Anten là thiết bị thực hiện việc chuyển đổi năng lượng giữa sóng được dẫn hướng (ví dụ trong cáp đồng trục) và sóng trong môi trường không gian tự do, hoặc ngược lại. Anten có thể được sử dụng để phát hoặc thu tín hiệu vô tuyến. Trong tiêu chuẩn này, nếu không có quy định cụ thể, thuật ngữ anten được dùng để chỉ anten phát
Antenna là một bộ chuyển đổi dòng điện di chuyển ở tần số cao thành sóng điện từ, hoặc ngược lại chuyển sóng điện từ thành dòng điện xoay chiều. Antenna có thể được dùng để bức xạ năng lượng ra không gian, hoặc nhận năng lượng từ không gian.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Anten – Antenna, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anten – Antenna
Anten là thiết bị thực hiện việc chuyển đổi năng lượng giữa sóng được dẫn hướng (ví dụ trong cáp đồng trục) và sóng trong môi trường không gian tự do, hoặc ngược lại. Anten có thể được sử dụng để phát hoặc thu tín hiệu vô tuyến. Trong tiêu chuẩn này, nếu không có quy định cụ thể, thuật ngữ anten được dùng để chỉ anten phát
Antenna là một bộ chuyển đổi dòng điện di chuyển ở tần số cao thành sóng điện từ, hoặc ngược lại chuyển sóng điện từ thành dòng điện xoay chiều. Antenna có thể được dùng để bức xạ năng lượng ra không gian, hoặc nhận năng lượng từ không gian.
Kiểu Anten
Với anten half-wave dipole thì chiều dài từ đầu cuối đến đầu cuối sẽ bằng nửa bước sóng ở tần số đó. Anten omni-directional cung cấp độ lợi bằng nhau theo mọi hướng trên một mặt phẳng, thường là mặt phẳng ngang.
Anten dipole thường là omni-directional. Anten Omni-directional thường được sử dụng khi triển khai mạng WLAN bởi vì chúng cung cấp vùng bao phủ theo mọi hướng. Anten Yagi-Uda được xây dựng bằng cách hình thành một chuỗi (array) tuyến tính các anten dipole song song nhau.
Anten Yagi là loại anten định hướng rất phổ biến bởi vì chúng khá dễ chế tạo. Các anten định hướng như yagi thường cung cấp vùng bao phủ ở những vùng khó với tới hay ở những nơi cần vùng bao phủ lớn hơn vùng bao phủ của anten omni-directional. Một loại anten định hướng khác là anten Patch được hình thành bằng cách đặt 2 vật dẫn (conductor) song song nhau và một miếng đệm (substrate) ở giữa chúng. Vật dẫn phía trên là một miếng nối (patch) và có thể được in trên bảng mạch điện. Anten Patch thường rất hữu ích bởi vì chúng có hình dáng mỏng. Ngoài ra còn có nhiều loại anten khác như broadside anten (có main beam song song với mặt phẳng của anten); fire anten (main beam nằm trong mặt phẳng của anten); và pencil beam anten (cung cấp 1 tín hiệu duy nhất, rất hẹp (narrow) và độ lợi cao cho anten.*tại sao angten lại có thể bắt nhiều sóng cung lúc?1 Anten có thể cùng 1 lúc bắt được nhiều sóng vì :Các tín hiệu sóng mà anten nhận được sẽ truyền đến bộ phân tích sóng .Nơi đây chủ yếu là gồm các mạch cộng hưởng L-C .Mỗi cặp L-C chỉ cho 1 tần số sóng xác định qua nó mạnh nhất ,các tần sóng khác thì không cho qua ( thựcc tế thì cũng qua được nhưng rất yếu ). Ví dụ dễ thấy nhất là cái Radio .Khi bạn đang dò đài thực chất là bạn đang điều chình tụ điện C .Việc thay để điện dung C dẫn đến việc thay đổi tần số cộng hưởng của máy .Khi bạn được đài mong muốn thì tần số đài đó là tần sóng cộng hưởng của Radio mà nó cho phép qua để vào bộ phận biến đổi cao tần thành âm tần tạo âm thanh đến tai bạn .
