Câu 1. Đặc điểm pháp lý chung của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
1. Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Là các quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia bao gồm:
- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
- Chế độ chính trị, khả năng quốc phòng, an ninh đối nội và đối ngoại,
- Sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân
2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Những hành vi này rất đa dạng có thể bằng hành động hoặc không hành động, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy nói chung đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là các tội phạm đặc biệt nghiêm trong có tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội nên hầu hết là những tội có CTTP hình thức.
Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của các CTTP này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm khi hành vi phạm tội được thực hiện. Bên cạnh đó, có một số ít tội xâm phạm an ninh quốc gia có CTTP vật chất.
3. Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Có thể là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Tuy nhiên, các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội nên theo quy định của Điều 12 BLHS năm 1999 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên mới phải chịu TNHS về việc thực hiện các tội này.
4. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
a) Lối của người thực hiện tội xâm phạm anh ninh quốc gia bao giờ cũng được thể hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là xâm hại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN VIệt Nam, thấy trước khả năng là xảy ra hậu quả nguy hại cho xã hội là hành vi đó có thể đe dọa, làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.
b) Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tức là nhằm “chống chính quyền nhân dân” – chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân. (vì nếu như không xác định được là người phạm tội nhằm mục đích “chống chính quyền nhân dân”, thì tội danh phải được thay đổi hoặc là không có tội phạm).
c) Động cơ phạm tội có thể rất khác nhau nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành các tội xâm phạm an ninh quốc gia, mà chỉ là căn cứ để đánh giá tính chất và mức đọ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời là cơ sở để các cở quan bảo vệ pháp luật và Tòa án áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể.
84 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập luật hình sự - Phần các tội phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CÁC TỘI PHẠM
K55CLC - KHOA LUẬT - ĐHQGHN
**********
Mục lục
Câu 1. Đặc điểm pháp lý chung của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
1. Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Là các quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia bao gồm:
- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
- Chế độ chính trị, khả năng quốc phòng, an ninh đối nội và đối ngoại,
- Sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân
2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Những hành vi này rất đa dạng có thể bằng hành động hoặc không hành động, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy nói chung đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là các tội phạm đặc biệt nghiêm trong có tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội nên hầu hết là những tội có CTTP hình thức.
Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của các CTTP này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm khi hành vi phạm tội được thực hiện. Bên cạnh đó, có một số ít tội xâm phạm an ninh quốc gia có CTTP vật chất.
3. Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Có thể là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Tuy nhiên, các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội nên theo quy định của Điều 12 BLHS năm 1999 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên mới phải chịu TNHS về việc thực hiện các tội này.
4. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
a) Lối của người thực hiện tội xâm phạm anh ninh quốc gia bao giờ cũng được thể hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là xâm hại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN VIệt Nam, thấy trước khả năng là xảy ra hậu quả nguy hại cho xã hội là hành vi đó có thể đe dọa, làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.
b) Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tức là nhằm “chống chính quyền nhân dân” – chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân. (vì nếu như không xác định được là người phạm tội nhằm mục đích “chống chính quyền nhân dân”, thì tội danh phải được thay đổi hoặc là không có tội phạm).
c) Động cơ phạm tội có thể rất khác nhau nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành các tội xâm phạm an ninh quốc gia, mà chỉ là căn cứ để đánh giá tính chất và mức đọ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời là cơ sở để các cở quan bảo vệ pháp luật và Tòa án áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể.
Câu 2: Điểm mới về các tội xâm phạm tính mạng con người của BLHS năm 1999 so với năm 1985
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định trong BLHS năm 1999 tại Chương XII, từ Điều 93 đến Điều 122. So sánh với BLHS năm 1985, chúng ta thấy số điều luật quy định về nhóm tội này tăng lên đáng kể. Trong BLHS năm 1985 có 19 điều luật còn trong BLHS năm 1999 có đến 30 điều luật quy định về nhóm tội này. Đó là sự khác nhau về mặt hình thức mà có thể nhận biết được ngay. Xét về nội dung cụ thể, giữa hai BLHS này có nhiều điểm khác nhau trong việc quy định nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.
