Căn cứ vào năng lực nổi trội của mình cùng với “khoảng trống” nào đó trong thị trường để xác định “địa hạt” phát triển hoạt động kinh doanh, tức là tạo ra một phân khúc thị trường cho riêng mình.
1.Tập trung vào các phân khúc thị trường
Căn cứ vào năng lực nổi trội của mình cùng với “khoảng trống” nào đó trong thị trường
để xác định “địa hạt” phát triển hoạt động kinh doanh, tức là tạo ra một phân khúc thị trường cho riêng mình. Trước khi phát triển một phân khúc thị trường, bạn cần có những nghiên cứu cần thiết đối với ý tưởng đó, chú ý đến khả năng thực hiện và đánh giá nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
115 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh
Căn cứ vào năng lực nổi trội của mình cùng với “khoảng trống” nào đó trong thị trường để xác định “địa hạt” phát triển hoạt động kinh doanh, tức là tạo ra một phân khúc thị trường cho riêng mình.
1.Tập trung vào các phân khúc thị trườngCăn cứ vào năng lực nổi trội của mình cùng với “khoảng trống” nào đó trong thị trường
để xác định “địa hạt” phát triển hoạt động kinh doanh, tức là tạo ra một phân khúc thị trường cho riêng mình. Trước khi phát triển một phân khúc thị trường, bạn cần có những nghiên cứu cần thiết đối với ý tưởng đó, chú ý đến khả năng thực hiện và đánh giá nhu cầu của khách hàng tiềm năng.2. Trao đổi ý tưởng với bạn bè và người thân Việc tham khảo ý kiến của người khác, đặc biệt là những người có những hoạt động tương tự, sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn về công việc sắp triển khai của mình, bởi qua đó bạn có thể thấy những cái bạn chưa từng nghĩ tới, chưa lường trước. Đâu là cái bạn cần hoàn thiện? Tại sao phải hoàn thiện và có thể hoàn thiện như thế nào? Những câu hỏi này bạn hoàn toàn có thể tìm được lời đáp qua các cuộc trao đổi với những người “trong cuộc”.
3. Tham gia vào các diễn đàn thảo luận Đây là cách rất tốt để bạn có thể nắm bắt được những khách hàng tiềm năng của mình. Bạn cũng có thể nhìn thấy những xu hướng, có được thông tin phản hồi và có thể xác lập được các mối quan hệ làm ăn với người “cùng hội, cùng thuyền”.
4. Đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ của bạnBạn cần nhận biết về sự phát triển và đường hướng của lĩnh vực bạn tham gia. Từ nhận thức này, bạn sẽ thấy được những khiếm khuyết trong ý tưởng của mình để từ đó tập trung các nguồn lực đúng hướng hơn. Việc này cũng giúp bạn phát triển kinh doanh theo hướng chú trọng đến hoạt động đổi mới và có tầm nhìn xa hơn.
5. Nghiên cứu các hoạt động kinh doanh gần giống với ý tưởng của bạn để xác định cạnh tranhBạn cần tìm kiếm những cách thức khác nhau để có thể có được lợi thế kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh. Nên tự hỏi và tìm cách làm gì để hoạt động kinh doanh của bạn tốt hơn và có được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?
6. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranhĐể có được bước đi đúng hướng, bạn cũng cần quan sát, theo dõi với nghiên cứu những việc mà các đối thủ cạnh tranh của mình làm.
10 Ý Tưởng Kinh Doanh Độc Đáo
Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo các nhu cầu cũng phát triển và tạo ra không ít cơ hội cho những ai có ý tưởng.
Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo các nhu cầu cũng phát triển và tạo ra không ít cơ hội cho những ai có ý tưởng.1. Hoa hồng dài 1,8m. Bạn có thể gọi đây là “những cành hồng vĩ đại” vì nó dài tới 1,8m. Phần đóa hoa khi nở có thể to hơn 10cm, nhiều cánh hoa hơn, có thể cắm trong vòng bảy ngày (bình thường chỉ được năm ngày) và có các màu sắc độc đáo.2. Máy ATM bán sách. Với loại máy có tên Espresso này, bạn chỉ việc chọn bất cứ tựa sách nào bạn thích và chờ máy “nhả” sách ra cho bạn. Espresso có thể in, sắp xếp, cắt gọt, dán và đóng hai quyển sách cùng lúc trong vòng chưa tới bảy phút bao gồm luôn cả trang bìa màu. 3. Mực xăm có thể tẩy dễ dàng.Đó là loại mực xăm có tên Freedom-2 do giáo sư Rox Anderson thuộc khoa da liễu tại đại học Harvard tạo ra. Loại mực này có thể được tẩy dễ dàng sau khi xăm lên người bằng phương pháp trị liệu tia laser mà không gây tổn thương cho da.4. Sản xuất điện từ sóng biển. George Taylor, chủ của doanh nghiệp Ocean Power Technologies, phát minh một loại phao có thể chuyển hóa sự vận động của sóng biển thành điện năng. Phát minh này có thể tạo ra một nguồn năng lượng mới mà không gây ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của đại dương cũng như không tạo ra khí thải làm ảnh hưởng đến đại dương. Taylor cho rằng chỉ cần 0,2% năng lượng từ sự hoạt động của sóng cũng có thể cung cấp đủ điện năng cho toàn thế giới.5. Lấy Bò phục vụ y học. Công ty sinh học Regeneration Technologies Inc của Mỹ đang thu mua xương, dây chằng và các bộ phận khác của bò cho ngành phẫu thuật chỉnh hình để thay thế bộ phận trên cơ thể người. Các nghiên cứu của công ty này cho thấy mô ghép lấy từ cơ thể bò tương thích về mặt sinh học và an toàn giống như các tế bào được cấy ghép từ người, và chắc chắn an toàn hơn các bộ phận làm từ kim loại hoặc chất dẻo khi đưa vào cơ thể người.6. Nắp cống lọc nước mưa thông minh. Đó là sản phẩm của Công ty AbTech Industries. Công nghệ này sử dụng cao su xốp (giống chất liệu làm đế giày) có thể hấp thụ được dầu, các độc tố khi nước mưa chảy qua giúp bảo vệ các nguồn nước.7. Thuốc phiên bản (generic). Các công ty dược phẩm sẽ phối hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp các đơn thuốc phiên bản cho các công nhân với giá rẻ hơn nhưng cũng có tác dụng chữa bệnh tương đương so với các loại thuốc đặc trị có tên tuổi.8. Công nghệ hút mỡ liposuction.Đây là công nghệ của Công ty LipoSonix dùng siêu âm và sóng cao tần làm hóa lỏng mỡ để cơ thể thải ra ngoài một cách tự nhiên không cần hút. Phương pháp này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng gây tử vong...9. Quĩ loại trừ rủi ro kinh doanh. Trong năm tới các loại quĩ này sẽ tham gia đầu tư mạnh hơn vào các doanh nghiệp đang phát triển. Trước đây, đích đến của loại quĩ này thường là bất động sản hoặc những công ty năng lượng lớn.10. Sản xuất điện từ thủy triều. Công ty Verdant Power tạo ra một loại tuôcbin có thể tạo ra điện năng từ sự vận động của thủy triều với khả năng tạo ra tổng cộng 10 megawatt điện. Loại tuôcbin này đặc biệt ở chỗ xoay tự do nên có thể tạo ra điện năng mà không bị ảnh hưởng bởi việc thủy triều lên hay xuống.
7 Cách Khám Phá Ý Tưởng Kinh Doanh
Ý tưởng kinh doanh luôn hiện hữu khắp nơi xung quanh bạn. Chỉ cần bạn chú tâm và sáng tạo một chút, bạn sẽ phát hiện những ý tưởng tuyệt vời.
Ý tưởng kinh doanh luôn hiện hữu khắp nơi xung quanh bạn. Chỉ cần bạn chú tâm và sáng tạo một chút, bạn sẽ phát hiện những ý tưởng tuyệt vời.
1. Khám phá những kỹ năng bản thân
Bạn có một khả năng đặc biệt hay niềm đam mê có thể làm nền tảng cho một ngành kinh doanh sinh lời?
Hãy đặt cho mình những câu hỏi : Tôi có thể làm gì? Tôi đã làm được những gì? Mọi người liệu có sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm và dịch vụ tôi sẽ kinh doanh?
2. Cập nhật những sự kiện mới nhất và sẵn sàng đón chào các cơ hội kinh doanh
Nếu bạn đọc hay xem những bản tin tài chính một cách thường xuyên với sự tập trung cần thiết, bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra mình có thể sáng tạo rất nhiều ý tưởng kinh doanh táo bạo và khả thi.
