Câu 1. Trình bày sự phân bố hoa lan tại Việt Nam. Với khí hậu Miền bắc thích hợp trồng Lan phân bố ở những vùng nào? Tại sao?
Trả Lời:
* Sự phân bố hoa lan tại Việt Nam:
a. Lai Châu và núi Hoàng Liên Sơn: Đây là vùng phong phú nhất về TP loài và các loài Lan độc đáo của VN. Vùng này có vườn Lan nổi tiếng tại Sapa (Lào Cai). Đây là khu vực cao nhất của Việt Nam với độ cao từ 800- 3143m, chính vì vậy những loài Lan xuất hiện ở đây rất khó chăm sóc và nuôi dưỡng ở những vùng thấp.
b. Các tỉnh Đông Bắc và trung tâm Bắc Bộ: Phần lớn diện tích trong vùng có độ cao dưới 1800m, sinh cảnh chủ yếu là những dãy núi đá vôi với số lượng các loài Lan khá đa dạng và độc đáo. Một số núi đất trong vùng là nơi sinh sống của nhiều loài Lan: Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử. Đây là vùng cho nhiều loài Lan thích hợp để nuôi trồng tại Hà Nội.
40 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn kỹ thuật trồng hoa lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Ôn Tập Môn Kỹ Thuật Trồng Hoa Lan
Câu 1. Trình bày sự phân bố hoa lan tại Việt Nam. Với khí hậu Miền bắc thích hợp trồng Lan phân bố ở những vùng nào? Tại sao?
Trả Lời:
* Sự phân bố hoa lan tại Việt Nam:
a. Lai Châu và núi Hoàng Liên Sơn: Đây là vùng phong phú nhất về TP loài và các loài Lan độc đáo của VN. Vùng này có vườn Lan nổi tiếng tại Sapa (Lào Cai). Đây là khu vực cao nhất của Việt Nam với độ cao từ 800- 3143m, chính vì vậy những loài Lan xuất hiện ở đây rất khó chăm sóc và nuôi dưỡng ở những vùng thấp.
b. Các tỉnh Đông Bắc và trung tâm Bắc Bộ: Phần lớn diện tích trong vùng có độ cao dưới 1800m, sinh cảnh chủ yếu là những dãy núi đá vôi với số lượng các loài Lan khá đa dạng và độc đáo. Một số núi đất trong vùng là nơi sinh sống của nhiều loài Lan: Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử. Đây là vùng cho nhiều loài Lan thích hợp để nuôi trồng tại Hà Nội.
c. Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An: Ở các tỉnh này có độ cao thấp, thường dưới 800m, đôi khi lên tới 1500m. Sinh thái bao gồm cả núi đá và núi đất. Tại vùng này tuy có ít loài Lan độc đáo nhưng lại là nơi có nhiều loài thích hợp cho nuôi trồng.
d. Bắc Trung Bộ (từ Hà Tĩnh- đèo Hải Vân): Độ cao dưới 1800m gồm cả núi đá và núi đất. Với đặc điểm khí hậu nóng hơn và mưa vào màu thu - đông ở vùng này không có nhiều loài Lan nhưng đa số dễ trồng.
e. Tây Nguyên: Có độ cao trên 800m, chủ yếu là núi đất. Ở đây có vườn Lan nổi tiếng với nhiều loài phong Lan ở Đà Lạt. Những loài Lan phân bố ở đây có khả năng thích nghi tốt khi trồng ở vùng thấp.
f. Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có độ cao dưới 800m, với đặc điểm khí hậu nóng và khô, sinh thái chủ yếu núi đất, rải rác có núi đá. Ở đây không có nhiều loài Lan tuy nhiên những loài sinh sống ở đây rất dễ trồng.
* Với khí hậu miền bắc thích hợp trồng Lan phân bố ở những vùng:
Câu 2. Phân tích các tác dụng của hoa lan đối với đời sống con người. Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
Tác dụng của hoa Lan với đời sống con người:
- Trang trí và thưởng ngoạn.
