CN duy tâm khách quan: với các đại biểu như Platon, Heghen, đều xuất phát từ thực thể tinh thần gọi là “Ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để giải thích các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, trong đó có tôn giáo. Tôn giáo nằm trong “ý niệm” đó và là yếu tố tinh thần mang đến sức mạnh.
CN Duy tâm chủ quan: Các đại biểu như Béccơli, Đ Hium
cho rằng tôn giáo là thuộc tính vốn có của ý thức con người.
tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan.
Các nhà Thần học: như Ôguytxanh Tômát Đacanh, Phôntilích…, xem tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng liêng huyền bí, hứa hẹn đem lại sức mạnh giải thoát cho con người
50 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 11352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập tôn giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Câu 1. Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo là gì, nêu nội dung của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo?
Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo là: …………………………………..…..
NỘI DUNG:
CN duy tâm khách quan: với các đại biểu như Platon, Heghen, đều xuất phát từ thực thể tinh thần gọi là “Ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để giải thích các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, trong đó có tôn giáo. Tôn giáo nằm trong “ý niệm” đó và là yếu tố tinh thần mang đến sức mạnh.
CN Duy tâm chủ quan: Các đại biểu như Béccơli, Đ Hium
cho rằng tôn giáo là thuộc tính vốn có của ý thức con người.
tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan.
Các nhà Thần học: như Ôguytxanh Tômát Đacanh, Phôntilích…, xem tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng liêng huyền bí, hứa hẹn đem lại sức mạnh giải thoát cho con người.
Câu 2. Phân tích luận điểm của Các Mác về tôn giáo?
Mác “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc là đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ngoài thế giới. Con người chính là thế giới loài người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo.......Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của Nhân dân”
Câu 3. Phân tích luận điểm của Ăng ghen về tôn giáo?
Ăngnghen “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”
Câu 4. Phân tích nhận định cho rằng tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội, một tiểu hệ thống của kiến trúc thượng tầng?
Theo quan điểm của Mác, một hình thái Kinh tế- xã hội được kết cấu bởi tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội là tổng hợp các cơ sở kinh tế, các quan hệ sản xuất, còn ý thức xã hội là những quan điểm, tư tưởng, thiết chế điều chỉnh hành vi xã hội. Ý thức xã hội có thể gồm : Pháp luật, Đạo Đức, Chính trị, Tôn giáo, Văn hóa v…v.
Tôn giáo một mặt bị chi phối bởi tồn tại xã hội: Cơ sở vật chất, phú quý sinh lễ nghĩa…
Một mặt tôn giáo có tác động ngược trở lại Tồn tại xã hội, tính tác động ngược trở lại này được thể hiện hai mặt. Tích cực và tiêu cực
Câu 5. Phân tích nguồn gốc xã hội của tôn giáo, cho ví dụ minh họa?
Khái niệm: Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách quan của xã hội tất yếu làm nảy sinh tôn giáo:
Nguyên nhân và điều kiện này tồn tại trong hai mối quan hệ: Con người với tự nhiên và Con người với con người
Quan hệ con người- tự nhiên:
Con người bất lực trong cuộc đấu tranh với tự nhiên => nảy sinh ra tôn giáo
Sự tác động của con người vào tự nhiên: Quan hệ con người- tự nhiên
Bản chất là sự phát triển kém của lực lượng sản xuất.
Ănghen nhấn mạnh“Do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp kém mà người nguyên thủy không có khả năng nắm được một cách thực tiễn những lực lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh họ trở thành cái thù địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ”
Ngày nay, do sự phát triển của llsx, con người đã có nhận thức rõ hơn về thiên nhiên, nhưng vẫn chưa phải là tất cả.
Với sự tiến bộ của khoa học, quan hệ này trong nguồn gốc xã hội của tôn giáo có thể dần bị loại bỏ.
Quan hệ con người- con người:
Tính tự phát của sự phát triển xã hội.
Ách áp bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột người
- Tính tự phát: Là sự phát triển không tuân theo quy luật của các quan hệ xã hội: Quan hệ chủ nô - nô lệ; quan hệ vua – tôi phong kiến; quan hệ tư sản - vô sản… “biểu hiện như là những lực lượng mù quáng, trói buộc con người và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ”
Bản chất của sự phát triển tự phát là hình thành nên một “lực lượng”, một sức mạnh mù quáng dẫn dắt và sẵn sàng đổ ập xuống đầu con người bất cứ lúc nào. – Tức sự ngẫu nhiên không thể đoán trước được.