1. Điểm khác nhau thứ nhất
Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật đã được thực hiện một bước cao hơn trong Chương XII BLHS năm 1999 nói riêng cũng như trong toàn bộ Bộ luật này nói chung.(1) Đây là sự khác nhau nổi bật, được thể hiện xuyên suốt tất cả các điều luật của chương này. Sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật ở mức cao như vậy là cơ sở pháp lí thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho việc cá thể hoá hình phạt trong thực tiễn áp dụng luật hình sự để đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Sự phân hoá trách nhiệm hình sự này được thể hiện cụ thể như sau:
1.1. Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự được thể hiện qua việc tách tội danh (từ một tội danh trong BLHS năm 1985 nhà làm luật đã tách thành nhiều tội danh khác nhau để quy định trong BLHS năm 1999) và tách một số trường hợp phạm tội có tình tiết định khung thành tội danh riêng. Đó là các trường hợp:
- Tội giết người được quy định tại Điều 101 BLHS năm 1985 được tách thành 3 tội trong BLHS năm 1999 là tội giết người (Điều 93), tội giết con mới đẻ (Điều 94) và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95);
- Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 104 BLHS năm 1985 được tách thành 2 tội trong BLHS năm 1999 là tội vô ý làm chết người (Điều 98) và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99);
Việc tách các tội như trên là biểu hiện của sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật đồng thời cũng tạo điều kiện về mặt kĩ thuật để có thể tiếp tục phân hoá trách nhiệm hình sự qua việc quy định các khung hình phạt khác nhau. Cụ thể: Khi chỉ là trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ định khung thì nhà làm luật khó có thể xây dựng được các khung hình phạt khác nhau cho trường hợp đó. Khi đã được tách thành tội riêng thì có thể dễ dàng xây dựng được nhiều khung hình phạt khác nhau, kể cả khung tăng nặng cũng như khung giảm nhẹ. Ví dụ: Khi chỉ là trường hợp giảm nhẹ định khung của tội giết người, trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ có khung hình phạt 6 tháng đến 5 năm tù (khoản 3 Điều 101 BLHS năm 1985). Trong BLHS năm 1999, trường hợp này được quy định thành tội riêng với 2 khung hình phạt khác nhau, khung 1 từ 6 tháng đến 3 năm tù và khung 2 từ 3 năm đến 7 năm tù (Điều 95 BLHS năm 1999).
1.2. Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự được thể hiện qua việc quy định nhiều khung hình phạt khác nhau cho mỗi tội phạm. Trong BLHS năm 1985, hầu hết các tội phạm đều có nhiều khung hình phạt khác nhau. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tội phạm chỉ có một khung hình phạt duy nhất. Đây là một trong những hạn chế của BLHS năm 1985 đã được bộc lộ trong thực tiễn áp dụng. Trong chương các tội xâm phạm tính mạng, của con người của BLHS năm 1985 có 4 tội chỉ có 1 khung hình phạt. Đó là các tội: Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; bức tử; xúi giục hoặc giúp người khác tự sát; đe dọa giết. Trong BLHS năm 1999, tất cả các tội này đều được xây dựng với 2 khung hình phạt khác nhau.(2)
1.3. Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự được thể hiện qua việc cụ thể hoá ở mức tối đa các tình tiết định khung của từng tội phạm. Cùng với việc tách tội danh, tách khung hình phạt, nhiều loại tình tiết định khung hình phạt mới đã được quy định bổ sung vào chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Đó là những tình tiết định khung hình phạt tăng nặng chưa được quy định trong BLHS năm 1985. Những tình tiết này có thể được quy định ở một tội danh hoặc ở nhiều tội danh khác nhau. Cụ thể, những tình tiết này là:
- Giết trẻ em; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết hoặc giết thuê (tội giết người - Điều 93 BLHS);
- Phạm tội đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật (tội hành hạ người khác - Điều 110 BLHS);
Ngoài việc quy định những tình tiết định khung hình phạt tăng nặng hoàn toàn mới đó, BLHS năm 1999 còn mở rộng phạm vi quy định ở nhiều tội khác nhau của một số tình tiết định khung hình phạt tăng nặng đã được quy định ở một số tội trong BLHS năm 1985. Trong đó, tình tiết phạm tội đối với nhiều người được quy định ở nhiều tội khác nhau.(3) Ngoài ra, còn một số tình tiết khác như tình tiết phạm tội đối với người thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân, tình tiết vì động cơ đê hèn... cũng được mở rộng hơn phạm vi quy định.