I. Tổng quan về Anten và các hệ thống Anten truyền thống
Có nhiều loại an ten đã được nghiên cứu áp dụng trong suốt quá trình phát triển của các thế hệ thông tin di động, trước khi tìm hiểu về các hệ thống an ten phức tạp, chúng ta hãy cùng điểm qua hai loại an ten cơ bản được dùng khá phổ biến, đó là an ten đẳng hướng (omnidirectional antenna) và an ten định hướng (directional antenna).
Hình 1. Anten đẳng hướng và đặc tuyến phủ sóng
An ten đẳng hướng là loại an ten đơn giản dùng để phát và thu sóng đồng đều đối với tất cả các hướng (Hình 1). Loại an ten này thích hợp cho việc tìm kiếm một máy điện thoại di động (mobile station - MS) khi không biết chính xác máy này nằm ở vị trí nào, tuy nhiên nó làm phân tán năng lượng và cường độ tín hiệu đến được MS chỉ bằng một phần nhỏ của tổng năng lượng tín hiệu phát ra. Để khắc phục nhược điểm này người ta phải nâng công suất phát, nhưng điều này lại làm tăng sự xuyên lẫn giữa các kênh (còn gọi là xuyên nhiễu). Nói chung an ten đẳng hướng có nhiều hạn chế về độ tăng ích, hiệu năng sử dụng phổ tần và khả năng tái sử dụng các kênh tần số.
An ten định hướng cũng là loại an ten đơn giản, nhưng khác với an ten đẳng hướng nó được thiết kế để phát và thu tín hiệu tập trung về một hướng nhất định (Hình 2). Trong các hệ thống thông tin di động, đặc tuyến phủ sóng của an ten định hướng thường hình quạt với góc mở là 1200.
So với anten đẳng hướng, an ten định hướng có độ tăng ích và hiệu năng tín hiệu cao hơn nhờ sự tập trung tín hiệu. Tuy nhiên nó vẫn không thể khắc phục được một nhược điểm lớn của an ten đẳng hướng, đó là vấn đề xuyên lẫn giữa các kênh.
Hình 2. Anten định hướng và đặc tuyến phủ sóng
Để khắc phục nhược điểm của các loại an ten đơn giản nêu trên người ta đã cố gắng kết hợp nhiều an ten với nhau để tạo thành một hệ thống an ten. Các an ten trong cùng hệ thống phải làm việc đồng bộ với nhau nhằm nâng cao độ tăng ích cũng như mở rộng vùng phủ sóng. Phần tiếp sau đây sẽ tóm lược các hệ thống an ten đã được nghiên cứu phát triển cho các hệ thống thông tin di động.
Hệ thống an ten hình quạt (sectored systems)
Hệ thống an ten hình quạt kết hợp các an ten định hướng đặt ở trạm gốc (base station-BS) để chia các ô (cell) truyền thống thành từng phần hình quạt (sector). Một cell thường được chia thành 3 hoặc 6 sector, các sector hoạt động như các cell độc lập. Hệ thống an ten hình quạt cho phép tăng khả năng tái sử dụng các kênh tần số và giảm bớt xuyên nhiễu trong các hệ thống thông tin di động (Hình 3).
Hình 3. Hệ thống anten hình quạt và đặc tuyến phủ sóng
Hệ thống an ten phân tán (diversity systems)
Hệ thống an ten phân tán kết hợp các an ten đặt các vị trí khác nhau ở trạm gốc nhằm hạn chế hiệu ứng đa đường (fading). Để đơn giản ở đây ta chỉ xét hệ thống an ten phân tán gồm hai an ten.