- Ách áp bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột người: Sự bóc lột do chính con người mang lại ở các hình thái kinh tế - xã hội trước Cộng sản chủ nghĩa cũng là nguyên nhân đẩy những tầng lớp hạ đẳng tìm đến Tôn giáo. Vd: Công giáo; Đạo Cao Đài, Hòa Hảo…v…v
Câu 6. Phân tích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, cho ví dụ minh họa
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo là toàn bộ quá trình phản ánh hiện thực của ý thức con người, mà theo đó những lực lượng trần thế đã biến thành những lực lượng siêu trần thế.
- Giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính.
+ Nhận thức cảm tính: cảm giác – tri giác – biểu tượng.
VD; khi lần đâu tiên tiếp xúc với một quyển sách, thì bạn chưa có khái niệm về quyển sach trong đầu mà chỉ biết rằng nó là 1 hình hộp chữ nhật, có màu. Như thế là bạn đang nhận thức cảm giác. Khi bạn tiếp xúc kĩ hơn thì bạn nhận thấy nó có chất liệu bằng giấy, bên trong có các kí hiệu, diễn đạt
Một nội dung nhất định, khi đó bạn đang nhận thức tri giác. khi bỏ cuốn sách ra khỏi tầm mắt, nhưng hình ảnh về cuốn sách vẫn đọng lại trong đầu bạn, khi đó là bạn đang nhận thức biểu tượng.
+ Nhận thức lí tính: khái niệm – phán đoán – suy lí.
VD: từ biểu tượng cuốn sách đó, bạn nhận thức dk ngay đó là cuốn sách và có thể đưa ra khái niệm về cuốn sách. Và từ khái niệm bạn đưa ra những nhận định: sách dùng để tham khảo, hay nâng cao hiểu biết => phán đoán suy lí.
+ Tôn giáo sinh ra ở thời kì cao nhất của quá trình nhận thức – phán đoán suy lí. Vì vậy ở đây con người mới có những phán đoán hoặc suy luận đúng sai. Nếu phán đoán đúng thì hướng con người tới nhận thức đúng bản chất của hiện thực khách quan. Nếu phán đoán sai dẫn đến nhận thức sai bản chất của hiện thực khách quan và mầm mống của sự ra đời tôn giáo.
=> tôn giáo không sinh ra ở sự không hiểu biết mà sinh ra ở sự phán đoán sai lầm của hiện tượng tự nhiên và xã hội dẫn đền nảy sinh 1 lực lượng siêu trần thế, phi thực tại khách quan, là cơ sở cho sự ra đời tôn giáo từ trong nhận thức.
Câu 7. Phân tích nguồn gốc tâm lý của tôn giáo, cho ví dụ minh họa?
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:
* Là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện ẩn chúa trong các trạng thái tâm lý của con người tất yếu làm nảy sinh niềm tin tôn giáo.
* Các nhà Duy vật trước Mác:
- Các nhà duy vật cổ đại cho rằng “sự sợ hãi sinh ra thánh thần”
- Phoiơback- nhà triết học cổ điển Đức cho rằng “không chỉ có sự sợ hãi, lệ thuộc…mà còn có cả sự kính trọng, thỏa mãn, an ổn…”
- Điểm hạn chế chung: Họ chỉ thấy được các trạng thái tâm lý này là tự nhiên. Không chỉ ra nguồn gốc của những trạng thái đó cũng là sản phẩm của xã hội.
* Các nhà Kinh điển của chủ nghĩa Mác:
- Chỉ ra nguồn gốc xã hội của những trạng thái tâm lý đó.
- Mác viết: “Phoiơback đã không thấy rằng, bản thân tình cảm tôn giáo cũng là một sản phẩm xã hội,và cá nhân trừu tượng mà ông phân tích, trên thực tế, là thuộc một hình thức xã hội nhất định”
- Lê nin cũng chỉ rõ, “trong xã hội có giai cấp, sự sợ hãi tạo ra thần linh”.
=> Điều đó lý giải vì sao, hiện nay trong xã hội văn minh, hiện đại…tôn giáo vẫn tồn tại.
Câu 8. Từ luận điểm của Ăng ghen về tôn giáo, hãy giải thích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Ăngghen “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”
=> Giải thích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: …………………………..
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo là toàn bộ quá trình phản ánh hiện thực của ý thức con người, mà theo đó những lực lượng trần thế đã biến thành những lực lượng siêu trần thế.
- Giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính.
+ Nhận thức cảm tính: cảm giác – tri giác – biểu tượng.
