Đề cương ôn tập: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin

Câu 1. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá tri hàng hóa? Đối với Việt Nam hiện nay cần phải làm gì để giảm lượng giá trị hàng hóa? a. Lượng giá trị hàng hóa: Là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa: - Năng suất lao động: + Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Có hai loại năng suất lao động là: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội. + Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. + Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như trình độ khéo tay của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ lỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.

docx30 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá tri hàng hóa? Đối với Việt Nam hiện nay cần phải làm gì để giảm lượng giá trị hàng hóa? Lượng giá trị hàng hóa: Là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa: Năng suất lao động: + Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Có hai loại năng suất lao động là: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội. + Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. + Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như trình độ khéo tay của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ lỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên. Mức độ phức tạp của lao động: + Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào đó có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết. Trước hết, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: “ Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giả cả của hàng hóa nào cao hơn của hàng hóa nào. Thứ 2, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa tìm ra được các nhân tố tác động đến nó, từ đó tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất như: tăng năng suất lao động, đầu tư vào khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư đào tạo giáo dục chất xám mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là điều mà các nhà làm kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận siêu ngạch. Thứ 3, bởi vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn trong cùng một đơn vị thời gianlao động như nhau. Vì thế các nhà làm kinh tế cần phải chú trọng đầu tư vào những ngành lao động phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám. Muốn làm được điều này thì phải nâng cao trình độ công nhân, nâng cao tay nghề và áp dungj những biện pháp tiên tiến. Đối với Việt Nam cần phải làm gì để giảm lượng giá trị hàng hóa? Đối với Việt Nam, đi lên từ một nước nông nghiệp, với những tập quán canh tác nhỏ lẻ lạc hậu, lại chịu nhiều thiệt hại cảu chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ năm 1986, Đảng và nhà nước đã quyết định chính sách đổi mới đất nước và đạt được nhiều thành tựu. Bên cạnh đó vẫn còn nhều khó khăn trong quá trình phát triển đặc biệt là lao động lành nghề, sản xuất với công nghệ đơn giản nên lượng giá trị hàng hóa cao mà giá trị sử dụng lại thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước. Ví dụ như: gạo ở Việt Nam sản xuất với thời gian lao động xã hội cần thiết lớn, nhiều nhân lực, nhưng chất lượng gạo lại không cao, bán với giá thấp trên thị trường thế giới. Từ đó đặt ra một yêu cầu làm thế nào để làm giảm lượng giá trị mà vẫn giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của hàng hóa. Để giảm lượng giá trị hàng hóa thì nước ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển những ngành lao động tri thức, nâng cao năng suất lao động bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại; đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, tiến tới xây dựng một nền kinh tế tri thức. Đồng thời với việc xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước cần kiên quyết đẩy lùi những tệ nạn tham ô tham nhũng; cải cách hành chính thật hiệu quả minh bạch; hạn chế những thủ tục rườm rà trong quản lý kinh tế; đồng thời đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế, khuyến khích đầu tư các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao Câu 2: Nội dung quy luật giá trị? Tác động của quy luật giá trị? Quy luật giá trị có vai trò gì ở Việt Nam? Nội dung quy luật giá trị: - Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Cụ thể: + Trong sản xuất: Khối lượng sản phẩm mà những người SX tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của XH. Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. + Còn trong trao đổi: phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hỏa trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị Tác động của quy luật giá trị: - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. + Điều tiết SX: phân phối TLSX và SLĐ vào các ngành, vùng khác nhau. Quy luật giá trị điều tiết một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả. + Điều tiết lưu thông: phân phối nguồn hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. - Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Người SX nào có: hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ trở nên GIÀU muốn vậy phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, quản lý SX, thúc đẩy LLSX của XH phát triển. - Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo. + Người nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thu được nhiều lãi trở lên giàu có. + Người nào có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ trở lên nghèo khó. Quy luật giá trị có vai trò gì ở Việt Nam? Quy luật giá trị có tác động quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong công cuộc CNH-HĐH đất nước. Đảng ta đã chỉ rõ: trong thời kỳ tiến lên CNXH do tồn tại 3 loại quan hệ sản xuất hàng hóa nên quy luật giá trị tồn tại trong cả 3 loại đó, tuy nhiên cách thức biểu hiện lại khác nhau. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, quy luật giá trị có yêu cầu là đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động riêng biệt; trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, quy luật giá trị có yêu cầu mang lại giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản; trong sản xuất hàng hóa Xã hội chủ nghĩa, quy luật giá trị đảm bảo sự thống nhất hài hòa giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động làm chủ xã hội. Gắn liền với cuộc đấu tranh giữa 3 loại hình sản xuất hàng hóa có cuộc đấu tranh giữa các quy luật giá trị. Đó là cuộc đấu tranh về giá cả thị trường đã làm nảy snh 2 khuynh hướng phát triển: ổn định và rối loạn, có kế hoạch và vô chính phủ, XHXH và TBCN. Vấn đề đặt ra cho nước ta hiện nay là phải vận dụng quy luật giá trị trong kinh tế XHCN, hạn chế và hướng dẫn quy luật giá trị trong 2 thành phần kinh tế phi XHCN. Đảng ta đã nêu rõ:”Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta kinh tế XHCN không chỉ chịu tác động của quy luật kinh tế XHCN mà còn chịu tác động ủa các quy luật giá trị trong các thành phần kinh tế phi XHCN. Thể hiện ở việc 1 số xí nghiệp chạy theo giá cả thị trường không tổ chức, bán sản phẩm của mình với giá cao hơn giá quy định để thu về chênh lệch giá cho lợi ích riêng của xí nghiệp”. Điều đó cho thấy Đảng và nhà nước ta đã đánh giá được tầm quan trọng của quy luật giá trị trong nền kinh tế của nươc ta hiện nay. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng một nên kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quy luật giá trị góp phần điều tiết sản xuất và lưu thong hàng hóa nên nhà nước cần vận dụng một cách có hiệu quả quy luật để hình thành nên một cơ cấu ngành hợp lý, đạt được giá trị kinh tế cao đồng thời tạo nên một thị trường rộng lớn và thúc đẩy sản xuất phát triển. Câu 3. Tích lũy tư bản là gì? Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? Tích lũy tư bản: Là sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản: - Khối lượng giá trị thặng dư. - Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập. - Nếu tỷ lệ phân chia không không đổi, quy mô tích lũy phụ thuộc vào giá trị thặng dư: Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư: + Mức độ bóc lột sức lao động. + Trình độ năng suất lao động. + Quy mô tư bản ứng trước. + Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. - Tư bản sử dụng: là khối lượng giá trị các tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trinh sản xuất sản phẩm. - Tư bản tiêu dùng: là phần của những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ SX dưới dạng khấu hao. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của LLSX. Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của TLLĐ càng lớn. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này Nghiên cứu tích lũy tư bản cho thấy rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư sản. Mác nói rằng: tư bản ứng trước là một giọt nước trong dòng song của tích lũy mà thôi. Trong quá trình sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành những phương tiện để bóc lột chính người công nhân. Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt 1 phần lao động của coong nhân mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam Tích lũy tư bản làm cho nền kinh tế nước ta tích lũy được nguồn vốn phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều kiện đó, các doanh nghiệp cần phải năng động sang tạo tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất để tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt, năng suất cao, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Đồng thời cần mở rộng hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đào tạo đội ngũ công nhân, lao động có tay nghề, thúc đẩy sản xuất. Bên cạnh đó cũng có những tác độn tiêu cực: việc tích lũy tư bản không đúng mục đích làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giàu nghèo, tạo nên sự mất bình đẳng xã hội ngày càng lớn, tăng nguy cơ thất nghiệp, các tệ nạn xã hội tăng. Câu 4. Phân tích ý nghĩa việc nghiên cứu tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản tư bản cố định, tư bản lưu động ở nước ta hiện nay. Tuần hoàn tư bản là sự vận động theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 – giai đoạn lưu thong: T – H (sức lao động, tư liệu sản xuất) Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất, chức năng của giai đoạn này là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản thành tư liệu sản xuất. Giai đoạn 2 – giai đoạn sản xuất: H- H ( tư liệu sản xuất, sức lao động) Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, có chức năng thực hiện sự kết hợp 2 yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Giai đoạn 3 – Giai đoạn lưu thong: H’ – T’ Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, có chức năng thực hiện giá trị của khổi lượng hàng hóa đã sản xuất ra. Tuần hoàn của tư bản là sự vân động iên tục của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3 hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau để rồi quay về trạng thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư. Chu chuyển tư bản: Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển tư bản. Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm: thời gian sản xuất và thời gian lưu thong. Trong đó thời gian sản xuất gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất; thời gian lưu thong bao gồm: thời gian mua và thời gian bán. Tốc độ chu chuyển tư bản N = CH/ ch Trong đó: n: là số vòng chu chuyển của tư bản CH: là thời gian trong 1 năm ch: là thời gian cho một vòng chu chuyển tư bản. Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản có ý nghĩa thực tiễn trong việc sử dụng tiền vốn traong sản xuất và kinh doanh hợp lý nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu chu chuyển tư bản cần nghiên cứu về việc chu chuyển 2 bộ phận giá trị của tư bản sản xuất là tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản cố định là tư bản tham gia vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó được chuyển dần dần vào sản phẩm. Tư bản cố định được sử dụng lâu dài và hao mòn dần. Có 2 loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn về giá trị sử dụng và do tác động của tự nhiên mà bị hao mòn. Hao mòn vô hình là hao mòn về giá trị do quá trình hiện đại hóa của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc mới được sản xuất ra tốt hơn, rẻ hơn, làm cho máy móc cũ đang được sử dụng bị giảm giá trị ban đầu. Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên nhiên vật liệu) được tiêu dung hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ và sản phẩm. Ý nghĩa: Để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản, thu hồi vốn nhanh cần phải tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định, tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị. Phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng để đưa công trình, máy móc vào sản xuất càng sớm càng tốt. Quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn nhanh sẽ góp phần phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp phù hợp để tăng tốc độ chu chuyển vốn và đó chính là quá trình tái sản xuất vốn. Tái sản xuất vốn mở rộng dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó góp phần tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế đất nước. Câu 5. Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì,các loại địa tô TBCN. Hãy cho biết tại sao Đảng và nhà nước ta lại giao rừng trong thời gian dài và thực hiện miễn thuế nông nghiệp Địa tô TBCN là bộ phận giá trị thặng dư siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra và do nhà tư bản thuê đất nộp cho địa chủ. Các loại địa tô TBCN: + Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện (độ màu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí gần thị trường tiêu thụ, gần đường hơn hoặc ruộng đất được đầu tư để thâm canh). Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung (được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả sản xuất cá biệt. Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung – Giá cả sản xuất cá biệt. Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa. Và lợi nhuận siêu ngạch ở đây tương đối ổn định và lâu dài vì nó dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất đai. Địa tô chênh lệch I : Là phần địa tô thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường và gần đường giao thong. Địa tô chênh lệch II : Là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh mà có. + Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, do có sự độc quyền tư hữu ruộng đất nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: nông nghiệp thường lạc hậu so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp. Vì vậy, nếu trình độ bóc lột ngang nhau và với một lượng tư bản ứng ra như nhau thì lượng giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn lượng giá trị thặng dư thu được trong công nghiệp. Sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản quá trình tự do di chuyển tư bản từ các ngành khác vào nông nghiệp và do đó đã ngăn cản quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữa nông nghiệp và công ngiệp. Do vậy, trong nông nghiệp, nông sản được bán ra theo giá trị chứ không bán ra theo giá cả sản xuất chung. Phần chênh lệch giữa giá trị nông nghiệp và lợi nhuận bình quân sẽ được giữ lại để nộp địa tô cho địa chủ. Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuân bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung. Chính sách của Đảng và Nhà nước: Giao đất giao rừng và thực hiện miễn thuế nông nghiệp là dựa trên cơ sở lý luận đia tô tư bản chủ nghĩa. Giao đất giao rừng đến tay người dân để họ trực tiếp sử dụng đất rừng đó, vì vậy họ sẽ có trách nhiệm với phần đất được giao. Bởi vì đất rừng cũng có đất xấu đất tốt, việc sử dụng và khai thác có nơi thuận lợi, có nơi khó khan vì thế để đạt được mục đích sử dụng tối đa mối người dân ần có những biện pháp thích hợp để có thể cái tạo và sử dụng phần đất được giao có hiệu quả nhất và thu được lãi để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của mình. Đó chính là thu được địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối lớn nhất. Nếu như người sử dụng có biện pháp chăm sóc, thâm canh, xen canh hợp lý thì sẽ thu được hiệu quả cao. Cũng như nếu những sản phẩm được chế biến từ gỗ rừng hoặc các sản phẩm khác từ rừng như: Cây thuốc, động vật quý có chất lượng tốt thì sẽ bán được giá cao vì nông sản phẩm được bán theo giá trị, từ đó người sử dụng sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Còn địa tô chênh lệch I thì phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chỉ có một số người nhất định mới có được và phần này rất nhỏ bởi vì rừng chủ yếu ở những vùng xa, đường giao thong xa thị trường tiêu thụ. Vì vậy, giao đất rừng cho người dân sẽ phát huy được khả năng của từng người dân, nâng cao trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bảo vệ rừng- lá phổi xanh của trái đât, của từng người dân Chính sách miễn thuế nông nghiệp là để khuyến khích người dân trồng trọt, chăn nuôi, tránh để đất trống, lãng phí đất trong khi đất nông nghiệp là rất quan trọng và cần có nhân lực để cải tạo và canh tác đất, tránh để đất bị bạc màu. Câu 6. Các đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa. Trong 5 đặc điểm kinh tế bản chủ nghĩa, đặc điểm nào quan trọng nhất? Tại sao? 1. Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền a.Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Tập trung SX đến một trình độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền vì: + Quy mô lớn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn, phức tạp hơn dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp, liên minh với nhau. + Quy mô lớn nên trong một ngành còn một số ít xí nghiệp, do đó các xí nghiệp dễ dàng thỏa hiệp với nhau. Thực chất của độc quyền: Tổ chức độc quyền là những xí nghiệp lớn hoặc liên minh giữa các xí nghiệp lớn TBCN nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, định ra giá cả độc quyền và thu lợi nhuân độc quyền cao. Các hình thức của độc quyền . CARTEL : - Là một liên minh độc quyền về: giá cả, phân chia thị trường, số lượng hàng hóa sản xuất... Các nhà tư bản tham gia cartel vẫn độc lập về sản xuất và lưu thông. - Cartel là một liên minh độc qu
Tài liệu liên quan