Hệ thống này cải thiện độ lớn của tín hiệu thu được bằng cách sử dụng một trong hai phương pháp sau:
Hình 4. Sự cải thiện hiệu ứng fađing của anten phân tán chuyển mạch
An ten phân tán chuyển mạch - Sử dụng bộ chuyển mạch tự động để chọn kết nối kênh tín hiệu với an ten nào ở vị trí thu được tín hiệu tốt nhất. Hệ thống này có khả năng cải thiện được hiệu ứng fading (Hình 4), tuy nhiên nó không thể nâng cao độ tăng ích do tại mỗi thời điểm chỉ có một an ten làm việc.
An ten phân tán phối hợp - Thực hiện việc nhận tín hiệu từ cả hai an ten, sửa sự lệch pha nhằm phối hợp hai tín hiệu để đưa ra tín hiệu tốt nhất. Hệ thống này không những cải thiện được hiện tượng fading mà còn tăng được độ tăng ích của an ten (Hình 5).
Hình 5. Sự cải thiện độ tăng ích của anten phân tán phối hợp
Bởi vì cường độ tín hiệu phát ra của trạm gốc (hướng xuống) thường lớn hơn nhiều cường độ tín hiệu phát ra bởi mobile (hướng lên) nên hệ thống an ten phân tán thường được dùng ở các trạm gốc để cải thiện tín hiệu thu được từ mobile.
Hệ thống an ten phân tán mặc dù có cải thiện được hiệu ứng fading nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi phải giảm xuyên lẫn gữa các kênh, nâng cao độ nhạy, tăng khả năng tái sử dụng kênh tần số cũng như tăng dung lượng của hệ thống. Các yêu cầu này dẫn đến việc đòi hỏi nghiên cứu phát triển các hệ thống an ten thông minh hơn cho các hệ thống thông tin di động thế hệ mới. Phần tiếp sau sẽ trình bày tổng quan về các loại an ten thông minh đang được nghiên cứu phát triển hiện nay.
An ten thông minh là một hệ thống gồm một ma trận các an ten phối hợp với nhau bằng công nghệ số nhằm tối ưu hoá việc phát và thu tín hiệu. Các an ten này có khả năng tự động điều chỉnh hướng đặc tuyến phủ sóng của mình sao cho phù hợp nhất với môi trường tín hiệu. An ten thông minh không những làm tăng chất lượng tín hiệu mà còn làm tăng dung lượng hệ thống thông qua việc tăng khả năng tái sử dụng kênh tần số. Một số đặc điểm và lợi ích nổi bật của an ten thông minh được liệt kê trong bảng 1 sau đây.
Bảng 1. Đặc điểm và lợi ích của an ten thông minh
Đặc điểm
Lợi ích
Tăng ích tín hiệu: Các tín hiệu vào từ các phần tử anten được kết hợp với nhau để tối ưu hoá công suất sẵn có nhằm tạo được một mức độ phủ sóng nhất định
*Độ tăng ích cao - Tín hiệu vào từ nhiều an ten được phối hợp để nâng cao độ tăng ích từ đó tối ưu hoá công suất phát yêu cầu đối với một vùng phủ sóng nhất định.
Vùng phủ sóng rộng hơn: Tập trung năng lượng được phát đi trong tế bào làm tăng bán kính phủ sóng của trạm gốc. Yêu cầu công suất thấp hơn giúp cho tuổi thọ của nguồn pin dài hơn, cũng như kích cỡ thiết bị nhỏ gọn hơn.
*Mở rộng được vùng phủ sóng - Việc tập trung năng lượng truyền sóng vào trong cell cho phép mở rộng vùng phủ sóng của trạm gốc. Mặt khác tăng ích trạm gốc lớn cho phép giảm công suất phát yêu cầu của MS, từ đó tăng thời gian sử dụng của pin và cho phép giảm nhỏ kích thước cũng như trọng lượng mobile.
