Đề ôn thi tuyển sinh đại học môn Sinh học – đề 10

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu , từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Vai trò của enzim ADN Heclicaza trong quá trình tự nhân đôi ADN là: A.Tháo xoắn ADN và bẻ gẫy các liên kết hydro. B. Tổng hợp đoạn mồi mới. C. Lắp ráp các nu tự do với từng mạch khuôn của ADN. D. Nối các đoạn Okazaki tạo thành mạch bổ sung. Câu 2: Gen A có 3000 nuclêotít và A : G = 4.0. Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ : A : G ≈ 4,0167. Dạng đột biến gen là A. Thêm một cặp A-T B. Mất một cặp G-X C. Thay thế G-X bằng A-T D. Thay thế A-T bằng G-X

pdf9 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi tuyển sinh đại học môn Sinh học – đề 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Môn SINH HỌC – ĐỀ 10 Thời gian làm bài : 90 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu , từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Vai trò của enzim ADN Heclicaza trong quá trình tự nhân đôi ADN là: A.Tháo xoắn ADN và bẻ gẫy các liên kết hydro. B. Tổng hợp đoạn mồi mới. C. Lắp ráp các nu tự do với từng mạch khuôn của ADN. D. Nối các đoạn Okazaki tạo thành mạch bổ sung. Câu 2: Gen A có 3000 nuclêotít và A : G = 4.0. Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ : A : G ≈ 4,0167. Dạng đột biến gen là A. Thêm một cặp A-T B. Mất một cặp G-X C. Thay thế G-X bằng A-T D. Thay thế A-T bằng G-X Câu 3: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều: A. 3’ đến 5’ cùng chiều tháo xoắn của ADN. B. 5’ đến 3’ ngược chiều tháo xoắn của ADN. C. 5’ đến 3’ cùng chiều tháo xoắn của ADN. D. 3’ đến 5’ ngược chiều tháo xoắn của ADN. Câu 4: Giả sử có một gen mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit, từ đó hình thành nên một enzim có cấu tạo từ hai chuỗi này. Gen này bị đột biến thành một alen trội âm tính một phần, nghĩa là nếu một trong hai chuỗi bị đột biến, thì hoạt tính enzim mất 40%, nhưng nếu cả hai chuỗi pôlipeptit bị đột biến thì hoạt tính enzim mất 80%.Tỉ lệ phần trăm hoạt tính chung của enzim này trong cơ thể đồng hợp tử trội so với trong cơ thể bình thường là bao nhiêu? A.20% B.40% C.60% D.80% Câu 5: Vai trò của vùng khởi động ( P) trong cấu trúc Operon là A. Nơi mà ARN polymeraza bám vào khởi đầu phiên mã. B. Nơi tổng hợp Protêin ức chế. C. Nơi gắn Protêin ức chế làm ngăn cản sự phiên mã. D. Nơi gắn các enzim tham gia dịch mã tổng hợp Protêin. Câu 6: Ở ruồi giấm đoạn 16A nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X bị lập đoạn làm cho mắt lồi thành mắt dẹt . Nếu chỉ xảy ra hiện tượng lập đoạn 16A một lần và hai lần thì trong quần thể ruồi mắt dẹt có bao nhiêu kiểu gen A. 3 kiểu gen B. 5 kiểu gen C. 7 kiểu gen D. 9 kiểu gen Câu 7: Đoạn ADN chứa 146 cặp nucleotit quấn quanh phân tử histol bao nhiêu vòng trong mỗi nucleoxom. A . 1 vòng. B . 1 ¼ vòng C . 1 ¾ vòng. D. 2 vòng. Trang 2 Câu 8: Một cơ thể có kiểu gen ab AB XY. Nếu trong giảm phân cặp NST giới tính XY phân ly rối loạn ở 1 lần phân bào thì số loại giao tử đột biến tạo ra nhiều nhất là A.4 B.8 C.16 D.32 Câu 9: Đột biến cấu trúc NST nào sau đây được sử dụng rộng rãi để xác định vị trí gen trên NST. A. Mất đoạn NST. B. Lập đoạn NST. C. Đảo đoạn NST. D. Chuyển đoạn NST. Câu 10: Một hợp tử F1 nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra số tế bào có tổng số 384 NST đơn. Cho biết cây dùng làm bố trong giảm phần không có đột biến và không có trao đổi chéo thì đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Hợp tử có bộ NST là A.Thể lưỡng bội B.Thể tam bội C.Thể tứ bội D.Thể ba nhiễm Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không phải do 2 alen thuộc cùng 1 gen tương tác với nhau A. Tương tác bổ sung. B. Di truyền trội hoàn toàn. C. Di truyền trội không hoàn toàn. D. Di truyền tương đương (hay đồng trội). Câu 12: Cho phép lai sau đây : AaBbDdHh x AaBbDdHh thì tỷ lệ đời con mang 3 cặp gen đồng hợp và 1 cặp gen dị hợp là bao nhiêu ? Biết rằng các gen không alen phân ly độc lập A. 6,25% B. 25% C. 37,5% D.50% Câu 13: Thực chất của hiện tượng trao đổi chéo ở ruồi giấm trong thí nghiệm của Mocgan là: A. Trao đổi đoạn NST trong cặp NST tương đồng. B. Trao đổi đoạn NST giữa các NST không tương đồng. C. Trao đổi đoạn Cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng. D. Trao đổi đoạn