VD; khi lần đâu tiên tiếp xúc với một quyển sách, thì bạn chưa có khái niệm về quyển sach trong đầu mà chỉ biết rằng nó là 1 hình hộp chữ nhật, có màu. Như thế là bạn đang nhận thức cảm giác. Khi bạn tiếp xúc kĩ hơn thì bạn nhận thấy nó có chất liệu bằng giấy, bên trong có các kí hiệu, diễn đạt
Một nội dung nhất định, khi đó bạn đang nhận thức tri giác. khi bỏ cuốn sách ra khỏi tầm mắt, nhưng hình ảnh về cuốn sách vẫn đọng lại trong đầu bạn, khi đó là bạn đang nhận thức biểu tượng.
+ Nhận thức lí tính: khái niệm – phán đoán – suy lí.
VD: từ biểu tượng cuốn sách đó, bạn nhận thức dk ngay đó là cuốn sách và có thể đưa ra khái niệm về cuốn sách. Và từ khái niệm bạn đưa ra những nhận định: sách dùng để tham khảo, hay nâng cao hiểu biết => phán đoán suy lí.
+ Tôn giáo sinh ra ở thời kì cao nhất của quá trình nhận thức – phán đoán suy lí. Vì vậy ở đây con người mới có những phán đoán hoặc suy luận đúng sai. Nếu phán đoán đúng thì hướng con người tới nhận thức đúng bản chất của hiện thực khách quan. Nếu phán đoán sai dẫn đến nhận thức sai bản chất của hiện thực khách quan và mầm mống của sự ra đời tôn giáo.
=> tôn giáo không sinh ra ở sự không hiểu biết mà sinh ra ở sự phán đoán sai lầm của hiện tượng tự nhiên và xã hội dẫn đền nảy sinh 1 lực lượng siêu trần thế, phi thực tại khách quan, là cơ sở cho sự ra đời tôn giáo từ trong nhận thức.
Câu 9. Từ luận điểm của Mác về tôn giáo, hãy giải thích nguồn gốc xã hội của tôn giáo
Mác “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc là đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ngoài thế giới. Con người chính là thế giới loài người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo.......Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của Nhân dân”
=> Giải thích nguồn gốc xã hội của tôn giáo: tôn giáo ra đời do sự bất lực trước sức mạnh của giới tự nhiên và sự đau khổ cùng cực của con người trong xã hội có giai cấp khi chính họ là người bị đè ném ,bị bóc lột. Do vậy tôn giáo ra đời tạo cho con người cảm giác thỏa mãn, được đền bù một cách hư ảo trước những trái ngang trong cuộc sống như thể họ được an ủi trong cái siêu hình của thượng đế và thế giới bên kia.
Câu 10. Phân tích luận điểm của Lê nin "Sự sợ hãi sinh ra thánh thần" (sự sợ hãi sinh ra thần linh)
Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần
- Tôn giáo ra đời từ xã hội Chiến hữu nô lệ, trong xã hội có giai cấp thống trị và bị trị. GCTTrị bóc lột, đàn áp giai cấp BT, đó là thời kỳ lịch sử bi đát nhất của loài người. Con người bị bóc lột, chà đạp, giày xéo dã man và để chống chọi lại với đau thương ấy họ phải tìm đến một thế giới khác. Một thế giới mà theo họ ở đó con người thoát khỏi khổ đau. Họ có niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên.
Đó chính là nguyên nhân sinh ra thánh thần.
Câu 11. Tại sao nói "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"?
Ta nói “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" là bởi xét về mặt hiện thực thuốc phiện mang lại cho người dùng cảm giác lâng lâng bay bổng như sống trong hư ảo , nó làm dịu đi những căng thẳng của đời sống trong chốc lát, làm giảm bới đi nỗi đau của những người bệnh. cũng vậy, đối với tôn giáo mang lại cho người tin vào sự huyền ảo, linh thiêng, xa vời cái hiện thực đang vốn có, nó cũng làm cho con người tìm đến với nó có cảm giác
ấm lòng, an tâm… nó là nơi để con người ta cần khẩn , rửa tội, trút bỏ dk những khổ đau ấy tồn tại trong chính tâm hồn, tính cách trong lòng họ.
Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”
Câu 12. Tại sao nói "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức"?
Tôn giáo ra đời từ xã hội Chiến hữu nô lệ, đó là thời kỳ lịch sử bi đát nhất của loài người. Con người bị bóc lột, chà đạp, giày xéo dã man và để chống chọi lại với đau thương ấy họ phải tìm đến một thế giới khác. Một thế giới mà theo họ ở đó con người thoát khỏi khổ đau. Vì vậy có thể nói tôn giáo ra đời chính là biểu hiện cho nỗi đau không giải quyết được của nhân loại, hay nói cách khác đó chính là tiếng thở dài đau thương của nhân loại tự an ủi lấy mình!
Câu 13. Nêu thế nào là chức năng của tôn giáo? kể tên các chức năng của tôn giáo
Định nghĩa
Chức năng của tôn giáo là tập hợp những cách thức mà nó thể hiện vai trò của mình đối với đời sống xã hội.
Các chức năng:
- Đền bù hư ảo
- Thế giới quan
- Điều chỉnh
- Giao tiếp
- Liên kết
Câu 14. Chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo là gì? tại sao nói tôn giáo có chức năng đền bù hư ảo?
Chức năng đền bù hư ảo:
- Tôn giáo ra đời từ sự bất lực của con người trước tự nhiên, từ sự áp bức của giai cấp, từ sự khổ đau của kiếp người, từ sự hụt hẫng của giấc mơ và thực tại…nên nó “đền bù” cho con người những khổ đau hụt hẫng đó. Con người tìm thấy sự an ủi, vỗ về, chở che, yêu thương, cứu rỗi, giải thoát…
- Tôn giáo ra đời trên cơ sở “Nguồn gốc tâm lý” của con người, và đến lượt mình, tôn giáo lại làm thỏa mãn những trạng thái tâm lý đó.
Ví dụ: Về việc cúng tế người chết, thờ cúng tổ tiên…
Luận điểm nổi tiếng của Mác “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
=>Khẳng định, sự đền bù “hư ảo” của liều thuốc phiện tôn giáo đối với con người.
=> Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tôn giáo với tư cách là hạnh phúc giả tạm, không thật sự
- Chức năng đền bù hư ảo là chức năng quan trọng nhất, bản chất nhất của tôn giáo.
*** ? Tại sao nói tôn giáo có chức năng đền bù hư ảo vì: nó “đền bù” cho con người nhưng khổ đau hụt hẫng. con người tìm thấy sự an ủi vỗ về che trở yêu thương, cứu rỗi giải thoát ……………………………………………………….
Câu 15. Chức năng thế giới quan của tôn giáo là gì? mô tả thế giới quan của đạo Phật
Chức năng thế giới quan:
Thế giới quan tôn giáo là “thế giới quan lộn ngược”
Nói điều này, Mác khẳng định “Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, một thế giới quan đảo ngược, vì bản thân chúng là thế giới đảo ngược”
Tôn giáo xây dựng cho con người một thế giới bên kia, siêu hình và xa rời thực tại
Nói điều này, Ăngghen nhấn mạnh “Tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ”
Tôn giáo đặt con người vào sự suy nghiệm và lựa chọn phi thực tại
Chức năng “thế giới quan” của tôn giáo là cơ sở nền tảng cho lý luận, giáo lý và đức tin tôn giáo.
Cũng là “bạn chung chiến hào” với chủ nghĩa duy tâm và thần học.
* Thế giới quan của Đạo Phật:
+ Nhận thức thế giới thực tại: Đời là bể khổ, Vô thường, vô ngã.
+ Thế giới siêu thực tại: Luân Hồi, Có Cõi Niết bàn giải thoát khỏi luân hồi.
Câu 16. Chức năng thế giới quan của tôn giáo là gì? mô tả thế giới quan của đạo Ki tô
Chức năng thế giới quan:
Thế giới quan tôn giáo là “thế giới quan lộn ngược”
Nói điều này, Mác khẳng định “Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, một thế giới quan đảo ngược, vì bản thân chúng là thế giới đảo ngược”
Tôn giáo xây dựng cho con người một thế giới bên kia, siêu hình và xa rời thực tại
Nói điều này, Ăngghen nhấn mạnh “Tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ”
Tôn giáo đặt con người vào sự suy nghiệm và lựa chọn phi thực tại
Chức năng “thế giới quan” của tôn giáo là cơ sở nền tảng cho lý luận, giáo lý và đức tin tôn giáo.
Cũng là “bạn chung chiến hào” với chủ nghĩa duy tâm và thần học.
* Thế giới quan của Đạo Kitô:
+ Nhận thức về thế giới thực tại: Thiên Chúa sinh ra trời đất, muôn loài…
+ Thế giới siêu thực tại: Có nước thiên đàng – Cõi Hỏa ngục
Câu 17. Chức năng điều chỉnh của tôn giáo là gì, lấy ví dụ minh họa
Chức năng điều chỉnh:
Tôn giáo thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của các “tín đồ” trong phạm vi tác động của nó.