Loại bỏ nhiễu: Mẫu anten có thể phát về phía nguồn nhiễu cùng kênh, nhờ đó cải thiện được tỉ số tín hiệu trên nhiễu của các tín hiệu thu được
*Chống xuyên lẫn - Tỷ số tín hiệu/xuyên nhiễu (C/I) được nâng cao nhờ giảm được số nguồn nhiễu tác động lên beam định hướng.
Dung lượng tăng: Điều khiển chính xác mức không của tín hiệu, giảm nhiễu, kết hợp với giảm khoảng cách tái sử dụng tần số sẽ làm tăng dung lượng. Nhiều công nghệ thích nghi hỗ trợ khả năng tái sử dụng tần số trong cùng một tế bào.
*Tăng dung lượng - Việc tăng tỷ số C/I cho phép giảm nhỏ khoảng cách tái sử dụng, từ đó tăng thêm dung lượng của hệ thống.
Phân tập không gian: Thông tin tổng hợp từ dàn được sử dụng để tối thiểu hoá fa đinh và các hiệu ứng không mong muốn khác của truyền sóng đa đường
*Sự phân tập không gian - Các tín hiệu từ ma trận an ten được phối hợp nhằm giảm thiểu hiệu ứng fading và các ảnh hưởng khác của hiệu ứng đa đường.
Loại bỏ hiệu ứng đa đường: có thể giảm trải trễ của kênh một cách hiệu quả, hỗ trợ tốc độ bit cao hơn mà không cần các bộ cân bằng.
*Nâng cao khả năng chống hiệu ứng đa đường - Có thể giảm được tác động của việc trễ trong kênh, cho phép nâng cao tốc độ (bit rate) mà không cần dùng đến bộ cân bằng.
Tiết kiệm công suất: Kết hợp các tín hiệu vào từ các phần tử để tối ưu hoá tăng ích xử lý trong hướng xuống
*Tối ưu hoá công suất phát -Kết hợp tín hiệu vào của nhiều an ten nhằm tối ưu hoá độ tăng ích đường xuống.
Giảm chi phí: Chi phí cho bộ khuếch đại công suất thấp hơn, công suất tiêu thụ ít hơn và độ tin cậy cao hơn.
*Giảm chi phí hệ thống - Giảm chi phí cho các bộ khuyếch đại, giảm mức tiêu thụ điện năng và nâng cao độ tin cậy của hệ thống.
Thích ứng với hầu hết các chuẩn thông tin vô tuyến
Có thể áp dụng cho hầu hết các hệ thống thông tin di động sử dụng các chuẩn truy nhập FDMA, TDMA CDMA hay các chuẩn song công FDD, TDD.
Có tính trong suốt đối với mạng lưới - Không bị giới hạn bởi một phương thức điều chế hay giao thức vô tuyến cụ thể nào.
Cho phép tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và đưa lại cho các nhà cung cấp dịch vụ một khả năng cạnh tranh mạnh.
6. Truyền sóng: Nhiễu đa đường và nhiễu cùng kênh
Những suy luận về truyền sóng
Chúng ta tưởng tượng là ném một hòn đá xuống một hồ nước. Các vòng sóng phát đi từ điểm ném hoàn toàn đồng dạng mà chỉ khác về cường độ. Việc phát quảng bá hoàn toàn đơn hướng này cũng giống như một tín hiệu của người gọi bắt đầu từ thiết bị đầu cuối và đi lên. Nó thể hiện một tín hiệu ở khắp mọi nơi mà nó truyền đi.
Với một trạm gốc ở một cự ly nào đó từ sóng gốc. Nếu mẫu không bị nhiễu thì trạm gốc không gặp khó khăn trong việc nhận biết các sóng. Nhưng khi các sóng này chạm đến bờ thì nó phản xạ lại và giao với các sóng gốc ban đầu. Khi kết hợp với nhau chúng có thể bị yếu đi hay mạnh lên. Đây chính là vấn đề nhiễu đa đường.