2. Điểm khác nhau thứ hai
Trong BLHS năm 1999, có hai tội mới được bổ sung vào chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Đó là tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117 BLHS) và tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118 BLHS). Sự bổ sung này là cần thiết, xuất phát từ các cơ sở thực tế sau:
- Tình trạng nhiễm HIV ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay;
- Khả năng xảy ra hành vi cố ý lây truyền cũng như hành vi cố ý truyền HIV ở Việt Nam hiện nay và
- Tính nguy hiểm của những hành vi này trong điều kiện khả năng y tế của thế giới và Việt Nam chưa thể chống được căn bệnh này...
Câu 3: Phân biệt tội giết người (Đ 93) và tội Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều l02
Tội giết người (Điều 93)
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều l02)
Chủ thể
Bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự
Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có NLTNHS, và phải là người có khả năng cứu giúp nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Mặt khách quan
Về hình thức của hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.
Ví dụ :A đẩy B ra giữa sông sâu, B chấp chới giữa sông, A bỏ về, B chết.
Hành vi phạm tội của A, về hình thức của hành vi có thể là 2 khả năng sau: Nếu ý định tước bỏ tính mạng của B xuất hiện trước khi A đẩy B xuống sông thì hành vi phạm tội của A thực hiện bằng hành động (thuộc trường hợp phạm tội giết người Điều 93), còn nếu ý định tước bỏ tính mạng của B hình thành sau khi đẩy B xuống sông thì hành vi phạm tội của A thực hiện bằng không hành động (A phạm tội cố ý không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Điều 102).
- Hành vi khách quan là hành vi không cứu người khác (tức là tội phạm luôn thực hiện bằng không hành động).
- Hoàn cảnh phạm tội nạn nhân đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Ví dụ 1: A là bác sĩ đang trên đường đến bệnh viện gặp B bị tai nạn xe máy đang nằm trên đường, A có đủ phương tiện để cấp cứu cho B nhưng A không cứu chữa, B chết.
Ví dụ 2: A là cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đang trên đường đi làm về, thấy có 2 nạn nhân trong vụ hoả hoạn nhưng không cứu nên nạn nhân chết.
Trong cả 2 ví dụ trên, nếu tình huống đó xây ra trong thời gian Bác sĩ hoặc Cảnh sát PCCC đang làm nhiệm vụ thì bị xử lý theo Điều 93 về tôi giết người. Vì lúc này phát sinh nghĩa vụ pháp lý bắt buộc theo công vụ, chứ không phải là cứu giúp như Điều 102
Câu 4: Phân biệt Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96) và
Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97)
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96)
Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97)
Chủ thể
Người từ đủ 16 tuổi trở lên, thực hiện hành vi phòng vệ
Người đang thi hành công vụ.
Mặt khách quan
+ Hoàn cảnh phạm tội nạn nhân có hành vi tấn công đang hiện tại.
+ Hành vi khách quan là hành vi tước bỏ tính mạng của người khác do việc thực hiện hành vi phòng vệ để chống trả lại người đang có hành vi tấn công nhưng vượt quá giới hạn cần thiết
Hành vi của nạn nhân phải có hành vi tấn công và hành vi tấn công phải đang hiện tại
+ Hoàn cảnh phạm tội tội phạm xảy ra trong khi can phạm đang thi hành công vụ
Hành vi khách quan là hành vi dùng vũ lực ngoài những trường pháp luật cho phép tức là sử dụng vũ lực (chủ yếu là sử dụng súng, công cụ hỗ trợ) không tuân thủ theo quy định tại Nghị định 84/ HĐBT ban hành ngày 2/7/84 (Nghị định này đã liệt kê những trường hợp được nổ súng bắn vào đối tượng).