- Làm thuốc (chi Lan kim tuyến).
- Kinh tế.
- Sinh thái.
- Làm nguyên liệu thực phẩm.
Câu 3. Hãy nêu các đặc điểm hình thái để nhận biết các loại Lan.
Trả Lời: Các đặc điểm hình thái để nhận biết các loại Lan
a. Thân Lan: Chia làm 2 nhóm đơn thân và đa thân.
+ Đơn thân: Là những cây chỉ tăng trưởng theo chiều cao. Làm cho thân dài ra mãi, không có giới hạn về chiều cao. Thân cây sinh trưởng vô hạn định về phía đỉnh. Thân mọc thẳng đứng ra phía ngoài. Lá luôn luôn mọc ra từ đốt thân.
VD: Lan hồ điệp, Lan hài, Lan ngọc điểm, Vân lan
+ Đa thân: Các loài trong nhóm này cành hằng năm ở phần gốc có 1 phần phình to tạo thành củ giả (giả hành). Đây là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong những điều kiện khô hạn. Đồng thời, đây cũng là bộ phận quan trọng cho việc duy trì và phát triển số lượng theo phương pháp chiết nhánh thông thường.
VD: Lan cát, Lan Dendro, Lan vũ nữ.
b. Lá Lan: Điểm chung nhất ở các loài lan là lá thường dài hơn rộng, gắn vào thân hoặc giả hành bởi một cuống lá dài hay ngắn. Rất đa dạng và phong phú, có hình trái xoan, hình dải dài, ngọn giáo, ... có loài lá mỏng, có loài lá dầy. Có loài mép lá nguyên, có loài mép lá răng cưa.
+ Hình thức mọc của lá trên thân: mọc cách, mọc đơn, mọc ôm thân, ... lá có thể mọc đối xứng qua thân, có thể không.
+ Lá có một cuống thân dài xuống thành bẹ ôm thân hoặc không ôm thân.
+ Đầu lá thường xẻ làm 2 thùy lệch.
+ Ở các vùng nhiệt đới, phong lan thường trút hết lá trong mùa khô hạn, đến mùa mưa cây mọc chồi mới.
c. Rễ Lan:
+ Đối với Lan đa thân: Rễ thường mọc từ căn hành, đa số hình trụ có nhánh bậc 1, 2, 3. Rễ thường nhiều và ngắn.
+ Đối với Lan đơn thân: Thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá., mọc bám vào giá thể hoặc vươn ra không khí hấp thụ hơi nước. Rễ có hình dạng rất phong phú: tròn, dẹt, dài, ngắn, ... Rễ phần lớn các loài Lan thường mọc vào thịt.
d. Hoa Lan:
+ Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn. Ta có thể gặp nhiều loài mà mỗi mùa chỉ có một đoá hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm một bông, nhưng đa số các loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp thành chùm (đôi khi phân nhánh thành chuỳ) phân bố ở đỉnh thân hay nách lá.
+ Ở giữa hoa có một cái trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của hoa, giúp duy trì nòi giống của cây lan. Trụ ấy gồm cả phần sinh dục đực và cái nên được gọi là trục - hợp nhụy.
+ Mỗi hoa có 6 phần: 3 cánh, 3 đài.
d. Quả và hạt Lan:
+ Quả Lan thuộc dạng quả nang, tự nứt. Có dạng hình dải dài và trụ.
+ Thường mở ra 3- 6 đường nứt dọc theo quả. Hạt Lan nhiều và có kích thước rất nhỏ, chúng được cấu tạo bởi 1 phôi.
