Bên cạnh các Ngân hàng, công ty chứng khoán hay các quỹ đầu tư,. là những kênh đang huy động vốn hiệu quả thì các công ty Bảo hiểm cũng đang là một kênh đầy tiềm năng trên thị trường vốn hiện nay. Nhờ phát triển các hệ thống kênh phân phối cũng như có những chính sách thích hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, ngành Bảo hiểm đã bổ sung một lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế, trong đó bảo hiểm nhân thọ đã góp một phần không nhỏ phát triển tiềm năng kinh tế Việt Nam.
Nhận thấy được vai trò của ngành Bảo hiểm cũng như các nghiệp vụ thuộc bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế Việt Nam hiên nay, Nhóm 1 thực hiện đề tài nhằm giới thiệu đến cô và các bạn có cái nhìn khái quát đối với Bảo hiểm nhân thọ cũng như khảo sát về các hoạt động nghiệp vụ của công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife, đồng thời cùng các bạn hiểu thêm về nghiệp vụ đang được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng là Bancassurance, để qua đó hiểu rõ hơn về thị trường Bảo hiểm nhân thọ cũng như xu hướng phát triển trong tương lai.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Bảo hiểm nhân thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
TIỂU LUẬN MÔN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: BẢO HIỂM NHÂN THỌ
GVHD: Phạm Thị Mỹ Châu
Lớp : ĐH26_T02
GVHD: Phạm Thị Mỹ Châu
Lớp: ĐH26-T02
Nhóm : 5
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT
HỌ VÀ TÊN
CÔNG VIỆC
1
Lương Thị Hà Thủy
030126100901
Phần IV và thuyết trình
2
Đặng Cao Cường
030126100108
Phần I và tổng hợp Word
3
Võ Thị Bích Phượng
030126100693
Phần II và thuyết trình
4
Bùi Thị Huyền Trang
030126100948
Phần IV và thuyết trình
5
Huỳnh Linh Phượng
030126100688
Phần II và làm Powerpoint
6
Nguyễn Diệu Nữ
030126100656
Phần III và thuyết trình
7
Nguyễn Thị Thanh Huyền
030124080386
Phần IV và làm Powerpoint
8
Bùi Ngọc Hòa
030126100344
Phần III và tổng hợp Word
9
Lê Thị Thanh
030126100781
Phần I và tổng hợp Word
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Bên cạnh các Ngân hàng, công ty chứng khoán hay các quỹ đầu tư,.. là những kênh đang huy động vốn hiệu quả thì các công ty Bảo hiểm cũng đang là một kênh đầy tiềm năng trên thị trường vốn hiện nay. Nhờ phát triển các hệ thống kênh phân phối cũng như có những chính sách thích hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, ngành Bảo hiểm đã bổ sung một lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế, trong đó bảo hiểm nhân thọ đã góp một phần không nhỏ phát triển tiềm năng kinh tế Việt Nam.
Nhận thấy được vai trò của ngành Bảo hiểm cũng như các nghiệp vụ thuộc bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế Việt Nam hiên nay, Nhóm 1 thực hiện đề tài nhằm giới thiệu đến cô và các bạn có cái nhìn khái quát đối với Bảo hiểm nhân thọ cũng như khảo sát về các hoạt động nghiệp vụ của công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife, đồng thời cùng các bạn hiểu thêm về nghiệp vụ đang được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng là Bancassurance, để qua đó hiểu rõ hơn về thị trường Bảo hiểm nhân thọ cũng như xu hướng phát triển trong tương lai.
Nhóm 1 xây dựng đề tài với 4 phần chính và đi vào chi tiết dựa trên những hiểu biết của nhóm.Tuy nhóm đã cố gắng nhưng trong quá trình tìm hiểu chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến góp ý của cô và các bạn.
LỜI NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………........
…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………….....…………………………………………………
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHNT
Bảo hiểm nhân thọ
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
DNBH
Doanh nghiệp bảo hiểm
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
I. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM.
1. Khái quát về Bảo hiểm nhân thọ
1.1. Khái niệm.
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm con người, thực hiện theo nguyên tắc “số đông bù số ít”. Đặc điểm này vừa khắc phục hậu quả rủi ro, vừa là hình thức tiết kiệm có kế hoạch. Vì vậy, bảo hiểm nhân thọ ra đời nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về bảo đảm an toàn của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội ngày càng cao, từ đó sẽ phát sinh nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ.