Cập nhật thông tin còn giúp bạn xác định các xu hướng thị trường, những ngành kinh doanh hứa hẹn... hay đôi khi chỉ là một gợi ý đơn giản cho khả năng kinh doanh...
3. Đầu tư vào một sản phẩm hay dịch vụ mới
Hãy quan sát xung quanh và tự hỏi: "Tình huống này có thể được cải thiện theo chiều hướng nào, bằng cách nào?"
Tìm hiểu những người khác xem loại dịch vụ gia tăng nào họ muốn.
Tập trung vào thị trường mục tiêu nhất định và suy nghĩ về những ý tưởng kinh doanh cho các dịch vụ đó.
4. Thêm giá trị cho sản phẩm hiện tại
Điểm khác biệt giữa gỗ mộc và sản phẩm gỗ hoàn chỉnh là ví dụ điển hình cho việc thêm giá trị cho sản phẩm hiện tại.
Nhưng đó không phải là cách duy nhất. Bạn có thể bổ sung các dịch vụ hay kết nối các sản phẩm với nhau. Ví dụ, một nông trang địa phương bán nông sản cũng sẽ đảm nhiệm cả dịch vụ vận chuyển với mức giá nhất định.
Ý tưởng kinh doanh nào có thể nảy sinh từ ví dụ này? Tập trung vào những sản phẩm bạn có thể mua và những điều bạn có thể làm sau đó để thu được lợi nhuận cao.
5. Tìm hiểu các thị trường khác
Một số ý tưởng kinh doanh không phù hợp với tiêu dùng địa phương nhưng lại hấp dẫn đối với các thị trường khác.
Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thị trường nhiều nơi khác là cách hữu hiệu để phát triển ý tưởng kinh doanh.
6. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ hiện tại
Quan sát và suy nghĩ về các cách có thể làm sản phẩm và dịch vụ hiện có hoàn thiện hơn, hấp dẫn hơn.
Quá trình này cũng sẽ mang tới cho bạn cơ hội nảy sinh nhiều ý tưởng kinh doanh mới mẻ.
7. Định hướng sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ
Nhìn vào những ngành kinh doanh hiện tại, bạn có thể suy đoán nhu cầu cho những sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp trong tương lai tăng hay giảm, từ đó quyết định xem bạn có thể làm gì để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bạn đang tràn ngập ý tưởng kinh doanh và muốn khởi nghiệp ngay từ bây giờ? Trước khi tiến hành bất cứ việc gì, hãy viết ra giấy những ý tưởng đó.
Hãy để chúng bay lượn trong trí tưởng tượng của bạn.
Luôn cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận những điều mới mẻ.
Không bao giờ ngừng học hỏi, quan sát và đánh giá những gì bạn đọc được, nhìn hay nghe thấy.
Bạn không muốn áp dụng ngay ý tưởng kinh doanh đầu tiên bạn nghĩ đến. Điều bạn thực sự muốn là ý tưởng kinh doanh phù hợp nhất trên cơ sở kỹ năng và khát khao của bạn.
Mơ ước, suy ngẫm, lên kế hoạch - bạn đã sẵn sàng biến ý tưởng thành hiện thực kinh doanh?
12 Yếu Tố Dẫn Đến Thành Công
Một khát vọng bỏng cháy luôn là xuất phát điểm cho mọi thành công. Bạn có khát khao cháy bỏng không? Hay bạn đã từng có một niềm khao khát bỏng cháy về điều gì?