Câu 4. Yêu cầu sinh thái (ánh sáng) của Lan? Dựa vào nhu cầu về ánh sáng hoa Lan được phân thành mấy loại. Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Yêu cầu ánh sáng của Lan:
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan. Hầu hết các loài thuộc chi Cattleya, Dendrobium... nếu thiếu ánh sáng cây không ra hoa. Ánh sáng rất cần cho sự quang hợp nhưng nhu cầu về ánh sáng lại khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài lan
- Lan có lá cứng, dầy cần nhiều ánh sáng hơn. Đặc biệt Lan có lá hình trụ nhu cầu ánh sáng là lớn nhất (Van đa).
- Đối với loài có thân giả, lá mỏng nhu cầu về ánh sáng càng giảm.
- Đặc biệt Lan có lá rộng, mềm nhưng không có giả hành và những loài Lan núi lá nhỏ có giả hành thì nhu cầu về ánh sáng là thấp hơn cả (Hồ điệp).
- Màu sắc và trạng thái của lá là dấu hiệu nhận biết về nhu cầu ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng thì lá dài ra, mềm, mặt sau không có màu nâu, lá xanh thẫm hơn so với bình thường. Cây không phát triển, thân nhỏ, yếu, lá bé dần dần rồi chết. Còn ngược lại thừa ánh sáng: Lá trở nên nhỏ, vàng. Nếu ánh sáng quá mạnh dẫn đến cháy lá. Trong thời kỳ sinh trưởng phát triển trước khi ra hoa thì nhu cầu ánh sáng là tối đa. Vào thời kỳ ra hoa và thời kỳ nghỉ nhu cầu ánh sáng là tối thiểu.
* Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loài người ta chia làm 3 nhóm:
- Nhóm cây ưa sáng: Đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp như các loài Vanda, Renanthera...
- Nhóm cây ưa sáng trung bình: Bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 50% đến 80%, như các loài Cattleya, Dendrobium...
- Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: Bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 30% như các loài Phalaenopsis, Paphiopedilum... VD: Hồ điệp, ...
Câu 5. Yêu cầu sinh thái (nhiệt độ) của Lan? Dựa vào nhu cầu về nhiệt độ hoa Lan được phân thành mấy loại? Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Yêu cầu nhiệt độ của Lan:
Nhiệt độ tác động ở cây lan thông qua con đường quang hợp. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan. Như vậy, cây lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ gọi là tối thích. Khoảng nhiệt độ này khác nhau tuỳ thuộc vào loài.
- Đối với Lan chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm đóng vai trò quan trọng, thường là từ 4- 6ºC. Mỗi loài đòi hỏi sự chênh lệch là khác nhau.
VD:
+ Những loài Lan xuất xứ từ đồng bằng và vùng rừng nhiệt đới thì yêu cầu nhiệt độ ban ngày từ 25- 18ºC về mùa hè và không dưới 18ºC về mùa đông. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm không quá 5ºC. Một số loài như: Lan hồ điệp, Van đa, Lan cát, Dendro.
+ Với những loài sống ở sườn núi thì nhiệt độ ban ngày: 20- 23ºC, ban đêm không quá 13ºC.
+ Với những loài sống trên núi cao: Nhiệt độ ban ngày không quá 20ºC về mùa hè, mùa đông: 8- 10ºC.
+ Đối với nhóm Lan cận nhiệt đới: Yêu cầu nhiệt độ ban ngày từ 18- 24ºC, ban đêm từ 16- 18ºC. VD một số giống: Lan cát, Dendro, Vũ nữ.
+ Đối với nhóm Lan ôn đới: Yêu cầu về nhiệt độ mùa hè :16- 21ºC, ban đêm: 13ºC. Mùa đông, ban ngày: 13- 18ºC, ban đêm: 10ºC. VD điển hình: Lan hài.
* Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của lan mà người ta chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm cây ưa nóng: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 210C, ban đêm không dưới 18,50C. Những loài lan này thường có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới.
+ Nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 14,50C, ban đêm không dưới 13,50C.
+ Nhóm cây ưa lạnh: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không quá 140C, ban đêm không quá 130C. Chúng thường xuất xứ ở vùng hàn đới, ôn đới và ở các khu vực núi cao vùng nhiệt đới.