Bây giờ, nếu ném nhiều hòn đá vào những vùng khác nhau trong hồ nước, tương đương như nhiều cuộc gọi khác nhau cùng bắt đầu. Vậy thì trạm gốc ở một vị trí nào đó trong hồ sẽ làm thế nào để phân biệt được tín hiệu của nguồn nào và từ hướng nào đến. Vấn đề này được gọi là nhiễu cùng kênh. Đây là suy luận hai chiều, để phân biệt được những người gọi (hay các tín hiệu trong không gian), một trạm gốc phải đủ thông minh để đặt thông tin mà nó phân tích vào trong bối cảnh không gian. Đa đường Khi tín hiệu vô tuyến phát đi bị phản xạ bởi những cấu trúc vật lý, gây ra nhiều đường tín hiệu giữa trạm gốc và thiết bị đầu cuối sử dụng
Hình 8. Hiệu ứng đa đường
Các vấn đề liên quan đến đa đường
Một vấn đề do các tín hiệu phản xạ không mong muốn là pha của các sóng đến trạm thu không phù hợp với nhau. Hình 9 minh hoạ hai tín hiệu bị lệch pha với nhau tại máy thu.
Hình 9. Tín hiệu đa đường 2 pha
Những vấn đề do hiện tượng đa đường gây ra:
Fađinh: Khi sóng của các tín hiệu đa đường bị lệch pha, cường độ tín hiệu sẽ bị giảm. Hiện tượng này vẫn được biết đến là “fađinh Rayleigh” hay “fađinh nhanh”. Sự suy giảm là sự thay đổi liên tục, là hiện tượng 3 chiều. Cường độ tín hiệu thu bị thay đổi thất thường và rất nhanh chóng gây ra suy giảm về chất lượng.
Hình 10. Hiệu ứng fađinh Rayleigh
Triệt tiêu pha: Khi sóng của hai tín hiệu đa đường lệch pha nhau 1800 thì chúng sẽ triệt tiêu nhau, như vậy khó duy trì được cuộc gọi. Nói một cách khác, một cuộc gọi chỉ có thể duy trì được trong một khoảng thời gian nhất định khi không có tín hiệu mặc dù với chất lượng rất tồi. Hậu quả là khi tín hiệu kênh điều khiển bị mất, vùng phục vụ mà cuộc gọi được thiết lập sẽ không thể thực hiện được.
Hình 11. Triệt tiêu pha
Trải trễ: Ảnh hưởng của hiện tượng đa đường đến chất lượng tín hiệu đối với giao diện không gian số có một chút khác biệt. Các tín hiệu phản xạ của cùng một tín hiệu có thể đến bộ thu ở những thời điểm khác nhau. Điều này gây ra nhiễu xuyên ký tự. Khi điều này xảy ra thì tỉ lệ lỗi bit tăng, thậm chí là chất lượng tín hiệu có thể bị suy giảm đáng kể.
Hình 12. Đa đường gây nên trải trễ
Nhiễu đồng kênh: Hiện tượng này xuất hiện khi tần số sóng mang cùng đến một máy thu từ hai máy phát khác nhau, gây ra suy giảm chất lượng tín hiệu.
Hình 13. Nhiễu giao thoa đồng kênh trong cùng một mạng tế bào
Như chúng ta biết, cả anten quảng bá và hệ thống anten tập trung đều tán xạ tín hiệu trong vùng tương đối rộng. Các tín hiệu này có thể không đến được với đúng người sử dụng như ý muốn, chúng lại là nhiễu cho những người sử dụng khác ở cùng tần số trong cùng một tế bào hay các tế bào lân cận.
Khi các anten phân vùng nhân số kênh sử dụng lên, chúng không khắc phục được nhược điểm này của anten quảng bá. Vấn đề quản lý nhiễu đồng kênh trở thành hạn chế đầu tiên trong việc cực đại hoá dung lượng của hệ thống. Để khắc phục nhiễu cùng kênh, các hệ thống anten thông minh không chỉ tập trung hướng vào đối tượng sử dụng như ý muốn mà trong nhiều trường hợp, những điểm vô giá trị hoặc khoảng nhiễu có chủ tâm được hướng về phía các đối tượng không mong muốn..
