Đề cương ôn tập lý luận về nhà nước và pháp luật

Chuyên đề 1: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC XHCN I. KHÁI NIỆM BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC 1. Các quan niệm khác nhau về nguồn gốc Nhà nước và khái niệm bản chất Nhà nước a. Các thuyết phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước: - Thuyết thần quyền. - Thuyết gia trưởng. - Thuyết bạo lực. - Thuyết Khế ước xã hội. - Ngoài ra còn có các học thuyết khác về nguồn gốc và bản chất nhà nước như: Nhà nước phúc lợi chung, Nhà nước kỹ trị, Nhà nước hậu công nghiệp * Các học thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ quan, đều vô tình hoặc cố ý lảng tránh bản chất giai cấp của Nhà nước. b. Học thuyết Mác-Lê-nin về nguồn gốc và bản chất Nhà nước: Về nguồn gốc nhà nước: Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph. Ăng-ghen và tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V. I. Lê-nin.

pdf34 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập lý luận về nhà nước và pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Đại học quốc gia Tp. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP THI TUYỂN SINH CAO HỌC LUẬT Môn : Lý luận nhà nước và pháp luật Chuyên đề 1: Bản chất của Nhà nước XHCN. Chuyên đề 2: Chức năng của Nhà nước XHCN. Chuyên đề 3: Hình thức của Nhà nước XHCN. Chuyên đề 4: Bộ máy Nhà nước XHCN. Chuyên đề 5: Nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Chuyên đề 6: Bản chất và vai trò của pháp luật XHCN. Chuyên đề 7: Hình thức pháp luật XHCN. Chuyên đề 8: Ý thức pháp luật XHCN. Chuyên đề 9: Thực hiện pháp luật. Chuyên đề 10:. Điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật. Tài liệu tham khảo : 1- Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND, 2008. 2- Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của của Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2005-2007. 2 3- Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (năm 1995). 4- Đại hội ĐCSVN và những vấn đề cấp bách của khoa học về Nhà nước và pháp luật. Viện NN và PL, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. 5- Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước. 6- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008). 7. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011): BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ X TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XI (các Mục VII, VIII, IX); 8. Nghị quyết số 49 –NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020”; 9. Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá X "Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của bộ máy nhà nước" v.v. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN 3 LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Biên soạn: PGS-TS Trương Đắc Linh Chuyên đề 1: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC XHCN I. KHÁI NIỆM BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC 1. Các quan niệm khác nhau về nguồn gốc Nhà nước và khái niệm bản chất Nhà nước a. Các thuyết phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước: - Thuyết thần quyền. - Thuyết gia trưởng. - Thuyết bạo lực. - Thuyết Khế ước xã hội. - Ngoài ra còn có các học thuyết khác về nguồn gốc và bản chất nhà nước như: Nhà nước phúc lợi chung, Nhà nước kỹ trị, Nhà nước hậu công nghiệp * Các học thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ quan, đều vô tình hoặc cố ý lảng tránh bản chất giai cấp của Nhà nước. b. Học thuyết Mác-Lê-nin về nguồn gốc và bản chất Nhà nước: Về nguồn gốc nhà nước: Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph. Ăng-ghen và tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V. I. Lê-nin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin: - Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, không