Câu 1. Trình bày khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vu của môn học chính trị?
Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của môn học chính trị.
Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như giữa các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thưc tiễn của các giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
Môn học chính trị nghiên cứu:
Những quy luật chung nhất của hoạt động chính trị, cơ chế tác động những phương thức sử dụng để hiện thực hóa những quy luật chung đó.
Hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các tổ chức chính trị.
Các giai cấp và các mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng đó của các chế độ xã hội.
Mục đích của môn học:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của đảng.
Nghiên cứu đường lối lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng trong quá trình học tập rèn luyện cho người học.
Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
Môn học chính trị góp phần đào tạo người lao động kỹ thuật bổ sung vào đội ngũ giai cấp công nhân, tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Môn chính trị có hai chức năng cơ bản là: chức năng nhận thức khoa học và chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng.
Chức năng nhận thức giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng nước ta.
Chức năng giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những vấn đề những nhiệm vụ hiện tại; giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam, có tác dụng quan trọng đối với việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học , xây dựng niềm tin vào vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhiệm vụ
- Môn Chính trị nghiên cứu các hoạt động xây dựng chế độ và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta.
- Nghiên cứu nền tảng, tư tưởng của Đảng và của cách mạng nước ta, cung cấp những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mac-lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, những truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊ
Câu 1. Trình bày khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vu của môn học chính trị?
Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của môn học chính trị.
Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như giữa các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thưc tiễn của các giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
Môn học chính trị nghiên cứu:
Những quy luật chung nhất của hoạt động chính trị, cơ chế tác động những phương thức sử dụng để hiện thực hóa những quy luật chung đó.
Hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các tổ chức chính trị.
Các giai cấp và các mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng đó của các chế độ xã hội.
Mục đích của môn học:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của đảng.
Nghiên cứu đường lối lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng trong quá trình học tập rèn luyện cho người học.
Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
Môn học chính trị góp phần đào tạo người lao động kỹ thuật bổ sung vào đội ngũ giai cấp công nhân, tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Môn chính trị có hai chức năng cơ bản là: chức năng nhận thức khoa học và chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng.
Chức năng nhận thức giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng nước ta.
Chức năng giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những vấn đề những nhiệm vụ hiện tại; giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam, có tác dụng quan trọng đối với việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học , xây dựng niềm tin vào vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhiệm vụ
- Môn Chính trị nghiên cứu các hoạt động xây dựng chế độ và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta.
- Nghiên cứu nền tảng, tư tưởng của Đảng và của cách mạng nước ta, cung cấp những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mac-lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, những truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam.
Câu 2. Phân tích các tiền đề hình thành học thuyết Mác?
Chủ nghĩa Mác – lênin là học thuyết lôi cuốn đông đảo quần chúng trên thế giới nhận thức và cải tạo xã hội phát triển, được hình thành từ những tiền đề:
* Tiền đề kinh tế - xã hội
- Kinh tế:
+ Nền đại công nghiệp TBCN ở nhiều nước châu Âu đã hình thành và phát triển mạnh mẽ.
+ LLSX ngày càng phát triển với trình độ xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với QHSX tư nhân TBCN.
- Xã hội:
+ Giai cấp vô sản ra đời, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra, tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Lyông (Pháp) 1831 – 1834.
+ Phong trào Hiến chương của công nhân Anh 1838 – 1848.
+ Khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Xilêdi (Đức) 1844.
Kết quả: đều thất bại, do mang tính tự phát, bộc lộ nhiều hạn chế.
Ý nghĩa: mở đầu thời kỳ đấu tranh độc lập của giai cấp công nhân và đặt ra những yêu cầu mới về lý luận dẫn đường.
* Tiền đề lý luận – khoa học tự nhiên
- Lý luận:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử, mà còn là kết qủa của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó, trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh.
+ Triết học cổ điển Đức đặc biệt là triết học của Heghen và Phoibac đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với những đại biểu lớn là A.Xmit, Ricacdo, đã góp phân tích cực vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác.
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có một qua trình phát triển lâu dài và đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với các nhà tư tưởng tiêu biểu là Xanhximong, Phurie, Ooen. Tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng về lịch sử, về đặc trưng của xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa Mác.
- Khoa học tự nhiên:
+ Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tự nhiên.
+ Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mỗi quan hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
+ Thuyết tế bào là một căn cứ khoa học chứng minh sự thống nhất về ặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát trình phát triển sự sống trong mối quan hệ của chúng.
* Vai trò nhân tố chủ quan của C. Mác và Ph. Ăngghen:
- Những đóng góp thiên tài trên lĩnh vực lý luận.
