Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp môn chính trị khóa học 2011 - 2013

Câu 1: Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, anh chị hiểu thế nào về vật chất? Cho ví dụ? - “ Vật chất là một phạm trù triết học”. Vật chất là cái vô han,vô tận khác với vật thể; vật thể có sinh ra và có mất đi để chuyển hóa thành cái khác; phạm trù vật chất chỉ tòan bộ các sự vật, hiện tượng. - Thuộc tính chung nhất của vật chất là “thực tại khách quan”. - Vật chất biểu hiện dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể. - Vật chất khi tác động vào giác quan thì gây nên cảm giác và được cảm giác ghi lại , phản ánh(con người nhận thức được sự vật), điều đó chứng tỏ con người có khả năng nhận thức được thế giới.

pdf11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp môn chính trị khóa học 2011 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG CĐYT LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN CHÍNH TRỊ - GDQP Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Đà Lạt, ngày 01 tháng 07 năm 2013 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ KHÓA HỌC 2011 - 2013 BÀI 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC Câu 1: Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, anh chị hiểu thế nào về vật chất? Cho ví dụ? - “ Vật chất là một phạm trù triết học”. Vật chất là cái vô han,vô tận khác với vật thể; vật thể có sinh ra và có mất đi để chuyển hóa thành cái khác; phạm trù vật chất chỉ tòan bộ các sự vật, hiện tượng. - Thuộc tính chung nhất của vật chất là “thực tại khách quan”. - Vật chất biểu hiện dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể. - Vật chất khi tác động vào giác quan thì gây nên cảm giác và được cảm giác ghi lại , phản ánh(con người nhận thức được sự vật), điều đó chứng tỏ con người có khả năng nhận thức được thế giới. - Ví dụ: Câu 2: Nêu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận? * Vật chất quyết định ý thức: - Vật chất là tiền đề, cơ sở nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. - Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. - Vật chât phát triển đến đâu thì ý thức hình thành phát triển đến đó. - Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo. * Vật chất quyết định cả nội dung và khuynh hướng vận động phát triển của ý thức. * Ý thức tác động trở lại vật chất: - Ý thức phản ánh thực tại khách quan vào đầu óc con người, giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động phát triển của sự vật hiện tượng. Trên cơ sở đó hình thành phương hướng, mục tiêu và những phương pháp, cách thức thực hiện mục tiêu đó. - Lựa chọn khả năng và phương pháp phù hợp để thay đổi điều kiện vật chất. * Ý nghĩa của phương pháp luận được rút ra từ quan hệ giữa vật chất và ý thức: - Từ nguyên lí vật chất quyết định ý thức, trong hoạt động nhận thức thực tiễn phải luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật khách quan. - Từ nguyên lí, ý thức tác động trở lại vật chất phải luôn luôn chú ý phát huy tính năng động chủ quan, sự sáng tạo của con người, trong việc nhận thức thế giới, cải tạo thế giới. Đồng thời khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí. Câu 3: Định nghĩa vận động? Nêu các hình thức vận động cơ bản của vật chất và cho ví dụ? “Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” (1). - Dựa vào thành tựu của những khoa học cụ thể của thế kỷ XIX, Ăng-ghen đã chia vận động thành 5 hình thức cơ bản: Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Vận động lý học: là sự vận động của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ bản, các quá trình cơ, nhiệt, điện Vận động hóa học: là sự vận động của các quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Vận động sinh học: là sự biến đổi các cơ thể sống. 2 Vận động xã hội: là là sự vận động biến đổi các chế độ xã hội, thông qua hoạt động của con người. BÀI 2: NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Câu 4: Nêu khái niệm qui luật? Phân biệt qui luật tự nhiên với qui luật xã hội? Cho ví dụ? - Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong, phổ biến, và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật, hiện tượng cùng loại. - Mỗi quy luật, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều là quy luật khách quan, vốn có của thế giới vật chất. Nó không do ai sinh ra và cũng không bị tiêu diệt. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng nó trong đời sống, thực tiễn. Quy luật xã hội quy luật tự nhiên có những điểm khác nhau: Quy luật tự nhiên: diễn ra một cách tự động- tự phát, thông qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên, không cần có sự tham gia của con người. Còn quy luật xã hội, đựơc hình thành và tác động bao giờ cũng phải thông qua hoạt động của con người có ý thức, nhưng vẫn khách quan. Quy luật xã hội: thường biểu hiện như một xu hướng, có tính định hướng, chứ không biểu hiện ra như một quan hệ trực tiếp có tính xác định, đối với từng việc, từng người. Các sự kiện trong đời sống xã hội, nếu xảy ra trong thời gian càng dài, không gian càng rộng thì tính quy luật của nó biểu hiện càng rõ. Câu 5: Nêu nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật? Ý nghĩa phương pháp luận? * Nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật: Triết học Mác cho rằng thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở tính vật chất, nên tất yếu giữa chúng phải có mối liên hệ chằng chịt với nhau; liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là sự nương tựa,qui định ràng buộc lẫn nhau,tác động qua lại lẫn nhau,mối liên hệ có nhiều thuộc tính: - Mối liên hệ có tính khách quan: vì mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, hiện tượng. - Mối liên hệ có tính phổ biến: vì không phải chỉ các sự vật hiện tượng liên hệ nhau mà các yếu tố, bộ phận cấu thành,các quá trình của sự vật hiện tượng cũng liên hệ với nhau. Mối liên hệ có tính đa dạng: muôn hình muôn vẻ, nhiều mối liên hệ nhưng mỗi mối liên hệ lại có một vị trí khác nhau trong sự tồn tại và phát triển của chúng. *Ý nghĩa phương pháp luận: phải có quan điểm toàn diện khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng.Quan điểm toàn diện đòi hỏi( học sinh phải triển khai) BÀI 3: NHẬN THỨC LUẬN KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜI. Câu 6: Trình bày giai đoạn nhận thức cảm tính? Đặc điểm: là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng, giai đoạn thấp của quá trình nhận thức.  Nhận thức cảm tính được biểu hiện dưới các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.  Mức độ phản ánh của nhận thức cảm tính: thấp, bề ngoài,phản ánh hiện tượng của sự vật, chưa đi vào bản chất của sự vật. ( Học sinh trình bày các ý trên) Câu 7: Trình bày giai đoạn nhận thức lý tính? Đặc điểm: là giai đoạn kế tiếp của quá trình nhận thức, phản ánh gián tiếp sự vật, hiện tượng, giai đoạn cao của quá trình nhận thức, phản ánh sự vât, hiện tượng bằng hình thức ngôn ngữ.  Nhận thức lý tính được biểu hiện dưới các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy lý. 3  Mức độ phản ánh của nhận thức cảm tính: cao, gián tiếp,phản ánh đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng, thể hiện tính qui luật. ( Học sinh trình bày các ý trên) Câu 8: Cho biết những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Cho ví dụ?  Triết học Mác –Lê nin cho rằng: “ Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo thế giới khách quan”.  Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn gồm: - Hoạt động sản xuất vật chất. - Hoạt động đấu tranh chính trị - xã hội. - Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học.  Thực tiễn có những vai trò: - Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức. - Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức. - Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức (Học sinh phải trình bày 03 vai trò trên) Câu9: Cho biết quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất của nhận thức?  Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người, đó là sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể.  Nhận thức là một quá trình biện chứng không chỉ phản ánh những cái đã và đang tồn tại mà còn phản ánh cái sẽ tồn tại, là quá trình phát triển từ thấp tới cao, từ hiểu biết nông cạn đến sâu sắc, từ hiện tượng đến bản chất, là quá trình nảy sinh mâu thuẫn & giải quyết mâu thuẫn của quá trình nhận thức.  Con người không chỉ nhận thức để giải thích thế giới mà mục đích chính là để cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người.  Thông qua hoạt động thực tiễn mà con người có được khả năng nhận thức về sự vật hiện tượng (thực tiễn là cơ sở của nhận thức). BÀI 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ DÂN SỐ ĐỐI VỚI XÃ HỘI. Câu 10: Cho biết một số chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân số? Bạn phải làm gì để góp phần thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân số? Để ngăn chặn hậu quả về bùng nổ dân số điều cơ bản hiện nay phải sớm được xây dựng thành luật (luật quốc tế, luật quốc gia) và được cụ thể hóa trong từng chính sách. Sau đó tuyên truyền phổ biến rộng rãi yêu cầu mọi người nhận thức thực hiện nghiêm chỉnh. o Ở nước ta để giải quyết và hạn chế sự gia tăng dân số trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, cần tích cực thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch thường xuyên, lâu dài và triệt để, xem đó là một trong những vấn đề chiến lược về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. o Đảng và nhà nước ta coi nhiệm vụ kế hoạch hóa dân số và giải quyết công ăn, việc làm là nhiệm vụ hàng đầu của chính sách xã hội. Đó là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. o Nhà nước đã ban hành pháp lệnh về dân số. o Một số chỉ tiêu về dân số và chất lượng dân số đến năm 2010 của nhà nước: - Tốc độ phát triển dân số khỏang 1,14% lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội, tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 10 – 11% phổ cập giáo dục cơ sở,đạt 200 sinh viên đại học và cao đẳng trên 10 ngàn dân, tỉ lệ bác sĩ 7/10.000. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm dưới 20% và tuổi thọ bình quân của dân số Việt Nam đạt 72 tuổi, và để đạt được chỉ tiêu trên thì mỗi người chúng ta phải chấp hành pháp lệnh về dân số và kế hoạch hóa gia đình theo chủ trương của nhà nước. - Liên hệ: + Nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề dân số 4  Mỗi học sinh phải: + Chấp hành pháp lệnh dân số + Góp phần tuyên truyền, phổ biến và giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề dân số. + Quan tâm đến việc học tập để phát triển trình độ đáp ứng cho nhu cầu phân công lao động xã hội (đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước) + Bản thân và gia đình phải cố gắng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần và việc nâng cao chất lượng dân số( mỗi học sinh sẽ có những liên hệ phù hợp) BÀI 5: LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI. Câu 11: Nêu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất trong giai đoạn hiện nay như thế nào?  Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: o Lực lượng sản xuất như thế nào về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp. o Khi lực lượng sản xuất đã thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp. o Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ cũng mất đi và quan hệ sản xuất mới ra đời để đảm bảo sự phù hợp. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất: o Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì nó kìm hãm thậm chí phá vỡ lực lượng sản xuất. Do đó không chấp nhận một quan hệ sản xuất quá bảo thủ lạc hậu và cả quan hệ sản xuất vượt trước so với lực lượng sản xuất. o Một quan hệ sản xuất được gọi là phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Khi nó tạo ra: o Những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sản xuất phát triển. o Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất không phải chỉ thực hiện một lần là xong mà phải là một quá trình “cân bằng động”.  Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ này trong thời kì đổi mới:( học sinh tự liên hệ) Câu 12: Trình bày các vai trò của Phương Thức Sản Xuất? + Phương thức sản xuất quyết định tính chất của một chế độ xã hội? + Phương thức sản xuất quyết định tổ chức,kết cấu của xã hội? + Phương thức sản xuất quyết định sự tồn tại và chuyển biến của xã hội qua các giai đoạn lịch sử khác nhau? ( Học sinh phải trình bày các ý trên) BÀI 6: CẤU TRÚC XÃ HỘI: GIAI CẤP VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI. Câu 13: Nêu những đặc điểm của dân tộc Việt nam?  . Đặc điểm của dân tộc Việt Nam:  Dân tộc Việt nam được hình thành cách đây hơn bốn nghìn năm, sự hình thành dân tộc Việt nam không gắn với sự hình thành và phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản mà gắn liền với sự nghiệp chống ngoại xâm(phong kiến Phương Bắc) và chống thiên tai (đặc biệt là trị thủy ở đồng bằng sông Hồng)của cha ông ta  Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng đa sắc tộc gồm 54 dân tộc anh em cùng chung sống, dựng nước và giữ nước từ lâu đời.  Dân tộc Việt nam có những truyền thống tốt đẹp: yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau,cần cù trong lao động,đấu tranh anh dũng, ham học hỏi 5  Các dân tộc cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Trong đó các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng rừng núi có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái. Có trình độ phát triển không đồng đều.  Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Sự phát triển của từng dân tộc luôn gắn liền với vận mệnh chung của cộng đồng, đất nước, ngày nay Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc. Câu 14: Cho biết kết cấu về giai cấp trong xã hội Phong Kiến? Mục đích của việc nghiên cứu kết cấu về giai cấp? Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt nam? a. Kết cấu giai cấp trong xã hội phong kiến: * Giai cấp cơ bản: Giai cấp địa chủ và nông dân. * Giai cấp không cơ bản: Giai cấp chủ nô và nô lệ của phương thức sản xuất tàn dư và giai cấp tư sản của phương thức sản xuất mầm mống của xã hội tương lại. * Ngoài giai cấp cơ bản và không cơ bản, còn có những tầng lớp xã hội như tầng lớp trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, tu sĩ b. Mục đích của việc nghiên cứu kết cấu giai cấp và sự kiện biến đổi của nó: Nhằm tìm hiểu địa vị, vai trò và thái độ chính trị của mỗi giai cấp đối với các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc vận động lịch sử. Để lựa chọn xác định giai cấp trung tâm trong cuộc vận động lịch sử. c. Học sinh tự vận dụng phần liên hệ. BÀI 7: CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI Câu 15: Nêu khái niệm và cấu trúc của nhân cách?  Định nghĩa về nhân cách: Nhân cách là tòan bộ những phẩm chất xã hội và những năng lực của mỗi cá nhân giúp cá nhân đó tự khẳng định ,tự đánh giá ,tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình phù hợp với những chuẩn mực của xã hội.  