phải là hiện tượng vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa. 4 - Nhà nước chỉ xuất hiện khi có các tiền đề về kinh tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể tự điều hoà được). Theo Lê-nin, "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện". Về bản chất của nhà nước: + Quan niệm cũ (Nhà nước của ai? Do ai? Phục vụ ai?): Bản chất nhà nước quá nhấn mạnh, thậm chí đồng nhất với tính giai cấp: "Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị nhằm kìm giữ giai cấp bị trị trong vòng lệ thuộc", "là công cụ điều hoà lợi ích giai cấp", là bộ máy trấn áp giai cấp"... (Nhà nước nguyên nghĩa). + Quan niệm đổi mới: - Tính giai cấp của nhà nước. - Tính xã hội của nhà nước . 2. Hai phương diện trong bản chất thống nhất của nhà nước. a. Tính giai cấp của Nhà nước: * Nội dung: * Mức độ thể hiện, thực hiện và phát triển. b. Tính xã hội của Nhà nước: + Nội dung: + Mức độ thể hiện, thực hiện và phát triển. c. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội C. Mác: "Chỉ có vì những quyền lợi chung của xã hội thì một giai cấp cá biệt mới có thể đòi hỏi thống trị phổ biến được" (C. Mác - Ph. Ăng-ghen. Tuyển tập. T.1 NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 30). 3. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước 5 5 đặc trưng cơ bản của nhà nước: Một là, Nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội, các thiết chế mang tính bạo lực (quân đội, công an, toà án, trại cải tạo v.v. Hai là, Nhà nước có lãnh thổ, phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ. Ba là, Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền quốc gia. Bốn là, Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Năm là, Nhà nước qui định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc. II. Bản chất Nhà nước CHXHCN Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin: - Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới có bản chất khác với các kiểu nhà nước bóc lột. Bản chất đó do cơ sở kinh tế - xã hội và các đặc điểm của việc tổ chức quyền lực chính trị trong xã hội xã hội chủ nghĩa qui định. - Đó là Nhà nước của của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng cộng sản. - Sứ mệnh lịch sử của nhà nước này là thực hiện chuyên chính vô sản. Do vậy, nhà nước thực thi quyền lực vì lợi ích trước hết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước XHCN xét về bản chất thực hiện dân chủ với số đông - với tuyệt đại đa số nhân dân lao động và thực hiện chuyên chính với thiểu số bóc lột bị lật đổ sau cách mạng XHCN, cũng như nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi 6 ích của Tổ quốc, của nhân dân trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình. - Bản chất Nhà nước XHCN còn thể hiện ở chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trên thế giới. Nhà nước XHCN vì thế không còn là nhà nước theo nguyên nghĩa như các nhà nước kiểu cũ mà theo V.I. Lê-nin là nhà nước "nửa nhà nước". III. Bản chất Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân của Nhà nước ta được cụ thể bằng những đặc trưng sau: 1. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. 2. Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em. 3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân. 4. Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. 5. Sự quan tâm giải quyết của Nhà nước và toàn xã hội đối với các vấn xã hội. 6. Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. 7 7. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc gia. Chuyên đề 2: CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I. KHÁI NIỆM CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Định nghĩa: Chức năng của Nhà nước là những phương hướng (hay phương diện) hoạt động cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất của Nhà nước và nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước trong các giai đoạn phát triển cụ thể. + Tính khách quan của chức năng Nhà nước (mối quan hệ giữa CNNN và bản chất, nhiệm vụ của NN). + Quy luật phát triển của các chức năng Nhà nước. 2. Các hình thức và phương pháp thực hiện các chức năng của Nhà nước: + Các hình thức thực hiện các chức năng của Nhà nước: - Hình thức pháp lý: xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; bảo vệ pháp luật. - Hình thức không hoặc ít mang tính pháp lý: Tổ chức trực tiếp; Tác nghiệp vật chất - kỹ thuật... + Các phương pháp thực hiện các chức năng của Nhà nước: - Phương pháp thuyết phục; - Phương pháp cưỡng chế. 3. Phân loại chức năng nhà nước: a) Chức năng đối nội và đối ngoại (cách phân loại phổ biến nhất) b) Chức năng cơ bản và không cơ bản (trợ giúp) 8 c) Chức năng lâu dài và tạm thời .. . Việc phân loại các chức năng Nhà nước chỉ có tính tương đối. II. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM A. Các chức năng đối nội 1. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế - Nội dung của chức năng kinh tế của Nhà nước; - Phương pháp tác động của Nhà nước đối với kinh tế. 2. Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. 3. Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. 4. Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. B. Chức năng đối ngoại Chức năng đối ngoại của Nhà nước ta trong điều kiện hiện nay bao gồm : 1) Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 2) Thiết lập, củng cố và phát triển các mối quan hệ và hợp tác với tất cả các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. 3) Ủng hộ và tham gia vào cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới, vì sự hợp tác bình đẳng và dân chủ, vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới 9 Chuyên đề 3: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XHCN I. Khái niệm hình thức nhà nước 1. Định nghĩa: Là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gồm: 1. Hình thức chính thể; 2. Hình thức cấu trúc; 3. Chế độ chính trị. 2. Các loại hình thức nhà nước: a. Hình thức chính thể: + Định nghĩa: Chính thể nhà nước là cách thức và trình tự tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ở trung ương, việc xác định thẩm quyền và mối quan hệ của những cơ quan này với nhau, cũng như giữa chúng với nhân dân . + Các loại chính thể: - Quân chủ (quân chủ chuyên chế, quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị); - Cộng hoà (cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị, cộng hoà hỗn hợp). * Các nhà nước XHCN chỉ có một loại chính thể là cộng hoà với các biến dạng: Công xã Pa-ri, Cộng hoà Xô viết và CHDCND. b. Hình thức cấu trúc: + Định nghĩa: Là cách thức tổ chức và phân bố quyền lực nhà nước theo lãnh thổ, mối quan hệ giữa các chủ thể lãnh thổ đó của quyền lực nhà nước. + Các loại hình thức cấu trúc: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang, nhà nước liên minh. - Nhà nước đơn nhất:  Khái niệm.  Các dấu hiệu đặc trưng.  Những nước có cấu trúc nhà nước đơn nhất trên thế giới. - Nhà nước liên bang:  Khái niệm. 10  Các dấu hiệu đặc trưng.  Những nước có cấu trúc nhà nước đơn nhất trên thế giới. - Nhà nước liên minh:  Khái niệm.  Các dấu hiệu đặc trưng.  Những nước có cấu trúc nhà nước đơn nhất trên thế giới. c. Chế độ chính trị: + Định nghĩa: Chế độ chính trị thể hiện:  Tình trạng dân chủ hay phi dân chủ của một chế độ xã hội. Trong lịch sử tồn tại hai loại chế độ chính trị chủ yếu: Chế độ dân chủ (dân chủ quý tộc, dân chủ TS, dân chủ XHCN), chế độ phản dân chủ (chuyên chế chủ nô, chuyên chế phong kiến, chế độ phát xít ...);  Quyền tự do, dân chủ của công dân, mức độ tham gia của công dân vào quá trình thiết lập các cơ quan chính quyền nhà nước và thực hiện các chính sách nhà nước;  Yếu tố quan trọng nhất: phương pháp cai trị và quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền. 3. Mối quan hệ giữa hình thức chính thể nhà nước với chế độ chính trị, kiểu nhà nước: - Nói đến hình thức chính thể nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Còn nói đến chế độ chính trị là nói đến cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, cách thức cai trị. - Tuy là những phạm trù độc lập của hình thức nhà nước nhưng hình thức chính thể nhà nước và chế độ chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thường tương ứng với nhau. - Nhưng chúng cũng có tính độc lập tương đối. Ví dụ, các nước theo chính thể quân chủ lập hiến như Anh, Nhật, Thụy Điển ..., theo tên gọi, là quân chủ, nhưng phương pháp cai trị (chế độ chính trị) là dân chủ; ngược lại, các nước theo chính thể cộng hoà (dân chủ) cũng có thể có phương pháp cai trị phản dân chủ, thậm chí phát xít (như phát xít Đức). II. Hình thức Nhà nước XHCN 11 1. Hình thức chính thể: Các Nhà nước XHCN chỉ có 1 hình thức chính thể là cộng hoà dân chủ. * Đặc điểm hình thức chính thể Cộng hòa XHCN.  HTCT nhất nguyên (ĐCS lãnh đạo NN và XH);  Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân với cơ sở nền tảng là liên minh công - nông - trí thức.  Bộ máy nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tập quyền XHCN;  Vị trí tối cao và toàn quyền của các cơ quan dân cử trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác cùng cấp.  Chế độ bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các dạng chính thể cộng hoà XHCN:  Công xã Pari.  Cộng hòa Xô viết.  Cộng hòa dân chủ nhân dân. 2. Hình thức cấu trúc: a. Nhà nước đơn nhất XHCN: Có nước đa sắc tộc, nhiều dân tộc, nhưng tính thống nhất cao cả trong lịch sử và khi hình thành nhà nước nên vẫn là nhà nước đơn nhất (VN, Lào, TQ,) b. Nhà nước liên bang XHCN:  Dấu hiệu dân tộc: Viên Dân tộc, Viện Liên bang (LX cũ); Nhiều Viện (Nam Tư cũ )  Thành lập theo nguyên tắc tự nguyện.  Kinh nghiệm Lich sử: Tính bền vững. 2) Chế độ chính trị: Dân chủ XHCN III. LIÊN HỆ VỚI HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1) Bản chất: Qua nhiều giai đoạn lịch sử, qua 4 bản Hiến pháp, nhưng hình thức nhà nước là một - Nhà nước dân chủ XHCN (trừ Hiến pháp 1946), tuy tên gọi khác nhau: VN DCCH và CH XHCN VN. 2) Đặc điểm khác nhau theo các tên gọi khác nhau: a. VIỆT NAM DCCH: 12 - Thực chất vẫn ĐCS lãnh đạo, tuy liên minh giai cấp - cơ sở xã hội là “đa giai cấp và tầng lớp xã hội” (cơ sở đại đại đoàn kết dân tộc); - Nhiệm vụ giải phóng dân tộc là chủ yếu, từng bước  “Cải tạo” XHCN; + Chính thể: về hình thức là sự kết hợp các dấu hiệu của cộng hoà đại nghị, cộng hoà hỗn hợp và cộng hoà tổng thống với cộng hoà Xô Viết và mang nội dung XHCN; - Hiến pháp 1946: Cộng hoà hỗn hợp (lưỡng tính); - Hiến pháp 1959: bắt đầu theo mô hình Cộng hoà Xô viết; + Hình thức cấu trúc: Đơn nhất: “Nước Việt Nam là một, dân tộc VN là một” độc đáo !  Không Liên bang, không “Tự trị”, mặc dù có 54 dân tộc (đã từng có 2 khu tự trị)! + Chế độ chính trị: Dân chủ XHCN. b. CH XHCN VIỆT NAM: HP 1980, 1992. - ĐCS lãnh đạo; - Cơ sở XH đồng nhất và rộng rãi: Liên minh Công – Nông  Công – Nông – Trí; hiện nay đang nghiên cứu coi tầng lớp doanh nhân cũng là một trong các “nhân tố nền” của sự phát triển XH; Chính thể: CHDCND (XHCN) Cấu trúc: Đơn nhất; Chế độ chính trị: DC XHCN. Chuyên đề 4: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC XHCN I. KHÁI NIỆM BMNN  Định nghĩa: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của Nhà nước. 13  Vai trò BMNN: Là công cụ chủ yếu trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, thực hiện sự quản lý nhà nước theo đường lối của giai cấp cầm quyền.  