1.2. Sự hình thành và phát triển
Giai đoạn 1975 - 12/1993: Công ty Bảo hiểm Việt Nam trước đây và Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam hiện nay (gọi tắt là Bảo Việt) là doanh nghiệp Bảo hiểm đầu tiên của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Bảo Việt đã ra đời ngày 17/12/1964 và bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 15/01/1965. Kể từ đó cho tới trước năm 1993, ở nước ta chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính. Giai đoạn này Bảo Việt chỉ bảo hiểm một phần nhỏ về con người (tai nạn học sinh, hành khách, tai nạn lao động…).
Giai đoạn 1993 – 12/2000: Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, từng bước đưa nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo ra tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển kinh tế mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ : “Khuyến khích phát triển, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh bảo hiểm cuả các thành phần kinh tế và mở cửa hợp tác với nước ngoài...”.
Đường lối đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại:
Ngày 18/12/1993: Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ban hành nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Đây là văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên đặt nền móng cho pháp luật về bảo hiểm trong điều kiện kinh tế thị trường.Nghị định này là bước ngoặt quan trọng tuyên bố chấm dứt sự độc quyền Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Theo nghị định này các doanh nghiệp bảo hiểm có thể là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, Hội bảo hiểm tương hỗ, công ty liên doanh với nước ngoài, chi nhánh hay công ty 100% vốn nước ngoài. Và có thể nói đây là thời kỳ bắt đầu của việc “tự do hoá” và mở cửa thị trường Việt Nam.
3/1996: Bảo Việt áp dụng hai loại hình BHNT đầu tiên là BHNT có thời hạn (5 năm, 10 năm) và BHNT an sinh giáo dục.
4/1999: Thực hiện quyết định số 563/ QĐ – BTC, Bảo Việt lại cho ra đời nhiều loại hình BHNT mới như BHNT trọn đời, sinh kỳ, tử kỳ…
Cùng với sự tham gia của một số công ty BHNT có vốn nước ngoài điển hình như Manulife, Prudential, Bảo Minh, AIA,… thị trường BHNT Việt Nam đã trở nên sôi động hơn và phong phú hơn, giúp cho người dân có thể lựa chọn cho mình sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất.
Giai đoạn 2001 – 11/2007:
22/12/2000: Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua và ban hành.
01/04/2001: Luật Kinh doanh bảo hiểm chính thức có hiệu lực áp dụng, đánh dấu một bước quan trọng trong việc hình thành hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam.
Cuối năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 7 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và tồn tại 3 hình thức sở hữu: sở hữu Nhà nước, công ty cổ phần ngoài quốc doanh và công ty có vốn nước ngoài.
Giai đoạn từ 11/2007 đến nay:
Ngày 11/1/2007 Việt Nam gia nhập WTO – Tổ chức Thương Mại thế giới đã đưa thị trường bảo hiểm Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ theo xu hướng hội nhập.
2. Đặc điểm thị trường bảo hiểm nhân thọ việt nam
2.1.Về sản phẩm:
Có nhiều cách phân loại các sản phẩm BHNT nhưng nhìn chung từ góc độ thời hạn bảo hiểm có các loại sản phẩm như:
- BHNT tử kỳ: Có thời hạn bảo hiểm xác định, phí nộp một lần hoặc nhiều lần và mức phí thường thấp. Số tiền bảo hiểm được chi trả bất cứ khi nào người được bảo hiểm bị chết trong thời hạn có hiệu lực cuả hợp đồng nếu không thì không chi trả.
- BHNT sinh kỳ: Nếu người được bảo hiểm còn sống đến một độ tuổi xác định, định kỳ họ sẽ nhận được một số tiền bảo hiểm. Thời hạn chi trả số tiền có thể xác định trước hay không xác định.
- BHNT trọn đời: Thời hạn bảo hiểm không xác định, phí nộp một lần hay nhiều lần mức phí thường cao vì người đuợc bảo hiểm chắc chắn tử vong. Số tiền bảo hiểm sẽ được người thụ hưởng nhận khi người đươc bảo hiểm qua đời.
