Để gọi vốn từ quỹ đầu tư

Mặc dù các tổ chức đầu tư nước ngoài thường đánh giá các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có nhiều tiềm năng, tuy nhiên, quá trình đầu tư của các quỹ vào đối tượng này vẫn gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân vì hầu hết cách quản trị và điều hành của doanh nghiệp còn mang nặng tính chất gia đình. Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, ông Don Lam, cho biết: “Khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, chúng tôi khó có tiếng nói trong việc ra các quyết định. Cácông chủ tư nhân thường kiêm luôn việc điều hành và họ thường không muốn người ngoài tham gia”. Hơn nữa, vấn đề về sổ sách kế toán, đặc biệt là số liệu quá khứ, còn chồng chéo, thiếu minh bạch là một trong những hạn chế của doanh nghiệp khiến các quỹ từ chối đầu tư. Chuyên gia tài chính Trần Xuân Nam đang làm việc tại tập đoàn TÜV Rheinland cho rằng các quỹ đầu tư luôn là địa chỉ tốt để các doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn chủ sở hữu tìm đến, không phải chỉ vì họ có nguồn tài chính dồi dào mà hơn thế nữa,sự có mặt của họ với tư cách là cổ đông lớn sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu doanh nghiệp, do các quỹ thường đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện và đặt ra những yêu cầu khắt khe trước khi chấp nhận đầu tư.

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để gọi vốn từ quỹ đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để gọi vốn từ quỹ đầu tư Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hầu hết gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Trong khi đó, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam đang tìm doanh nghiệp để rót vốn đầu tư. Con đường nào để tiếp cận nguồn vốn này? Nâng cao năng lực Mặc dù các tổ chức đầu tư nước ngoài thường đánh giá các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có nhiều tiềm năng, tuy nhiên, quá trình đầu tư của các quỹ vào đối tượng này vẫn gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân vì hầu hết cách quản trị và điều hành của doanh nghiệp còn mang nặng tính chất gia đình. Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, ông Don Lam, cho biết: “Khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, chúng tôi khó có tiếng nói trong việc ra các quyết định. Các ông chủ tư nhân thường kiêm luôn việc điều hành và họ thường không muốn người ngoài tham gia”. Hơn nữa, vấn đề về sổ sách kế toán, đặc biệt là số liệu quá khứ, còn chồng chéo, thiếu minh bạch… là một trong những hạn chế của doanh nghiệp khiến các quỹ từ chối đầu tư. Chuyên gia tài chính Trần Xuân Nam đang làm việc tại tập đoàn TÜV Rheinland cho rằng các quỹ đầu tư luôn là địa chỉ tốt để các doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn chủ sở hữu tìm đến, không phải chỉ vì họ có nguồn tài chính dồi dào mà hơn thế nữa, sự có mặt của họ với tư cách là cổ đông lớn sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu doanh nghiệp, do các quỹ thường đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện và đặt ra những yêu cầu khắt khe trước khi chấp nhận đầu tư. Theo ông Nam, nếu doanh nghiệp chứng minh được với quỹ đầu tư về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh thì sẽ rất thuận lợi trong việc gọi vốn, bởi năng lực doanh nghiệp là một trong những yếu tố tiên quyết mà các quỹ đầu tư xem xét và cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Để tiếp cận thành công nguồn vốn này, ông Nam cho rằng các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo với một tinh thần làm việc nghiêm túc. Các quỹ thường bắt đầu quy trình đầu tư của mình bằng cách thẩm định sơ bộ xem doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng không, có phù hợp với tiêu chí và danh mục đầu tư của họ không. Để thu hút quỹ đầu tư, ngoài việc trình bày các năng lực, doanh nghiệp còn phải thể hiện cam kết tài chính đối với hoạt động kinh doanh cụ thể, vì quỹ sẽ luôn nhìn vào giá trị ròng của doanh nghiệp và các hệ số chuẩn mực về tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chứng minh cho quỹ đầu tư thấy những tài sản hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. Giám đốc đầu tư Quỹ Aureos Capital tại Việt Nam, ông Phạm Thanh Sang, cho biết việc hợp tác thành công hay thất bại giữa doanh nghiệp và