Đơn vị cơ bản tạo thành bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước. Các dấu hiệu đặc trưng của cơ quan Nhà nước: 1. Là một tổ chức được thành lập theo những nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định; 2. Có tính độc lập tương đối về cơ cấu - tổ chức, về cơ sở vật chất-tài chính; 3. Có thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước theo quy định pháp luật; 4. Chi phí cho tổ chức và hoạt động từ ngân sách nhà nước, CBCC của cơ quan nhà nước là công dân.  BMNN của các nước hiện đại thông thường có 3 loại cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoặc 4 loại: các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước; các cơ quan hành chính (quản lý) nhà nước; các cơ quan xét xử (TA) và các cơ quan kiểm sát (VKS). II. Bộ máy Nhà nước CH XHCN VN 1. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. a. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo. - Cơ sở lý luận. - Cơ sở Hiến pháp. - Nội dung, yêu cầu. - Liên hệ thực tiễn thực hiện. c. Nguyên tắc tập trung dân chủ. - Cơ sở lý luận. - Cơ sở Hiến pháp. - Nội dung, yêu cầu. - Liên hệ thực tiễn thực hiện. d. Nguyên tắc pháp chế XHCN. - Cơ sở lý luận. - Cơ sở Hiến pháp. 14 - Nội dung, yêu cầu. - Liên hệ thực tiễn thực hiện. đ. Nguyên tắc bình đẳng dân tộc. - Cơ sở lý luận. - Cơ sở Hiến pháp. - Nội dung, yêu cầu. - Liên hệ thực tiễn thực hiện. 2. Các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 1992. 3. Vấn đề hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước ta hiện nay. - Các văn kiện của Đảng. - Các tài liệu tham khảo đã giới thiệu. Chuyên đề 5: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN I. Khái niệm Nhà nước pháp quyền 1. Mầm mống tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cổ đại Tư tưởng coi pháp luật như một phương thức cai trị có từ rất sớm: a. Ở phương Đông: Thương Ưởng, Mạnh Tử, Hàn Phi tử,... b. Ở phương Tây cổ đại các nhà triết học cũng đề cao vai trò của pháp luật. Pháp luật tượng trưng cho sự khách quan, công bằng. Nhà nước được hiểu “như một tổ chức quyền lực dựa trên pháp luật". - Pla-tông (t/phẩm “Pháp luật”) : Nếu pháp luật chỉ được đặt ra vì lợi ích của một số người thì đó chưa thể được coi là chế độ nhà nước được mà chỉ là sự áp bức nội bộ và cái mà người ta gọi là sự công bằng trong điều kiện đó chỉ là một thuật ngữ mà thôi. "Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của nhà nước ở nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền hạn của một ai đó. Còn ở nơi nào đó mà các nhà lập pháp đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là những nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của nhà nước.” - A-ri-xtốt nhấn mạnh: "Pháp luật cần thống trị trên tất cả". 15 - Xi-xê-rôn đã thể hiện tư tưởng sự thống trị của pháp luật trong đời sống nhà nước bằng cách đặt câu hỏi: "Nhà nước là gì nếu không phải là trật tự chung"  chỉ có thể dựa trên PL. 2. Học thuyết tư sản về nhà nước pháp quyền - Giôn Lốc-kơ: Đề ra nguyên tắc pháp luật nổi tiếng: "Có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm". - Mông-téc-xki-ơ : Xây dựng nên thuyết phân quyền và ước chế quyền lực. - I. Căngt: Có công lớn trong việc đưa vấn đề NNPQ tới mức một quan điểm triết học, xây dựng học thuyết nhà nước pháp quyền thành một học thuyết khá hoàn chỉnh: “Nhà nước là nhà nước pháp quyền, còn pháp quyền phải có tính pháp lý, tính công bằng và phổ biến.” - A. V. Dicey (học giả người Anh): Lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “NNPQ” trong cuốn Giới thiệu nghiên cứu về luật Hiến pháp (xuất bản năm 1885), là người đại diện cho trường phái hình thức về NNPQ. - Ronald Dworkin, John Law v.v. đại diện cho trường phái nội dung về NNPQ v.v. 3. Nhận thức tư tưởng XHCN về NNPQ – quá trình “đổi mới tư duy” - Liên Xô, Đông Âu(Một thời gian dài phủ nhận học thuyết nhà nước pháp quyền, những năm cuối thập niên 80 TK20 bắt đầu nghiên cứu và vận dụng) - Việt Nam(Từ những năm cuối thập niên 80 TK20 nay) 4. Khái niệm: N
Tài liệu liên quan