- BHNT hỗn hợp: Thời hạn bảo hiểm xác định trước và số tiền bảo hiểm được chi trả khi người bảo hiểm tử vong trong thời hạn hợp đồng hoặc tại thời điểm kết thúc thời hạn hợp đồng mà người được bảo hiểm còn sống (kết hợp BHNT sinh kỳ và tử kỳ).
Giống như quá trình phát triển của các thị trường khác trên thế giới, đến nay sản phẩm chủ yếu của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn là các sản phẩm hỗn hợp truyền thống với 73% doanh thu khai khác mới và 87% số lượng hợp đồng chính có hiệu lực tại cuối năm 2007. Tỷ trọng này đã giảm trong thời gian qua với sự gia tăng của các sản phẩm mang tính bảo vệ và sản phẩm phi truyền thống.
Trong đó có sản phẩm liên kết chung (universal life) đã được đưa ra thị trường trong thời gian gần đây và thu được những kết quả đáng chú ý. Loại sản phẩm này đã được biết đến cách đây hơn 40 năm. Đầu tiên là tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ. Tại thị trường châu Á, sản phẩm này cũng rất phổ biến và trở thành xu thế mới từ những năm 1990. Ở Việt Nam, khi thị trường chứng khoán đang có sự phát triển nhanh chóng thì nhiều công ty quản lý quỹ cũng như các công ty BHNT trong và ngoài nước lên kế hoạch để sẵn sàng nhập cuộc. Theo quyết định số 96/2007/QĐ-BTC đã chính thức cho phép triển khai một loại hình sản phẩm BHNT mới tại Việt Nam, đó là bảo hiểm liên kết chung (Universal life) hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi bảo hiểm linh hoạt.
Từ đầu năm 2008 sản phẩm liên kết đơn vị (unit linked) cũng đã được đưa ra thị trường. Với loại sản phẩm này, người tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị vừa được bảo hiểm rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ, vừa trở thành nhà đầu tư thông qua hình thức liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào các quỹ liên kết đơn vị đó, bằng cách, họ chỉ cần tiết kiệm một số tiền tối thiểu là 5 triệu đồng/năm là có thể trở thành nhà đầu tư qua các quỹ liên kết đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Các sản phẩm bancassurance cũng đã lần lượt được đưa ra thị trường trong những năm gần đây.
2.2.Về kênh phân phối:
Căn cứ dựa trên hình thức phân phối và đối tượng thực hiện quá trình phân phối, bảo hiểm nhân thọ được chia thành 3 kênh phân phối chính như sau:
- Kênh phân phối truyền thống thông qua đại lý BHNT, môi giới hay các tổ chức đại diện thương mại: thông qua các nhà kinh doanh độc lập không phải là nhân viên được công ty ủy quyền cung cấp các sản phẩm BHNT và hưởng hoa hồng.
- Kênh trực tiếp: Công ty BHNT sử dụng nguồn tự có của mình để đưa sản phẩm BHNT của mình đến khách hàng.
- Kênh phân phối mới qua Ngân Hàng (Bancassurance): Công ty BHNT kí kết hợp đồng với Ngân hàng để tận dụng hệ thống kênh phân phối và nguồn khách hàng của ngân hàng, bên cạnh đó Công ty BHNT phải trả hoa hồng và khoản phí theo như hợp đồng đã kí giữa hai bên.
Kênh phân phối qua đại lý đến nay đây vẫn là kênh phân phối chính, đóng góp khoảng 99% doanh thu khai thác mới. Đáng chú ý, sau một giai đoạn phát triển “nóng" về số lượng đại lý với hệ quả là “vào nhanh, ra nhanh”, trong thời gian gần đây các doanh nghiệp đã chú trọng đến chất lượng và tính chuyên nghiệp của nghề đại lý bảo hiểm. Tại cuối năm 2004, toàn thị trường có gần 100.000 đại lý hoạt động thì đến cuối năm 2007 con số này chỉ là gần 70.000 đại lý hoạt động. Bên cạnh kênh phân phối qua đại lý, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng thêm kênh bancassurance nhưng đến nay kết quả của kênh phân phối này vẫn còn rất khiêm tốn (với dưới 1% doanh thu khai thác mới).