Ai cũng muốn làm giàu nhưng không phải ai cũng có thể làm giàu. Dưới đây là 12 yếu tố giúp bạn thực hiện được mong muốn của mình.1. Khát vọng: Một khát vọng bỏng cháy luôn là xuất phát điểm cho mọi thành công. Bạn có khát khao cháy bỏng không? Hay bạn đã từng có một niềm khao khát bỏng cháy về điều gì?. Xin hãy nhớ rằng cuộc đời của những người thành đạt nhất luôn là một chuỗi những khao khát, đam mê và thực hiện tất cả.2. Niềm tin: Trong tình huống này, niềm tin là hình dung về những khát khao của bạn và tin tưởng rằng bạn sẽ giành được nó.3. Tự ám thị: Ngày nay, chúng ta gọi ý niệm này là “sự quả quyết”. Đây là thói quen khi một chuỗi những ý nghĩ mang tính quả quyết ảnh hưởng đến tiềm thức của bạn. Một sự khẳng định thường ở thì hiện tại, thậm chí ngay cả khi bạn vẫn chưa có được nó. Nếu mục tiêu của bạn là tạo nên một công việc kinh doanh trị giá hàng triệu đô la, thì sự quả quyết sẽ là “Tôi đang trong quá trình xây dựng một sự nghiệp hàng triệu đô la”. Còn khi kế hoạch của bạn đã trở nên rõ ràng hơn thì bạn sẽ nói “Tôi đang sở hữu việc kinh doanh hàng triệu đô la”.4. Kiến thức chuyên ngành: Những người theo đuổi sự am tường và khả năng chuyên nghiệp ở một lĩnh vực nào đó thường tự tin hơn, thành thạo hơn và có cơ hội thành công nhiều hơn. Bạn tiếp tục sự nghiệp học hành về chuyên môn của mình như thế nào?.5. Tưởng tượng: Trước khi bắt đầu một ngày, hãy nghĩ về những cách khác nhau giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn.6. Tổ chức kế hoạch: Mọi mục tiêu đều cần một kế hoạch. Khi bạn đã có một kế hoạch, bạn luôn biết cần phải làm điều gì tiếp theo.7. Quyết định: Những người thành đạt luôn có khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng và thay đổi nó một cách chậm rãi. Không phải kết quả làm cho một quyết định là tốt hay xấu mà chính là quá trình đưa ra quyết định đó. Cách thức bạn đưa ra quyết định là cách tốt nhất để chế ngự được sự chần chừ trong bạn.8. Kiên định: Đừng bao giờ từ bỏ! Và đừng nhận lấy một kết quả không có gì cả. Thay vào đó, hãy tìm một con đường để vượt qua chướng ngại vật của bạn. Điều này sẽ mang chúng ta trở lại với sự sáng tạo.9. Quân sư: Đội ngũ quân sư là một nhóm những người tập hợp lại, cùng nhau cống hiến vì một mục tiêu chung. Sự cố vấn giúp lôi kéo được mọi người tập trung vào buổi thảo luận và vận dụng trí tuệ để giải quyết những vấn đề khác. Một cách điển hình, việc đưa ra những vấn đề còn tranh cãi có tính gần gũi có thể tạo nên mối liên hệ về mặt kinh doanh, nhưng quá trình cố vấn lại có thể được dùng để giải quyết bất cứ tình huống khó khăn, dự án hay vấn đề về kinh nghiệm nào. Sự cố vẫn luôn hữu ích bởi dù sao năm cái đầu thì vẫn tốt hơn một cái đầu. Ngoài ra, quá trình này còn giúp chúng ta chia sẻ hỉểu biết và kinh nghiệm. 10. Tiềm thức: Hãy sử dụng tiềm thức của bạn để hình dung ra tương lai mà bạn mong muốn đạt được. Và hãy đi theo những linh cảm- những thông điệp mà bạn nhận được từ trong tiềm thức của mình.11. Trí tuệ: Bạn đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiềm năng trí tuệ của mình? Tối đa hóa sức mạnh trí tuệ của bạn có nghĩa là suy nghĩ kĩ về vấn đề của bạn thay vì phản ứng lại nó một cách cảm tính. 12. Giác quan thứ sáu: Sau khi nắm được cả 11 yếu tố trên, bạn đã có thể bước qua cánh cửa dẫn vào Ngôi đền của sự thông thái và sử dụng giác quan thứ sáu của bạn: đó là nguồn trí tuệ vô hạn
Bạn Có Tư Duy Kinh Doanh?
Trong môi trường kinh doanh sức ép lớn ngày nay, thành công đòi hỏi cả sự song hành của những nỗ lực thay đổi về tư duy chiến lược.