Câu 6. Trình bày ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng, phát triển của Lan. Dựa vào nhu cầu về độ ẩm Lan được chia thành mấy nhóm. Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Trình bày ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng, phát triển của Lan:
- Độ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài lan. Việc chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giảm được rất nhiều công chăm sóc cho lan.
- Độ ẩm không khí không chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ tưới mà còn ảnh hưởng tới trạng thái của cây.
* Dựa vào nhu cầu về độ ẩm Lan được chia thành :
- N1: Mùa đông giảm lượng nước tưới nhưng phải tưới đều quanh năm.
VD: Hồ điệp, 1 số loại Lan hài.
- N2: Giảm lượng nước trong thời kỳ nghỉ và tăng trong giai đoạn phát triển.
VD: Lan cát, Dendro, Vũ nữ.
- N3: Hoàn toàn để khô trong thời kỳ nghỉ.
VD: 1 số loài thuộc chi Dendro.
Câu 7. Hãy nêu yêu cầu sinh thái của 5 loài Lan mà Anh (Chị) đã được học.
Trả Lời:
* Yêu cầu sinh thái của 5 loài Lan:
a. Sinh thái của Lan Hồ điệp (PHALAENOPSIS)
- Ánh sáng: Hồ điệp cần ánh sáng yếu vì hồ điệp là loại lan ưa bóng. Ánh sáng chỉ 20 - 30% là đủ. Tuy nhiên cũng không phải để hồ điệp ở nơi quá râm mát, vì ánh sáng rất cần cho sự phát triển và trổ hoa.
- Nhiệt độ: Hồ điệp là lan của vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối thiểu 220 C - 250 C vào ban ngày và 180 C vào ban đêm. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển từ 25 - 270 C.
- Độ ẩm : Hồ điệp cần độ ẩm cao, tối thiểu 60%.
b. Sinh thái của Lan Vũ nữ
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng khoảng 50%. Ánh sáng yếu hơn cây vẫn phát triển tốt như thân, lá xanh đẹp, tuy nhiên cho hoa kém.
- Nhiệt độ: Lan Vũ nữ thích nghi với biên độ sinh thái khá rộng. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển là từ 20 – 30 0C.
- Độ ẩm: Lan Vũ nữ cần ẩm độ cao, cần ẩm độ trung bình 50 – 70%.
c. Sinh thái của Lan Cattleya (Lan cát).
- Ánh sáng: Lan Cattleya thích hợp với cường độ ánh sáng mặt trời còn khoảng 50%.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho Cattleya phát triển là 20 – 22oC vào ban ngày và 16 – 18oC vào ban đêm. Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ dao động từ 20 – 30oC thì Cattleya vẫn phát triển tốt.
- Độ ẩm: Cattleya cần ẩm độ hơi khô, khoảng 40 - 70%.
d. Sinh thái của Lan Vanda
- Ánh sáng: Vanda thuộc nhóm ưa ánh sáng trung bình. Cường độ ánh sáng khoảng 50 - 60% nên cần thiết kế giàn che cho thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho Lan Van da phát triển từ 25 - 300 C.
- Độ ẩm: Các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng độ ẩm cục bộ trong chậu phải thật thoáng.
e. Sinh thái của Lan Hoàng thảo (Dendrobium)
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và ra hoa đẹp từ 28 - 30 0C.
- Ánh sáng: Nhóm lan Dendrobium là loài ưa sáng, ánh sáng khoảng 60 - 70% sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
- Độ ẩm: Nhóm lan Dendrobium thích hợp ẩm độ 50 - 700 C.
Câu 8. Hãy nêu các loại chất trồng sử dụng để trồng Lan. Ưu và nhược điểm của từng loại. Yêu cầu chung của các loại chất trồng là gì?