Hành vi của nạn nhân: nạn nhân có hành vi vi phạm pháp luật khác (ngoài những trường hợp hành vi tấn công của nạn nhân đang hiện tại) như không chấp hành hiệu lệnh của CSGT
Ví dụ 1: A là cán bộ kiểm lâm, trong khi đang làm nhiệm vụ phát hiện trên xe của B, C, D đang chở gỗ lậu. A ra hiệu lệnh cho xe dừng lại để kiểm tra nhưng xe tiếp tục chạy trốn. A bắn vào lốp xe, xe bị xịt lốp. 3 tên này quay lại dùng súng xông vào tấn công A. A nhằm vào tên B để bắn, B chết. Hành vi của A phải bị xử lý theo Điều 96.
Ví dụ 2: Cũng tình huống trên nhưng ngay khi A ra hiệu lệnh cho xe dừng lại nhưng xe không dừng, mà A đã nổ súng làm B chết thì hành vi của A bị xử lý theo Điều 97.
Như vậy, giữa 2 tội này xét về mặt thực tế chúng khác nhau ở chỗ, đối với Điều 96 nạn nhân phải có hành vi tấn công và hành vi tấn công phải đang hiện tại, còn đối với Điều 97 nạn nhân có hành vi vi phạm pháp luật khác ngoài những trường hợp hành vi tấn công của nạn nhân đang hiện tại như hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, cán bộ kiểm lâm đang làm nhiệm vụ.
Câu 5. Hiểu thế nào về giết người trong trường hợp trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
Đây là một trường hợp đặc biệt của tội giết người, cụ thể:
- Người phạm tội phải phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tình trạng tinh thân bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình.
- Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng ( có thể CTTP hoặc không hoặc chưa đến mức CTTP) của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội gây ra.
Đây là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt, vì người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người trong tình trạng khả năng nhận thức và khả năng kiềm chế đều bị hạn chế ở mức cao độ và hơn nữa tình trạng đó lại do chính nạn nhân gây ra.
Câu 6. Khi nào hành vi giết trẻ sơ sinh cấu thành tội giết con mới đẻ?
Theo điều 94 BLHS, tội giết con mới đẻ là th “ người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết”.
Bởi vậy, nếu hành vi giết trẻ sơ sinh có những dấu hiệu riêng sau thì cấu thành tội giết con mới đẻ:
Hành vi dc thực hiện bởi người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con ( từ khi sinh cho đến ngày thứ 7); trạng thái tâm lý không bình thường do tác động của việc sinh con
Nạn nhân là con mới sinh ( trong vòng 7 ngày tuổi) của người phạm tội
Việc giết con là do hoàn cảnh bất đắc dĩ, do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hay do các hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác (đứa trẻ bị dị dạng)
Hành vi phạm tội là giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết. hậu quả chết người là yếu tố bắt buộc.
Câu 7. Quy định về tội vô ý làm chết người trong BLHS 1999 có điểm gì mới so với BLHS 1985?
- Trong BLHS 1985, tội vô ý giết người được quy định tại điều 104:
1. người nào vô ý làm chết người thi bị phạt tù từ 6 thangs đến 5 năm. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt từ từ 3 năm đến 10 năm
2. phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm quy tắc hành chính thì bị phạt tù 1 năm đến 5 năm. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ 3 năm đến 15 năm.
- BLHS 1999 quy định tội vô ý làm chêt người như sau:
1. ng nào vô ý làm chêt ng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm
2. phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm” ( điều 98) và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính ( điều 99)
Như vậy, so với BLHS 1985, tội vô y làm chết ng trong blhs 1999 đã được quy định thành 2 trường hợp quy định tại 2 điều với những khung chế tài hình phạt cũng khác ( mức phạt tù nặng hơn và có thêm hình phạt bổ sung)
Câu 8. Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Tội này có gì mới so với blhs 1985?