Trong môi trường kinh doanh sức ép lớn ngày nay, thành công đòi hỏi cả sự song hành của những nỗ lực thay đổi về tư duy chiến lược. Người chiến thắng sẽ là người đứng trước đường cong của sự thay đổi, không ngừng xem xét lại mình nhằm tạo ra những thị trường mới, khai phá những con đường mới và sáng tạo ra các quy tắc phù hợp với thương trường đầy biến động.Và để xây dựng một đường hướng kinh doanh thích hợp như thế, bạn sẽ phải là người suy nghĩ chiến lược, đi cùng là một tư duy kinh doanh tốt (business mindset). Tư duy kinh doanh có hàm nghĩa rất rộng, bao hàm những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò của các chiến lược kinh doanh, công việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, các hoạt động tiếp thị, quan hệ công chúng, v.v…. Việc thay đổi lối tư duy kinh doanh ngắn hạn bằng những chiến lược có tầm nhìn xa, hay thay đổi tư duy “ai thắng ai” bằng “các bên cùng thắng” là rất quan trọng. Bên cạnh đó, một tư duy kinh doanh tốt sẽ từ bỏ thói quen kinh doanh khép kín, thay vào đó là đối tác liên kết, hợp tác chiến lược cũng như thiết lập hệ thống “người lính gác ở xa”. Trong một vài trường hợp bạn phải biết chấp nhận mình chỉ là một nhánh trong cả một khối tổng thể. Tư duy kinh doanh đồng nghĩa với tư duy chiến lược. Hay cách khác, đó là khả năng nhìn xa trông rộng, giúp bạn tránh xa những sai lầm của tầm nhìn ngắn hạn. Tầm nhìn kinh doanh sẽ quyết định nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nhân sự, khả năng thu hút người giỏi, v.v… và trên cơ sở đó quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Dưới đây là 8 minh chứng của việc có một tư duy kinh doanh: 1) Có tư duy kinh doanh tức là có một kiến thức tốt Trước hết, có được tư duy kinh doanh tốt nghĩa là bạn tự trang bị cho mình những vốn kiến thức cần thiết. Đó có thể là các kiến thức cần thiết mà mình rút ra từ kinh nghiệm kinh doanh bản thân hay kiến thức có được cùng với sự thay đổi của tư duy về đường hướng, luật pháp, kế toán và quản trị,… Với những kiến thức này sẽ khiến bạn trở thành một nhà chiến lược thực thụ khi bạn hội tụ đủ nó và đó là điều kiện cần trên con đường kinh doanh sau này. Hãy đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội được sở hữu nó. 2) Có tư duy kinh doanh tức là biết rằng mục tiêu của hoạt động kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận Đôi lúc sở thích của bạn chỉ là một sở thích, cho dù bạn sẽ có sở thích rằng kiếm thêm đôi chút thu nhập hay sở thích có một hoạt động kinh doanh với sự phát triển cao để có lợi nhuận lớn. 3) Có tư duy kinh doanh tức là suy nghĩ cho bản thân bạn, không để mọi người khác suy nghĩ cho bạnĐừng cho phép các chuyên gia kiểm soát các giấc mơ và vận mệnh của bạn, hãy để họ giúp đỡ bạn tới được đó. Dành thời gian để suy nghĩ, tìm hiểu và nghiên cứu về các ý kiến của riêng bạn trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của ai đó. Làm đúng như vậy, bạn sẽ được trang bị đầy đủ tất cả những thứ cần thiết để hỏi chính xác những gì bạn muốn và đạt được mục tiêu của mình. 4) Có tư duy kinh doanh tức là trở nên chiến lược hơn về các hoạt động kinh doanh của bạn Đừng chỉ tham gia suông vào các sự kiện mạng lưới hay đảm nhận bất cứ công việc nào. Hãy xác định những kết quả bạn muốn có được trước khi đầu tư cho các hoạt động kinh doanh. Ví dụ, bạn có biết rõ những chi phí thực sự để bạn tham gia một khoá đào tào hay một sự kiện mạng lưới: tiền bạc, gia đình, thời gian, cô trông trẻ, xăng xe,…? Để bù đắp cho khoản đầu tư bỏ ra, các lý do đầu tư của bạn sẽ mang nhiều ý nghĩa. Mục đích của bạn cho việc tham gia bất cứ sự kiện nào thứ nhất phải thích hợp với viễn cảnh của bạn và thứ hai phải được tập trung vào yếu tố lợi nhuận. Vậy hãy chắc chắn rằng bạn có một kết quả cụ thể trong tâm trí trước khi đầu tư cho các hoạt động như xây dựng mạng lưới hay đào tạo. 5) Có tư duy kinh doanh tức là biết được những gì chúng ta cầnĐó là những sự cần thiết để kết nối với hoạt động kinh doanh của chúng ta và mối kết nối đó sẽ tạo ra lợi nhuận. Bạn kết nối với các khoản lợi nhuận của bạn như thế nào? Tất cả sẽ đòi hỏi ở bạn hiểu biết về ranh giới lợi nhuận, dòng tiền, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu bán hàng và các nhân tố quyết định lợi nhuận, v.v… 6) Có tư duy kinh doanh tức là hiểu được chiến lược và thực thi nó trong hoạt động kinh doanh của bạn Những ngày này chúng ta có khuynh hướng tập trung vào những nhiệm vụ thường nhật, giải quyết các vấn đề ngắn hạn và thực thi các chiến thuật tiếp thị không phải là sự tương thích tốt nhất đối với hoạt động kinh doanh của chúng ta. Chiến lược bản thân nó liên quan tới những gì ở phía trước, nhìn vào nơi nào chúng ta sẽ đi và làm thế nào để tới được đó. Vậy hãy tự đặt ra câu hỏi: “Nhiệm vụ này có thích hợp với các mục tiêu tương lai của công ty cũng như với mục tiêu của chính bản thân mình trong tương lai?”. 7) Có tư duy kinh doanh tức là mở rộng cánh cửa để đa dạng hoá các nguồn thu nhập lẫn các hoạt động kinh doanh Vấn đề ở đây là bạn không phải “bỏ tất cả trứng vào một rổ” – đó là một phần của việc có được tư duy kinh doanh tốt. 8) Có tư duy kinh doanh tức là biết được cảm xúc của bạn sẽ gắn chặt với các hoạt động kinh doanhViệc biết được cảm xúc có mối liên hệ ra sao với các hoạt động kinh doanh sẽ cho phép bạn vượt qua những rào cản cá nhân có thể ngăn trở bạn làm những gì bạn nói rằng bạn sẽ làm cũng như những gì bạn muốn làm. Lần tới khi bạn có cảm xúc với hoạt động kinh doanh của mình, hãy xác định bạn đang cảm thấy những gì và điều gì khơi dậy chúng. Đây chính là cách thức để bạn bắt đầu nhận ra các cảm xúc của mình đang hạn chế bạn khỏi các hoạt động kinh doanh tốt. Suy cho cùng, mỗi quyết định kinh doanh của bạn ngày hôm này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bạn trong hiện tại và tương lai. Chính vì thế, hãy là một nhà chiến lược tốt - nhìn vào tất cả các khía cạnh về hoạt động kinh doanh của mình ngày hôm nay, quan tâm tới việc ngày mai sẽ như thế nào và mình đang cố gắng đi đến đâu. Một nhà chiến lược tốt sẽ chào đón các thay đổi và biến nó thành một cơ hội mới; nhanh chóng phản ứng với những gì không mong đợi và đương nhiên là không thể thiếu một tư duy kinh doanh tuyệt vời.
Kỹ Thuật Tạo Ra Ý Tưởng
Brainstorming (Tấn công não) là một kỹ thuật tạo ra ý tưởng trong công việc làm việc theo nhóm. Kỹ thuật này được sáng tạo từ năm 1957, nhằm giải quyết các vấn đề.
Brainstorming (Tấn công não) là một kỹ thuật tạo ra ý tưởng trong công việc làm việc theo nhóm. Kỹ thuật này được sáng tạo từ năm 1957, nhằm giải quyết các vấn đề. Nó được miêu tả trong cuốn sách Applied Imagination do Alex F. Osborn, một nhà quản trị quảng cáo.
Brainstorming được sử dụng trong các công việc sau đây· Phát triển sản phẩm mới· Quảng cáo· Giải quyết vấn đề· Quá trình quản trị· Quản trị dự án· Xây dựng nhóm· Xây dựng kế hoạch kinh doanhChỉ với các vấn đề trên các bạn đã thấy tầm quan trọng của brainstorming có ý nghĩa rất lớn trong các công việc hàng ngày của chúng ta, quan trọng với các công việc của doanh nghiệp, các dự án.
Quy trình brainstorming có các yêu cầu như sau
- Có một nhóm làm việc, để thực hiện brainstorming bạn cần có 1 nhóm từ 3 người trở lên, trong đó có 1 người đứng đầu điều hành cuộc làm việc, có một thư ký của nhóm ghi chép các ý kiến, đóng góp của thành viên
- Các thành viên đều có quyền bình đằng, không bị phân biệt bởi một bên nào, không bị tước quyền phát biểu, cho ý kiến.
Quy trình giản đơn
Đưa ra các vấn đề