Trong những năm qua nước ta liên tục đạt được tốc độtăng trưởng kinh tếcao, đó
không chỉdựa vào yếu tốnội sinh, màcòn cósựtác động của yếu tốbên ngoài. Để đạt
được tốc độtăng trưởng cao trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, các
nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác
nhau, trong đóvay nợlàmột phương thức phổbiến. Vay nợnước ngoài bao gồm vay
nợdưới hình thức vay vốn hỗtrợphát triển chính thức (ODA) cótính chất ưu đãi và
vay thương mại theo các điều kiện thịtrường. Chính nguồn vốn bổsung từbên ngoài
đãgiúp nhiều quốc gia khắc phục tình trạng chậm phát triển vàchuyển sang phát triển
bền vững.
Nợnước ngoài phải được sửdụng một cách cóhiệu quả để đáp ứng các nhu cầu
đầu tư, đồng thời phải thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, nhằm tạo nguồn vốn trảnợ,
đảm bảo phát triển kinh tếbền vững. Tuy nhiên, cũng cókhông ít quốc gia không
những không cải thiện được một cách đáng kểtình hình kinh tếmàcòn lâm vào tình
trạng nợnần, khủng hoảng nợvàkinh tếsuy thoái. Nguyên nhân của những thất bại
trong việc vay nợnước ngoài cũng córất nhiều, trong đóphải kể đến buông lỏng quản
lýnợnước ngoài. Chính vìvậy chính sách quản lýnợnước ngoài làmột bộphận thiết
yếu trong chính sách tài chính quốc gia.
Vấn đềquản lýnợnước ngoài ởViệt Nam chỉthực sựbắt đầu từnăm 1993 khi
nước ta chính thức thiết lập lại quan hệhợp tác đa phương với các tổchức tín dụng lớn
trên thếgiới nhưNgân hàng Thếgiới (WB), QuỹTiền tệThếgiới (IMF) vàNgân hàng
Phát triển Châu Á(ADB). Song, cũng từ đócác cam kết hỗtrợvốn ODA của các nước
công nghiệp phát triển vàcác tổchức tín dụng quốc tếcho nước ta ngày càng tăng dần
vềsốlượng vay, sốkhoản vay, tính đa dạng của hình thức vay vàtrảnợ, vìthếviệc
theo dõi vàquản lýnợnước ngoài cũng trởnên ngày càng bức thiết.
2 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bản tóm tắt Nợ nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Bản Tóm Tắt Đề Tài
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó
không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt
được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, các
nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác
nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến. Vay nợ nước ngoài bao gồm vay
nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có tính chất ưu đãi và
vay thương mại theo các điều kiện thị trường. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài
đã giúp nhiều quốc gia khắc phục tình trạng chậm phát triển và chuyển sang phát triển
bền vững.
Nợ nước ngoài phải được sử dụng một cách có hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu
đầu tư, đồng thời phải thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, nhằm tạo nguồn vốn trả nợ,
đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít quốc gia không
những không cải thiện được một cách đáng kể tình hình kinh tế mà còn lâm vào tình
trạng nợ nần, khủng hoảng nợ và kinh tế suy thoái. Nguyên nhân của những thất bại
trong việc vay nợ nước ngoài cũng có rất nhiều, trong đó phải kể đến buông lỏng quản
lý nợ nước ngoài. Chính vì vậy chính sách quản lý nợ nước ngoài là một bộ phận thiết
yếu trong chính sách tài chính quốc gia.
Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993 khi
nước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn
trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB). Song, cũng từ đó các cam kết hỗ trợ vốn ODA của các nước
công nghiệp phát triển và các tổ chức tín dụng quốc tế cho nước ta ngày càng tăng dần
về số lượng vay, số khoản vay, tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ, vì thế việc
theo dõi và quản lý nợ nước ngoài cũng trở nên ngày càng bức thiết.
Tính cấp thiết của việc đổi mới quản lý nợ nước ngoài cũng xuất phát từ việc tăng
cường hội nhập của nền kinh tế Việt Nam và quá trình toàn cầu hoá. Năm 2006, nước
ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một cột mốc
quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng của nước ta. Tăng cường hội nhập
với nền kinh tế thị trường toàn cầu, đặc biệt là các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính
của Chính phủ, sẽ đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận với các
nguồn tín dụng quốc tế.
Đối với hệ thống quản lý nợ nước ngoài, điều này cũng có ý nghĩa việc ứng dụng
các phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng phân tích nợ trong nền kinh tế thị trường để cập
nhật, giám sát và kiểm tra được việc vay và trả nợ nước ngoài trở nên hết sức bức
thiết. Đặc biệt do kinh nghiệm và thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị
trường của nước ta chưa có nhiều và hệ thống quản lý nợ nước ngoài còn đang trong
quá trình hoàn thiện, nên nhu cầu nghiên cứu và xây dựng năng lực về mặt này càng
lớn.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các
chuyên gia kinh tế, năm nay thế giới sẽ phải gánh lấy những hậu quả to lớn do tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Việt Nam là một thành phần trong
2
“guồng máy” kinh tế toàn cầu, do đó sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cuộc khủng hoảng
này gây ra.
Khủng hoảng là một đề tài rộng lớn và có nhiều tác động đến nhiều nước, không
chỉ ở mặt kinh tế mà ở các mặt xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục… Có thể nói khủng
hoảng kinh tế là một mãng vấn đề được cấu thành bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Và
khủng hoảng nợ là một trong nhiều bộ phần cấu thành nên khủng hoảng kinh tế.
Để đảm bảo không rơi vào khủng hoảng nợ như các Mỹ Latinh trong thập niên
những năm 80, đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp quản lý hiệu quả các nguồn
vốn vay nước ngoài. Chúng tôi nhận thấy rằng nợ nước ngoài có thể xem như là một
“con dao hai lưỡi”, vừa giúp các nước đang “thiếu vốn” tăng cường và đẩy mạnh phát
triển kinh tế, nhưng nếu các nước sử dụng không hợp lý “nguồn vốn ngoại sinh” đó sẽ
gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế bền vững.
Do đó, một vấn đề bức thiết đặt ra lúc này là đòi hỏi Chính phủ phải có những
“bước đi” hợp lý, đặc biệt trong việc vay, quản lý và trả nợ nước ngoài để tránh “bước
nhầm những vết xe đã đổ” của các nước đi trước. Với tính cấp thiết của vấn đề nên
chúng tôi đã chọn đề tài “Nợ nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm
công trình nghiên cứu khoa học sinh viên của chính mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song chúng tôi cũng
không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được được sự góp
ý chân thành của thầy cô và bạn đọc nhằm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống quản lý nợ
hiện hành và phân tích thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam thông qua các chỉ
số kinh tế và chỉ số nợ nước ngoài trên giác độ vĩ mô.
Mục đích nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài tập trung vào công
tác quản lý nợ nước ngoài, các biến số và các chính sách có ảnh hưởng đến tính bền
vững của nợ nước ngoài giai đoạn 1995-2008.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thu nhập thông tin từ các nguồn cung cấp khác nhau.
Thống kê, tổng hợp những thông tin thu thập được.
Phân tích những thông tin thu thập được. Từ đó đưa ra những kết luận cụ thể
cho từng vấn đề ở mỗi thời kỳ.
Trong đó, phương pháp chính là thống kê: mô tả và phân tích phù hợp
mục tiêu nghiên cứu.
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường giám sát và quản lý nợ nước ngoài ở
Việt Nam.
Đồng thời sau mỗi chương chúng tôi đều rút ra kết luận để giúp cho người đọc có
thể nắm được những vấn đề chung nhất ở mỗi chương.