Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh

Qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới và đặc biệt là trong 5 năm gần đây, thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy vai trò trung tâm trên nhiều mặt đối với khu vực và cả nước, đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế. Kinh tế thành phố luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước; bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng theo hướng văn minh, hiện đại; chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt, uy tín quốc tế của Thành phố không ngừng được nâng cao. Góp phần quan trọng vào thành tựu trên, trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa b àn đạt 603.865 tỷ đồng, bằng 3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, vượt kế hoạch 39%, tăng bình quân 24,7%/năm, chiếm tỷ trọng 41,4% GDP trên địa b àn thành phố. Cơ cấu vốn đầu tư đã được đa dạng hóa, Thành phố đã chủ động đề xuất, xây dựng, thực hiện nhiều cơ chế đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng giảm và đúng hướng, bình quân 5 năm là 14% so với chỉ tiêu là dưới 15%. Đặc biệt vốn đầu tư của các thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội với nhiều hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, BOO, công tư hợp tác (PPP) đã góp phần mở rộng hơn việc huy động đầu tư toàn xã hội, thể hiện sự năng động, đổi mới của thành phố trong đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nhiều công trình trọng điểm, quan trọng, quy mô lớn và tính chất kỹ thuật phức tạp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo sự phấn khởi cho nhân dân. Trong đó, nguồn vốn ODA đã có tác động tích cực giúp phát triển mạnh cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khi nguồn vốn của ngân sách còn hạn hẹp và thực lực của khu vực kinh tế tư nhân chưa đủ mạnh, góp phần quan trọng xây dựng hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn của thành phố như Dự án đại lộ Đông Tây và hầm Thủ Thiêm, dự án cải thiện môi trường nước, dự án cải thiện vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án nâng cấp đô thị,…

pdf4 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới và đặc biệt là trong 5 năm gần đây, thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy vai trò trung tâm trên nhiều mặt đối với khu vực và cả nước, đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế. Kinh tế thành phố luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước; bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng theo hướng văn minh, hiện đại; chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt, uy tín quốc tế của Thành phố không ngừng được nâng cao. Góp phần quan trọng vào thành tựu trên, trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 603.865 tỷ đồng, bằng 3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, vượt kế hoạch 39%, tăng bình quân 24,7%/năm, chiếm tỷ trọng 41,4% GDP trên địa bàn thành phố. Cơ cấu vốn đầu tư đã được đa dạng hóa, Thành phố đã chủ động đề xuất, xây dựng, thực hiện nhiều cơ chế đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng giảm và đúng hướng, bình quân 5 năm là 14% so với chỉ tiêu là dưới 15%. Đặc biệt vốn đầu tư của các thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội với nhiều hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, BOO, công tư hợp tác (PPP) đã góp phần mở rộng hơn việc huy động đầu tư toàn xã hội, thể hiện sự năng động, đổi mới của thành phố trong đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nhiều công trình trọng điểm, quan trọng, quy mô lớn và tính chất kỹ thuật phức tạp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo sự phấn khởi cho nhân dân. Trong đó, nguồn vốn ODA đã có tác động tích cực giúp phát triển mạnh cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khi nguồn vốn của ngân sách còn hạn hẹp và thực lực của khu vực kinh tế tư nhân chưa đủ mạnh, góp phần quan trọng xây dựng hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn của thành phố như Dự án đại lộ Đông Tây và hầm Thủ Thiêm, dự án cải thiện môi trường nước, dự án cải thiện vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án nâng cấp đô thị,… Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng kể nêu trên, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội nói chung và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nói riêng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của kinh tế thành phố, cũng như việc đầu tư cho hệ thống hạ tầng đang ngày càng quá tải, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế của thành phố. Bên cạnh đó, tiến độ các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách còn chậm cũng là một trong những vấn đề thành phố liên tục tìm cách tháo gỡ trong thời gian qua, trước mắt các vấn đề còn tồn tại chủ yếu là: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm, năng lực của các đơn vị tư vấn vẫn chưa được cải thiện, các chủ đầu tư còn chưa quan tâm thực hiện công tác giám sát thi công, đôn đốc các nhà thầu đảm bảo đúng tiến độ. Một biện pháp mang tính giải quyết triệt để vấn đề này là tăng cường xã hội hóa trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, cụ thể là thành phố sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực cho những dự án cần thiết nhất, từ đó có điều kiện tập trung đủ nguồn vốn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, kiên quyết loại bỏ được các đơn vị tư vấn, chủ đầu tư thiếu năng lực, tập trung nhân lực, tài lực, vật lực đẩy nhanh tiến độ dự án. Các dự án còn lại sẽ huy động nguồn lực từ các nhà đầu tư có đủ vốn, có chuyên môn, kinh nghiệm cao. Trong 5 năm tới (2011-2015), để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12%/năm, nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX; một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố là phải khẩn trương