quỹ đầu tư phụ thuộc phần lớn vào năng lực nội tại và năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp. Ngoài ra, các quỹ còn quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội, hoặc những vấn đề về môi trường, an toàn lao động... Ông Sang cho rằng tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tầm nhìn dài hạn. Một số doanh nghiệp vẫn còn lưỡng lự khi đón nhận quỹ đầu tư, vì sợ các quỹ sẽ đặt ra cho họ một lộ trình tăng trưởng. Mỗi quỹ đều đưa ra những tiêu chí riêng cho doanh nghiệp, có quỹ đầu tư vào những doanh nghiệp theo dạng mạo hiểm. Với Eureos Capital, một quỹ đầu tư vùng, hàng năm đều có những khoản đầu tư từ 2-10 triệu đô la Mỹ cho một doanh nghiệp có quá trình hoạt động 4-5 năm, có doanh số khoảng từ 6 triệu đô la Mỹ trở lên. Một quỹ đầu tư vào doanh nghiệp khác hẳn với một quỹ mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, vì quỹ đầu tư vào doanh nghiệp sẽ gắn bó với doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, khoảng 1-5 năm, hoặc 10 năm với những quỹ đầu tư vào bất động sản. Do vậy, họ đóng góp vào việc xây dựng doanh nghiệp, chứ không đơn thuần là mua cổ phiếu hôm nay ngày mai thấy lời là bán. Ông Sang cho biết, ngoài việc góp vốn, các quỹ đầu tư còn giúp doanh nghiệp trong việc giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp để quản trị doanh nghiệp, tư vấn chiến lược, cải tiến quy trình sản xuất... Do đó nếu doanh nghiệp quá chú trọng về giá mà quên đi các yếu tố khác, thì quỹ và doanh nghiệp không gặp nhau được. Tạo dựng niềm tin Theo ông Trần Xuân Nam, khi quỹ đầu tư vào doanh nghiệp, trước tiên, họ muốn biết cấu trúc doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có góp vốn đầu tư vào những doanh nghiệp khác không. Quỹ đầu tư thường đầu tư vào những doanh nghiệp có cấu trúc đơn giản, không quá phức tạp về pháp lý và điều hành. Quỹ đầu tư cũng quan tâm đến những doanh nghiệp được điều hành một cách hệ thống và bài bản, có đội ngũ lãnh đạo giỏi, có các lợi thế cạnh tranh, chiến lược khả thi (kế hoạch kinh doanh tốt trong ít nhất 3-5 năm), ngành hàng đang tăng trưởng mạnh, các yếu tố vô hình tốt, như hệ thống quản trị, nhân sự, thương hiệu... Để đầu tư vào doanh nghiệp, quỹ đầu tư luôn muốn biết ban lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là tổng giám đốc, đã có kinh nghiệm và thành tích gì trong việc quản trị doanh nghiệp. Quỹ đầu tư không quan tâm những doanh nghiệp có vốn của một cá nhân hay một nhóm cổ đông lớn có liên quan chiếm hơn 50% vốn cổ phần của doanh nghiệp, bởi điều đó có thể tạo nên sự độc quyền trong quản trị, ảnh hưởng đến tính minh bạch trong việc quản trị doanh nghiệp. Quỹ đầu tư đề cao các doanh nghiệp có sự phân quyền mạnh và có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban, các cá nhân được phân công rõ ràng, doanh nghiệp có chính sách thu hút và giữ người tài. Họ cũng đề cao doanh nghiệp có môi trường làm việc chuyên nghiệp, có chính sách đối xử công bằng với người lao động, khuyến khích để họ có thể đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Quỹ đầu tư tin tưởng những doanh nghiệp được các công ty kiểm toán quốc tế lớn kiểm toán. Họ luôn phân tích các báo cáo tài chính kiểm toán quá khứ ít nhất 3-5 năm. Không chỉ quan tâm đến lãi, lỗ, quỹ còn rất quan tâm đến dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Nam cũng cho rằng, khi rót vốn đầu tư, các quỹ sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro có thể xảy ra do biến động của thị trường như vấn đề tỷ giá, thị trường bất động sản thay đổi, lạm phát… Tuy nhiên, điều mà các quỹ đầu tư quan tâm nhất vẫn là đội ngũ quản lý có năng lực, kinh nghiệm như thế nào để biến các ý tưởng, kế hoạch thành hiện thực. Ngoài ra, việc lưu giữ các thông tin về tình hình kinh doanh, lợi nhuận, khả năng sinh lời... là hết sức quan trọng để quỹ xem xét đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chuẩn bị một bản cáo bạch ngắn, trong đó phác thảo những nét chính về doanh nghiệp và chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết để định giá được doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Để thuyết phục các quỹ đầu tư, ông Sang cũng cho rằng doanh nghiệp cần chỉ ra các lợi thế cạnh tranh cũng như chỉ cho quỹ đầu tư thấy được lợi ích nếu đầu tư vào doanh nghiệp.
Tài liệu liên quan