Trả Lời:
*Các loại chất trồng sử dụng để trồng Lan:
a. Rêu
- Ưu điểm: Trong rêu chứa tất cả chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển, rêu còn có tính chất kháng khuẩn, giữ nước tốt.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, dinh dưỡng trong rêu ít, chỉ đủ sử dụng trong một năm nên sau một năm cần thay.
b. Vỏ thông
- Ưu điểm: Là một trong những chất trồng thích hợp nhất cho Lan, đặc biệt vỏ cây mới chặt.
- Nhược điểm: Vỏ chứa ít chất dinh dưỡng nên cần kết hợp bón phân, đặc biệt nitơ, vỏ thông có tính hút ẩm, thoát nước kém hơn so với rêu. Vỏ thông có nhược điểm là giữa muối trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được 2/3 chỗ nitơ trong phân bón, thông thường sẽ mục nát sau 2-3 năm. Vì vậy sử dụng vỏ thông sau 2-3 năm phải thay.
c. Mùn.
- Ưu điểm: Hút nước tốt, cấu trúc sợi lớn và bền. Thường mùn được dùng với 1 số hỗn hợp chất trồng khác: đá con, sốp, cát, ... để chất trồng luôn được thoáng khí.
- Nhược điểm: Ít chất dinh dưỡng, nên thường bổ sung dinh dưỡng bằng việc bón thêm phân khoáng.
d. Than củi (được SD phổ biến).
- Ưu điểm: Làm tăng độ pH của chất trồng. Than củi điều chỉnh chế độ nước tốt
- Nhược điểm: Nhưng có hạn chế là tích lũy muối. Vì thế cứ 2 tháng xả nước 1 lần để làm giảm lượng muối trong than củi.
+ Ngoài ra: dớn, vỏ cây dương xỉ, xơ dừa, ... được dùng nhiều trong trồng treo.
* Yêu cầu chung của các loại chất trồng:
- Yêu cầu thông thoáng, rút nước nhanh.
- Mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông,
- Ngọt không chua mặn.
- Tính bền vững cao: Không tan chảy khi tưới nước, không quá nhanh mục nát, ...
- Sạch: Không chứa mầm bệnh, hoặc dễ phân hủy tạo ra môi trường cho mầm bệnh phát triển.
- Rẻ tiền và dễ kiếm
Câu 9. Hãy nêu các loại giá thể sử dụng để trồng Lan. Ưu và nhược điểm của từng loại. Tại sao không nên trồng Lan vào chậu quá nhỏ hoặc quá lớn?
Trả Lời:
* Các loại giá thể sử dụng để trồng Lan:
Có 3 loại chậu: Chậu đất nung, chậu nhựa, chậu sứ.
a. Chậu đất nung:
- Ưu điểm: Giữ ẩm tốt, rễ dễ bám vào thành chậu, có tính sốp giúp cây hút được không khí.
- Nhược điểm: Dễ vỡ vỡ và hay bị đóng muối
b. Chậu nhựa:
- Ưu điểm: Nhẹ, dễ sd, sạch sẽ trong mọi môi trường, dễ rửa đi để dùng lại.
- Nhược điểm: Giữ ẩm kém, rễ khó bám vào thành chậu.
c. Chậu sứ:
- Ưu điểm: Có ưu điểm là thoáng khí, độ thẩm mỹ cao nhưng đắt, thường sử dụng với địa Lan.
Nhược điểm: Nặng, dễ vỡ.
* Không nên trồng Lan vào chậu quá nhỏ hoặc quá lớn:
a. Nhiều giống lan như Cattleya, Dendrobium cần phải để khô rễ rồi mới tưới. Chậu quá lớn giữ khá nhiều nước làm cho rễ lan lúc nào cũng bị ướt. Nguyên lý khi khô rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước, nếu trong chậu quá ẩm ướt rễ sẽ không chịu mọc thêm.
b. Nhiều loài lan như Dendrobium, Cymbidium ưa trồng trong chậu chật hẹp. Nếu trồng chậu quá rộng sẽ không ra hoa.