Các dấu hiệu pháp lý:
Mặt khách quan:
Hành vi khách quan: những hành vi có khả năng gây ra thươn tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con ng. được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật hay cơ thể ng khác.
Hậu quả: thương tích hay tổn thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ thương tật là 11% trở lên ( đến 30%) hoặc dưới tỷ lệ đo nhưng thuộc 1 trong các th:
+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều ng.
+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
+ Thực hiện hành vi nhiều lần đối với cùng 1 ng hay đối vs nhiều ng
+ Thực hiện hvi đối vs trẻ em, phụ nữ đang có thai, ng già yếu, ốm đau hoặc ng không có khả năng tự vệ
+ Thực hiện hành vi đvs ông, bà, cha, mẹ, ng nuôi dưỡng, thầy cô giáo mình
+ Có tổ chức
+ Thực hiện hvi trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện phá đưa vào cơ sở giáo dục
+ Thuê ng khác thực hiện hành vi hoặc thực hiện hành vi do dc thuê
+ Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm
+ Để cản trở ng thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
QHNQ giữa hành vi và hậu quả: là dấu hiệu bắt buộc. hậu quả thương tích hay tổn thương khác phải do chính hành vi đó gây ra
Mặt chủ quan: lối cố ý
Chủ thể: bất kỳ ng nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định
Điểm mới so vs blhs 1985:
Quy định rõ sự định lượng đối với tội danh ( tỷ lệ thương tật là 11% trỏ lên)
Cùng với viêc quy định cụ thể việc định lượng là việc quy định cụ thể các khung tăng nặng theo mức độ tỷ lệ thương tật
Quy định thêm các tình tiết định khung mới ( 10 tình tiết trên)
Mức hình phạt cao hơn ( ví dụ là trong blhs 85, hình phạt đối với khung cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 1 năm, trong blhs 99, mức phạt này tăng lên thành 3 năm)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ng khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định thành 1 điều luật riêng, với chế tài riêng biệt và có sự nghiêm khắc hơn, không quy định gộp trong một điều như blhs 85.
Câu 9:Tội xúi giục người khác khác tội giúp người khác tự sát ở chỗ:
Tội xúi giục người khác: là hành vi cố ý thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.hành vi này có thể là những hành vi như kích độngngười khác tự sát, dụ dỗ, lừa dối người khác tự sát
Tội giúp người tự sát là hành vi cố ý tạo điều kiện cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.Đây có thể là những điều kiện về mặt vật chất hoặc tinh thần giúp nan nhân có thể thực hiện được hoặc thực hiện một cách dễ dàng, thuận lợi hơn cho việc tự sát của họ ví dụ như cung cấp súng để nạ nhân tự bắn vào đầu
Câu 10: Phân biệt điều 106 và điều 107 BLHS
Về chủ thể của tội phạm:
Điều 106: Bất kì người nào đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự
Điều 107: Là chủ thể đặc biệt: những người đang thi hành côn vụ
Về mặt khách quan của tội phạm:
Điều 106:
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội do động cơ phòng vệ nhưng đã vượt quá giới hạn cho phép. Đây là những hành vi có khả nằng gây ra thương tích hoặc tổn hại cho người khác mà hậu quả thương tật của nạn nhân là từ 31% trở lên.Những hành vi đó có thể được thực hiện với công cụ phương tiện hoặc không bằng công cụ phương tiện.
Điều 107:
Hành vi khách quan của tội này là hành vi dùng vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép. Hành vi đó đã gây ra hậu quả là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên.Người phạm tội cố ý với động cơ thi hành công vụ
Câu 11: Quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong BLHS năm 1999 có điểm gì mới so với BLHS năm 1985 ?
Điều 110 BLHS1985. Tội vô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
1- Người nào vô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2- Phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Điều 108 BLHS 1999. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
1.Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên,thì bị phạt cảnh cáo cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành