên cơ sở chủ thể độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lí và các quyền, nghĩa vụ của chủ thể được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
1.1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật DS mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật thông thường. Ngoài ra còn có đặc điểm riêng sau:
- Quan hệ pháp luật dân sự đa dạng về chủ thể tham gia. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những “người” được phép tham gia quan hệ pháp luật và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó
- Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ luôn quan tâm đến những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định. Khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự tì địa vị pháp lí của chủ thể là có sự bình đẳng.
- Trách nhiệm pháp lí mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự phải gánh chịu liên quan đến tài sản
1.2 Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
1.2.1 Khái niệm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
Sự kiện pháp lí trước hết được hiểu là những sự kiện xảy ra trong thực tế và được pháp luật qui định hậu quả pháp lí.
Sự kiện thực tế để làm phát sinh hậu quả pháp lý phải mang tính khách quan. Chỉ n