Sự điều chỉnh dựa trên tập hợp các giá trị, chuẩn mực, nằm trong giáo lý, giáo luật và nghi lễ của mỗi tôn giáo khác nhau.
Có hai nhóm hành vi được điều chỉnh:
Nhóm hành vi liên quan đến nghi lễ như bái, quỳ, dâng vật phẩm, dâng hương…Gọi là nhóm hành vi nghi lễ
Nhóm hành vi phi nghi lễ như cách ứng xử với đạo hữu, lối sống, đạo đức.
Thực hiện chức năng này, một mặt tôn giáo hướng con người ta tới sống tốt hơn, thánh thiện hơn nhưng cũng có thể ru ngủ, dẫn dắt con người đến những hành vi mê tín, cuồng tín…
Vd: bói toán xem thẻ đầu năm -> mê tín.
Không ít kẻ xấu lợi dụng chức năng này để dẫn dắt con người, phục vụ các mục đích phi tôn giáo: Phong trào “chúa vào nam”, phong trào Hồi giáo cực đoan
Câu 18. Chức năng giao tiếp của tôn giáo là gì? cho ví dụ minh họa
Chức năng giao tiếp:
Chức năng giao tiếp của tôn giáo thể hiện trên hai phương diện:
Giao tiếp phàm tục
Giáo tiếp siêu phàm.
Giao tiếp phàm tục: là giao tiếp giữa các đạo hữu, tín đồ cùng nhau, sự chia sẻ tâm tư tình cảm tôn giáo cùng nhau.
Giáo tiếp siêu phàm: còn gọi là giao tiếp tối cao: cầu khấn, dâng sớ điệp, đốt vàng mã, các phép bí tích,.. nhập định, chứng đạo .v…v
Ngoài giao tiếp tôn giáo, người có tín ngưỡng tôn giáo còn có các giao tiếp ngoài tôn giáo: giao tiếp kinh tế, giao tiếp gia đình …
Giao tiếp ngoài tôn giáo ít nhiều bị ảnh hưởng bởi giao tiếp tôn giáo và cũng có tác động hai mặt vào giao tiếp tôn giáo
Câu 19. Chức năng liên kết của tôn giáo là gì? cho ví dụ minh họa
Chức năng liên kết:
* Tính liên kết của tôn giáo thể hiện:
Thông qua giáo lý, giáo luật để quy tụ mọi người trong những sinh hoạt chung
Thông qua các tổ chức, các cơ sở tôn giáo
Thông qua sự tác động của tư tưởng tôn giáo với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng
* Hai mặt của tính liên kết:
Một mặt, tôn giáo liên kết mọi người vào một tập hợp thống nhất, làm ổn định các quan hệ xã hội.
Mặt khác, nó có thể cản trở sự tiến bộ của xã hội, đi ngược lại lợi ích xã hội
* Với tính hai mặt đó, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách khéo léo để đưa tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết toàn dân. Biến thành sức mạnh phục vụ nhà nước và xã hội, đồng thời hạn chế tính tiêu cực của tôn giáo.
Câu 20. Tôn giáo nguyên thủy bao gồm những hình thức nào, giải thích ngắn gọn các hình thức
Các hình thức:
Tô tem giáo
Ma thuật giáo
Bái vật giáo
Vật linh giáo
Tô tem giáo:
Là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất
Thờ vật tổ. Tô tem nghĩa là giống loài
Thể hiện niềm tin vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc) với một loài động, thực vật hoặc một đối tượng nào đó.
Ví dụ: Câu chuyện về hai anh em và con chim không chết
Tô tem giáo thể hiện hình thức nhận biết đầu tiên về mlh của con người với thế giới xung quanh
Ma thuật giáo:
Ma thuật tiếng Hi lạp nghĩa là phù chú, phép thuật
Là niềm tin vào khả năng tác động vào tự nhiên bằng các hành động tượng trưng(cầu khấn, phù phép, bùa chú).
Là sự tác động mang tính chất siêu nhiên
Ví dụ về “bỏ bùa” của người Mường.
Trở thành một bộ phận trong nghi thức của các tôn giáo hiện đại (cầu nguyện, làm phép)
Tàn dư là các hiện tượng lên đồng, bói toán.
Bái vật giáo:
Bái vật tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ
Bái vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thà