Cấu trúc nhân cách gồm: * Thế giới quan của cá nhân là hạt nhân của nhân cách. Nó bao gồm tòan bộ những quan điểm, lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân. * Những năng lực và phẩm chất xã hội của cá nhân là không gian bên trong của nhân cách. Nó bao gồm năng lực thể chất, trí tuệ, trình độ chuyên môn, các phẩm chất chính trị pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ. * Tâm hồn con người là cái sâu kín và nhạy cảm nhất, là tầng sâu của nhân cách, nơi lắng đọng và tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Đó là thế giới nội tâm có chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân.  Làm gì để phát triển nhân cách trong chế độ xã hội mới hiện nay: Xây dựng và hòan thiện nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế, bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên học sinh sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống ,năng lực trí tuệ ,đạo đức và bản lĩnh văn hóa trong con người Việt Nam. Muốn vậy:  Phải có thế giới quan khoa học và phương pháp luận luận biện chứng.  Phải có năng lực thực sự trong công việc, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Không ngừng nâng cao đạo đức lối sống trên cơ sở những chuẩn mực giá trị mới tiến bộ ( HS giải thích các ý trên). BÀI 8: Ý THỨC XÃ HỘI – ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI. Câu 16 :Khái niệm ý thức xã hội? Nêu những đặc điểm thể hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và cho ví dụ? 6  Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là kết quả của sự phản ánh của ý thức con người đối với một tồn tại xã hội nhất định. Ý thức xã hội là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng,tình cảm,tâm trạng,phong tục, tập quán, truyền thốngvà kể cả hệ tư tưởng xã hội phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.  Kết cấu của ý thức xã hội bao gồm: - Tâm lý xã hội: là các hiện tượng tâm lý như tình cảm, tâm trạng, thói quen, ước muốn, động cơ, thái độ và những xu hương tâm lý của các nhóm người khác nhau được hình thành một cách tự phát trên cơ sở những điều kiện sinh sống hàng ngày của con người. - Hệ tư tưởng là những quan điểm, những học thuyết về kinh tế, pháp quyền, đạo đức, tôn giáophản ánh và bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội. hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác thông qua những trí thức có trình độ cao, có khả năng tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm để khái quát thành lý luận, hệ thống hóa thành các học thuyết.Ví dụ như học thuyết Mác – Lê nin. Những đặc điểm thể hiện tính độc lập tương đối và sức mạnh cải tạo của ý thức xã hội? 1. Ý thức xã hội thường lạc hậu, bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội. ? Ví dụ: 2. Một bộ phận ý thức xã hội lại có khả năng vượt trước tồn tại xã hội ? 3. Ý thức xã hội có tính kế thừa những tinh hoa và những giá trị tinh thần cao đẹp của truyền thống dân tộc và nhân loại ? * Nếu ý thức xã hội có tính bảo thủ, lạc hậu nó thường sẽ tác động ? * Nếu ý thức xã hội có tính tiến bộ, khoa học nó thường sẽ tác động ? ( học sinh nêu và giải thích, lấy ví dụ) BÀI 9: THỜI ĐẠI NGÀY NAY. Câu 17: Thời đại hiện nay là gì? Nội dung của thời đại ngày nay thể hiện trong từng giai đoạn chính như thế nào? Thời đại ngày nay là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thời đại này kết thúc khi chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới. Giai đoạn 1: từ năm 1917 đến kết thúc chiến tranh thế giớïi lần thứ hai 1945. Giai đoạn 2: từ sau năm 1945 đến đầu những năm 1970. Giai đoạn 3: từ những năm 1970 đến cuối những năm 1980. Giai đoạn 4: từ đầu những năm 1990 đến nay. ( HSSV Trình bày được đặc điểm của từng giai đoạn) BÀI 10: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN. Câu 18: Trình bày hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa? Sản xuất hàng hóa ra đời trong hai điều kiện: Một là, có sự phân công lao động xã hội. Hai là, có chế độ tư hữu hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. ( HSSV Trình bày được nội dung của hai điều kiện) Câu 19: Hàng hóa là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa? Cho ví dụ. Hàng hoá là sản phẩm của lao động, dùng để thoả mãn một nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi mua và bán. Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hoá là những thuộc tính của hàng hoá nhờ đó mà thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 7 Giá trị của hàng hoá là lượng lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. ( HSSV giải thích làm rõ và tự cho ví dụ) BÀI 11: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. Câu 20: Nêu những đặc trưng về Chủ Nghĩa Xã Hội mà nhân dân ta xây dựng? Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: - “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh; - Do nhân dân làm chủ; - Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; - Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân