Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học–kĩ thuật là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển thành công của nền kinh tế, đem lại sự thịnh vượng cho đất nước. Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Hội nghị TW 4 khoá VII khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội đảng khoá X (2006) tiếp tục nhấn mạnh Đảng ta coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đại hội đảng khoá XI (2011) xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước”.
Trong sự nghiệp giáo dục, đội ngũ giáo viên (GV) có một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả. Người GV luôn giữ vai trò quyết định trong việc biến mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục. Hiện nay chúng ta đang thực hiện giáo dục toàn diện: nhà trường không chỉ dạy chữ, trao kiến thức mà còn bồi dưỡng nhân cách của người học. Việc tiếp thu kiến thức còn có sự hỗ trợ của sách vở, Internet, còn việc bồi dưỡng nhân cách của người học, tác động vào tình cảm để chuyển hóa những nhận thức thành hành vi, thành những việc làm cụ thể thì không ai có thể thay thế được vai trò của người GV.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp quản lí đổi mới bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Đề bài: Anh (chị) hãy xây dựng một đề cương tự chọn phù hợp với nội dung của môn học)
Đề tài: Biện pháp quản lí đổi mới bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học–kĩ thuật là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển thành công của nền kinh tế, đem lại sự thịnh vượng cho đất nước. Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Hội nghị TW 4 khoá VII khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội đảng khoá X (2006) tiếp tục nhấn mạnh Đảng ta coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đại hội đảng khoá XI (2011) xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước”.
Trong sự nghiệp giáo dục, đội ngũ giáo viên (GV) có một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả. Người GV luôn giữ vai trò quyết định trong việc biến mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục. Hiện nay chúng ta đang thực hiện giáo dục toàn diện: nhà trường không chỉ dạy chữ, trao kiến thức mà còn bồi dưỡng nhân cách của người học. Việc tiếp thu kiến thức còn có sự hỗ trợ của sách vở, Internet, còn việc bồi dưỡng nhân cách của người học, tác động vào tình cảm để chuyển hóa những nhận thức thành hành vi, thành những việc làm cụ thể thì không ai có thể thay thế được vai trò của người GV.
Tri thức của loài người luôn phát triển, đặc biệt trong những thập kỉ gần đây, xu thế phát triển mạnh nền kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những tri thức khoa học và phương pháp sư phạm được đào tạo trên ghế nhà trường thì không thể thỏa mãn và đáp ứng với yêu cầu đổi mới thường xuyên của giáo dục. Mặt khác những yêu cầu của xã hội đặt ra cho giáo dục và đào tạo ngày càng lớn thì không thể chỉ đào tạo một lần là thỏa mãn mà phải đào tạo nâng cao và phải bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ.
Bậc tiểu học là bậc giáo dục nền tảng, tạo cho trẻ một cơ sở ban đầu vững chắc. Song ở bậc tiểu, vốn kiến thức của trẻ còn ít ỏi nên hạn chế rất lớn về khả năng tự học, đồng thời tâm lí lứa tuổi cũng dễ bị tác động và chi phối bởi yếu tố tình cảm. Chính vì vậy, GV bậc tiểu học càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Để có hiệu quả cao trong giảng dạy đòi hỏi đội ngũ GV phải vững về chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách đạo đức chuẩn mực, có năng lực thực hiện giáo dục toàn diện, đồng thời phải có trình độ đào tạo sư phạm đúng quy định của Bộ giáo dục. Để phát triển đội ngũ GV vững vàng chuyên môn nghiệp, người quản lí cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV nói chung và công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) nói riêng, quản lí chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác BDTX đối với cán bộ quản lí và giáo viên.
Công tác BDTX cho GV có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách nghề nghiệp của mỗi GV. Công cụ lao động của người thầy giáo là tri thức khoa học mà tri thức thì cần phải được thường xuyên cập nhật và làm mới thì mới đáp ứng được với yêu cầu của xã hội. Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã xây dựng, triển khai, tổ chức, thực hiện công tác BDTX theo các chu kì: 1992 – 1996; 1997 – 2000; 2004 – 2007. Từ năm 2011, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, Bộ GD-ĐT ban hành các thông tư ban hành quy chế và chương trình BDTX cho GV mầm non, GV bậc phổ thông và giáo dục thường xuyên, chỉ đạo cụ thể công tác BDTX. Đối với công tác BDTX ở bậc tiểu học có thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học; thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; công văn số 8576/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, PT và GDTX; công văn số 3670/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2013-2014.
Hiện nay các địa phương đã tăng cường BDTX theo chuyên đề hướng tới việc hình thành các kỹ năng mềm nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực nhà giáo cho đội ngũ GV, giúp GV chủ động lựa chọn sắp xếp nội dung BDTX phù hợp với thực tế giảng dạy. Song thực tiễn cũng có một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện nghiêm túc nội dung và thời lượng các chuyên đề bồi dưỡng cho GV, nội dung BDTX đôi khi còn chậm đổi mới và chưa thực sự thiết thực đối với người học. Nhận thức của nhiều GV về công tác BDTX, việc sắp xếp thời gian tự học của giáo viên và việc kiểm tra đánh giá công tác BDTX của giáo viên còn nhiều hạn chế... Vì vậy công tác BDTX chưa đáp ứng được với yêu cầu đề ra, hiệu quả BDTX chưa cao.
Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta cần quan tâm sâu sắc và có những biện pháp cụ thể, phù hợp trong công tác BDTX đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Từ những trăn trở về công tác BDTX trong tình hình mới, em quyết định chọn đề tài: “Biện pháp quản lý đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng việc đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên, đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ GV của hiệu trưởng trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ GV của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
4. Giả thuyết khoa học:
Chất lượng đội ngũ GV của các trường tiểu học sẽ được nâng cao nếu xác lập và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên. Qua đó tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ GV của hiệu trưởng trường Tiểu học.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận:
Sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lí luận của nghiên cứu về quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV của hiệu trưởng trường tiểu học.
Bằng việc nghiên cứu hệ thống các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục về đường lối, chính sách phát triển giáo dục, dục nói chung và phát triển giáo dục tiểu học nói riêng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo, xây dựng phát triển đội ngũ GV, bồi dưỡng thường xuyên đối với GV tiểu học trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đồng thời nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến quản lý và quản lý hoạt động BDTX đội ngũ giáo viên,,... phương pháp này được sử dụng với mục đích chỉ ra các cơ sở lý luận chủ yếu về hoạt động BDTX để nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Bằng việc người nghiên cứu quan sát (tiếp cận và xem xét hoạt động quản lý công tác BDTX đội ngũ GV của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm), khảo sát (xây dựng các tiêu chí và hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc, nội dung chủ định của người nghiên cứu để xin ý kiến của các đối tượng điều tra), xin ý kiến chuyên gia (bằng các phiếu hỏi); nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát đánh giá công tác quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm; đồng thời xem xét mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV.
6.3. Phương pháp thống kê toán học:
Bằng việc sử dụng một số thuật toán, phần mềm tin học; nhóm phương pháp này nhằm mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, công tác quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
7. Phạm vi nghiên cứu:
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý
1.1.2. Các chức năng quản lý.
1.1.3. Biện pháp quản lý.
1.1.4. Quản lý giáo dục
1.1.5. Quản lý trường học
1.1.6. Bồi dưỡng và BDTX
1.1.7. Đội ngũ giáo viên
1.2. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.1. Vị trí, chức năng của trường tiểu học
1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của GV trường tiểu học
1.2.3. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ GV tiểu học
1.2.4. Vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học
1.3. Tổng quan về công tác BDTX
1.3.1. Tình hình BDTX GV ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.
1.3.2. Khái quát hoạt động BDTX GV ở Việt Nam
1.4. Công tác BDTX đội ngũ giáo viên trường tiểu học.
1.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của công tác BDTX giáo viên tiểu học.
1.4.2. Nội dung công tác BDTX đội ngũ GV trường tiểu học.
1.4.3. Đánh giá công tác BDTX đội ngũ GV trường tiểu học
1.5. Đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên trường tiểu học.
1.5.1. Tính cấp thiết đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV trường tiểu học.
1.5.2. Yêu cầu của đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên trường tiểu học.
1.5.3. Nội dung đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV trường tiểu học.
1.6. Quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học.
1.6.1. Vị trí, vai trò của hiệu trưởng đối với việc đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV trường tiểu học
1.6.2. Nội dung quản lý công tác BDTX đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học
1.6.3. Nội dung quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV của hiệu trưởng trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.1. Một số tình hình địa phương và nhà trường
2.1.1. Một số tình hình của địa phương
2.1.2. Một số tình hình của nhà trường
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc đổi mới công tác BDTX
2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên
2.2.1. Về số lượng, cơ cấu đội ngũ GV
2.2.2. Trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ GV.
2.2.3. Đánh giá về kiến thức và kĩ năng sư phạm
2.3. Thực trạng đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên
2.3.1. Nhận thức về đổi mới công tác BDTX của đội ngũ GV
2.3.2. Đánh giá công tác BDTX của đội ngũ giáo viên
2.3.3. Đánh giá việc thực hiện đổi mới công tác BDTX đội ngũ GV
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý đổi mới công tác BDTX đội ngũ giáo viên
2.4.1. Những điểm mạnh
2.4.2. Những điểm yếu
2.4.3. Nguyên nhân của những yếu kém.
Chương 3: Các biện pháp quản lý đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm
3.1. Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, nhận thức về đổi mới công tác BDTX đối với đội ngũ giáo viên
3.2. Đẩy mạnh đổi mới quản lí giáo dục nâng cao chất lượng đội ngũ.
3.3. Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch BDTX cụ thể, phù hợp.
3.4. Đa dạng hóa hình thức BDTX, phát huy ứng dụng tin học trong công tác BDTX
3.5. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác BDTX
3.6. Tăng cường xây dựng hoàn thiện CSVC đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác BDTX
3.7. Phát huy vai trò của cá nhân và tập thể trong trong công tác BDTX
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lí luận
1.2. Về thực trạng
1.3. Về biện pháp
2. Kiến nghị
2.1. Đề nghị với Bộ GD&ĐT.
3.2. Đề nghị với Sở GD&ĐT Đồng Nai.
3.3. Đề nghị với Phòng GD&ĐT Trảng Bom.
3.4. Đề nghị với đội ngũ GV trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.