Đề cương thi tuyển sinh sau đại học

Chương trình ôn tập này là chương trình quy định thống nhất trên toàn quốc cho tất cả các thí sinh dự tuyển vào hệ sau đại học thuộc các ngành kinh tế. Chương trình này được xây dựng nhằm đảm bảo cho việc tuyển chọn các học viên có đủ kiến thức tối thiểu cần thiết về Toán kinh tế để họ có khả năng tiếp thu tốt các môn học ở bậc sau đại học đồng thời có thể vận dụng tốt các kiến thức này trong quá trình làm luận án tốt nghiệp cũng như nghiên cứu và áp dụng chúng vào công tác thực hành trong các lĩnh vực kinh tế.

pdf12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương thi tuyển sinh sau đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ------------***------------- Môn cơ bản TOÁN KINH TẾ I. YÊU CẦU Chương trình ôn tập này là chương trình quy định thống nhất trên toàn quốc cho tất cả các thí sinh dự tuyển vào hệ sau đại học thuộc các ngành kinh tế. Chương trình này được xây dựng nhằm đảm bảo cho việc tuyển chọn các học viên có đủ kiến thức tối thiểu cần thiết về Toán kinh tế để họ có khả năng tiếp thu tốt các môn học ở bậc sau đại học đồng thời có thể vận dụng tốt các kiến thức này trong quá trình làm luận án tốt nghiệp cũng như nghiên cứu và áp dụng chúng vào công tác thực hành trong các lĩnh vực kinh tế. II. NỘI DUNG Phần I: Quy hoạch tuyến tính 1. Bài toán tổng quát và các dạng đặc biệt: Tính chất chung của bài toán quy hoạch tuyến tính – QHTT (hiểu rõ ý nghĩa và biết cách vận dụng, không yêu cầu chứng minh). Phương án cực biên và đặc điểm của nó trong bài toán QHTT dạng chính tắc. Sự tồn tại phương án tối ưu. 2. Phương pháp đơn hình: Nội dung phương pháp. Dấu hiệu tối ưu. Định lý cơ bản của phương pháp đơn hình (hiểu và biết cách vận dụng, không yêu cầu chứng minh định lý này). Công thức đổi cơ sở. Thuật toán. Cách tìm phương án cực biên xuất phát. 3. Bài toán đối ngẫu: Cách thành lập. Các định lý đối ngẫu và hệ quả, ứng dụng và ý nghĩa kinh tế (đối với định lý đối ngẫu 1 cần hiểu và biết cách vận dụng, không yêu cầu chứng minh). Phần II: Lý thuyết xác suất và thống kê toán 1. Định nghĩa xác suất (cổ điển và thống kê), các tính chất cơ bản của xác suất, nguyên lý xác suất lớn và xác suất nhỏ. 2. Các định lý về cộng xác suất, nhân xác suất, xác suất có điều kiện, xác suất của nhóm đầy đủ các biến cố. Công thức xác suất đầy đủ. Công thức Bayes. Công thức Béc-nu-i. 2 3. Định nghĩa và phân loại đại lượng ngẫu nhiên. Bảng phân phối xác suất, hàm phân bổ xác suất và hàm mật độ xác suất của đại lượng ngẫu nhiên (định nghĩa và các tính chất). Kỳ vọng toán, phương sai, độ lệch tiêu chuẩn và phân vị của đại lượng ngẫu nhiên (định nghĩa, ý nghĩa, cách tính và các tính chất). 4. Các quy luật phân bố xác suất thông dụng: Quy luật 0-1 A(p); Quy luật nhị thức B(n,p); Quy luật chuẩn N(, 2); Quy luật “khi bình phương” 2; Quy luật Student T(n); Quy luật Fisher-Snedecor F(n1, n2). 5. Đại lượng ngẫu nhiên hai chiều (khái niệm, bảng phân phối xác suất, hàm phân phối xác suất, quy luật phân phối xác suất có điều kiện, các tham số đặc trưng, kỳ vọng toán có điều kiện). 6. Bất đẳng thức Trê-bư-sép. Định lý Trê-bư-sép và Béc-nu-i về luật số lớn. 7. Khái niệm về phương pháp mẫu. Tổng thể và các phương pháp đặc trưng của tổng thể. Mẫu ngẫu nhiên. Trung bình mẫu, phương sai mẫu, tần suất mẫu. Quy luật phân bố xác suất của trung bình mẫu. Mẫu ngẫu nhiên hai chiều. Quy luật phân phối xác suất của các thống kê đặc trưng mẫu. 8. Ước lượng tham số (ước lượng điểm, ước lượng khoảng). Khoảng tin cậy tham số trung bình và phương sai trong phân bố chuẩn và tham số p trong phân bố 0-1. 9. Kiểm định giả thuyết thống kê (khái niệm, kiểm định tham số và phi tham số) III. PHẦN BÀI TẬP Các bài tập và các câu hỏi suy luận chủ yếu nhằm làm cho người đọc hiểu và nắm vững được bản chất của phần lý thuyết và biết cách vận dụng nó vào việc giải các bài toán thực hành với mức độ khó tương đương với các ví dụ trong bài giảng. Các bài tập thông thường (không phải là bài tập có đánh dấu *) trong sách bài tập nêu ở dưới đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần I: 1. Bài giảng quy hoạch tuyến tính. Trần Túc. Đại học KTQD, 1997 2. Giáo trình phương pháp toán kinh tế tập 2, ĐH KTQD, 1986 Phần II: 1. Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán. Nguyễn Cao Văn và Trần Thái Ninh, NXB Khoa học Kỹ thuật, 1995 3 2. Bài tập lý thuyết xác suất và thống kê toán. Nguyễn Cao Văn và Trương Diêu, NXB Khoa học Kỹ thuật, 1994 ĐỀ CƯƠNG THI TUYỂN SAU ĐẠI HỌC Môn thi: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mục tiêu: Để đáp ứng nhu cầu tuyển chọn cán bộ sau đại học nước ngoài về lĩnh vực quản trị kinh doanh và kinh tế đạt trình độ quốc tế, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nước, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Chương trình ôn tập thi tuyển môn Kinh tế chính trị cho các ngành đào tạo trên với yêu cầu: - Nắm một cách có hệ thống, chọn lọc những kiến thức cơ bản của môn Kinh tế chính trị học Mác-Lênin. - Trên cơ sở đó hiểu và lý giải được các đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Phần mở đầu Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN I. Đối tượng của kinh tế học chính trị Mác-Lênin II. Phương pháp của kinh tế học chính trị Mác-Lênin III. Chức năng và sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế học chính trị Mác-Lênin. Chương II SẢN XUẤT VÀ TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI I. Sản xuất xã hội 1. Vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất 2. Hai mặt của nền sản xuất xã hội. Phương thức sản xuất. II. Tái sản xuất xã hội 1. Tái sản xuất và các loại tái sản xuất 2. Nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội 4 3. Các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội III. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế 1. Tăng trưởng kinh tế 2. Phát triển kinh tế 3. Mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Phần thứ nhất PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Chương III HÀNG HOÁ VÀ TIỀN TỆ I. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá II. Hàng hoá 1. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá 2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá 3. Lượng giá trị hàng hoá III. Tiền tệ: 1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ 2. Chức năng của tiền tệ. Quy luật lưu thông tiền tệ. IV. Quy luật giá trị V. Sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN Chương IV SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ, TIỀN CÔNG VÀ TÍCH LUỸ TƯ BẢN I. Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản 1. Công thức chung của tư bản 2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản 3. Hàng hoá sức lao động II. Sản xuất giá trị thặng dư 1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư 5 2. Bản chất của tư bản. Tư bản bất biến và tư bản khả biến. 3. Ngày lao động, tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. 4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. 5. Quy luật kinh tế cơ bản (tuyệt đối) của CNTB III.Tiền công trong CNTB 1. Bản chất của tiền công 2. Các hình thức cơ bản của tiền công 3. Tiền công thực tế và xu hướng vận động của nó. IV. Tích luỹ tư bản 1. Thức chất và động cơ của tích luỹ tư bản 2. Quy luật chung của tích luỹ tư bản Chương V TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN I. Tuần hoàn của tư bản. 1. Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hoá hình thái của tư bản. 2. Các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp II. Chu chuyển của tư bản 1. Chu chuyển của hệ tư bản và thời gian chu chuyển 2. Tư bản cố định và tư bản lưu động 3. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước 4. Tác dụng và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản Chương VI TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI, KHỦNG HOẢNG KINH TẾ. I. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TBCN. II. Thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân trong CNTB Chương VII CÁC HÌNH THỨC TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. 6 I. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất 1. Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 1. Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường 2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân 3. Sự chuyển hoá giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất. II.Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp 1. Tư bản thương nghiệp 2. Lợi nhuận thương nghiệp 3. Chi phí lưu thông và lao động thương nghiệp 4. Chu chuyển của tư bản thương nghiệp III. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay. Công ty cổ phần (CTCP) và thị trường chứng khoán (TTCK) 1. Tư bản cho vay, lợi tức và tỷ suất lợi tức 2. Tín dụng TBCN 3. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng 4. CTCP, tư bản giả, TTCK IV.Tư bản kinh doanh nông nghiệp và điạ tô TBCN 1.Sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp 2. Bản chất của điạ tô TBCN 3. Các hình thức điạ tô 4. Giá cả ruộng đất Chương VIII: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN I. Sự chuyển biến của CNTB cạnh tranh tự do sang CNTB độc quyền. II. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền 1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền 2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính 3. Xuất khẩu tư bản 4. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc. 7 III. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền Chương IX: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC I. Nguyên nhân ra đời, bản chất và những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước. II. Những điều chỉnh mới về kinh tế của CNTB từ sau những năm 70 của thế kỷ XX đến nay. 1. Những điều chỉnh mới về kinh tế 2. Hệ thống kinh tế thế giới của CNTB III. Vai trò và giới hạn lịch sử của CNTB. Phần thứ hai: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM Chương X LÝ LUẬN CỦA C.MÁC, PH.ANGHEN VÀ V.I.LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. I. Những dự báo của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về chủ nghĩa cộng sản và sự quá độ từ CNTB lên CNCS. II. Quan điểm của V.I.Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH. Kế hoạch xây dựng CNXH của V.I.Lênin. Chương XI QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM I. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam. Nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. II.Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam Chương XII SỞ HỮU VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM 8 I. Sở hữu và cơ cấu sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam Cơ cấu sở hữu về tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. II. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam 1. Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 2. Các thành phần kinh tế của nước ta. 3. Mối quan hệ của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Chương XIII CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ơ VIỆT NAM I. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng CNXH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. II. Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt nam. III. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt nam. IV. Những tiền đề để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt nam. Chương XIV KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM I. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt nam II. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam III. Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng CNXH. Chương XV CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC XHCN Ở VIỆT NAM I. Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt nam II. Cơ chế thị trường 1. Cơ chế thị trường là gì? 2. Ưu điểm của cơ chế thị trường 3. Khuyết tật của cơ chế thị trường 9 III.Vai trò kinh tế của Nhà nước XHCN ở Việt nam và các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. IV. Lưu thông hàng hoá và thương nghiệp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam. 1. Vai trò của thương nghiệp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam 2. Giá cả hàng hoá trong thời kỳ quá độ ở Việt nam. Chương XVI KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM I. Kinh tế nông thôn và vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam. II. Phát triển kinh tế nông thôn theo định hướng XHCN. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn định hướng XHCN. 2. Phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn với cơ cấu nhiều thành phần. Chương XVII TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG VÀ NGÂN HÀNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM I. Bản chất, chức năng của tài chính và vai trò của tài chính trong thời kỳ quá độ lên CNXH. II. Chính sách tài chính trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam. III. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam. IV. Ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam 1. Chức năng, nhiệm vụ và công cụ của ngân hàng nhà nước. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại. 3. Vai trò (tác dụng) của ngân hàng. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng ở nước ta. Chương XVIII PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM 10 I. Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều hình thức phân phối theo thu nhập trong thời kỳ quá độ lên CNXH. II. Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam. 1. Phân phối theo lao động. 2. Phân phối theo vốn đóng góp. 3. Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội. III. Từng bước thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập. Chương XIX KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM I. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hình thức kinh tế đối ngoại. II. Chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước Việt nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bắt buộc: - Giáo trình kinh tế chính trị Mác –Lênin. NXB chính trị quốc gia, 1998. - Giáo trình kinh tế chính trị Mác –Lênin, tập 1, NXB giáo dục, 1998. - Giáo trình kinh tế chính trị Mác –Lênin, tập 2, NXB giáo dục, 1998. 2. Tài liệu đọc thêm: - Văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ VI, VII, VIII, IX. 11 DẠNG THỨC CHUNG RA ĐỀ THI MÔN NGOẠI NGỮ TRÌNH ĐỘ B,C Yêu cầu: Đề thi gồm hai phần đọc hiểu và viết, thời gian làm bài 120 phút. Nội dung đề là kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội, gia đình và nhà trường. Nội dung: PHẦN 1: ĐỌC HIỂU Điểm Tổng Bài 1: Cho trước 25-30 từ hoặc cụm từ (không đánh dấu ABC) và cho sẵn 15 câu, mỗi câu có một chỗ trống. Thí sinh chọn 1 từ hoặc một cụm từ thích hợp cho ở trên điền vào chỗ trống để hoàn thành câu. 1.0 điểm cho mỗi câu đúng 15 Bài 2: Cho 4 bài đọc có nội dung khác nhau, mỗi bài có khoảng 80-90 từ. Sau mỗi bài có 5 câu hỏi. Tổng số 20 câu. Thí sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. 1.5 điểm cho mỗi câu đúng 30 Bài 3: Cho một bài đọc khoảng 150-200 từ, trong đó có 10 chỗ trống, thí sinh tự tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài đọc. 1.0 điểm cho mỗi câu đúng 10 PHẦN II: VIẾT Bài 1: Dựng câu có hướng dẫn (guided sentence) theo các từ cho sẵn. Câu có mẫu. Tổng số 10 câu. 1.5 điểm cho mỗi câu đúng 15 Bài 2: Viết lại câu nhưng phải giữ nguyên ý chính của câu cho sẵn. Có câu mẫu. Tổng số 10 câu. 1.5 điểm cho mỗi câu đúng 15 Bài 3: Cho 5 câu tiếng Việt và 5 câu tiếng nước ngoài. Mỗi câu có khoảng 20-25 từ. Thí sinh dịch 5 câu tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, 5 câu tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. 1.5 điểm cho mỗi câu đúng 15 Tổng điểm 12 Thí sinh được tổng số 50.0 điểm, điểm mỗi phần thi không dưới 30% là đạt yêu cầu