2.3.Năng lực tài chính:
Nhằm nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có quy định mức vốn pháp định và vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như sau:
Vốn pháp định
Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phải đủ lớn để có thể tăng cường khả năng thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm và là điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm phát triển. Theo điều 4 Nghị định 46 của Luật kinh doanh bảo hiểm, mức vốn pháp định của các công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng. Với mức vốn pháp định được quy định này, các doanh nghiệp đã tăng nguồn vốn điều lệ của mình bằng nhiều hình thức và hình thức hữu hiệu nhất là phát hành cổ phiếu. Ngoài ra, để tăng tiềm lực về tài chính cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng chú trọng tăng vốn chủ sở hữu, trích lập dự phòng và quỹ dự phòng.
Vốn điều lệ
Cũng theo Điều 5 của Nghị định 46, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định như trên và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Nếu số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.
3.Tình hình phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện nay.
3.1 Các công ty bảo hiểm nhân thọ
Trước đây, những thông tin về bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm của các công ty bảo hiểm cũng như những thông tin chung về công ty bảo hiểm thường chỉ đến với khách hàng thông qua những kênh truyền thông trực tiếp như tư vấn, môi giới, đại lý. Và cơ hội so sánh, cân nhắc để lựa chọn sản phẩm cho mình không nhiều.
Tuy nhiên hiện nay, khách hàng có thể tự mình liên lạc, tìm hiểu qua các kênh thông tin của từng công ty bảo hiểm như website, điện thoại hay có thể đến trụ sở công ty để xin tư vấn. Cách tốt nhất là liên lạc qua điện thoại hoặc website, từ đó bạn có thể nhanh chóng so sánh các sản phẩm và tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Dưới đây là một số kênh liên lạc của một số công ty bảo hiểm trên thị trường:
Công ty Bảo Việt Nhân thọ:
Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Hình thức sở hữu Nhà nước.
Vốn điều lệ: 1.500 tỷ đồng
Đơn vị trực thuộc: 60 công ty hạch toán phụ thuộc trên toàn quốc.
Ngày thành lập: 22/6/1996.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ ACE Life Việt Nam.
Trụ sở chính: Tầng 21, Sun Wah Tower, 115- Nguyễn Huệ- Quận 1- thành phố Hồ Chí Minh.
Thành viên của Tập đoàn ACE hoạt động trên qui mô toàn cầu với mạng lưới các công ty trực thuộc đặt tại 53 quốc gia.
Vốn điều lệ là 600 tỷ đồng Việt Nam.
Ngày thành lập:04/05/2005.
ACE Life hiện có Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và 13 Văn phòng Đại diện, Phòng Giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn trên phạm vi cả nước.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ quốc tế MR AIA:
Trụ sở chính: Tầng 1, Tòa nhà E.towm, 364-Cộng hòa- Quận Tân Bình- thành phố Hồ Chí Minh
Là thành viên của tập đoàn AIA thành lập vào năm 1919
Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 2 năm 2000
Vố điều lệ của MR AIA trên 1000 tỷ đồng
Hình thức sở hữu: 100% vốn nước ngoài.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi
Trụ sở chính: Tầng 3, tòa nhà Sài Gòn Riverside Office Center, 2A-4A Tôn Đức Thắng - Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
18/1/2007: Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam (“Dai-ichi Life Việt Nam”) đã chính thức được thành lập từ giao dịch chuyển nhượng liên doanh Bảo Minh.
Có hơn 80 đại lý trên toàn quốc.
Hình thức sở hữu: 100% vốn Nhật Bản thuộc cty Dai-chi Life thành lập năm 1902.
Vốn điều lệ 25 triệu USD.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Manulife:
Trụ sở chính: Tòa nhà Diamond Plaza Tầng 12, 34 Lê Duẩn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày thành lập: 31/12/2001.
Thuộc Tập đoàn Manulife Financial thành lập 1887.
Có đại lý trên 16 tỉnh thành.
Hình thức sở hữu: Là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, Manulife bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1999 dưới hình thức liên doanh với tên gọi Công ty Bảo hiểm Chinfon-Manulife (gọi tắt là "CMIC").
Vốn điều lệ 25 triệu USD.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt Nam.
Trụ sở chính: Tầng 9, Tòa nhà Sông Hồng, 23 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thành lập năm 2005.
Hình thức sở hữu 100% vốn nước ngoài.
Vốn điều lệ 10 triệu USD.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam:
Trụ sở chính: Tầng 25- Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 37- Tôn Đức Thắng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Thành lập năm 1999.
Hình thức sở hữu 100% vốn nước ngoài.
Vốn điều lệ 75 triệu USD.
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hàn Quốc - Korea Life Việt Nam.
Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà Fideco, 81-85 Hàm Nghi, Quận 1, TPHCM.
Hình thức sở hữu 100% vốn nước ngoài, thuộc tập đoàn Korea life thành lập 1946.
Được cấp phép hoạt động ở việt nam 12/06/2008.
Vốn đầu tư 60 triệu USD.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay.
Trụ sở chính: Tòa nhà The World Center, 46-48-50, Phạm Hồng Thái, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Ngày thành lập: 01-02-2005.
Hình thức sở hữu 100% vốn nước ngoài thuộc Tập Đoàn Cathay Đài loan thành lập 8/1962.
Vốn điều lệ 60 triệu USD.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern Việt Nam.
Trụ Sở Chính: Tầng 8, HD Tower, Số 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày thành lập: 01/11/2007
Vốn điều lệ: 830 tỷ VND
Hình thức sỡ hữu 100% vốn nước ngoài thuộc Tập đoàn Great Eastern
Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietinbank-Aviva.
Trụ sở: P1001B, Tầng 10, Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Ngày thành lập: 18/10/2011.
Vốn điều lệ: 800 tỷ VND
Hình thức sở hữu: VietinAviva là liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Tập đoàn bảo hiểm Aviva International.
Công ty bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam.
Trụ sở: Lầu 17,Toà nhà A&B Tower, 76 Lê Lai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Ngày thành lập: 20/04/2011
Vốn điều lệ: 720 tỷ VND.
Hình thức sỡ hữu 100% vốn nước ngoài thuộc Tập đoàn Generali.
Cty BHNT Fubon (Việt Nam)
Trụ sở: Tầng 22, Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
Ngày thành lập: 23/12/2010
Hình thức sở hữu 100% vốn nước ngoài từ Tập đoàn tài chính Fubon.
Vốn điều lệ: 800 tỷ VND
CTy BHNT Vietcombank-Cardif(VCLI)
Trụ sở: P.908, Tòa nhà VINCOM B, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Ngày thành lập: 2009-06-11
Vốn điều lệ: 600 tỷ VND
Hình thức sở hữu: VCLI là liên doanh giữa VIETCOMBANK (45%), CARDIF (43%) và SEABANK (12%).
3.2 Tình hình chung thị trường Bảo hiểm nhân thọ.
Hiện nay, BHNT ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, mạng lưới hoạt động được triển khai hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, với một lượng dân số trên 80 triệu người, là một thị trường đầy tiềm năng nhưng mức độ khai thác thị trường còn rất nhỏ bé chưa đáp ứng được nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Theo số liệu từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2012, xét toàn ngành Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nhân thọ nói riêng, đã có mức tăng trưởng so với cùng kì năm 2011.
Hình 1: Biểu đồ về tổng doanh thu phí và Tổng doanh thu khai thác mới của 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kì năm 2011 (số liệu: Cục quản lí giám sát bảo hiểm – Bộ tài chính)
Hình 2: Biểu đồ tròn về số lượng hợp đồng chính 6 tháng đầu năm 2011 và 2012
(số liệu: Cục quản lí giám sát bảo hiểm – Bộ tài chính)
6 tháng đầu năm 2012
So với 6 tháng đầu năm 2011
Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 8.259 tỷ đồng
Tăng 13.4%
Số lượng hợp đồng chính ước đạt 420.937 hợp đồng
Tăng 12.03%
Tổng doanh thu khai thác mới ước đạt 2.485 tỷ đồng
Tăng 13.5%
Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp vẫn tiếp tục dẫn đầu trong tỷ trọng khai thác mới của các doanh nghiệp, tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.
Cụ thể, số lượng hợp đồng khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp ước đạt 176.252 hợp đồng, chiếm 41% số lượng hợp đồng khai thác mới, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng doanh thu của các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết chung ước đạt 670 tỷ đồng, chiếm 27% tổng doanh thu toàn thị trường.
Về cơ cấu thị phần doanh thu phí, Prudential và Bảo