Kiến trúc của các hệ thống anten thông minh
Các hệ thống anten thông minh làm việc như thế nào?
Các hệ thống dàn thích nghi và chùm chuyển mạch truyền thống cho phép một trạm gốc đáp ứng yêu cầu về chùm tia mà chúng phát đi cho mỗi đối tượng sử dụng ở xa một cách hiệu quả nhờ điều khiển phản hồi nội bộ. Nói chung, mỗi lần sẽ tạo ra một búp sóng chính về phía các đối tượng sử dụng riêng biệt và cố gắng loại bỏ nhiễu hay tạp âm ngoài các búp sóng chính.
Xử lý hướng lên
Ở đây giả thiết là một anten thông minh chỉ được lắp đặt ở trạm gốc mà không lắp đặt ở khối thuê bao. Các thiết bị đầu cuối vô tuyến từ xa sẽ phát bằng cách dùng anten vô hướng. Đến trạm gốc, sẽ tách biệt các tín hiệu mong muốn với nhiễu. Thông thường, tín hiệu thu được từ các phần tử anten phân bố trong không gian sẽ được nhân với một trọng số, đây chính là sự điều chỉnh biên độ và pha. Các tín hiệu này được kết hợp để tạo ra mảng đầu ra. Một thuật toán thích nghi điều khiển các trọng số này theo các mục đích xác định trước. Với một hệ thống chùm tia chuyển mạch, tiêu chí này có thể là độ khuếch đại tối đa, với một hệ thống dàn thích nghi, có thể còn phải xem xét đến nhiều yếu tố khác. Việc tính toán động như vậy sẽ cho phép hệ thống có thể thay đổi được các mẫu bức xạ của nó để tối ưu hoá tín hiệu thu.
Xử lý hướng xuống
Nhiệm vụ phát có lựa chọn theo không gian là vấn đề cơ bản để phân biệt giữa các hệ thống chùm tia chuyển mạch và hệ thống dàn thích nghi. Như mô tả dưới đây, các hệ thống chùm tia chuyển mạch thông tin với các đối tượng sử dụng bằng cách thay đổi giữa các mẫu định hướng đặt trước, phần lớn dựa trên cường độ tín hiệu. Trong khi đó, hệ thống dàn thích nghi cố gắng nhận biết môi trường RF tốt hơn và phát có chọn lọc hơn. Loại xử lý hướng xuống được sử dụng tuỳ theo hệ thống thông tin sử dụng TDD, khi đó nó sẽ phát và thu cùng tần số (ví dụ PHS và DECT); hay FDD, khi đó nó sẽ dùng tần số phát và thu riêng biệt . Phần lớn, trong các hệ thống FDD, có thể xem xét các đặc tính truyền sóng và fading hướng lên và hướng xuống một cách độc lập. Trong khi đó, với các hệ thống TDD, các kênh hướng lên và hướng xuống có thể coi là tương hỗ. Vì vậy, kênh hướng lên trong các hệ thống TDD được sử dụng để phát chọn lọc theo không gian. Trong các hệ thống FDD, kênh hướng lên lại không thể sử dụng trực tiếp và cần phải xem xét các loại xử lý khác của xử lý hướng xuống.