cromatit không cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng. Câu 14:Nếu các loại giao tử được tạo ra từ một cơ thể có tỷ lệ như sau: ABD=AbD=aBd=abd=20% , ABd=Abd=aBD=abD=5% thì vị trí gen trên nhiễm sắc thể là A. Dd ab AB B. bd BD Aa C. Bb aD Ad D. Bb ad AD Câu 15: Sự di truyền tính trạng do gen trên NST giới tính Y qui định có đặc điểm: A. Chỉ truyền cho giới đực B. Chỉ truyền cho giới cái C. Chỉ truyền cho giới dị giao D. Chỉ truyền cho giới đồng giao Trang 3 Câu 16: Cây lưỡng bội được tạo ra từ cây đơn bội bằng xử lý cônsixin gây lưỡng bội hóa sẽ có A. Kiểu gen dị hợp tử về tất cả các gen. B. Kiểu gen đồng hợp tử trội về tất cả các gen. C. Kiểu gen đồng hợp tử lặn về tất cả các gen. D. Kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. Câu 17: ÔÛ Ruồi Giấm : gen A: mắt đỏ , gen a : mắt trắng ; gen B: cánh bình thường , gen b: cánh xẻ. Cho lai 2 dòng ruồi giấm được F1: * 7,5% ♂ mắt đỏ  cánh bình thường * 50% ♀ mắt đỏ  cánh bình thường * 7,5% ♂ mắt trắng – cánh xẻ * 50% ♀ mắt đỏ  cánh xẻ * 42,5% ♂ mắt đỏ  cánh xẻ * 42,5% ♂ mắt trắng  cánh bình thường Biết rằng gen quy định mắt trắng liên kết với gen quy định cánh xẻ. Kiểu gen của con cái ở thế hệ P là A. ab AB B. aB Ab C. X AB X ab . D. X Ab X aB Câu 18: Cừu Dolly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau đây A. Cừu cho tế bào trứng B. Cừu cho tế bào vú C. Cừu mang thai D. Cừu cho tế bào trứng và cừu mang thai Câu 19: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen là: A. Tách ADN → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. C. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận →cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp →tách ADN. D.Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận . Câu 20: Một cây AaBb tự thụ phấn liên tiếp 6 thế hệ thì tỷ lệ thể dị hợp AaBb bị giảm là bao nhiêu . Biết rằng các gen không alen nằm trên các NST tương đồng khác nhau A. 50% B. 98,4375% C. 25% D. 96,9% Câu 21: Người và tinh tinh là 2 loài khác nhau nhưng thành phần axit amin ở chuỗi Hemoglobin giống nhau. Đây là bằng chứng gì chứng tỏ có nguồn gốc chung A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học C. Bằng chứng địa lý – sinh học D. Bằng chứng sinh học phân tử. Câu 22: Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải một Alen ra khỏi quần thể qua một thế hệ là chọn lọc chống lại A. Kiểu gen đồng hợp. B. Kiểu gen dị hợp. Trang 4 C. Alen trội. D. Alen lặn. Câu 23: Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi thì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi. B. Sàng lọc và giữ lại những kiểu gen thích nghi. C. Cung cấp biến dị di truyền cho tiến hóa. D. Thúc đẩy đấu tranh sinh tồn. Câu 24: Xét hai gen, mỗi gen có hai alen. Hãy xác định số kiểu gen trong quần thể nếu vị trí của hai cặp gen nằm trên 1 cặp NST giới tính X (không có alen trên Y) A. 10 B. 12 C.14 D.16 Câu 25: Cách li cơ học là A. Những cá thể của những loài có họ hàng gần gũi sống ở những sinh cảnh khác nhau thường không giao phối với nhau B. Các cá thể của những loài khác nhau thường không giao phối vì mỗi loài có tập tinh giao phối riêng C. Các cá thể của những loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng thường không giao phối D. Các cá thể của những loài khác nhau thường không giao phối vì mỗi loài có cơ quan sinh sản khác nhau Câu 26: Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp: A. Cách ly địa lý. B. Cách ly tập tính. C. Cách ly sinh thái. D. Lai xa và đa bội hóa. Câu 27: Ở gà kiểu gen A-B- qui định mào hạt đào , kiểu gen A-bb qui định mào hoa hồng , kiểu gen aaB- qui định mào hạt đậu , kiểu gen aabb qui định mào hình lá . Gen quy định hình dạng mào gà nằm trên nhiễm sắc thể bình thường . Nếu F1 có tỷ lệ: 75% hạt đào : 25% hoa hồng thì số phép lai ở thế hệ P là A. 1 B. 3 C. 5 D.7 Câu 28: Trong các hướng tiến hóa của sinh giới, hướng tiến hóa cơ bản nhất là: A. Ngày càng đa dạng và phong phú. B. Tổ chức ngày càng phức tạp. C. Tổ chức ngày càng đơn giản. D. Thích nghi ngày càng hợp lý. Câu 29: Chất hữu cơ đầu tiên có khả năng tự nhân đôi và có hoạt tính enzim là: A. ADN. B. ARN. C. Protêin. D. Lipit. Trang 5 Câu 30: Theo dõi sự di truyền của 2 tính trạng được quy định bởi 2 gen , mỗi gen có 2 alen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của cha - mẹ và tần số hoán vị gen là A. ab AB x ab AB và 6,25% C. aB Ab x aB Ab và 12,5% B. ab AB x ab Ab và 25% D. aB Ab x ab Ab và 37,5% Câu 31: Qui tắc Becman là: A. Qui tắc về kích thước cơ thể. B. Qui tắc về kích thước tai, đuôi của cơ thể. C. Qui tắc về diện tích bề mặt cơ thể. D. Qui tắc về thể tích cơ thể. Câu 32: Tháp tuổi của quần thể dạng phát triển (quần thể trẻ) có: A. Nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại. B. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại. C. Nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. D. Nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. Câu 33: Chất 5-BU tác động lên một phân tử ADN qua 3 lần tự sao liên tiếp có thể tạo ra số phân tử ADN có đột biến nhiều nhất là A. 1 B. 2 C. 4 D. 8 Câu 34: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì A. Các cá thể hỗ trợ cho nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống của môi trường C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống Câu 35: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang: A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng. B. Do nhu cầu sống khác nhau. C. Do mối quan hệ hỗ trợ giũa các loài. D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. Câu 36: Tần số tương đối của alen A ở các giao tử đực trong quần thể ban đầu là 0,6 .Qua ngẫu phối quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc sau : 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa . Biết rằng các alen nằm trên NST thường. Quá trình ngẫu phối diễn ra ở quần thể ban đầu thì cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào. A. 0,45AA + 0,5Aa + 0,05aa B. 0,4AA + 0,6Aa C. 0,48AA + 0,44Aa + 0,08aa D. 0,6AA + 0,2Aa + 0,2aa Trang 6 Câu 37: Hiện tượng khống chế sinh học tạo nên trạng thái cân bằng sinh học không dựa trên mối quan hệ nào: A. Quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ vật ăn thịt, con mồi. D. Quan hệ ký sinh vật chủ. Câu 38 : Bệnh mù màu ở người do gen lặn liên kết giới tính X . Trong quần thể cân bằng di truyền có 8000 người với tỷ lệ nam – nữ bằng nhau , trong đó có 10 người nữ bị mù màu thì số người nam bị mù màu trong quần thể là A. 10 người B. 100 người C. 200 người D. 250 người Câu 39: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì: A. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường cạn. B. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định. C. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn. D. Môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng. Câu 40: Trong một huyện có 400.000 dân trong đó có 160 người bị bạch tạng. Quần thể này cân bằng di truyền và bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định. Xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng. A.0,03841% B. 0,03844% C.0,03843% D.0,03842% II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A.Theo chương trình chuẩn (10 câu , từ câu 41 đến câu 50 ) Câu 41: Bệnh phenylketonuria ở người là 1 gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh . Biết rằng ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra , cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh A. 1/4 B. 1/16 C. 1/9 D.4/9 Câu 42: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của qui luật phân li độc lập là: A. P thuần chủng khác nhau về những cặp tính trạng tương phản. B. Một gen qui định một tính trạng C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng phân li độc lập, tổ hợp tự do. D. Số lượng cá thể thu được ở các cá thể thu được ở các thế hệ lai phải lớn Câu 43: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống cần lưu ý: A. Cải tiến kỹ thuật sản xuất B. Cải tiến điều kiện môi trường sống. C. Cải tiến giống vật nuôi – cây trồng. Trang 7 D. Tăng cường chế độ thức ăn, phân bón. Câu 44: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật khác B. Cánh chim và cánh côn trùng C. Lá đậu Hà lan và gai xương rồng D. Tua cuốn dây bầu và gai xương rồng Câu 45: Một phân tử ADN có tỷ lệ A+T/G+X=0.6 thì tỷ lệ G+X là A. 0,375 B. 0,625 C. 0,125 D. 0,875 Câu 46: Trong tiến hóa các cơ tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. Sự tiến hóa phân ly B. Sự tiến hóa đồng qui C. Sự tiến hóa song hành D. Nguồn gốc chung Câu 47: Pangaea là gì A. Là thuyết cho rằng các lớp vỏ trái đất di chuyển xích lại gần