Câu 10. Hãy nêu các hình thức trồng Lan. Ưu, nhược điểm của các hình thức đó. Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Các hình thức trồng Lan:
a. Trồng trong chậu:
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
b. Trồng trong giỏ treo.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
c. Trồng ghép trên thân cây.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
d. Trồng không chậu
- Ưu điểm: Không tốn diện tích, vật tư, giàn không bị nặng, cây ít bị bệnh.
- Nhược điểm:
e. Trồng thành băng sơ dừa.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
f. Trồng thành luống.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
Câu 11. Trình bày các bước tiến hành trồng Lan vào chậu. Khi đưa Lan vào chậu ta phải chú ý điều gì?
Trả Lời:
* Các bước tiến hành trồng Lan vào chậu: Tất cả các loài địa Lan và một số loài phong Lan (hồ điệp, Lan cát, ...).
- Quá trình trồng Lan trong chậu:
+ Nên trồng vào các chậu đất nung, kích thước chậu cân đối với khả năng phát triển của cây, chậu có nhiều lỗ thoáng, phải rửa sạch trước khi trồng.
+ Chuẩn bị chất trồng và giá thể đã qua xử lý. Chất trồng ở đâu có thể là gỗ mục, than củi, xơ dừa...
+ Cắt bỏ những dễ bị thối, hỏng và loại bỏ tất cả chất trồng cũ của cây đi.
+ Đặt vào chậu: Đơn thân đặt vào giữa chậu trồng và có 1 que nhỏ buộc vào cây để giữ cây do rễ chưa bám vào chất trồng. Đa thân đặt sát mép chậu, hướng phía có các chồi sắp mọc vào trong chậu để cây tiếp tục phát triển, phải có que giữ cây.
+ Lấp giá thể, giá thể thấp hơn 2 - 2.5cm so với miệng chậu.
* Khi đưa Lan vào chậu ta phải chú ý:
- Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không phủ kín gốc lan, nhất là lan đa thân.
- Ngay khi trồng xong nên để chậu lan nơi mát mẻ, có độ ẩm cao cho đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng thích hợp. Tưới nước, bón phân như cây đã trưởng thành.
Tưới cây SD nước gạo, bã chè đã qua Sd cho Lan là tốt nhất. Sau 1-2 tưới nước ngâm ốc thối cho cây.
Câu 12. Trình bày các bước tiến hành trồng Lan ghép vào thân cây. Hình thức trồng này thích hợp với những loại Lan nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Trồng ghép trên thân cây
- Sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng ban mai (cách này rất thích hợp cho tất cả các giống lan, đặc biệt lan rừng).
- Sử dụng thân cây đã chết (cây vú sữa, bóc vỏ), cắt thành các khúc ngắn để treo hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan.
- Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí, rễ lan ló ra.
* Cách trồng này thích hợp với các hầu hết các giống lan, đặc biệt là các giống lan rừng.
- Các loại lan trồng ghép vào thân cây là Dendrobium, Van da, Vũ nữ , và các loại lan rừng khác đều tốt.
Câu 13. Trình bày kỹ thuật trồng một số loài Lan mà Anh (Chị) biết.
Trả Lời:
Lấy phần kỹ thuật trồng một số Lan: Từ câu 30 - 36
Câu 14. Trình bày kỹ thuật chăm sóc một số loài Lan mà Anh (Chị) đã được học.
Trả Lời:
Lấy phần kỹ thuật chăm sóc một số Lan: Từ câu 30 - 36
Câu 15. Trình bày kỹ thuật chăm sóc Lan nói chung. Khi thiết lập nhà kính (giàn che) cho Lan ta phải chú ý những điểm gì?