- Là lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp qua luật; nó vừa là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của ti thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy sang tạo và tinh thần nhân văn của những người sáng lập.
Câu 3. Phân tích bản chất của chủ nghĩa xã hội?
Bản chất của chủ nghĩa xã hội
Theo chủ nghĩa Mac – Lênin, chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản là một xã hội có những đặctrung sau:
- Có nền kinh tế phát triển co được xây dựng trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện đại và phát triển bền vững. Đó là nề đại công nghiệp và kiểu tổ chức về lao động có năng suất cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản.
Có quan hệ sản xuất tiến bộ trên cơ sở xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Có nền văn hóa và tư tưởng tiến bộ với lối sống dựa trên cơ sở bình đẳng, dân chủ và chủ nghĩa tập thể. Con người phát triển tụ do, toàn diện.
Các dân tộc trên thế giới đoàn kết hữu nghị và bình đẳng, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội là mọi người được ăn no, mặc ấm, tự do, hạnh phúc, là đoàn kết vui khỏe, là nâng cao đời sống vật chất tinh thần và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy.
Câu 4. Phân tích nội dung cơ sở khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo toàn diện và triệt để xã hội cũ và xây dựng cơ sở, nền tảng cho chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ lịch sử tương đối lâu dài, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
* Thuận lợi:
- Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Chúng ta có khả năng thực hiện quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa vì ta có đảng cầm quyền, lãnh đọ toàn diện xã hội.
* Khó khăn :
- Nước ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển.
- Kinh tế còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị còn nhiều yếu kém.
- Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Câu 5. Nêu những nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Nội dung của thời lỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội;
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh;
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 6. Nêu khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Trình bày tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, các tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh lần đầu tiên được sử dụng trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) và ngày càng xác định rõ hơn.
Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”
Hoàn cảnh lịch sử.
- Tình hình thế giới:
+ Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa.
+ Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thành công đã đặt ra trước mắt các dân tộc thời kỳ đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Tình hình Việt Nam:
+ Đầu thế kỷ XX mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ở Việt Nam ngày càng sâu sắc.
+ Các cuộc khỏi nghĩa vũ trang và phong trào yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau liên tiếp diễn ra nhưng tất cả đều thất bại
* Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp, cao quý.
* Kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa Phương Đông và Phương Tây.
- Văn hóa Phương Đông đặc biệt là Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo:
- Với văn hóa phương Tây: Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp, Mỹ.
* Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếu.
- Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp cho Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm của mình để phát hiện ra phương hướng tìm con đường cứu nước đúng đắn.
* Phẩm chất và năng lực cá nhân Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh có năng lực tư duy độc lập, tự chủ và rất sáng tạo.
- Hồ Chí Minh là người có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước.
Câu 7. Nêu những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh? Là học sinh thì anh (chị) cần làm gì để học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.
- Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân.
- Tư tưởng về phát triển về văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư.
- Tư tưởng về chăm lo bồi dững thế hệ cách mạng cho đời sau.
- Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Liên hệ: Học sinh tự liên hệ
Câu 8. Nêu những quan điểm cơ bản của đảng về phát triển kinh tế? Theo em thanh niên phải làm gì để góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương?
- Đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.
- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn ngoại lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Liên hệ: Học sinh tự liên hệ.
Câu 9. Nêu những quan điểm của đảng về xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt nam?
- Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản;
- Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hoá giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược.
- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vuơn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động
Câu 10: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Hãy nêu những định hướng đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức?
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là gì ?
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự tiến bộ của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Phát triển kinh tế vùng
- Phát triển kinh tế biển.
- Chuyển dịch cơ câu lao động, cơ cấu công nghệ.
- Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
Câu 11. Trình bày vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam?
Vai trò của công đoàn Việt Nam:
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam. Công đoàn phải tổ chức thường xuyên cho quần chúng góp ý xây dựng Đảng, là sợi dây nối đảng với quần chúng, là người cộng tác đắc lực của Nhà nước, là trường học kinh tế, trường học quản lý, giáo dục, là nơi vận động công nhân, viên chức và lao động tích cực tham gia sản xuất.
- Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, vài trò của tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng quan trọng
+ Góp phần giáo dục công nhân lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng và hoàn thiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Có trách nhiệm to lớn góp phần vào củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng.
- Dưới chủ nghĩa xã hội, công đoàn có ba chức năng chủ yếu:
+ Một là, chăm lo, bảo vệ lợi ích của người lao động
+ Hai là, chức năng tham gia quản lý
+ Ba là, chức năng giáo dục