nhau B. Là một lục địa lớn nứt ra tạo nên các lục địa ngày nay C. Là một động vật thường gặp ở biển cổ đại nhưng ngày nay đã tuyệt chủng D. Là lịch sử tiến hóa của một loài, một họ hoặc một ngành Câu 48: Một chuỗi thức ăn thường có ít mắt xích là do A. Tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn B. Giữa các loài ngoài mối quan hệ hỗ trợ còn có mối quan hệ cạnh tranh C. Các loài thân thuộc không ăn lẫn nhau D. Quần xã có độ đa dạng thấp Câu 49: Trạng thái cân bằng của quần thể theo quan điểm sinh thái học là gì? A. Thành phần kiểu gen của quần thể ổn định qua các thế hệ. B. Số lượng cá thể của quần thể luôn ở mức độ ổn định. C. Tần số Alen của quần thể ổn định qua các thế hệ. D. Các cá thể đồng hợp và dị hợp có sức sống như nhau. Câu 50: Hệ sinh thái nào mà năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu và có số lượng loài hạn chế: A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. B. Hệ sinh thái biển. C. Hệ sinh thái nông nghiệp. D. Hệ sinh thái thành phố. B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Trang 8 Câu 51: Chu trình sinh địa hoá các chất được chia làm 2 nhóm là: A. Chu trình tuần hoàn nước và chu trình các chất khoáng B. Chu trình các chất vô cơ và chu trình các chất hữu cơ C. Chu trình tuần hoàn thực vật và chu trình tuần hoàn động vật D. Chu trình các chất khí và chu trình các chất lắng đọng Câu 52: Bệnh phenylketonuria ở người do gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menden. Cho sơ đồ phả hệ sau đây: : Nam , Nữ bình thường : Nam , Nữ bị bệnh Xác suất những đứa trẻ mắc bệnh phenylketonuria sinh ra từ cặp vợ chồng là anh chị em họ lấy nhau (số 4 và số 5) như thế nào ? A. 1/2 B. 1/4 C . 1/6 D.1/8 Câu 53: Khâu nào sau đây không có trong kỹ thuật cấy truyền phôi? A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt B. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm C. Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó chia nhân ra thành nhiều phần nhỏ rồi lại chuyển vào trong hợp tử D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người Câu 54: Trong điều kiện nào hiệu ứng của phiêu bạt di truyền là lớn nhất? A. Kích thước quần thể bé B. Kích thước quần thể lớn C. Cạnh tranh trong loài mạnh D. Cạnh tranh trong loài yếu 1 2 3 4 5 6 Trang 9 Câu 55: Cách ly địa lý không phải là nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới vì A. Cách ly địa lý là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách ly sinh sản. B. Cách ly địa lý giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. C. Điều kiện địa lý khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. D. Điều kiện địa lý khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. Câu 56: Hãy xác định số loại kiểu gen của thể tam bội nếu chỉ xét 4 gen, mỗi gen có 2 alen và các gen này nằm trên các NST tương đồng khác nhau. A. 81 B. 128 C. 256 D. 625 Câu 57 : Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sự biến đổi của chỉ số sinh thái trong quá trình diễn thế? A. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm B. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, thức ăn mùn bã sinh vật ngày càng quan trọng và quan hệ giữa các loài càng trở nên căng thẳng C. Số loài giảm, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng lên D. Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên Câu 58: Dị đa bội là đột biến: A. Làm tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n. B. Làm tăng nguyên lần bộ NST lưỡng bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n. C. Làm tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n. D. Làm tăng nguyên lần bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n. Câu 59: Điểm độc đáo trong nghiên cứu di truyền của MenDen là: A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai. B. Lai các bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản. C. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng và dùng toán thống kê để xử lý kết quả. D. Sử dụng lai phân tính để kiểm tra kết quả. Câu 60: Một cơ thể đực có kiểu gen ab AB giảm phân. Xét 200 tế bào giảm phân thấy có 60 tế bào xảy ra hiện tượng trao đổi chéo nhiễm sắc thể . Số lượng từng loại giao tử là A. AB=ab=240 , Ab=aB=160 B. AB=ab=280 , Ab=aB=120 C. AB=ab=340 , Ab=aB=60 D. AB=ab=380 , Ab=aB=20
Tài liệu liên quan