Các hệ thống chùm tia chuyển mạch
Về khía cạnh các mẫu bức xạ, chùm tia chuyển mạch là mở rộng của phương pháp vi tế bào hiện tại hay phương pháp phân vùng tế bào của việc chia một tế bào thông thường. Phương pháp này còn chia các vùng vĩ mô thành nhiều vùng vi mô nhằm cải thiện dung lượng và phạm vi. Mỗi một vùng vi mô gồm một mẫu tia cố định được xác định trước với độ nhạy lớn nhất được đặt ở trung tâm của chùm tia còn độ nhạy thấp hơn được đặt ở các vị trí khác. Việc thiết kế hệ thống như vậy liên quan đến các phần tử anten có độ rộng chùm tia góc phương vị hẹp, tăng ích lớn. Hệ thống chùm tia chuyển mạch chọn một trong số các mẫu chùm tia cố định đã xác định trước (dựa trên sự kết hợp trọng số của các đầu ra anten) có công suất đầu ra lớn nhất trong kênh của đối tượng sử dụng ở xa. Sự lựa chọn này được định hướng bởi RF hay phần cứng và phần mềm của DSP băng gốc.
Hệ thống chuyển mạch chùm tia của nó theo các hướng khác nhau trong toàn không gian bằng cách thay đổi pha tín hiệu dẫn đến các phần tử anten hay thu được từ các phần tử anten. Khi đối tượng sử dụng di động đi vào một vùng vĩ mô nhất định, hệ thống này sẽ chọn vùng vi mô có tín hiệu mạnh nhất. Trong suốt cuộc gọi, hệ thống sẽ giám sát cường độ tín hiệu và chuyển mạch nó sang các vùng vi mô cố định khác khi cần thiết.
Hình 14. Búp sóng chính và búp sóng không mà hệ thống chùm chuyển mạch và hệ thống dãy thích ứng có thể lựa chọn tín hiệu người sử dụng (đường xanh) và nhiễu đồng kênh (đường vàng)
Có nhiều loại an ten thông minh đã và đang được nghiên cứu phát triển, tuy nhiên bài báo này chỉ đề cập đến hai loại an ten thông minh chính, đó là Hệ thống an ten chuyển beam, gọi tắt là An ten chuyển beam và Hệ thống an ten ma trận thích nghi, gọi tắt là An ten thích nghi. Adaptive
Hệ thống anten thông minh thông tin trực tiếp bằng cách tạo ra các mẫu chùm tia xác định. Khi một anten thông minh hướng búp sóng chính của nó với độ tăng ích tăng cường trong hướng của đối tượng sử dụng, tự nhiên nó sẽ tạo ra các búp biên và không (hay các vùng tương ứng có độ tăng ích trung bình và tối thiểu so với búp sóng chính) . Sự khác biệt giữa hai hệ thống này là điều khiển các búp sóng chính và búp không với mức độ chính xác và độ linh hoạt biến thiên
An ten chuyển búp (beam) bao gồm một số các beam cố định được định dạng để tăng độ nhạy ở một hướng xác định. Hệ thống này đo cường độ tín hiệu để chọn một beam thích hợp nhất tại thời điểm nhận tín hiệu để phục vụ và nó sẽ chuyển từ beam này sang beam khác khi máy mobile di chuyển vị trí trong setor. Thay vì định dạng các búp sóng bằng cách thay đổi cấu trúc vật lý các chấn tử như kiểu an ten định hướng, an ten chuyển beam kết hợp đầu ra của nhiều an ten một cách đặc biệt nhằm đạt được sự sector hoá chùm beam một cách tinh vi và linh hoạt hơn nhiều (Hình6).
Hình 6. Đặc tuyến phủ sóng của anten chuyển beam
An ten thích nghi(Adaptive) là loại an ten thông minh nhất cho đến nay. Bằng cách sử dụng nhiều thuật toán xử lý tín hiệu mới, nó có khả năng vượt trội hơn hẳn trong việc định vị, theo dõi và xử lý các loại tín hiệu nhằm giảm thiểu độ xuyên lẫn cũng như tăng tối đa cường độ tín hiệu cần nhận (Hình 7). Mặc dù cả an ten chuyển beam và an ten thích nghi đều cố gắng tăng độ tăng ích, tuy nhiên chỉ có an ten thích nghi là có thể cho một độ tăng ích tối ưu cùng