công bố quy hoạch Xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức triển khai tốt các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 tại Quyết định 101/QĐ-TTg ngày 22/1/2007, làm căn cứ để thu hút, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và đồng bộ dây chuyền sản xuất; kết hợp đầu tư mới, thay đổi cơ cấu sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ cho xuất khẩu và thị trường nội địa, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; cơ cấu lại các ngành dịch vụ, các ngành sản xuất theo hướng đầu tư vào chiều sâu để tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao; kết hợp các loại quy mô đầu tư, các thành phần kinh tế trong đầu tư để vừa phát huy năng lực đang có, vừa khai thác những tiềm năng lợi thế của thành phố. Để đạt được các mục tiêu trên thành phố cần phải huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước của mọi thành phần kinh tế khoảng 1,4 triệu tỷ đồng (tương đương 65 tỷ USD), tái cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư theo hướng giảm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đẩy mạnh huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách bằng các nhóm giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất là tổ chức thực hiện tốt các chính sách và quy định của pháp luật về quản lý đầu tư: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở... Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư; tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư, gắn với việc phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư giữa các cấp chính quyền thành phố; tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư giữa Trung ương và địa phương; giữa các Bộ, Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện có liên quan. Đặc biệt trong cải cách hành chính, không chỉ giảm thiểu thủ tục mà còn phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ bảo đảm “vừa hồng, vừa chuyên”. Muốn vậy phải thường xuyên tập huấn về chuyên môn, giáo dục về đạo đức, tư cách công chức - viên chức. Thứ hai là tăng cường xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; bổ sung, điều chỉnh kịp thời các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn các công trình, dự án đã được phê duyệt. Kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả đưa ra tổ chức đấu giá, đấu thầu để các nhà đầu tư có tiềm lực tiến hành đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn. Thứ ba là tiếp tục tạo "sân chơi" thống nhất đối với đầu tư trong nước và đầu tư của nước ngoài cũng như giữa khu vực đầu tư tư nhân và đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị với Trung ương hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng xoá bỏ hoàn toàn sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất nhập khẩu..v.v. nhằm khuyến khích mạnh mẽ mọi người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Thứ tư là xây dựng danh mục các lĩnh vực trọng điểm cần khuyến khích phát triển của thành phố dựa trên định hướng mà Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2011 - 2015 đã xác định cụ thể gồm: 9 nhóm ngành dịch vụ (tài chính – tín dụng - ngân hàng – bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi và dịch vụ cảng; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo), 4 nhóm ngành công nghiệp (cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực - thực phẩm) và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao (cây giống, con giống chất lượng cao; rau củ quả sạch, cây kiểng, hoa kiểng, cá kiểng). Ngoài ra cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình kích cầu đầu tư trong nước, thường xuyên rà soát bổ sung các ngành, sản phẩm ưu tiên thuộc danh mục trên để hỗ trợ về lãi suất từ ngân sách. Thứ năm là đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) căn cứ trên danh mục các lĩnh vực trọng điểm cần khuyến khích đã xác định trên. Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung qua mạng điện tử để cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin rõ ràng về môi trường đầu tư của thành phố, về các cơ chế chính sách ưu đãi, về thủ tục đầu tư nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tập đoàn nước ngoài. Thứ sáu là tập trung kêu gọi nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cần vốn lớn như: các tuyến Metro, các dự án thoát nước quan trọng, phát triển mạng lưới cấp nước sạch... Việc kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ODA phải phù hợp với chiến lược phát triển của thành phố và tận dụng được mọi đối tác, sử dụng thích hợp cho các lĩnh vực. Đồng thời chú ý nâng cao chất lượng xây dựng các dự án và công tác chuẩn bị các dự án như triển khai công tác điều tra khảo sát, bồi thường giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguồn lực. Tập trung chỉ đạo thực hiện các dự án ODA đang triển khai nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân đã cam kết với nhà tài trợ. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án; tăng cường năng lực các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp. Nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh các quy định hiện có nhằm hài hoà thủ tục giữa quy định về đầu tư trong nước với thủ tục quốc tế thông qua điều kiện của các tổ chức cung cấp vốn ODA. Thứ bảy là tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng một cách linh hoạt các hình thức kêu gọi vốn đầu tư như: Xây dựng - Chuyển giao (BT); Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT); Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO); Hợp tác công tư (PPP); tạo vốn đầu tư thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất... Muốn vậy, cần rà soát, rút kinh nghiệm về việc triển khai các dự án đã thực hiện để xử lý các vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chính sách đầu tư, làm cơ sở tiếp tục kêu gọi đầu tư trong giai đoạn tới.
Tài liệu liên quan