Trả Lời:
a. Làm giàn che: Sử dụng 2 loại lưới:
- Loại 1: Phủ bên trên, sử dụng loại có độ phủ 60%. Lớp này làm cố định, vào mùa đông và xuân chỉ sử dụng lớp này.
- Lớp 2: Bên dưới, sử dụng loại phủ 40- 50%, làm cách lớp trên 50 cm, lớp này không cố định, có thể tháo ra. Chỉ sử dụng và mùa hè, độ cao lưới cách mặt đất 3 - 3.5cm.
Ngoài giàn che chú ý hướng nắng, che nắng xiên. Nếu nắng xiên hướng Đông dùng lưới 60%, chỉ sử dụng vào mùa hè. Nếu nắng xiên hướng Tây sử dụng 2 lớp lưới.
Note: Trong giàn che không phải vị trí nào cũng có ánh sáng như nhau nên cần phân loại cây nào ưa sáng nhiều, ưa sáng ít để đặt cho phù hợp. Khi treo Lan những cây bên ngoài nên treo thưa ra để ánh sáng lọt vào trong.
b. Duy trì độ ẩm: Sử dụng cát, bể nước nhỏ hay trồng cây phủ đất để giữ độ ẩm.
- Khi trồng Lan trên sân thượng chú ý tránh hướng gió, để giữ độ ẩm trên sân thượng: Có thể sử dụng các bể nước nhỏ, sử dụng cây dây leo, trồng các cây khác để che nắng cho Lan, ...
c. Tưới nước:
- Lượng nước tưới phụ thuộc: Loài Lan, thời tiết, chất trồng, độ tuổi, thời kỳ sinh trưởng, hình thức trồng.
- Dựa vào nhu cầu nước của từng loài Lan, chia làm 3 nhóm:
Tưới đều quanh năm: Tưới cả thời kỳ nghỉ, nhu cầu nước giảm về mùa Đông (Lan hồ điệp, Lan hài).
Giảm lượng nước tưới trong thời kỳ nghỉ, tăng trong thời kỳ phát triển (Lan cát, Vũ Nữ).
Hoàn toàn để khô trong thời kỳ nghỉ của cây (1 số loài trong nhóm Dendro).
+ Tưới 2-3 lần/ tuần vào mùa Hè.
+ Tưới 1 lần/ tuần vào mùa Đông.
+ Nước tưới: Nước mưa, nước giải pha loãng, ... không lên dùng nước máy, nước lọc.
+ Khi tưới: Phun sương, 1- 2 tháng tưới đẫm để rửa lượng muối có trong chất trồng.
+ Lan hồ điệp rất kị nước mưa vào lá (thối lá).
d. Bón phân:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân: loài, thời kỳ sinh trưởng, chất trồng, khí hậu.
- Đối với Lan: bón phân loãng, bón làm nhiều lần nếu bón nhiều một lần dễ dẫn đến thối rễ.
- Tuyệt đối không bón phân hột cho Lan, bón phân loãng.
- Nên cho 1 ít xà phòng pha loãng hoặc nước rửa chén vào giúp giữ phân bón trên lá Lan.
- Lan con: Bắt đầu bón phân khi rễ Lan ló ra, chỉ bón cho những cây khỏe mạnh và đang phát triển, khoảng cách giữa các lần bón phụ thuộc: loài, thời tiết, nồng độ phân, loại phân, thời kỳ phát triển, ...
- Bón phân tùy thuộc vào thời kỳ phát triển của cây:
+ Cây dưới 12 tháng tuổi: Sử dụng NPK = 30:10:10, sau đó dùng NPK = 20:20:20 cho đến lúc ra hoa.
+ Mùa mưa để cây cứng cáp sử dụng NPK = 10:30:30.
e. Phòng trừ sâu bệnh:
- Trong điều kiện chăm sóc Lan kém dễ bị sâu bệnh. Để phong trừ sâu bệnh đầu tiên cần vệ sinh khu trồng Lan sạch sẽ.
Câu 16. Hãy nêu các hình thức n