Đề cương ôn thi môn triết học

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết nghiên cứu về những vấn đề chung nhất của thế giới tự nhiên, XH và con người, nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh. - Đối tượng nghiên cứu của Triết học : + Những quy luật chung, phổ biến, có trong cả tự nhiên, XH, tư duy. + Nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người nói chung và tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh họ. + Nghiên cứu về phương pháp suy nghĩ , phương pháp tư duy của con người. - Vấn đề cơ bản của mọi học thuyết, mọi trường phái triết học từ trước đến nay là giải quyết mối quan hệ giữa tâm và vật, giữa vật chất và ý thức . Angen đã chỉ rõ:”Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề giữa tư duy và tồn tại”. Sự khẳng định dựa trên những căn cứ, lý do chủ yếu sau đây: + Các học thuyết, các trường phái triết học dù khác nhau đến mấy thì câu hỏi trước hết cần giải quyết là: thế giới trong tư duy con người có quan hệ như thế nào với thế gới bên ngoài, và tư duy con người có khả năng nhận biết được thế giới bên ngoài hay không. Những tri thức mà con người có được bắt nguồn từ đâu. + Việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vừa là điểm xuất phát vừa là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề trong triết học, đặc biệt là những vấn đề thuộc lịch sử về đới sống XH của con người. + Thông qua việc giải quyết mối quan hệ vật chất-ý thức để có sự phân định về sự khác nhau giữa các hệ thống triết học trong lịch sử. - Nội dung giữa vấn đề cơ bản gồm 2 mặt: + Giải quyết vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau? Cái nào giữ vai trò quyết định. + Ý thức con người có thể phản ánh trung thực thế giới bên ngoài, con người có khả năng nhận thức được thế giới bên ngoài hay không. b) Các trường phái triết học Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học từ trong lịch sử các trường phái triết học đã được phân chia thành những trường phái sau đây: + Những người cho rằng giới tự nhiên, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức thì được gọi là các nhà triết học duy vật, quan điểm và học thuyết của họ hợp thành những trường phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. + Những người cho rằng ý thức tinh thần là có trước quy định thế giới vật chất thì được gọi là các nhà triết học duy tâm, quan điểm và học thuyết của họ hợp thành những trường phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm. + Những người cho rằng vật chất ý thức cùng song song tồn tại quyết định thế giới không có cái nào có trước có sau và cũng không có cái nào quyết định cái nào thì gọi là các nhà triết học nhị nguyên, học thuyết của họ hợp thành triết học Nhị nguyên luận. * Trường phái triết học duy vật có lịch sử hình thành phát triển qua 3 hình thái chủ yếu sau: + Hình thái lịch sử đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là CNDV thời cổ đại còn mang tính chất phác và chủ yếu dựa trên sự quan sát trực tiếp và những kinh nghiệm cảm tính, nó chưa có được một cơ sở khoa học là nền tảng. + Hình thái lịch sử thứ hai của CNDV là CNDV siêu hình xuất hiện trong khoảng thế kỷ XVII – XVIII, nó xem xét giới tự nhiên và con người như một hệ thống máy móc phức tạp khác nhau và chỉ nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong trạng thái biệt lập không vận động và không phát triển. + Hình thái thứ 3 của CNDV là CNDV biện chứng với đặc điểm nổi bật có sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng trên cơ sở những thành tựu khoa học chuyên ngành cụ thể. Ngoài những hình thái cơ bản trên trong lịch sử phát triển của CNDV còn có CNDV tầm thường (đồng nhất vật chất-ý thức, xem nhẹ vai trò của ý thức) và CNDV kinh tế (xem kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động phát triển toàn bộ đời sống XH).

doc89 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn thi môn triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên